Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thí nghiệm quá trình và thiết bị cơ học (trường ĐHBK hà nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.78 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

=== ===

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
BỘ MÔN QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thanh Hương
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Liễu Dung
MSSV

: 20130578

Lớp

: KTTP 02-K58.

Hà Nội,tháng 10 -2015

Trang 1


MỞ ĐẦU
Thực phẩm là một phần thiết yếu không thể thiếu đối với mỗi con người .Ngày
nay,từ một nguyên liệu thực phẩm người ta đã chế biến được hàng trăm các sản
phẩm khác nhau,những sản phẩm chế biến này không còn trạng thái của nguyên liệu
ban đầu.Mỗi quá trình chế biến đều nhằm tạo cho thực phẩm có giá trị sử dụng cao
hơn: hoặc về hình thức,hoặc về giá trị khẩu vị,hoặc về giá trị dinh dưỡng.Hóa học và
sinh học đã được áp dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm.Ở Việt Nam,các ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm,mặc dù mới hình thành được khoảng vài chục năm


nay nhưng đang nhận được sự đầu tư rất lớn cả về mặt trí tuệ cũng như tài chính từ
các nguồn trong nước cũng như nước ngoài.Các sản phẩm được sản xuất ra ngày
càng nhiều,đa dạng về chủng loại, phong phú về chất lượng.Do vậy,các máy móc thiết
bị ngày càng được cơ giới hóa,tự động hóa,nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất đến
người tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.
Trong quá trình thí nghiệm môn quá trình và thiết bị cơ học,chúng em được hỗ
trợ rất nhiều từ các thầy PGS.TS Lê Nguyên Đương và cô Th.S Phạm Thanh Hương đã
tận tình giúp đỡ chỉ dẫn cho chúng em trong thời gian thí nghiệm.Em đã được làm
quen với các máy móc chuyên dùng,được tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của các
máy gia công cơ;xác định công nghiền riêng của các sản phẩm thực phẩm và xác định
độ đồng đều trong quá trình khuấy trộn.Trong bài báo cáo này,do sự hiểu biết của
chúng em còn hạn hẹp,thời gian thí nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo thí nghiệm
còn nhiều thiếu sót.Mong thầy cô đóng góp ý kiến để chúng em hiểu rõ hơn và bài
báo cáo được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 2


Mục lục

trang

Mở đầu
BÀI 1: Nguyên lý hoạt động của các máy gia công cơ
I.
II.
III.
IV.

V.
VI.
VII.
VIII.
IX.
X.
XI.

Máy nghiền…………………………………………………………………...............4
Máy đun nóng trục vít…………………………………………………….............5
Máy chà……………………………………………………………………..................6
Máy lọc khung tấm bản ……………………………………………..................8
Máy ép cam.................………………………………………………………….....10
Máy chiết rót …………………………………………………………….................11
Máy ghép mí bán tự động………………………………………………............13
Máy ghép dập nút chai…………………………………………………..............14
Máy thanh trùng liên tục.............................................................15
Máy phối trộn.............................................................................16
Máy ly tâm..................................................................................17

BÀI 2: Xác định công nghiền riêng của các sản phẩm thực phẩm
I.
II.

Máy nghiền ngô, nghiền gạo……………………………………………........19
Tính công nghiền…………………………………………………………............20

BÀI 3: Xác định độ đồng đều trong quá trình khuấy trộn
I.
II.


Máy khuấy………………………………………………………………................23
Thí nghiệm………………………………………………………………................23

Trang 3


BÀI 1
Nguyên lý hoạt động của các máy gia công cơ
I.

Máy nghiền-TA1D

Mục đích
Trong sản xuất đồ hộp người ta dùng các tác dụng cơ học để làm thay đổi kích
thước,hình dáng nguyên liệu thành dạng nhỏ và đồng đều theo yêu cầu của từng
loại sản phẩm.Quá trình này thực hiện bằng tay sẽ tốn nhiều công sức,mức độ đồng
đều kém.Vì vậy sau khi bổ quả thành dạng vừa phải người ta tiếp tục dùng máy
nghiền để nâng cao năng suất và đảm bảo tính đồng đều của nguyên liệu sau khi làm
nhỏ.Nguyên liệu sẽ được làm nhỏ trước chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo .
2. Cấu tạo
1.

