Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Nghiên cứu lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 173 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính
nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc, không sao chép từ bất kỳ một công trình nào khác. Việc tham khảo các
nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng
quy định.
Nghiên cứu sinh

Phạm Thanh Long


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi khí hậu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong quá
trình thực hiện Luận án.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn là
PGS.TS. Trần Hồng Thái và TS. Phan Thị Anh Đào đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Nghiên cứu sinh cũng dành những lời cảm ơn chân thành đến các chuyên
gia, các nghiên cứu viên và các anh em đồng nghiệp trong Viện và Phân viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã giúp đỡ và hỗ trợ rất hiệu
quả trong quá trình thực hiện Luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn tới bậc sinh thành, vợ và
những người thân trong gia đình đã luôn động viên, cổ vũ tinh thần để vượt qua
những khó khăn, trở ngại để hoàn thành Luận án.


Nghiên cứu sinh

Phạm Thanh Long


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu của luận án .......................................................................... 2
5. `Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án ......................................................... 3
7. Đóng góp mới của Luận án .................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 3
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỒNG GHÉP
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN ........... 4
1.1 NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................ 4
1.1.1.Thế giới ................................................................................................................... 4
1.1.2.Trong nƣớc .............................................................................................................. 4
1.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BĐKH ................................................................ 9
1.2.1 Thế giới ................................................................................................................... 9
1.2.2 Việt Nam ............................................................................................................... 11

1.3 LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................................................... 12
1.4 NGHIÊN CỨU VỀ BĐKH VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN
VEN BIỂN LIÊN QUAN ĐẾN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI ........................ 18
1.5 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................... 21


iv

1.5.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 21
1.5.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội .................................................................................. 25
1.5.3. Hiện trạng Quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội ............. 25
1.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ...................................................................................... 31
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ........................................................ 34
2.1. CÁCH TIẾP CẬN ................................................................................................... 34
2.1.1. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................ 34
2.1.2. Tiếp cận lịch sử ................................................................................................... 34
2.1.3. Tiếp cận tích hợp và liên ngành .......................................................................... 35
2.1.4. Tiếp cận về phát triển bền vững .......................................................................... 35
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích thống kê số liệu quan trắc và điều tra bổ sung .............. 36
2.2.2. Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS) ...................... 38
2.2.3. Phƣơng pháp mô hình hóa................................................................................... 42
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo chỉ số dễ bị tổn
thƣơng .................................................................................................................... 56
2.2.5. Phƣơng pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng không
gian ........................................................................................................................ 60
2.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 64
CHƢƠNG 3 LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH SỬ
DỤNG KHÔNG GIAN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI ..................................... 65
3.1. KỊCH BẢN BĐKH, NBD ĐẾN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI ....................... 65

3.1.1. Biểu hiện BĐKH, NBD đối với Khu kinh tế mở Nhơn Hội ................................ 65
3.1.2. Kịch bản BĐKH, NBD đối với Khu kinh tế mở Nhơn Hội ................................. 68
3.1.3. Lựa chọn kịch bản BĐKH cho Khu kinh tế mở Nhơn Hội.................................. 72
3.2. TÁC ĐỘNG BĐKH, NBD ĐẾN KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI ..................... 73
3.2.1. Dự báo biến đổi đƣờng bờ ................................................................................... 73
3.2.2. Biến động trầm tích tầng mặt ............................................................................... 79
3.2.3. Xâm nhập mặn ..................................................................................................... 84


v

3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG CỦA KHU KINH TẾ MỞ
NHƠN HỘI DO BĐKH .......................................................................................... 92
3.3.1. Dân cƣ .................................................................................................................. 92
3.3.2. Công nghiệp – Dịch vụ ........................................................................................ 95
3.3.3. Giao thông vận tải ................................................................................................ 96
3.3.4. Xây dựng .............................................................................................................. 98
3.3.5. Du lịch ................................................................................................................ 100
3.4. LỒNG GHÉP BĐKH VÀO QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN
KHU KINH TẾ MỞ NHƠN HỘI ......................................................................... 102
3.4.1. Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở
Nhơn Hội ............................................................................................................. 102
3.4.2. Định hƣớng giải pháp ......................................................................................... 107
3.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3...................................................................................... 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 113
A. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 113
B. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 118
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 126

A. PHỤ LỤC HÌNH .................................................................................................. 126
B. PHỤ LỤC BẢNG ................................................................................................. 142


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AC

Khả năng ứng phó

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CARE

Cooperative for American Remittances to Europe

CRISTAL

Công cụ sàng lọc rủi ro dựa vào cộng đồng - Thích ứng và sinh

kế

DRI

Chỉ số rủi ro thiên tai

ĐDSH

Đa dạng sinh học

E

Chỉ số phơi lộ

ESI

Chỉ số bền vững môi trƣờng

HDI

Chỉ số phát triển con ngƣời

HWI

Chỉ số an sinh con ngƣời

HST

Hệ sinh thái


IUCN

Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

KB

Kịnh bản

KCN

Khu Công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LV

Lƣu vực

NBD

Nƣớc biển dâng

PVI

Chỉ số dễ bị tổn thƣơng thịnh hành

PIV


Chỉ số tiên đoán tính dễ bị tổn thƣơng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QHKGB

