Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thiết kế một số thí nghiệm hỗ trợ dạy học phần quang học vật lí lớp 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 18 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM HỖ TRỢ DẠY HỌC
PHẦN “QUANG HỌC” VẬT LÍ LỚP 11 THPT
Mã số đề tài: SV2015-03

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý
Chủ nhiệm đề tài: Thái Minh Đức
Thành viên tham gia:
1. Nguyễn Kim Thơ
2. Đặng Thùy Trang
3. Đặng Văn Thành
4. Trần Hoàng Hải Yến
5. Phạm Thị Thu

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thị Cẩm Huệ

Tp. Hồ Chí Minh, 04/2016


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN



THIẾT KẾ MỘT SỐ THÍ NGHIỆM HỖ TRỢ DẠY HỌC
PHẦN “QUANG HỌC” VẬT LÍ LỚP 11 THPT
Mã số đề tài: SV2015-03

Xác nhận của Khoa
(ký, họ tên)

Ts. Võ Thành Lâm

Giáo viên hướng dẫn
(ký, họ tên)

Ths. Bùi Thị Cẩm Huệ

Tp. Hồ Chí Minh, 04/2016

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Thái Minh Đức


Mục lục
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1

I.

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................................1


II.

1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu: ..........................................................................................................1
III. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH HỌC
LỚP 11 THPT ................................................................................................................................ 1
1. Vấn đề sử dụng thí nghiệm thực trong dạy học phần quang hình học: ................................ 1
2. Tìm hiểu về những bộ thí nghiệm hiện có ở các trường phổ thông .....................................1
IV.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................2

1. Mô hình mắt: ........................................................................................................................2
2. Mô hình kính thiên văn đơn giản: ........................................................................................4
3. Mô hình kính thực tế ảo:.......................................................................................................8
V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ........................................................................................................14
1. Kết luận: ................................................................................................................................ 14
2. Hướng phát triển ....................................................................................................................14
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................14


MỞ ĐẦU
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm và gần gũi với đời sống. Việc sử dụng các thí
nghiệm và mô hình để hỗ trợ giảng dạy môn học này là một trong những vấn đề được
quan tâm. Thực tế dạy học vật lí cho thấy vấn đề thiết bị, thời gian học và thực hành thí
nghiệm, thói quen sử dụng thí nghiệm của cả giáo viên và học sinh vẫn chưa được khai
thác tốt và còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là các bài thí nghiệm trong
chương trình chưa đa dạng về nội dung, thiết bị và cách sử dụng trong dạy học.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, việc thiết kế và sử dụng các thí
nghiệm đơn giản đang được nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên quan tâm để tổ chức hoạt

động nhận thức tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc giảng dạy một số kiến thức cụ
thể ở trường THPT.
Phần quang hình học trong chương trình vật lí 11 THPT là một phần kiến thức trừu
tượng cần sự hỗ trợ của các thí nghiệm thực để nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo
viên và học sinh. Đề tài định hướng tìm hiểu và thiết kế một số thí nghiệm và mô hình
đơn giản để hỗ trợ việc giảng dạy một số kiến thức liên quan hệ ghép thấu kính và sự
điều tiết của mắt. Kết quả nghiên cứu sẽ là gợi ý cho giáo viên sử dụng thí nghiệm thực
trong quá trình dạy học quang hình học nhằm phát huy tính tích cực và hứng thú học tập
của học sinh.
II.
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
I.

1. Mục tiêu nghiên cứu:
Thiết kế một số thí nghiệm đơn giản và mô hình dụng cụ quang học hỗ trợ dạy học
các kiến thức phần quang hình học lớp 11 THPT.

2. Đối tượng nghiên cứu:
a. Kiến thức phần quang hình học lớp 11 THPT.
b. Các thiết bị thí nghiệm sẵn có và những dụng cụ khác có thể sử dụng.
III.