Gồm phễu,khoang nghiền,cánh nghiền và máng nghiền và động cơ gắn liền với
trục có các cánh nghiền.
Cách cánh nghiền một khoảng là các má nghiền.Má nghiền có dạng búa(sắc
nhọn,dày hoặc mỏng...)hoặc dạng lưỡi kích thước 0.5;1;1.5;2 cm.Ngoài ra còn có
các bộ phận khác như : bảng điều khiển, các đường nước vệ sinh thiết bị …

Hình vẽ cấu tạo của máy nghiền.

3.

Nguyên lý hoạt động
Trang 4


Nguyên liệu sau khi rửa sạch, thái miếng thích hợp được đưa đến cửa vào phía
trên của thiết bị nghiền và rời vào phần hộp bị chặn lại bởi lưới sàng.
Động cơ tác động vào trục quay có gắn đĩa và trên đĩa có các thanh búa quay
với tốc độ phụ thuộc và bộ phận điều chỉnh tốc độ quay và tác động lên hoa quả.
Khi quả đạt yêu cầu sẽ lọt qua lưới sàng và rơi xuống.

II.

Máy đun nóng trục vít-TA15D

Mục đích
Gia nhiệt liên tục cho sản phẩm sau khi nghiền đảm bảo các phản ứng bất hoạt
enzyme,làm mềm sản phẩm và quá trình kín khí trước khi sản phẩm đem đi bảo quản
hoặc chuẩn bị chế biến tiếp.
2. Cấu tạo
Gồm có động cơ,hệ thống trục vít,hệ thống điều khiển van hơi,van ổn áp,cảm biến
đo nhiệt độ cấp hơi,đo nhiệt độ đầu ra của sản phẩm và ống thoát nước...
Thân thiết bị gồm 2 khoang:khoang trong chứa nguyên liệu,khoang giữa chứa
hơi và lớp vỏ cách nhiệt ở bên ngoài.Ngoài ra còn có phễu cho nguyên liệu vào,bảng
điều khiển, đồng hồ chỉ áp suất, áp lực...
1.

Hình vẽ cấu tạo của thiết bị đun nóng trục vít.
3.


Nguyên lý hoạt động
Trang 5


Nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ qua phễu và vào khoang trong của thiết
bị,nhờ hệ thống trục vít,nguyên liệu được đảo đều,trao đổi nhiệt với khoang ngoài
nên nguyên liệu được đun nóng đều và được đưa ra ở đầu kia tránh hiện tượng
tắc.Khoang ngoài được cấp hơi nên sẽ làm nóng nguyên liệu ở khoang trong.Do
đó,sản phẩm sẽ được làm nóng đều và đưa ra ngoài qua cửa ra của thiết bị.

III.

Máy chà-TA16D

Mục đích
Làm cho khối nguyên liệu đồng nhất.Có tác dụng loại bỏ những phần không có
giá trị dinh dưỡng,không mong muốn như vỏ, củ quả...
2. Cấu tạo
Gồm một động cơ gắn liền với trục có 3 cánh chà làm bằng thép không rỉ.Lưới
chà đục các lỗ nhỏ với kích thước: 0.5; 0.75; 1; 1.5mm để tạo độ mịn mong
muốn.Ngoài ra còn có hệ thống rửa, khung đỡ bằng thép...
Chú ý: kích thước lỗ lưới chà có thể thay đổi phụ thuộc vào từng loại sản phẩm:
+ Để sản xuất nước quả đục, người ta dung lỗ lưới có đường kính: 0.5- 0.75mm.
+ Để sản xuất cà chua cô đặc, người ta dung lỗ lưới có đường kính: 1.0-1.5mm.
Ngoài ra còn có các bộ phận khác như phễu dưới dẫn bột chà, phếu trên dẫn vỏ
bỏ đi, bảng điều khiển, đường dẫn nước vệ sinh thiết bị, van cảm biến để đóng mở
của máy chà.
1.