Quy hoạch sử dụng không gian biển

RNM

Rừng ngập mặn

S

Độ nhạy cảm

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

USD

Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Lồng ghép chính sách theo chiều ngang và chiều dọc ......................... 13
Hình 1.2: Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Nhơn Hội đến năm 2020
.............................................................................................................................. 26
Hình 2.1: Sơ đồ khảo sát bổ sung về hệ thống tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu
.............................................................................................................................. 37
Hình 2.2: Sơ đồ thực hiện trích xuất đƣờng bờ .................................................... 39
Hình 2.3: Các đƣờng bờ gốc, đƣờng bờ đƣợc làm mịn và các đƣờng Transect .. 40
Hình 2.4: Địa hình khu vực nghiên cứu ............................................................... 43
Hình 2.5: Minh họa lƣới tính sử dụng trong mô phỏng ....................................... 43
Hình 2.6: Độ cao và hƣớng sóng đặc trƣng cho các mùa trong năm ................... 45
Hình 2.7: So sánh mực nƣớc tính toán và mực nƣớc phân tích từ h ng số điều h a
thủy triều tại trạm Quy Nhơn (R 0,997) ............................................................. 47
Hình 2.8: Khung phƣơng pháp mô phỏng xâm nhập mặn ................................... 49
Hình 2.9: Kết quả mô phỏng hiệu chỉnh và kiểm định tham số mô hình theo lƣu
lƣợng, tổng lƣợng tại trạm Bình Tƣờng ............................................................... 50
Hình 2.10: Hình Sơ đồ tính toán thủy lực sông Kôn_Hà Thanh.......................... 51
Hình 2.11: So sánh giá trị độ muối thực đo với kết quả tính toán ....................... 52
Hình 2.12: Các mô đun trong mô hình Litpack ................................................... 53
Hình 2.13: Phân bố mặt cắt địa hình và địa hình sử dụng trong nghiên cứu ....... 55
Hình 2.14: Sơ đồ các bƣớc đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng ................................. 58
Hình 2.15: Quy trình lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian ...... 61
Hình 3.1: Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ không khí trung bình năm (oC)
tại các trạm khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014......................... 66
Hình 3.2: Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ tối cao năm (oC) tại các trạm
khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014 ............................................ 67
Hình 3.3: Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ tối thấp năm ( oC) tại các trạm
khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014 ............................................ 67
Hình 3.4: Xu thế biến đổi tuyến tính của tổng lƣợng mƣa năm (mm) tại các trạm
khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014 ............................................ 68



viii

Hình 3.5: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) tỉnh Bình Định theo kịch
bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) .................................................................... 69
Hình 3.6: Mức biến đổi lƣợng mƣa năm (%) tỉnh Bình Định theo kịch bản
RCP4.5 (trái) và RCP8.5 ( phải) .......................................................................... 71
Hình 3.7: Biến trình kịch bản nƣớc biển dâng (cm) khu vực ven bờ Bình Định . 72
Hình 3.8: Các đƣờng bờ năm 1991 – 2015 .......................................................... 74
Hình 3.9: Đƣờng bờ các năm từ 1991 – 2015 ..................................................... 75
Hình 3.10: Diễn biến bồi lắng – xói lở trung bình trên toàn đƣờng bờ ............... 76
Hình 3.11: Chỉ số LRR – tốc độ thay đổi đƣờng bờ giai đoạn 1991 – 2015 ....... 76
Hình 3.12: Chỉ số LRR (tốc độ thay đổi đƣờng bờ) và LR2 (chỉ số tuyến tính) của
đƣờng bờ Khu kinh tế mở Nhơn Hội ................................................................... 77
Hình 3.13: Đƣờng bờ KKT Nhơn Hội dự báo trong tƣơng lai ............................ 79
Hình 3.14: Trầm tích tầng mặt theo kịch bản BĐKH RCP4.5 giai đoạn đầu thế kỷ
KKT Nhơn Hội ..................................................................................................... 81
Hình 3.15: Bản đồ trầm tích tầng mặt theo kịch bản BĐKH RCP 4.5, giữa thế kỷ
cho KKT Nhơn Hội .............................................................................................. 83
Hình 3.16: Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QTB, chân triều (a) và
đỉnh triều (b) ......................................................................................................... 84
Hình 3.17: Phân bố độ muối ở sông Kôn, mùa kiệt, QTB, chân triều (a) và đỉnh
triều (b) ................................................................................................................. 85
Hình 3.18: Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QMIN, chân triều (a) và
đỉnh triều (b) ......................................................................................................... 85
Hình 3.19: Phân bố độ muối ở sông Kôn, mùa kiệt, QMIN, chân triều (a) và đỉnh
triều (b) ................................................................................................................. 86
Hình 3.20: Vị trí của các điểm khảo sát độ muối ................................................. 87
Hình 3.21: Sơ đồ biến đổi độ muối dọc sông Kôn đầu thế kỷ ............................. 88
Hình 3.22: Sơ đồ biến đổi độ muối dọc sông Trƣờng Úc đầu thế kỷ .................. 88

Hình 3.23: Sơ đồ biến đổi độ muối dọc sông Hà Thanh đầu thế kỷ .................... 89
Hình 3.24: Sơ đồ dự báo xâm nhập mặn theo kịch bản RCP 4.5 cho đầu thế kỷ
KKT Nhơn Hội ..................................................................................................... 89
Hình 3.25:. Biến đổi độ muối dọc sông Kôn giai đoạn giữa thế kỷ ..................... 90


ix

Hình 3.26: Biến đổi độ muối dọc sông Trƣờng Úc giai đoạn giữa thế kỷ ........... 91
Hình 3.27: Bến đổi độ muối dọc sông Hà Thanh giai đoạn giữa thế kỷ .............. 91
Hình 3.28: Sơ đồ dự báo xâm nhập mặn theo kịch bản RCP 4.5 giai đoạn giữa thế
kỷ KKT Nhơn Hội................................................................................................ 92
Hình 3.29: Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng dân cƣ KKT Nhơn Hội theo kịch bản
BĐKH RCP 4.5 .................................................................................................... 95
Hình 3.30: Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng ngành Công nghiệp – dịch vụ ........ 96
Hình 3.31: Sơ đồ tổn thƣơng ngành giao thông vận tải KKT Nhơn Hội theo kịch
bản BĐKH RCP 4.5 ............................................................................................. 98
Hình 3.32: Sơ đồ tổn thƣơng ngành xây dựng KKT Nhơn Hội theo kịch bản .. 100
Hình 3.33: Sơ đồ tổn thƣơng ngành du lịch KKT Nhơn Hội theo kịch bản BĐKH
RCP 4.5 .............................................................................................................. 101
Hình 3.34: Sơ đồ quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội Hội
theo kịch bản RCP4.5 giai đoạn giữa thế kỷ ...................................................... 106
Hình A.1: Xu thế biến đổi tuyến tính của nhiệt độ (0C) theo mùa trạm Quy Nhơn
và Hoài Nhơn ..................................................................................................... 126
Hình A.2: Xu thế biến đổi tuyến tính của tổng lƣợng mƣa các mùa (mm) tại các
trạm khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014 .................................. 127
Hình A.3: Xu thế biến đổi tuyến tính lƣợng mƣa 1 ngày lớn nhất Rx1day (mm)
tại các trạm khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014....................... 128
Hình A.4: Xu thế biến đổi tuyến tính lƣợng mƣa 5 ngày lớn nhất Rx5day (mm)
tại các trạm khí tƣợng của tỉnh Bình Định, thời kỳ 1979 – 2014....................... 128