TÌNH HÌNH CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC PHẦN QUANG HÌNH
HỌC LỚP 11 THPT

1. Vấn đề sử dụng thí nghiệm thực trong dạy học phần quang hình học:
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng hiện nay, giáo viên giảng dạy phần quang hình
học chủ yếu theo phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp sử dụng nhiều hình ảnh,
đoạn phim thí nghiệm, hoặc thí nghiệm mô phỏng để tạo hứng thú cho học sinh.
Tuy nhiên, đa số giáo viên rất hạn chế việc sử dụng các thí nghiệm thực trong giảng

dạy kiến thức quang hình học. Thí nghiệm thực chủ yếu được sử dụng để giới thiệu hoặc
đặt vấn đề mở đầu bài học chứ hầu như không hỗ trợ giảng dạy một khái niệm hoặc rèn
luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Các kiến thức ở phần quang hình học lớp 11 tuy gần gũi nhưng lại khá trừu tượng
khiến học sinh gặp khó khăn và mắc phải một số sai lầm trong nhận thức, chẳng hạn như
các tia sáng đi qua thấu kính mỏng sẽ tạo ảnh như thế nào, có nhất thiết phải sử dụng màn
thì mới quan sát được ảnh, cơ chế điều tiết của mắt ra sao hay các hệ thấu kính có ứng
dụng như thế nào trong cuộc sống. Nguyên nhân chính là do sự hạn chế trong thiết kế và
dụng cụ của những bộ thí nghiệm hiện có ở các trường. Chẳng hạn, với những bộ thí
nghiệm này, giáo viên thường sử dụng nguồn sáng để chiếu vào các dụng cụ quang học,
ảnh thật thì được hứng trên màn, do đó đôi khi dẫn đến những quan niệm sai lầm của học
sinh về việc quan sát ảnh; hoặc học sinh học lí thuyết về mắt nhưng lúng túng và không
hiểu rõ được sự điều tiết của mắt khác gì với sự điều chỉnh ống kính của máy ảnh.

2. Tìm hiểu về những bộ thí nghiệm hiện có ở các trường phổ thông

1


Hiện tại, hầu hết phòng thí nghiệm vật lí ở các trường phổ thông đều được trang bị
ba bộ thí nghiệm quang hình, bao gồm: bộ thí nghiệm quang hình biểu diễn, bộ thí
nghiệm quang hình thực hành, bộ thí nghiệm đo chiết suất của nước.
Thí nghiệm đo tiêu cự thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là thí nghiệm thực
hành. Các thí nghiệm này chỉ có thể cho học sinh thực hiện trong phòng thí nghiệm trong
các tiết thực hành. Như vậy, chúng ta vẫn thiếu những thí nghiệm phù hợp để hỗ trợ tổ
chức hoạt động nhóm cho học sinh. Và chúng ta cũng chưa có một mô hình về mắt để
học sinh có thể quan sát ngay trong tiết học, các em chỉ có thể quan sát qua hình ảnh.
Để đưa ra những gợi ý và giải pháp cho những vấn đề nêu trên, đề tài định hướng sẽ
tìm hiểu một số phương án thiết kế mô hình mắt và mô hình đơn giản về ứng dụng của hệ
ghép thấu kính trong thực tiễn.

IV.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mô hình mắt:
a. Cấu tạo
Cấu tạo của kính thực tế ảo

Đặc điểm

Thấu kính
Quả bóng đá (nhựa)
2 Ống nhựa PVC

Thấu kính hội tụ có tiêu cự 100mm
Quả bóng nhựa 2 lớp
1 ống có đường kính lớn (3,7cm) và một
ống có đường kính nhỏ hơn (3cm). Chiều
dài 2 ống tối thiểu bằng với đường kính
quả bóng.

b. Quy trình làm một kính thực tế ảo
Bước thực hiện

Hình ảnh minh họa

Chuẩn bị dụng cụ
- 1 quả bóng đá (nhựa).
- 1 thấu kính hội tụ 50mm.
- Cuộn băng keo trong + keo nến.

- Kéo và dao rọc dấy.
- 2 Ống nhựa PVC có đường kính
khác nhau. Ông lớn đường kính 3,7cm;
ống nhỏ đường kính 3cm.

2


Thực hiện
Bước 1 : Khoét 2 lỗ trên quả bóng đối
xứng qua tâm có đường kính bằng với
đường kính ống nhựa lớn (3,7cm)
Bước 2 : Cho ống nhựa có đường kính
lớn xuyên qua 2 lỗ vừa khoét .

Bước 3 : Dùng keo nến cố định thấu kính
hội tụ vào một đầu ống nhựa lớn.

Bước 4 : Lấy phần bị khoét của banh
nhựa, dán cố định vào ống nhựa có đường
kính nhỏ hơn (chỉ dán một đầu).