Trang 6


Hình vẽ cấu tạo của máy chà
Trang 7


Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu qua đun nóng (được bổ sung thêm nước để tránh dính bết vào lưới
chà và tăng năng suất chà) được đưa qua phễu vào khoang chà.Khi động cơ hoạt
động,nguyên liệu được quay đều,các cánh chà có tác dụng xiết,ép nguyên liệu vào
lưới chà.Phần vỏ,xơ,hạt nằm trong lưới theo phễu trên ra ngoài.Phần bột chà qua
các lỗ nhỏ trên lưới chảy ra theo phễu dưới ra ngoài.
3.

IV.

Máy lọc khung bản-TA10D

Mục đích
Lọc trong các sản phẩm lỏng như nước hoa quả,dầu,sữa thô,dịch quả đã lên
men,bia rượu….Quá trình lọc loại chất rắn cặn bã ra khỏi sản phẩm.
2. Cấu tạo
Gồm có hệ thống bảng nhựa có những tấm vải lọc,thiết bị bơm,khau hứng,trục
vít.Ngoài ra còn có thùng chứa,hệ thống dây dẫn,van,thiết bị đo áp suất,nhiệt độ,hệ
thống điều khiển áp suất.
1.

Cấu tạo tấm bản đặc và tấm bản rỗng


Trang 8


Hình vẽ mô tả hướng đi của máy lọc khung bản

Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu được đưa vào thiết bị lọc nhờ hệ thống bơm.Huyền phù dưới tác
động cả áp suất được đưa qua rãnh 3 rồi vào khoản rỗng 5 của khung.Riêng khung
đặc có 2 mặt và thông với nhau bằng lỗ 6.Mỗi khung đều có vải lọc bọc xung quanh.
Chất lỏng sang các rãnh của bản rồi theo van ra ngoài còn bã bị giữ lại trong khung.
Để rửa bã ta ngừng cho huyền phù và cho nước rửa vào.Nước rửa chui qua lớp
vải lọc,qua toàn bộ bề dày lớp bã kéo theo chất lỏng còn lại trong bã qua lớp vải lọc
thứ hai sang bản bên cạnh rồi theo ống ra ngoài.Khi rửa xong,người ta mở tay quay,
khung và bản tách xa nhau,bã sẽ rơi xuống máng dưới rồi lấy ra ngoài.
3.

V.

Máy ép cam-BF0514
Trang 9


Mục đích
Ép lấy nước hoa quả, loại bỏ vỏ hạt và xơ,………
2. Cấu tạo
Gồm băng chuyền và trục khuỷu dẫn quả ép.Hệ thống pitong điều chỉnh trục ép
trên chuyển động và trục ép dưới cố định( dung bơm thủy lực- bơm dầu).Ngoài ra còn
có bảng điều khiển, ống dẫn nước ép ra ngoài, khay để vỏ bỏ đi….
1.


Hình vẽ cấu tạo của máy ép cam
3. Nguyên lý hoạt động
Hoa quả cần ép được đưa vào qua phễu,theo hệ thống băng tải để nghiêng và có
độ rung đi vào.Má ép trên nhờ hoạt động của pitong sẽ ép xuống và tác động và trục
khuỷu( thanh chắn quả) sẽ lần lượt đưa từng quả một vào phần má ép dưới cố định,2
má ép vừa khít kích thước loại quả ép.Sự dịch chuyển của trục ép là do sự chuyển
động của piton.Khi van dưới mở, van trên được bơm khí vào và tạo áp suất đẩy trục
ép xuống,sau đó lại được mở cho khí ra và bơm khí vào ván dưới để pitong về vị trí
ban đầu.Lượng vỏ thô được loại bỏ ra ngoài,rơi xuống khay chứa.Nước quả ép được
lấy ra theo đường dẫn để tiếp tục công đoạn sau.Những bã, xơ nhỏ được đẩy ra khỏi
trục ép nhờ 1 trục ở giữa trục ép trên.
VI.

