VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở BẬC CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC
1. Mở đầu
Chất lượng nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng luôn là vấn đề quan
trọng trong đời sống xã hội. Việc phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng để
đáp ứng mục tiêu giáo dục luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo
dục. Đối với bậc học CĐ – ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên thì giảng
viên có một vai trò rất quan trọng. Bởi vì, giảng viên là chủ thể của hoạt động
dạy, là người tổ chức điều khiển hoạt động dạy bằng cách lựa chọn các phương
pháp, biện pháp, phương tiện, cách tổ chức lớp học và định hướng cho hoạt động
của SV. Do đó, chất lượng đào tạo SV không chỉ là trách nhiệm của nhà quản lí
mà vai trò của người giảng viên góp phần rất quan trọng trọng việc nâng cao chất
lượng đào tạo sinh viên. Vậy vai trò của người giảng viên được thể hiện như thế
nào?
2. Vai trò của giảng viên
Quá trình đào tạo muốn được sản phẩm tốt, giảng viên cần phải có những
khả năng: kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức xã hội rộng, và áp dụng nhiều
phương pháp sư phạm, sử dụng thành thạo có hiệu quả trang thiết bị, học liệu...
hiểu tâm lý người học, cơ chế truyền đạt và tiếp thu kiến thức, cảm hóa định
hướng suy nghĩ cho sinh viên, luôn luôn tích lũy và nâng cao khả năng sư
phạm... Do vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thì giảng viên phải biết:
a. Hoạch định và thiết kế quá trình dạy học có hiệu quả
Xây dựng kế hoạch chất lượng trong khâu soạn giảng:
+ Xác định cụ thể những mục tiêu cần đạt sau mỗi giờ học gồm: Mục tiêu
tổng quát và mục tiêu cụ thể.
+ Xác định những mức chất lượng cho quá trình thực hiện: Tùy theo những
điều kiện hiện có của giảng viên, của nhà trường về cơ sở vật chất và năng lực
1
của từng lớp, từng đối tượng SV mà GV có những phương pháp, cách thức tổ
chức lớp học cũng như cách truyền đạt SV lĩnh hội kiến thức nhằm đạt mục tiêu.
Xác định qui trình tiến hành các hoạt động dạy học phù hợp trên lớp.
Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho SV tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả
ngoài giờ lên lớp và có kế hoạch kiểm tra việc tự học tự nghiên cứu của SV.
b. Tổ chức và tự quản lý chất lượng dạy học bằng cách tổ chức, điều
hành, động viên, lôi cuốn SV tham gia tích cực vào quá trình dạy học
+ Để có chất lượng, bên cạnh việc dạy theo đúng kế hoạch, khi tổ chức giờ
dạy giảng viên cần đảm bảo tính nghệ thuật của dạy học: linh hoạt và sáng tạo
cho phù hợp với các tình huống dạy học diễn ra một cách thực tế và sinh động.
+ Thường xuyên hướng dẫn SV cách thức, phương pháp tiến hành các hoạt
động học tập sao cho đạt hiệu quả cao, thông qua việc sử dụng các hướng dẫn
học tập, thực hiện tốt vai trò hướng dẫn và cố vấn của giảng viên.
+ Có cách tự quản lý và có những biện pháp theo dõi chất lượng tham gia
các hoạt động học tập của tất cả SV trong quá trình học tập, thường xuyên khảo
sát ý kiến SV thông qua việc tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ học tập cho SV để
vừa điều chỉnh cho phù hợp với năng lực học tập của SV nhưng làm sao vẫn đảm
bảo sự nâng cao chất lượng đào tao.
+ Giảng viên phải biết sử dụng hiệu quả các kiến thức tâm lý học sư phạm
trong quá trình dạy học nhằm thấu hiểu, động viên tinh thần, lôi cuốn SV vào giờ
học trong bầu không khí sư phạm cởi mở khích lệ để vừa dạy kiến thức vừa rèn
các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp sau này cho SV. Bên cạnh đó giảng có
những biện pháp nghiệp vụ để cho SV tự mình có ý thức tham gia vào giờ học và
có trách nhiệm với kết quả đạt được trong quá trình học tập của bản thân.
c. Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học
- Thường xuyên đánh giá chất lượng các hoạt động sư phạm của bản thân
sau mỗi giờ dạy, để từ đó cá nhân tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra
của trường.
2
- Cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng học tập trên lớp, ngoài lớp
của SV thông qua các bài tập hoặc các nhiệm vụ học tập được giao. Đánh giá
xem những việc đã làm có đúng theo những gì đã vạch định và kịp thời điều
chỉnh để nắm bắt được chất lượng học tập của SV trên lớp, tự học của SV ở nhà.
3. Kết luận
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng được nhu cầu phát triển
của xã hội, rõ ràng cần phải có sự gắn kết của nhà trường cùng với trách nhiệm
của đội ngũ giảng viên trong công tác giáo dục. Để chất lượng đào tạo ở bậc học
CĐ – ĐH thực sự được đảm bảo và nâng cao thì mỗi giảng viên cần nhận thức
đúng vai trò của chính mình. Bởi vì, mỗi giảng viên khi tham gia vào công tác
giảng dạy là chính chúng ta đã trực tiếp tạo nên chất lượng đào tạo. Vì vậy, mỗi
giảng viên cần có nhận thức sâu sắc về vai trò của mình trong việc góp phần quan
trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
từ 2010 – 2020
2. Lê Hoàng Giang - Người dạy là "nhân vật" trung tâm của quá trình dạy học
- Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3-2011
3. Hoàng Tụy - Người thầy trong nhà trường hiện đại - NXB Giáo dục, 2005
3