Bước 5 : Cho ống nhựa nhỏ vào ống nhựa
lớn (đã cố định với quả bóng). Quan sát
vật qua ống nhỏ và điều chỉnh ống nhỏ
sao cho nhìn vật rõ nhất. Dùng bút lông
vạch vị trí nhìn rõ nhất.

3



Hoàn thành

c. Ưu điểm
-

Mô hình sinh động, giúp học sinh dễ hiểu sự tạo ảnh qua mắt.
Dễ tháo ráp, vận chuyển gọn nhẹ, không cồng kềnh.
Học sinh dễ thực hiện, chế tạo.

2. Mô hình kính thiên văn đơn giản:
a. Cấu tạo
Cấu tạo của kính thiên văn

Thông số gợi ý cho mô hình

Vật kính là một thấu kính hội tụ tiêu cự dài D1= 2,5÷4 dp  f1 = 25÷40 cm
có chức năng đưa hình ảnh vật cần quan sát
lại gần.
Thị kính : là một thấu kính hội tụ tiêu cự
ngắn có chức năng phóng đại hình ảnh cần
quan sát. Có thể sử dụng kính lúp gấp (còn
gọi là kính soi vải) mua ở nhà sách giá 30
ngàn đồng. Kính lúp thường có chất lượng f2 khoảng 2cm đường kính hơn 1 cm
thấp và gây ra hiện tượng sắc sai, nên có
thể thay bằng các thấu kính trong các thiết
bị quang học như: máy ảnh cũ, máy quay
phim, kính hiển vi…
Thân ống làm bằng ống nhựa bên trong Ống nước và giấy bìa cứng.
được làm đen và bìa cứng.

b. Quy trình làm một kính thiên văn đơn giản

4


Bước thực hiện

Hình ảnh minh họa

Chuẩn bị dụng cụ
- Một mắt kính viễn tiêu cự 1 dp làm vật
kính.
- 1 kính lúp tiêu cự 2.5 cm.
- 1m ống PVC 27cm.
- 1m ống PVC 42cm.
- 1 co 60-42 cm.
- 1 ống chữ T đường kính 42 cm.
- 1 ống tăng nhiệt 27 cm.
- 1 ống nối 27 cm.
- Kéo, bìa cattong.
- Băng keo trong.
- Băng keo giấy.
- Băng keo hai mặt.

Lắp đặt thị kính
Bước 1: Cắt ống PVC 27 cm với chiều dài
30 cm và quấn bìa cattong ngay đầu của
ống.
Bước 2: Cắt ống PVC 42 cm thành ống nhỏ
chiều dài 30 cm.


Bước 3: Lắp mắt kiếng trong kính lúp vào
ống PVC 27cm và kính được giữ cố định
bằng bìa cattong.
Bước 4: Lắp hai ống PVC vào với nhau.

Lắp đặt vật kính

5


Bước 1: Cắt ống PVC 42cm thành ống nhỏ
dài 32 cm.

Bước 2: Lắp co 60-42 cm vào đầu ống
đồng thời lắp bìa cattong ngoài co để tạo
chỗ cố định giữ kính viễn.

Bước 3: Lắp kính viễn vào co và cố định
kính lại bằng bìa cattong.

Lắp đặt chân đế
Bước 1: Cắt ống nhựa 27 cm thành 3 ống
nhỏ. 2 ống dài 20 cm và 1 ống dài 40 cm.

Bước 2: Quấn bìa cattong ngay đầu ống nối
27 cm.
Bước 3: Tiến hành lắp 3 ống nhỏ vừa cắt
vào ống tăng nhiệt 27cm. Sau đó lắp ống
nổi 27cm vào đầu ống PVC 27cm dài

40cm.