Hình A.5: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa đông (oC) tỉnh Bình Định theo
kịch bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ........................................................... 129
Hình A.6: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa xuân ( oC) tỉnh Bình Định theo
kịch bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ........................................................... 130
Hình A.7: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa hè (oC) tỉnh Bình Định theo
kịch bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ........................................................... 131
Hình A.8: Mức biến đổi nhiệt độ trung bình mùa thu(oC) tỉnh Bình Định theo
kịch bản RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ........................................................... 132


x

Hình A.9: Mức biến đổi lƣợng mƣa mùa đông (%) tỉnh Bình Định theo kịch bản
RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ......................................................................... 133
Hình A.10: Mức biến đổi lƣợng mƣa mùa xuân (%) tỉnh Bình Định theo kịch bản
RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ......................................................................... 134
Hình A.11: Mức biến đổi lƣợng mƣa mùa hè (%) tỉnh Bình Định theo kịch bản
RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ......................................................................... 135
Hình A.12: Mức biến đổi lƣợng mƣa mùa thu (%) tỉnh Bình Định theo kịch bản
RCP4.5 (trái) và RCP8.5 (phải) ......................................................................... 136
Hình A.13. Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QTB, chân triều (trái)
và đỉnh triều (phải) ............................................................................................. 137
Hình A.14: Phân bố độ muối ở sông Kôn, mùa kiệt, QTB, chân triều (trái) và
đỉnh triều (phải) .................................................................................................. 137
Hình A.15: Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QMIN, chân triều
(trái) và đỉnh triều (phải) .................................................................................... 138
Hình A.16: Phân bố độ muối ở vực sông Kôn, mùa kiệt, QMIN, chân triều (trái)
và đỉnh triều (phải) ............................................................................................. 138
Hình A.17: Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QTB, chân triều (trái)
và đỉnh triều (phải) ............................................................................................. 139

Hình A.18: Phân bố độ muối ở sông Kôn, mùa kiệt, QTB, chân triều (trái) và
đỉnh triều (phải) .................................................................................................. 139
Hình A.19: Phân bố độ muối ở sông Hà Thanh, mùa kiệt, QMIN, chân triều (trái)
và đỉnh triều (phải) ............................................................................................. 140
Hình A.20: Đƣờng bờ tƣơng ứng với các kịch bản ............................................ 141


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí trung bình, số giờ nắng và lƣợng
mƣa trạm Quy Nhơn............................................................................................. 22
Bảng 1.2: Hiện trạng sử dụng đất......................................................................... 31
Bảng 2.1: Phân loại mức độ xói lở - bồi tụ .......................................................... 41
Bảng 2.2: Dữ liệu ảnh viễn thám thu thập ........................................................... 41
Bảng 2.3: Bộ thông số mô hình MIKE NAM của lƣu vực sông Kôn ................. 49
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá hiệu quả mô phỏng của mô hình MIKE NAM theo số
liệu trạm thủy văn Bình Tƣờng ............................................................................ 49
Bảng 2.5: Chỉ số Nash tại trạm Tân An ............................................................... 52
Bảng 2.6: Ma trận các giá trị chuẩn hoá cho chỉ số E .......................................... 57
Bảng 2.7: Tiến trình thực hiện lồng ghép ............................................................ 61
Bảng 3.1: Mực nƣớc biển dâng (cm) trung bình khu vực ven biển Bình Định
trong thế kỉ 21 so với thời kì nền 1986 - 2005 theo các kịch bản ........................ 72
Bảng 3.2: Thay đổi trung bình qua các giai đoạn của toàn đƣờng bờ ................. 75
Bảng 3.3: Các điểm khảo sát độ muối ................................................................. 86
Bảng 3.4: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng dân cƣ khu kinh tế mở Nhơn Hội qua các giai
đoạn ...................................................................................................................... 93
Bảng 3.5: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho l nh vực Công nghiệp –dịch vụ .............. 95
Bảng 3.6: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho l nh vực giao thông vận tải ..................... 97
Bảng 3.7: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho l nh vực xây dựng Khu kinh tế mở Nhơn

Hội ........................................................................................................................ 99
Bảng 3.8: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng ngành du lịch Khu kinh tế mở Nhơn Hội ... 101
Bảng 3.9: Đề xuất quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội theo
kịch bản RCP4.5 giữa thế kỷ.............................................................................. 103
Bảng B.1: Mức biến đổi nhiệt độ (oC) trung bình năm và các mùa tại hai trạm khí
tƣợng ở Bình Định theo các kịch bản................................................................. 142
Bảng B.2: Mức biến đổi lƣợng mƣa (%) trung bình năm và bốn mùa trên hai trạm
khí tƣợng của Bình Định .................................................................................... 142