Máy chiết rót
1.

Mục đích
Trang 10


Rót và định lượng sản phẩm nhất định vào trong bao bì…
2. Cấu tạo
Gồm có phễu đưa sản phẩm vào,bơm pitong định lượng hoạt động nhờ hệ thống
nén khí.Ngoài ra còn có các bộ phận khác như bảng điều khiển,van định lượng tự
động, đường dẫn nén khí, bảng điều khiển( điều khiển chế độ rót tự động- liên tục,
chế độ rót bán tự động- không liên tục)…

Hình vẽ cấu tạo của máy chiết rót

Trang 11



Máy chiết rót
Nguyên lý hoạt động
Thiết bị dựa trên nguyên lý hoạt động của pittong khí nén, tạo 1 khoảng cách( có
thể điều chỉnh được nhờ tay quay điều khiển).Sản phẩm được rót định lượng nhờ hệ
thống điều chỉnh khoảng giữa của pittong(khoảng cách này chính là thể tích của chai
cần đóng).Hệ thống van định lượng đóng mở tự động sự đều đặn của quá trình này:
Nguyên tắc hoạt động của van khí nén và chế độ mở van rót:
+ Quá trình nạp nguyên liệu:khí nén đi vào van b và d,tháo khí ở van a và c.Ở van
b pittong dịch chuyển sang bên trái,ở van c pittong dịch chuyển trên xuống,sản phầm
được lạp vào khoang chứa.
+ Quá trình rót nguyên liệu:khí nén đi vào van a và c,tháo khí ở van b và d.Ở van
a pittong dịch chuyển sang bên phải,ở van c pittong dịch chuyển từ dưới lên,sản phẩm
được đẩy ra và rót vào bao bì.
3.

VII.

Máy dập nút chai
Trang 12


Mục đích
Trong quá trình chế biến đồ hộp,quá trình dập nút chai để ngăn không cho sản
phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật ở bên ngoài,là một quá trình quan trọng
có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm đó.Nắp chai phải được
đóng kín, chắc chắn.
2. Cấu tạo
Gồm có phần dập và phần chụp nắp chai,phần định vị trí chai.Ngoài ra còn có

pittong cấp khí nén có lo xo đẩy lên,thiết bị điều khiển bằng tay và đường khí nén.
1.

Hình vẽ cấu tạo máy dập nút chai
Nguyên lý hoạt động
Nút chai được dập dựa trên nguyên lý của thiết bị nén khí.Khi dập xuống thì khí
nén sẽ được cấp,nút chai sẽ được dập xuống khít chặt vào chai.Sau đó lò xo đẩy
pittong lên tiếp tục cho quá trình dập tiếp theo mà không cần cấn khí nén từ phía
dưới.
3.

VIII.

Máy ghép mí bán tự động-TA508D.
1.

Mục đích

Trang 13


Trong quá trình chế biến đồ hộp,quá trình ghép mí hộp để ngăn không cho sản
phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật ở bên ngoài,là một quá trình quan trọng
có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài của thực phẩm đó.Nắp hộp phải được
đóng kín, chắc chắn.
Cấu tạo
Gồm có động cơ và hộp chuyển chiều quay,có thanh ép nắp hộp xuống và thanh
ép chặt và bó vào nắp hộp.Có giá đỡ hộp,ngoài ra còn có bộ điều khiển,các trục...
2.


Hình vẽ cấu tạo của máy ghép mí bán tự động
Nguyên lý hoạt động
Khi hộp để trên giá đỡ 4 thì động cơ 1 quay làm các máy ép quay theo.Thanh
nâng giá đỡ đưa hộp lên đúng vị trí.Máp ép xuống chuyển động quay tròn và đi xuống
giúp nắp hộp đi sau vào hộp đồng thời cùng máy ép chặt vừa quay vừa đi xuống và
cửa đi sang bên phải giúp nắp ghim chặt phần đầu hộp giống như chiều chuyển động
của nắp hộp.
3.