6


Hoàn thành

c. Lưu ý
 Khắc phục sắc sai: vì sắc sai chỉ xảy ra ở mép thấu kính nên để khắc phục ta dùng
bìa cứng dán che đi các mép thấu kính, vừa chống sắc sai, vừa bảo vệ thấu kính,
vừa trang trí cho đẹp. Hoặc cũng có thể giảm sắc sai bằng cách tăng tiêu cự vật
kính, khi đó độ bội giác cũng tăng, tuy nhiên lúc đó chiều dài của ống nhòm sẽ
tăng lên, không thuận tiện cho ống nhòm cầm tay.
 Bảo đảm ghép hệ thấu kính đồng trục :
- Đường kính của các thấu kính phải vừa khớp với đường kính ống nước, để
khi lắp vào thấu kính sẽ chắc chắn không bị nghiêng lệch quang trục.
- Khi dán băng keo 2 mặt tạo hệ thống trượt phải dán đúng một vòng quanh
ống, tránh dán dư hoặc thiếu làm hệ thấu kính không đồng trục.
- Ảnh kém còn do chất lượng của thị kính và vật kính tìm được.
 Ảnh nhìn được mờ do đặt mắt không hợp lý: khoảng nhìn cho ảnh đầy và rõ nhất
là khi bạn đặt mắt cách thị kính bằng tiêu cự của nó. Do đó cần di chuyển khoảng
cách mắt với thị kính để tìm khoảng rõ.
 Hình ảnh đảo lộn : sở dĩ như vậy là do đây là một dụng cụ để quan sát trên bầu
trời, việc đảo lộn này không mấy quan trọng khi bốn bề đều là bầu trời tối đen.
Bạn hãy dần làm quen với việc đảo lộn này.
d. Ưu điểm
- Giá thành rẻ hơn so với kính thiên văn bán ngoài thị trường.

Giá sản phẩm này lên đến 1.990.000 VNĐ
- Dễ tháo ráp, vận chuyển gọn nhẹ, không cồng kềnh.

- Học sinh dễ thực hiện, chế tạo.
e. Gợi ý sử dụng trong dạy học
7


- Học sinh khối lớp 11 được học bài kính thiên văn nhưng chỉ thông qua lý thuyết không
có dụng cụ, thiết bị hỗ trợ để quan sát kỹ lưỡng. Vì thế, thông qua kính thiên văn đơn
giản này, học sinh sẽ được biết rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách làm một
kính thiên văn đơn giản. Đồng thời, còn giúp tiết học trở nên trực quan sinh động, tạo sự
thích thú, sáng tạo của các em học sinh.

3. Mô hình kính thực tế ảo:
a. Cấu tạo
Cấu tạo của kính thực tế ảo

Đặc điểm

Thấu kính
Tấm bìa cattong

Thấu kính hội tụ có tiêu cự 45mm
Tấm bìa cattong có kích thước lớn, tối
thiểu 22cm chiều ngang, 56cm chiều rộng,
1.5mm độ dày để đảm bảo độ bền và kích
thước.

b. Quy trình làm một kính thực tế ảo

Bước thực hiện


Hình ảnh minh họa

Chuẩn bị dụng cụ
- 1 tấm bìa cattong với kích thước
22 cm chiều ngang, 56 cm chiều rộng, 1,5
mm chiều dày.
- 2 thấu kính hội tụ 45mm.
- Tấm khóa dán Velcro (loại khóa
dán trên áo quần, cái khoá của áo quần..
gồm có hai dải bằng sợi nilông, một nhám
một trơn, khi ép lại sẽ dính chặt nhau),
với kích thước các chiều 20x30mm.
- Kéo và keo dán.
- Một smartphone chạy nền tảng
Android 4.1 trở lên.

8


Thực hiện
Bước 1 : Tải bản vẽ mẫu tại Google
Cardboard và in ra giấy theo kích thước
100%.
Bước 2 : Đặt giấy đã in lên trên tấm bìa
cattong và định vị nó bằng viết chì. Sau
đó cắt bìa cattong theo đường đã được vẽ.
Bước 3 : Gấp bìa cattong theo đường vẽ
và tạo thành các nếp gấp vuông góc.

Bước 4 : Đặt 2 thấu kính vào bìa cattong

và dán lại bằng keo dán.

Bước 5 : Dùng cái khóa Velcro để cố
định chiếc hộp

Hoàn thành

c. Ưu điểm
-

Giá thành rẻ hơn so với kính thực tế ảo bán ngoài thị trường.

9


-

Dễ tháo ráp, vận chuyển gọn nhẹ, không cồng kềnh.
Học sinh dễ thực hiện, chế tạo.

