Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Bài 1. Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 11 trang )


Bài 19.Tranh nhân gian Việt Nam
I-Vài nét về tranh nhân gian
- Tranh phát triển mạnh vào thời Lý (TK XI) và phát triển rộng rãi
vào thời Lê (TK XV - XVIII) do tập thể nhân dân sáng tạo. Có
nhiều vùng sản xuất tranh như làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà
Tây), và một số dân tộc vùng cao ở phía Bắc và phía Nam (Tày,
Nùng, Dao, Cao Lan.) đến nay còn hai vùng sản xuất chính là
Đông Hồ (Bắc Minh) và Hàng Trống (Hà Nội).
- Tranh dân gian là một thể loại tranh ra đời từ rất lâu, không có
tên tác giả, được lưu hành rộng rãi trong dân gian, truyền từ đời
này sang đời khác.
- Tranh được sáng tạo nhờ trí tuệ của tập thể, của nhân dân.
Gồm nhiều thể loại, trong đó phải kể đến hai thể loại chính: tranh
Tết và tranh thờ. Tranh ra đời phục vụ nhu cầu chơi tranh nhân
dịp Tết và nhu cầu thờ cúng của đông đảo quần chúng nhân dân
trước kia cũng như hiện nay.


Một số loại tranh nhân gian
tố
nữ
TranhTranh
bịt
mắt
bắt

Tranh
hứng
dừa
Tranh



mái
Tranh chăn trâu thổi sáo


II-HAI DÒNG TRANH ĐÔNG HỒ VÀ HÀNGTRỐNG
1.Tranh Đông Hồ
_Tranh Đông Hồ làm ở làng Hồ huyện Thuận
thành, tỉnh Bắc Ninh.
_Tranh in hoàn toàn trên giấy dó quét màu điệp.
Màu sắc lấy từ thảo mộc có sẵn trong thiên nhiên
nên đậm đà chắc khoẻ.
_Tranh bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản in. In
các màu trước bản nét đen in sau cùng.
Màu đen lấy từ than lá tre, than rơm, màu đỏ lấy từ
sỏi đỏ, màu vàng lấy từ gỗ vang, quả dành dành,
màu xanh lấy từ lá chàm, màu trắng lấy từ vỏ sò
vỏ hến.
Đề tài gần gũi với người dân lao động. Bố cục
mang tính ước lệ thuận mắt.Đối tượng phục vụ là
dân lao động.


Một số tranh Đông Hồ

Tranh Bà Triệu

Tranh Thạch Sanh



Tranh Đánh ghen

Tranh Tiến tài


2.Tranh Hàng Trống

_Tranh Hàng Trống làm ở phố Hàng Trống
nay thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
_Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản in nét, in
trước, sau đó tô màu bằng tay.
_Màu lấy từ phẩm nhuộm, các nghệ nhân
dùng bút lông để tô nên màu sắc tươi sáng
nhẹ nhàng uyển chuyển, tinh tế.
_Đề tài lấy từ tích truyện, và tín ngưỡng tôn
giáo.
_Đối tượng phục vụ là tầng lớp trung lưu,
dân thành thị.


Một số tranh Hàng Trống
Tranh Lý Ngư
Tranh Ngũ Hổ
Vọng Nguyệt


Bà Chúa Thượng Ngàn Phật Bà Quan Âm


III- Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian

- Tranh dân gian Việt Nam được nhân dân ưa
thích và là một bộ phận của nền văn hoá dân
tộc và nhân loại có giá trị nghệ thuật cao:
thể hiện qua nội dung đề tài, bố cục, hình vẽ,
đường nét, màu sắc.
- Đường nét được xem là dáng, màu sắc là
men. Ngoài ra trong tranh còn sử dụng chữ
hay những câu thơ vừa minh hoạ vừa tạo cho
tranh thêm chặt chẽ về bố cục.
- Hình tượng mang tính khái quát cao, vừa hư
vừa thực khiến cho người xem cảm thấy gần
gũi, yêu thích. Nghĩ thấy thuận tình, ngắm thì
thuận mắt không chán.




×