IX.

Thiết bị thanh trùng liên tục-TA98D

1.Mục đích

Trang 14


Thiết bị này được dùng thanh trùng sản phẩm sau đã được khi đóng chai lọ, để tiêu diệt sự
có mặt của vi sinh vật ở nhiệt độ cao, chống lại sự xâm nhập của v sinh vật có hại, bảo
quản sản phẩm lâu hơn.
2.Cấu tạo
Thiết bị gồm các bộ phận: Khoang nước ấm, khoang nước nóng, đường nước mát,
băng tải, bơm li tâm, nhiệt kế, áp kế, dàn phun nước nóng, giàn phun nước ấm, giàn phun
nước mát, van, động cơ, ống dẫn hơi.

Hình vẽ cấu tạo của máy thanh trùng liên tục

3.Nguyên lý làm việc
Hơi nước đi qua van điều chỉnh bằng tay cấp nước vào khoang thứ nhất làm nước ấm

đến khoảng 50 độ c, hơi nước cấp vào khoang thứ 2 được làm nóng đến 90oC, trong quá
trình thanh trùng nhiệt độ nước nóng được diều chỉnh bằng 1 van tự động.
Nguyên liệu được băng tải vận chuyển đi qua giàn phun nước nóng đến nước ấm,
nước mát để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

X.

Máy phối trộn.

1. Mục đích
Trang 15


Khuấy trộn các thành phần nguyên liệu đã được định sẵn thành 1 hỗn hợp đồng đều.
Tăng cường các quá trình hóa học, sinh học trong quá trình chế biến thực phẩm. Tăng
cường quá trình trao đổi nhiệt khi chế biến. Hòa tan chất này vào chất khác,…
Các quá trình khuấy trộn thường gặp là: khuấy chất lỏng( lỏng với nhau hay rắn với
lỏng), nhào các bột nhão, trộn khô,…
2.Cấu tạo

3. Nguyên lý làm việc
Nguyên liệu được đưa vào khoang chứa nguyên liệu, cung cấp hơi đun nóng nước và bơm
vào khoang cấp nhiệt. Nhờ sự trao đổi nhiệt giữa hai khoang, nguyên liệu được làm nóng,
động cơ hoạt động làm quay cánh khuấy, giúp nguyên liệu được nóng đều.Nước nóng sẽ
được tuần hoàn để đảm bảo cung cấp nhiệt ổn định cho nguyên liệu.Nhiệt độ nước nóng sẽ
được điều chỉnh nhờ van đóng mở tự động. Tùy theo yêu cầu của các loại nguyên liệu mà
có thể cho thêm vào gia vị, phụ gia khác nhau, sau khi kết thúc quá trình, nguyên liệu được
tháo ra ở van xả dưới đáy.

XI.


MÁY LI TÂM

1.. Mục đích
Trang 16


Máy ly tâm dùng để phân ly huyền phù có hàm lượng pha rắn nhỏ hoặc phân ly nhũ tương
mà khối lượng riêng của các pha lỏng gần như bằng nhau khó phân ly
VD: Máy ly tâm dùng để tách bơ trong sữa.
2. Cấu tạo
Bộ phận chủ yếu của máy là roto gồm các đĩa hình nón cụt chồng lên nhau với 1 khoảng
cách thích hợp. Nếu phân ly nhũ tương trên các đĩa đều có khoan 3 lỗ cách nhau 1 goc
120°, các đĩa xếp với nhau sao cho các lỗ này thông suốt với nhau tạo thành 3 đường
thông thẳng đứng cho đến đĩa trên cùng không có lỗ gọi là đĩa phân ly. Khoảng cách giữa
các đĩa là 0.4 – 1.5 mm. Đĩa trên giữ được nhờ các gân trên mặt ngoài của đĩa dưới. Độ
nghiêng của đĩa nón cần đủ đảm bảo để hạt vật liệu trươt xuống tự do, thường góc nửa
đỉnh nón từ 30 – 50 .