Trường THPT NTD
10
8
6
4
2
0
-

8.3


7.2

11T1

11A3

Mức độ
hiểu bài

Hình 1a: Khảo sát mức độ hiểu bài phần lý thuyết bài thấu kính mỏng tại lớp 11T1
và 11A3 trường THPT Nguyễn Thị Diệu

Trường THTH SG
10
8
6
4
2
0
-

-

-

9.5

9.7


Mức độ
hiểu bài

11A4(39 11A2(34
hs)
hs)
Hình 1b: Khảo sát mức độ hiểu bài phần lý thuyết bài thấu kính mỏng tại lớp 11T1
và 11A3 trường THPT Nguyễn Thị Diệu
Lưu ý: mức độ hiểu bài của học sinh thu được bằng cách cho học sinh làm 20 câu
hỏi tự luận ngắn từ cơ bản đến vận dụng, mỗi câu tương ứng 0.5 điểm. Sau đó
chấm điểm các bài này và kết quả thu được như hình 1.
Về mức độ hiểu bài, học sinh lớp 11T1 đánh giá 8.3 điểm, học sinh lớp 11A3 đánh
giá 7.2 điểm. Chứng tỏ học sinh lớp 11T1 trả lời đúng hơn 80% nội dung câu hỏi.
Đối với lớp 11A3, học sinh trả lời được hơn 70% câu hỏi. Đây là kết quả rất đáng
khích lệ. Tuy nội dung câu hỏi phần vận dụng thực tế lớp 11T1 có khó hơn nhưng
học sinh vẫn trả lời được đa số câu hỏi và vận dụng trả lời các câu hỏi thực tế khá
tốt. Còn kết quả thu được với lớp cơ bản 11A3 thể hiện học sinh nắm được phần
lớn kiến thức được học.
Trong khi đó, học sinh lớp 11A4 đánh giá với số điểm là 9.5 điểm, học sinh lớp
11A2 đánh giá với mức điểm là 9.7. Chứng tỏ học sinh lớp 11A4 trả lời đúng hơn
95% nội dung câu hỏi. Đối với lớp 11A3, học sinh trả lời được hơn 97% câu hỏi.
Đây là kết quả rất tốt. Với cùng nội dung câu hỏi như trường THPT Nguyễn Thị
10


Diệu, học sinh trường THTH Sài Gòn nắm bắt và hiểu kiến thức tốt hơn nhiều.
Kết quả thu được đảm bảo sự hợp lý do trường THTH Safi Gòn có điểm đầu vào
cao hơn hẳn trường THPT Nguyễn Thị Diệu.
-


10
8
6
4

9.3 9

9.8 9.5

11T1 (38 hs)

11A3 (40 hs)

Mức độ
hứng thú
Làm việc
nhóm

2
0
-

Hình 2a: Kết quả thực nghiệm phần lý thuyết bài thấu kính mỏng tại lớp 11T1 và
11A3 trường THPT Nguyễn Thị Diệu

-

Trường THTH Sài Gòn

10

8
6
4
2
0
-

9.7 9.3

9.8 9.5

Mức độ hứng
thú
Làm việc
nhóm

11A4 (39 hs) 11A2 (34 hs)
Hình 2b: Kết quả thực nghiệm dạy lý thuyết bài thấu kính mỏng tại lớp 11A2 và
11A4 trường THTH Sài Gòn
Trong biểu đồ hình 2 ta nhận thấy học sinh trường đánh giá khá cao việc ứng dụng
mô hình trong việc dạy học Vật Lý 11 THPT. Khảo sát tại lớp 11T1 thu được kết
quả đánh giá về mặt điểm số của mức độ hứng thú là 9.3 và khả năng làm việc
nhóm là 9.8. Trong khi điểm đánh giá của lớp 11A3 về mức độ hứng thú là 9.8 và
khả năng làm việc nhóm là 9.5. Kết quả thu được rất khả quan. Đặc biệt hơn, lớp
cơ bản 11A3 lại đánh giá cao việc sử dụng mô hình vào dạy học hơn lớp
11T1Thông qua việc làm thảo luận nhóm, thiết kế lại các mô hình và giải thích
hiện tượng, học sinh đánh giá khả năng làm việc nhóm của bản thân được cải
thiện… Theo thông tin ghi nhận từ phía nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp,
đây là lớp cơ bản, học sinh đa phần không chăm chỉ học tập và lớp có nhiều học
sinh cá biệt. Điều này một phần chứng tỏ các em học sinh rất thích thú với việc

học tập với các mô hình, thiết bị hỗ trợ việc dạy học. Đây có thể coi như một lời

11


gợi ý cách thức góp phần nâng cao hứng thú và phát triển năng lực cho học sinh cá
biệt ở trường THPT.