xii

Bảng B.3: Phần trăm tỉ lệ diện tích đất Công nghiệp bị ngập (chỉ số phơi lộ - E)
............................................................................................................................ 143
Bảng B.4: Các chỉ số tính toán mức độ nhạy cảm cho l nh vực Công nghiệp... 143
Bảng B.5: Các chỉ số tính toán khả năng ứng phó l nh vực Công nghiệp. ........ 144
Bảng B.6: Chuẩn hóa các chỉ tiêu tính toán mức độ phơi lộ đối với ................. 144
Bảng B.7: Chuẩn hóa các chỉ tiêu tính toán độ nhạy đối với l nh vực Công nghiệp
............................................................................................................................ 145
Bảng B.8: Chuẩn hóa các tham số khả năng ứng phó đối với l nh vực Công
nghiệp ................................................................................................................. 146
Bảng B.9: Giá trị các trọng số thành phần các yếu tố phơi lộ, độ nhạy và khả
năng ứng phó l nh vực Công nghiệp .................................................................. 146
Bảng B.10: Bảng giá trị các trọng số cho chỉ tiêu phơi lộ, độ nhạy và khả năng
ứng phó l nh vực Công nghiệp ........................................................................... 147
Bảng B.11: Mức độ phơi lộ (ngập lụt) đối với giao thông vận tải theo kịch bản
hiện trạng ............................................................................................................ 147
Bảng B.12: Các chỉ số tính toán mức độ nhạy cảm (S) và khả năng ứng phó cho
l nh vực giao thông vận tải theo kịch bản hiện trạng ........................................ 148
Bảng B.13: Chuẩn hóa các chỉ tiêu tính toán mức độ phơi lộ đối với l nh vực giao

thông vận tải theo kịch bản hiện trạng ............................................................... 149
Bảng B.14: Giá trị các chỉ tiêu nhạy cảm và ứng phó cho l nh vực giao thông
vận tải sau khi đƣợc chuẩn hóa theo kịch bản hiện trạng .................................. 149
Bảng B.15: Giá trị các trọng số thành phần các yếu tố phơi lộ, độ nhạy và khả
năng ứng phó l nh vực giao thông vận tải theo kịch bản hiện trạng .................. 150
Bảng B.16: Bảng giá trị các trọng số cho chỉ tiêu phơi lộ, độ nhạy và khả năng
ứng phó l nh vực giao thông vận tải ................................................................... 150
Bảng B.17: Các chỉ số tính toán mức độ nhạy cảm (S) cho ngành xây dựng.... 150
Bảng B.18: Mức độ phơi lộ và khả năng ứng phó (ngập lụt) đối với ngành xây
dựng .................................................................................................................... 151
Bảng B.19: Chuẩn hóa các chỉ tiêu tính toán mức độ nhạy cảm đối với l nh vực
xây dựng ............................................................................................................. 152


xiii

Bảng B.20: Giá trị các chỉ tiêu phơi lộ và ứng phó cho l nh vực giao thông vận
tải sau khi đƣợc chuẩn hóa ................................................................................. 153
Bảng B.21: Giá trị các trọng số thành phần các yếu tố độ nhạy, tính phơi lộ, và
khả năng ứng phó trong l nh vực xây dựng ....................................................... 153
Bảng B.22: Bảng giá trị các trọng số cho chỉ tiêu phơi lộ, độ nhạy và khả năng
ứng phó trong l nh vực xây dựng ....................................................................... 154
Bảng B.23: Các chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm (S) l nh vực du lịch giai đoạn nền
............................................................................................................................ 154
Bảng B.24: Các chỉ số đánh giá tính phơi lộ và khả năng chống chịu giai đoạn
nền ...................................................................................................................... 155
Bảng B.25: Bảng chuẩn hóa các tham số nhạy cảm trong ngành du lịch giai đoạn
nền ...................................................................................................................... 155
Bảng B.26: Các tham số tính toán mức độ phơi lộ và khả năng chống chịu sau
khi chuẩn hóa giai đoạn nền ............................................................................... 156

Bảng B.27: Giá trị trọng số của các tham số độ nhạy, mức độ phơi lộ và khả năng
chống chịu đối với l nh vực du lịch giai đoạn nền ............................................. 157
Bảng B.28: Giá trị các trọng số tính toán chỉ số dễ bị tổn thƣơng cho .............. 157
Bảng B.29: Các HSĐH của 8 sóng triều chính ở trạm Quy Nhơn ..................... 157
Bảng B.30: Các đặc trƣng thống kê biến động ngày đêm của nhiệt độ và độ muối
trạm LT.QNh.- 17, vịnh Quy Nhơn, tháng 5/2002 (cửa đầm Thị Nại) .............. 158
Bảng B.31: Các đặc trƣng thống kê của lƣu lƣợng (m3/s) tại ........................... 159


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH với những biểu hiện bất thƣờng của thời tiết đã
ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống và những thiệt hại về con ngƣời và vật chất cho cộng
đồng dân cƣ, cản trởmục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Thiên tai và các hiện tƣợng
khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực
nƣớc biển toàn cầu tiếp tục tăng là mối lo ngại của các quốc gia. Tác động tiêu cực
của BĐKH đƣợc dự báo là rất nghiêm trọng nếu không có giải pháp và chƣơng trình
ứng phó kịp thời, đặc biệt đối với các quốc đảo và các quốc gia ven biển. Theo báo
cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, nguyên nhân của hiện tƣợng biến đổi khí hậu
90% do con ngƣời gây ra, 10% là do tự nhiên.
Khu kinh tế mở Nhơn Hội n m trên bán đảo Phƣơng Mai, tỉnh Bình Định
bao gồm thành phố Quy Nhơn và một phần của các huyện Tuy Phƣớc, Phù Cát,
trong đó có đầm Thị Nại và một phần cảng Quy Nhơn. Đây là khu kinh tế tổng hợp
hoạt động theo quy chế riêng, đóng vai tr làm đầu tàu, động lực phát triển kinh tếxã hội (KT-XH) của khu vực duyên hải miền Trung nói chung, tỉnh Bình Định nói
riêng; đƣợc quy hoạch là Khu kinh tế vận hành theo cơ chế ƣu đãi đặc biệt, bao gồm
khu phi thuế quan, kinh tế cảng biển, thƣơng mại dịch vụ, du lịch và khu đô thị mới.
Những hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan nhƣ lũ lụt, hạn hán, xâm nhập

mặn, nƣớc biển dâng (NBD), bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)… ở địa bàn miền
Trung nói chung và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng xuất hiện ngày
càng phức tạp và gây ra những thiệt hại nặng nề về ngƣời và tài sản. Vùng ven biển
thuộc Khu kinh tế mở Nhơn Hội cùng với đầm Thị Nại là khu vực giàu tài nguyên
thiên nhiên, mức độ đa dạng sinh học (ĐDSH) cao và cũng là vùng phát triển kinh
tế biển năng động nhƣ nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, giao thông vận tải, du
lịch, vui chơi giải trí… Bên cạnh những thuận lợi, đây cũng là khu vực rất nhạy cảm
với những biến động môi trƣờng và sẽ là những khu vực chịu tác động trƣớc tiên và
nặng nề bởi BĐKH, đặc biệt là NBD.