3. Nguyên lý làm việc
Trang 17


Nguyên liệu ban đầu vào theo đường trục( có thể từ trên xuống hay dưới lên) vào không
gian dướ chồng đĩa rồi đi qua các lỗ trên đĩa, phân phối thành các lớp mỏng trên đĩa.
Dưới tác dụng của lực ly tâm, chất lỏng nặng trượt trên đĩa xuống dưới tập trung ở thành
ngoài rồi theo cửa tháo pha nặng ra ngoài. Chất lỏng nhẹ chuyển động ngược trở lại, theo
hướng tâm rồi theo cửa tháo pha nhẹ ra ngoài. Các hạt rắn lẫn trong pha nặng bị lắng 1
phần vào ngăn chứa pha rắn


BÀI 2
Xác định công nghiền riêng của các sản phẩm thực phẩm
Máy nghiền gạo, nghiền ngô
1. Mục đích

I.

Máy nghiền búa nghiền nhỏ các vật liệu khô,giòn,dễ vỡ,ít quánh dính như các loại
hạt khô,xương,muối đường và các loại khoáng sản…
2. Cấu tạo
Gồm có 2 hộp chính:hộp thứ nhất để nghiền và hộp thứ 2 là hộp hút bột,hai hộp
này thông với bởi 1 ống dẫn bột ở dưới và trùng trục quay.Ngoài ra còn động cơ,đĩa
búa và búa,quạt hút gió,phễu chứa nguyên liệu vào và sản phẩm ra…

Trang 18


Hình vẽ cấu tạo của máy nghiền gạo, nghiền ngô.

Hình vẽ cấu tạo của máy nghiền gạo, nghiền ngô.
3. Nguyên lý hoạt động
Trang 19


Nguyên liệu được đưa vào phễu nạp liệu theo chiều tiếp tuyến với chiều quay của
búa. Quá trình nghiền nhỏ vật liệu trong máy nghiền búa là do sự va đập của búa vào
vật liệu, sự chà xát của vật liệu với búa và với thành vỏ máy, các hạt vật liệu to chưa lọt
qua lưới lại được búa tiếp tục nghiền nhỏ. Để nghiền được, động năng của búa khi
quay phải lớn hơn công làm biến dạng để phá vỡ vật liệu. kích cỡ sản phẩm phụ thuộc
vào lưới sàng, tùy theo yêu cầu sản phẩm mà ta thay lưới sang phù hợp.

Sau khi qua lưới sang rơi xuống ống dẫn bột được hộp hút gió với tác động của
quạt hút với luồng gió từ của hút gió hút bột lên hộp và đưa lên túi chứa bột.

Tính công nghiền của máy

II.
1.

Tiến hành thí nghiệm

Ta tiến hành xác định công nghiền riêng của 1kg gạo, 1kg ngô với các kích thước
lỗ sàng 0.5mm, 1.5mm, 2mm.

*Bảng số liệu thí nghiệm :
Vật
liệu

Kích
thước
lỗ
sàng
(mm)

Thời gian
nghiền
(T)

Lúc
đầu
nghiền

(P đầu)

Gạo
Ngô
Gạo
Ngô
Gạo
Ngô

0.5
0.5
1.5
1.5
2
2

10ph10s
30ph11s
3ph33s
7ph33s
3p55s
8ph48s

1.121
1.091
1.038
1.034
1.042
1.205


Công
suất
nghiền
lớn
nhất
(P max)
1.266
1.282
1.078
1.223
1.094
1.291

Lúc
nghiền Ao,kWh
xong
(P cuối)
1.056
1.051
1.031
1.143
1.047
1.231

0,170
0,504
0,059
0,126
0,065
0,146


A,kWh

0,192
0,574
0,062
0,143
0,069
0,182

Công
riêng có
ích(A
ích,kWh)

Công nghiền
riêng
(A
riêng,KWh/kg

Công riêng
thưc tế A
riêng
tt,kWh/kg

0,022
0,07
0,003
0,017
0,004

0,036

0,022
0,07
0,003
0,017
0.004
0.036

0,0132
0,042
0,00018
0,0102
0,00024
0,0216

Cho máy chạy không tải xác định công suất chạy không tải :P 0=1,001 kW
2.