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Vận dụng thực
tế

9 8.5

9.18.8
6.5

8.2


11T1 (38 hs) 11A3 (40 hs)

-

-

-

-

-

-

Ghi nhớ bài
học
khả năng tự tư
duy giải bài tập
khác

Hình 3: Kết quả thực nghiệm dạy bài tập bài thấu kính mỏng tại lớp 11T1 và 11A3
trường THPT Nguyễn Thị Diệu.
Để có được các kết quả thu được ở đồ thị hình 3, chúng tôi đã tiến hành dạy phần
bài tập phần thấu kính mỏng sau đó cho học sinh làm 3 bài kiểm tra:
+ Ghi nhớ bài học: Gồm các bài tập ở mức độ cơ bản, chỉ cần dùng một đơn vị
kiến thức và sử dụng từ một đến hai bước biến đổi nhằm khảo sát mức độ ghi nhớ
các công thức và các đại lượng liên quan đến công thức.
+ Các bài tập vận dụng thực tế: tận dụng mô hình đã học, cho học sinh đo đạc số
liệu cụ thể sau đó ra bài tập tính toán các đại lượng như tiêu cự, khoảng cách từ
vật đến thấu kính,… và một số bài tập thực tế khác.

+ Các bài tập tư duy giải quyết vấn đề: từ việc giải bài tập theo angorit, bài tập vận
dụng thực tế đã nêu trên, đưa ra một số bài tập với số lượng đơn vị kiến thức lớn,
cần thiết phải tư duy để hiểu bản chất hiện tượng xảy ra mới có thể giải quyết
được bài tập.
Đối với kết quả thu được từ hình 3, về mặt tổng thể đa số học sinh hoàn thành đạt
điểm tốt, đạt điểm khá giỏi trở lên. Điểm số của lớp 11T1 cao hơn so với lớp
11A3.
Điều đáng ghi nhận là học sinh ghi nhớ công thức và làm các bài tập cơ bản tốt
dẫn đến kết quả dạng bài tập cơ bản (ghi nhớ kiến thức) đạt kết quả trên 9.0 điểm.
Thay vì giảng dạy khái niệm, công thức, định luật bằng cách thông thường(thông
báo, trình bày...) thì việc cho học sinh áp dụng chúng vào mô hình sẽ giúp các em
hứng thú hơn, dễ hiểu hơn, trực quan hơn từ đó nội dung bài học được học sinh
khắc sâu hơn, nhớ lâu hơn. Việc dạy học thông qua mô hình trực quan, sinh động
là cách rất tốt để giúp học sinh nắm kiến thức.
Khả năng làm bài tập vận dụng thực tế đạt trên 80%. Đã có sự chênh lệch giữa hai
lớp. Bởi vì, khả năng tự tư duy làm bài tập còn bị ảnh hưởng bởi ý thức, sự tự giác
12


học tập của các em. Nhưng sự chênh lệch không đáng kể, do các em đã được tự
mình quan sát, nắm được kiến thức cơ bản từ đó giúp các em dễ hình dung, liên
tưởng, tưởng tượng khi giải các bài tập cần có tư duy trừu tượng.Kết quả về khả
năng tự tư duy giải quyết các bài tập của học sinh lớp 11A3 chưa cao tuy nhiên
điều này có thể chấp nhận được do trình độ chung của lớp không có học sinh giỏi,
số lượng học sinh khá chiếm gần 50% của lớp. Đối với lớp 11T1 tỉ lệ đạt 83%
chứng tỏ sau khi nắm vững kiến thức nền và làm nhuần nhuyễn các bài tập cơ bản,
vận dụng thực tế phần lớn học sinh có thể tự tư duy giải quyết các bài toán không
quá phức tạp.