2

Trƣớc thực trạng đó cùng với quy hoạch Khu kinh tế mở Nhơn Hội đƣợc
hình thành vào năm 2005 chƣa đƣợc xét đến các nguy cơ tiềm ẩn do BĐKH, NBD
gây ra; việc thực hiện luận án “Nghiên cứu lồng ghép vấn đề BĐKH đến quy hoạch
sử dụng không gian Khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình Định” là cấp thiết, có ý ngh a
khoa học và thực tiễn nh m đƣa ra các luận chứng khoa học, góp phần hỗ trợ trong
việc xem xét, cân nhắc và điều chỉnh quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế
mở Nhơn Hội phù hợp với điều kiện BĐKH.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến môi trƣờng tự nhiên (biến đổi đƣờng
bờ, biến động trầm tích tầng mặt, xâm nhập mặn) và mức độ dễ bị tổn
thƣơng do BĐKH, NBD đối với dân cƣ và các đặc trƣng kinh tế của Khu
kinh tế mở Nhơn Hội;

-


Đề xuất các giải pháp lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian
Khu kinh tế mở Nhơn Hội.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án làquy hoạch sử dụng không gian Khu kinh
tế mở Nhơn Hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu.Khu kinh tế mở Nhơn Hội trong
phạm vi từ 13045‘ đến 14001‘ v độ Bắc và từ 109011‘ đến 109017‘ kinh độ Đông,
kể cả Đầm Thị Nại.
4. Nội dung nghiên cứu của luận án
Nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm:
-

Nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên;

-

Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng đến dân số và các đặc trƣng kinh tế;

-

Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian và đề xuấyt các giải
pháp cho khu vực nghiên cứu.

5. `Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án này bao gồm:
- Các phƣơng pháp truyền thống: phƣơng pháp thu thập và khảo sát bổ sung,
phƣơng pháp bản đồ, viễn thám và GIS.


3


- Các phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù: phƣơng pháp mô hình đánh giá mức
độ biến động của môi trƣờng tự nhiên do BĐKH; phƣơng pháp đánh giá mức độ
tổn thƣơng của các ngành kinh tế do BĐKH và NBD, phƣơng pháp lồng ghép
BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Trên cơ sở đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH, NBD, hoàn
thiện cơ sở khoa lồng ghép BĐKH vào quy hoạch không gian Khu kinh tế mở
Nhơn Hội. Kết quả của luận án góp phần hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách ở địa
phƣơng trong việc xem xét, cân nhắc và điều chỉnh quy hoạch sử dụng không gian
hiện trạng Khu kinh tế mở Nhơn Hội, phù hợp với điều kiện BĐKH.
7. Đóng góp mới của Luận án
- Đánh giá chi tiết xu thế biến đổi các yếu tố nhiệt độ, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển;
dự báo biến đổi đƣờng bờ, biến động trầm tích tầng mặt, xâm nhập mặn cho một
quy mô nhỏ là Khu kinh tế theo kịch bản BĐKH RCP 4.5.
- Định lƣợng đƣợc mức độ tổn thƣơng do BĐKH và NBD đến dân cƣ và các đặc
trƣng kinh tế cho Khu kinh tế mở Nhơn Hội.
- Đề xuất lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian Khu kinh tế mở
Nhơn Hội.
8. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan các nghiên cứu về lồng ghép BĐKH trong quy hoạch sử
dụng không gian
Chƣơng 2. Cơ sở phƣơng pháp luận
Chƣơng 3. Lồng ghép BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế
mở Nhơn Hội
Kết luận và kiến nghị.


4


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LỒNG
GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG
KHÔNG GIAN
1.1 NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1.Thế giới:
McGranahan& nnk (2006) cho r ng các khu định cƣ đô thị lớn có xu hƣớng
tập trung nhiều hơn ở vùng ven biển, và có khoảng 65% các thành phố có dân số
lớn hơn 5 triệu đƣợc đặt tại các khu vực này. Trên toàn cầu, có nhiều khu vực đông
dân cƣ ven biển và các thành phố lớn n m dƣới mực nƣớc biển trung bình, dễ bị
ngập lụt bởi nƣớc dâng do bão [79].
Thực tế cho thấy, các tác động tiềm tàng của BĐKH tại các khu vực khác
nhau trên trái đất, đặc biệt là các thành phố ngày càng rõ rệt. Theo thống kê, khoảng
một nửa dân số thế giới hiện đang sống ở các thành phố và mức độ tập trung sẽ tăng
cao hơn nữa trong những năm tới [85].
Tác động tiềm tàng của BĐKH có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng
đô thị nhƣ hệ thống giao thông, trong đó lũ lụt là một ví dụ về tác động tiềm năng
nghiêm trọng trong khu vực đô thị vì mật độ dân số tƣơng đối cao [83].
Hai quan điểm về định lƣợng kinh tế của tác động BĐKH bao gồm: không
gây tác động nhiều (William Nordhaus, Lomborg [86]) và quan điểm gây thiệt hại
lớn (Nicolas Stern). Ủng hộ quan điểm của Stern, nhà kinh tế học Kenenth Arrow
cho r ng, chúng ta cần hành động cắt giảm khí nhà kính ngay chứ không nên đƣơng
đầu với rủi ro của việc trì hoãn hành động‖ (Arrow, 2007).
1.1.2.Trong nƣớc:
Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH năm 2012 đã nêu rõ, BĐKH là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến
sản xuất, đời sống và môi trƣờng trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực
nƣớc biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến nông
nghiệp, gây rủi ro lớn đối với Công nghiệp và các hệ thống KT-XH trong tƣơng lai.
Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển



5

và an ninh toàn cầu nhƣ năng lƣợng, nƣớc, lƣơng thực, xã hội, việc làm, ngoại giao,
văn hóa, kinh tế, thƣơng mại.
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hƣởng nặng nề
nhất của BĐKH; trong đó Đồng b ng sông Cửu Long là một trong ba đồng b ng
trên thế giới dễ bị tổn thƣơng nhất do nƣớc biển dâng, bên cạnh đồng b ng sông
Nile (Ai Cập) và đồng b ng sông Ganges (Bangladesh). Tác động của BĐKH đối
với nƣớc ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm
nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của
đất nƣớc.
Nghiên cứu ―Tác động của BĐKH lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn
vùng đồng b ng sông Cửu Long‖, trong đó, xác định BĐKH làm suy giảm chất
lƣợng tự nhiên, tác động tiêu cực đến KT-XH, làm thay đổi cán cân thức ăn trong
sinh quyển, làm mất tính ĐDSH, suy kiệt đất và rừng. ĐBSCL sẽ bị ảnh hƣởng rất
rõ rệt bởi BĐKH và NBD và có thể phỏng đoán trong tƣơng lai. Điều này khiến các
quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ bị thử thách, môi trƣờng đô thị sẽ bị xấu
đi (Lê Anh Tuấn, 2009) [42].
Nguyễn Quang Hồng (2010) với ―Phân tích kinh tế biến đổi khí hậu‖ tại Hội
thảo ―Giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu tại Đồng b ng sông Cửu Long‖ ở
Kiên Giang năm 2010 đã đánh giá tác động của BĐKH tới các ngành kinh tế, môi
trƣờng và ĐDSH; nông-lâm nghiệp, Công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thôngvà các
ngành dịch vụ [18]. Đề tài KC.09.26/06-10 ―Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh
thái vùng ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững‖ do TS.
Nguyễn Huy Yết làm chủ nhiệm thực hiện đã đƣợc hoàn thành năm 2010 [58]. Đề
tài đã giải quyết đƣợc 3 mục tiêu chính là: (1) Xây dựng đƣợc bộ tƣ liệu đầy đủ và
hệ thống về hiện trạng các hệ sinh thái ven bờ biển Việt Nam; (2) Xây dựng đƣợc
luận chứng khoa học đánh giá nguyên nhân, mức độ suy thoái và dự báo xu thế biến

động của các hệ sinh thái cùng ven bờ biển Việt Nam; (3) Đề xuất các giải pháp
ngăn ngừa sự suy thoái các hệ sinh thái chủ yếu vùng ven bờ Việt Nam. Trong đó,
tập thể tác giả đã nghiên cứu những tác động của BĐKH NBD tới sự suy thoái của


6

các hệ sinh thái (HST) ven biển rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn (RNM) và
xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá mức độ suy thoái của các HST này. Đây là
những kết quả quan trọng góp phần đánh giá ảnh hƣởng của BĐKH NBD đến các
HST phục vụ công tác bảo tồn các HST.
Bùi Xuân Thông (2010) trong báo cáo ―Xác định cơ sở khoa học và các giải
pháp công trình bảo vệ bờ biển, đảo Việt Nam thích ứng BĐKH và giảm nhẹ thiên
tai‖ (Tuyển tập Hội thảo Quốc gia ―Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn
trong bối cảnh biến đổi khí hậu‖, Cần Giờ-TP Hồ Chí Minh) đã đánh giá RNM có
giá trị to lớn trong việc triết giảm năng lƣợng sóng, và chống xói lở bờ biển.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình giảm năng lƣợng sóng qua RNM
cũng trình bày kết quả nghiên cứu về phƣơng pháp định lƣợng hóa tác động của
sóng, mực nƣớc biển dâng đối với độ cao thiết kế đê khi có tác động của các nhóm
RNM tại khu vực đê biển [34].
Nguyễn Hoàng Trí (2010) trong tham luận ―Vai tr của các khu dự trữ sinh
quyển trong bối cảnh BĐKH‖ - Tuyển tập Hội thảo Quốc gia ―Phục hồi và quản lý
hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh BĐKH‖[41], đã đề cao vai tr của các
khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
(nƣớc, năng lƣợng, nông nghiệp và đa dạng sinh học); kiểm soát những tác động có
hại của hiện tƣợng thay đổi khí hậu; phát triển nông thôn bền vững; đô thị hóa bền
vững; ph ng chống và giảm nhẹ thiên tai. Về mặt kinh tế, khu DTSQ góp phần xóa
đói giảm nghèo, nâng cao tinh thần và trách nhiệm tập thể trong các hoạt động kinh
tế; phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trƣờng và bảo đảm công b ng xã
hội.Trong l nh vực giảm thiểu và thích ứng với BĐKH, các khu DTSQ góp phần

quan trọng trong quá trình điều phối cũng nhƣ thực thi các chiến lƣợc Quốc gia về
ứng phó với BĐKH (UNESCO 1996, 2005).
Năm 2011, Tổng cục Môi trƣờng đã hoàn thành báo cáo ―Điều tra, đánh giá
và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tƣợng thuỷ văn và sự dâng cao mực nƣớc
biển do biến đổi khí hậu có nguy cơ gây tổn thƣơng tài nguyên - môi trƣờng
(TNMT) vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp ph ng tránh và