Tính công nghiền.
♦ Tính công có ích: Aci=A-Ao
• Trong đó: A là công nghiền có tải trong thời gian nghiền T
A=1/3.(Pđầu+Pmax+Pcuối).T
Ao là công chạy không tải tương ứng với thời gian nghiền T
Ao=Po+T
• Công nghiền riêng:là công có ích khi nghiền 1kg vật liệu nào đó
Trang 20


Ariêng=Aci/m

(m là khối lượng vật liệu,kg)
Đồng hồ đo công suất điện cho 1pha.Ở đây sử dụng động cơ 3pha và dòng điện đã được
khuếch đại lên 5 lần nên công nghiền riêng thực tế là:
A riêngt=A riêngx 3/5=A riêng x 0,6


Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa công nghiền riêng và lỗ lưới :
Gạo:

Ngô:



Nhận xét:

- Với ngô : với kích thước lỗ lưới lớn hơn thì thời gian nghiền ngô giảm đi, công
nghiền cũng giảm đi.
- Với gạo : với kích thước lỗ lưới lớn hơn thời gian nghiền giảm đi và công nghiền
riêng của lỗ lưới 2 mm nhỏ hơn so với 2 lỗ lưới trên.

BÀI 3
Xác định độ đồng đều trong quá trình khuấy trộn
Máy khuấy
1. Mục đích
Có tác dụng làm tăng độ đồng đều của dung dịch cần trộn.
2. Cấu tạo
Gồm có động cơ, cánh khuấy và thùng chứa nguyên liệu. Ngoài ra còn có bảng
điều khiển, giá đỡ và van xả đáy.
I.


Trang 21


Hình vẽ cấu tạo của máy khuấy
3. Nguyên lý hoạt động
Động cơ quay tác dụng lên cánh khuấy dựa vào bảng điều khiển để điều khiển
tốc độ quay của cánh khuấy. Dung dịch được hòa tan đồng đều nhờ cánh khuấy.
II.
Thí nghiệm
1. Các bước tiến hành
Bước 1: Đổ 5 lít nước vào thùng,cho 1 kg muối hạt vào. Cho cánh khuấy chạy( bắt
đầu tính thời gian khuấy).
Bước 2: Sau 1 phút lấy mẫu 1 lần, đo nồng độ muối Bx( nồng độ chất tan/ 100 g
dung dịch) bằng chiết quang kế.
Bước 3: Đến khi nồng độ Bx = const thì dừng khuấy.
Bước 4: Xác định thời gian khuấy và vẽ đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ giữa nồng
độ Bx theo thời gian.
2. Kết quả
 Chạy máy với tốc độ cánh khuấy là 72 vòng/ phút.
Thời gian
(phút)
Bx

1

2

3

4


5

6

7

10

13,5

16

17,5

20

20

20

Trang 22




Chạy máy với tốc độ cánh khuấy là 51 vòng/ phút

49-59
60

1
2
3
4
511162738Thời
10
15
26
37
48
gian(phút)
18.8
19
5.5
6
7
8
11
13
15
16.5
18
Bx
 Biểu đồ thể hiện giữa nồng độ Bx với thời gian có tốc độ khuấy khác nhau:

Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta có thế khẳng định tốc độ đảo trộn càng nhanh thì độ
đồng đều của sản phẩm càng nhanh. Tốc độ đảo trộn càng tăng thì càng tăng khả năng
độ đồng đều cho sản phẩm càng nhanh.

Trang 23




×