10

9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

Vận dụng thực
tế
9.8

8.7

10
7.5

9 8.5

Ghi nhớ bài
học
Khả năng tự tư
duy giải các
bài tập khác

11A4 (39 hs) 11A2 (34 hs)


-

-

Hình 4: Kết quả thực nghiệm dạy bài tập bài thấu kính mỏng tại lớp 11A2 và
11A4 trường THTH Sài Gòn.
Về khả năng ghi nhớ bài học, 11A4 và 11A2 đều tương đương nhau về khả năng
ghi nhớ bài học. Với khả năng hiểu bài nhanh, ghi nhớ tốt này thì khi dạy bằng mô
hình, được trực tiếp quan sát, đó sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em. Kết
quả thu được khá bất ngờ khi điểm trung bình của lớp 11A4 là 9.8 và lớp 11A2 là
10 điểm. Đây có thể ghi nhận là thành công bước đầu của đề tài. Kỹ năng này sẽ
được học sinh nắm bắt và vận dụng vào thực tiễn sau quá trình học tập. Đồng thời
nó cũng bị ảnh hưởng bởi sự am hiểu của các em trong cuộc sống thường ngày.
Mức độ vận dụng thực tế của học sinh của học sinh lớp 11A4 biểu thị trên
đồ thị là 8.7 điểm và lớp 11A2 là 9.0 điểm. Đây là mức điểm giỏi. Suy ra học sinh
đã hiểu và làm tốt các bài tập tính toán thực tế. Đối với việc tự tư duy giải quyết
các bài tập khó, kết quả thu được đối với lớp 11A4 là 7.5 điểm và lớp 11A2 là 8.5
điểm. Mức độ tư duy và tính phức tạp của bài tập lớp 11A2 lớn hơn so với lớp
11A4 tuy nhiên kết quả thu được rất cao chứng tỏ việc sử dụng mô hình để hỗ trợ
việc dạy học Vật Lý với bài học đã nêu là vô cùng hữu ích. Việc này giúp học sinh
nắm chắc kiến thức, hiểu sâu vấn đề và có thể linh hoạt giải quyết các vấn đề Vật
Lý phức tạp. Cũng như đã nói, về việc các em tự tư duy còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác, nổi trội nhất là sự tự ý thức, tự giác trong học tập. Được học tập trực

13


quan, sẽ giúp cho khả năng tư duy trừu trượng của các em được rèn luyện và nâng
cao hơn.
Tóm lại, việc sử dụng các mô hình thiết bị dạy học trong phần Vật Lý 11

trung học phổ thông đặc biệt có ích trong việc dạy lý thuyết đối với học sinh lớp
cơ bản và mang lại hiệu quả cao trong việc dạy bài tập cho học sinh lớp nâng cao.
V. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Trong thời gian quy định, nhóm đã hoàn thành những mục tiêu đề ra ban đầu
cho đề tài nghiên cứu và kiểm chứng được hiệu quả thực tiễn của các thí nghiệm. Qua
quá trình làm việc, chúng tôi đã bước đầu có định hướng về việc nghiên cứu và sử dụng
thí nghiệm thực cho quá trình giảng dạy trong tương lai. Tuy sản phẩm đạt được vẫn
còn nhiều hạn chế, song kết quả bước đầu của nghiên cứu là một tài liệu hữu ích,
tạo tiền đề cho các bạn sinh viên sư phạm vật lí, giáo viên và học sinh quan tâm nghiên
cứu thiết kế và sử dụng các thí nghiệm quang hình học đơn giản trong giảng dạy và học
tập.
2. Hướng phát triển
Do những hạn chế về thời gian và cơ sở thực nghiệm, nhóm chưa thể tiến hành
thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các bộ thí nghiệm trong phạm vi rộng.
Vì vậy, hướng phát triển của đề tài là xây dựng tiến trình dạy học cụ thể sử dụng các thí
nghiệm và mô hình đã thiết kế, thực nghiệm sư phạm để khảo sát đồng thời xin
ý kiến của những giáo viên có kinh nghiệm để có được những điều chỉnh phù hợp và
cải tiến cũng như mở rộng thêm đối với các thí nghiệm.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], Joshi, A., & Serna, J. D. (2012). Refractive index of a transparent liquid
measured with a concave mirror. arXiv preprint arXiv:1202.2404.
[2], Harper, A., Isoardi, G. and Nickels, K. (2008), Liquid-Lens Refractometer,
QUT.
[3], Mossey Crowe, Essentials Unfolded Physics Leaving Certificate, The Celtic
Press.
[4], />[5], Dyan McBride, Dean Zollman, Sytil K. Murphy (2010), A lens to demonstrate
accommodation in the focusing of the human eye, Apparatus Competition 2010 1st prize.

14



15



×