7

ứng phó‖. Trong báo cáo đã phân tích, đánh giá biến động, xu thế và qui luật hoạt
động của các yếu tố khí tƣợng, thủy văn gây tổn thất TNMT trong mối liên hệ với
sự BĐKH, trong đó khẳng định bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, thủy triều là các
nhân tố chính tạo ra sự dâng rút của mực nƣớc biển.
Năm 2010, Viện Khoa học Khí tƣợng thủy văn và biến đổi khí hậu đã công
bố ―Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam‖, sản phẩm chính của đề tài
KC.08.13/06-10 đã cung cấp cái nhìn tổng quát và toàn diện về BĐKH, NBD, bao
gồm các thuật ngữ, các kiến thức cơ bản về BĐKH nói chung; các biểu hiện BĐKH
ở Việt Nam trong giai đoạn qua, các kịch bản BĐKH, tác động của BĐKH và các
giải pháp chiến lƣợc ứng phó với BĐKH tại Việt Nam. Tài liệu này cũng giới thiệu
một số các phƣơng pháp nghiên cứu về BĐKH tại Việt Nam nhƣ phƣơng pháp
nghiên cứu biểu hiện của BĐKH, phƣơng pháp đánh giá tác động của BĐKH và
phƣơng pháp xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH [47].
Gần đây, trong khuôn khổ Chƣơng trình khoa học và Công nghệ phục vụ
Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 –
2015, đề tài ―Nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến sự biến đổi tài nguyên nƣớc
Đồng b ng sông Cửu Long‖ do PGS.TS Trần Hồng Thái là chủ nhiệm đã xác định
đƣợc diễn biến hạn hán, ngập lụt vùng ĐBSCL trong những năm gần đây và đánh
giá đƣợc những tác động tiềm tàng của BĐKH ở ĐBSCL gồm: thiếu hụt nguồn
nƣớc, ngập lụt tác động đến quỹ đất (theo các mức ngập ≥ 0,25m, ≥ 0,75m, ≥ 1,5m)

và d ng chảy theo mùa, từ đó xây dựng bản đồ ngập đối với các loại quỹ đất [31].
Đề tài cũng đã áp dụng mô hình ADCIRC của Hoa Kỳ để tính toán dao động
mực nƣớc tại các điểm ven bờ, nh m đƣa ra một cách định lƣợng dự tính mực nƣớc
biển trong tƣơng lai. Từ đó, đƣa ra đƣa ra 5 giải pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nƣớc của ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra phức tạp, gồm:
quy hoạch tập trung vào các công trình quản lý lũ và những công trình phục vụ lấy
nƣớc tƣới - tiêu; xây dựng đê biển dọc bờ biển Đông và bờ biển Tây, các cống ngăn
xâm ngập mặn; chuyển đổi sử dụng đất và cơ cấu cây trồng vật nuôi: lựa chọn giống
thích hợp, giống kháng mặn, giống bố trí lại mùa vụ xen giữa trồng cây và nuôi


8

trồng thủy hải sản (mô hình lúa - tôm sú, lúa - cá nƣớc lợ ...); biện pháp tích trữ
nƣớc mƣa theo quy mô gia đình và bảo vệ môi trƣờng; hợp tác quốc tế: thúc đẩy Ủy
hội Mê Công quốc tế về giám sát tài nguyên nƣớc, giám sát thiên tai liên quan đến
nƣớc, chia sẻ nguồn nƣớc giữa các quốc gia, không chia sẻ nguồn nƣớc sông Mê
Công cho các lƣu vực khác.
Trong khi đó, đề tài ―Nghiên cứu, đánh giá biến động đƣờng bờ biển các tỉnh
Nam Bộ dƣới tác động của BĐKH và mực NBD‖ do PGS. TS Vũ Văn Phái làm chủ
nhiệm đã làm sáng tỏ hiện trạng biến động bờ biển, nguyên nhân cơ bản gây ra và xu
thế biến động bờ biển trong mối quan hệ với mực nƣớc biển dâng phục vụ quy hoạch
phát triển KT-XH và quản lý môi trƣờng đới bờ biển các tỉnh ven biển Nam Bộ: Bà
Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên
Giang và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đánh giá biến động
đƣờng bờ trong quá khứ đến hiện tại (1965 - 2013) của các tỉnh Nam Bộ, các nhân
tố ảnh hƣởng đến biến động đƣờng bờ (nhân tố tự nhiên: cấu trúc địa chất - thạch
học, địa hình, khí hậu, thủy văn, hải văn, thay đổi mực nƣớc biển - biển tiến, biển
thoái, sinh vật; hoạt động nhân sinh) [30].
Đứng trƣớc những tác động khó lƣờng do BĐKH và NBD gây ra, Ban chấp

hành Trung ƣơng đã ban hành Nghị quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ƣơng khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trƣờng ngày 03 tháng 6 năm 2013 với mục tiêu tổng quát:
- Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với BĐKH, ph ng tránh
thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bƣớc chuyển biến cơ bản trong khai thác,
sử dụng tài nguyên theo hƣớng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia
tăng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học nh m bảo đảm chất lƣợng môi
trƣờng sống, duy trì cân b ng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với
môi trƣờng.
Đến năm 2050, chủ động ứng phó với BĐKH; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng sống và


9

cân b ng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trƣờng tƣơng đƣơng với mức
hiện nay của các nƣớc Công nghiệp phát triển trong khu vực.
1.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BĐKH
1.2.1 Thế giới
Theo Adger (1999) [60,61] tính dễ bị tổn thƣơng là mức độ mà một hệ thống
tự nhiên hoặc xã hội dễ bị tổn thƣơng trƣớc tác động của BĐKH.
Trong khi đó, Jonathan và Chris Easter (2000) [76] đã xây dựng một chỉ số dễ
bị tổn thƣơng đối với các nƣớc phát triển dựa trên hai nguyên tắc: tác động của các
cú sốc bên ngoài mà nƣớc này đã bị ảnh hƣởng và khả năng phục hồi của một nƣớc
để chống chịu và phục hồi từ những cú sốc nhƣ vậy.
Theo báo cáo đánh giá của IPCC lần thứ 3 (2007) [72], tính dễ bị tổn thƣơng
đƣợc định ngh a là mức độ mà một hệ thống dễ bị tổn thƣơng, hoặc không thể đối
phó với ảnh hƣởng bất lợi do BĐKH và các cực đoan khí hậu. (McCarthy và các
cộng sự, 2001). Tính dễ bị tổn thƣơng (V) đƣợc biểu diễn theo công thức toán học
là một hàm của mức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng

(AC) nhƣ sau: V f (E, S, AC).
Tính dễ bị tổn thƣơng có thể giảm đi khi các biện pháp thích ứng đƣợc thực
hiện với năng lực thích ứng cao. Để giảm thiểu sự phơi lộ và mức độ nhạy cảm của
một hệ thống trƣớc các tác động bất lợi của BĐKH, các biện pháp thích ứng cần
phải thực hiện. Chẳng hạn, nếu các kịch bản BĐKH trong tƣơng lai đƣa ra dự báo
về sự thay đổi chế độ mƣa, theo đó một số nơi sẽ trở nên khô hạn hơn, trong khi
những nơi khác sẽ trở nên ẩm ƣớt hơn, thì việc di chuyển hoạt động canh tác nông
nghiệp từ nơi có ít khả năng canh tác sang nơi có điều kiện chống chịu cao hơn
đƣợc xem nhƣ là biện pháp thích ứng. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nguồn sinh kế
mới cho ngƣời dân hoặc nâng cao khả năng phục hồi kinh tế của họ cũng là một
cách giảm độ nhạy cảm của nông dân trƣớc các tác động của BĐKH.
Các nghiên cứu khoa học về tổn thƣơng do BĐKH mới chỉ là ở giai đoạn
đầu. Hiện nay các đánh giá định lƣợng tính dễ bị tổn thƣơng thƣờng đƣợc thực hiện
thông qua việc xây dựng các ―chỉ số dễ bị tổn thƣơng‖. Việc nghiên cứu và đánh giá


10

tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH yêu cầu phải tiến hành đánh giá và phân tích định
lƣợng các chỉ số liên quan đến mức độ phơi nhiễm, khả năng thích ứng, độ nhạy của
khí hậu và những tác động của BĐKH.
Hiện nay các quốc gia đang nghiên cứu áp dụng 7 chỉ số tổn thƣơng: 1) Chỉ
số phát triển con ngƣời (HDI); 2) Chỉ số an sinh con ngƣời (HWI); 3) Chỉ số dễ bị
tổn thƣơng thịnh hành (PVI); 4) Chỉ số dễ bị tổn thƣơng xã hội với biến đổi khí hậu
(SVA); 5) Chỉ số tiên đoán tính dễ bị tổn thƣơng (PIV); 6) Chỉ số rủi ro thiên tai
(DRI); và 7) Chỉ số bền vững môi trƣờng (ESI).
Tổ chức CARE tập trung vào các khía cạnh chất lƣợng của việc giải quyết
các nguyên nhân cơ bản của tổn thƣơng tại các quy mô (từ trung ƣơng đến các hộ
gia đình/cá thể). Khung toàn diện nhất để đánh giá tính dễ tổn thƣơng với biến đổi
khí hậu của IUCN cũng tập trung vào việc thu thập dữ liệu định tính từ các cộng

đồng và dữ liệu khoa học. Tuy nhiên, Công bố của Tearfund chỉ dừng lại ở đó, và
không phát triển một cách định lƣợng tính dễ bị tổn thƣơng tổng thể và giải pháp
thích ứng. Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (USD) phát triển Công cụ CRISTAL
(Công cụ sàng lọc rủi ro dựa vào cộng đồng - Thích ứng và sinh kế), nhƣ là một
tƣơng tác để từng bƣớc định lƣợng các thành phần sinh kế liên quan đến mối nguy
hiểm. Tuy nhiên, trọng tâm đƣợc đặt rất nhiều vào mối nguy hiểm, chiến lƣợc đối
phó hơn là thích ứng, và tác động đối với các dự án hiện có, chứ không phải cộng
đồng.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã Công bố một đánh giá tổn thƣơng định lƣợng
trong ―Đánh giá BĐKH và Phát triển‖. Trong chƣơng "Đánh giá dễ bị tổn thƣơng
nhƣ một Công cụ để xây dựng khả năng phục hồi trong các cộng đồng ven biển
Mauritius‖, các tác giả xác định tổn thƣơng về cơ sở vật chất, kinh tế- xã hội (vật
lý, sinh học, xã hội, kinh tế và văn hóa) hiện có và tác động do BĐKH đến cơ sở vật
chất, kinh tế- xã hội. Panray, Noyensing, & Reddi(2009) WWF Ấn Độ phát triển
phƣơng pháp đánh giá tổn thƣơng dựa trên chỉ số tổn thƣơng sinh kế và đã đánh giá
định lƣợng tính dễ tổn thƣơng b ng cách đƣa ra các chỉ số về điều kiện tiếp xúc,
nhạy cảm và khả năng thích ứng. Khung chính sách thích ứng (APF) của UNDP


11

cung cấp hƣớng dẫn về thiết kế các dự án thực hiện để giảm thiểu mức độ dễ tổn
thƣơng do BĐKH b ng cách giảm cảc tác động tiêu cực và tăng cƣờng tận dụng
các tác động có lợi của BĐKH.
1.2.2 Việt Nam
Ở Việt Nam thì đầu năm 2000, một số nhà nghiên cứu đã ứng dụng lý thuyết
và phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng trong các l nh vực khác nhau. Mai
Trọng Nhuận và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng về môi
trƣờng, vùng ven biển Việt Nam, đới duyên hải Nam Trung Bộ, đới ven biển Phan
Thiết-Hồ Tràm, tài nguyên địa chất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cũng theo hƣớng

nghiên cứu này, Thái Thành Lượm và nnk (2008) đã ―Đánh giá mức độ tổn thương
hệ thống tự nhiên KT - XH vùng biển Hà Tiên - vịnh Cây Dương (Kiên Giang)”
[23].Nguyễn Kim Lợi (2012) đã ―Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở
Việt Nam” [22]. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp, quy trình và tiêu chí tổn
thƣơng xã hội của Cutter, tổn thƣơng địa chất của NOAA, tổn thƣơng môi trƣờng
của SOPAC, tổn thƣơng đới ven bờ của Sở Địa chất Hoa Kỳ. Võ Hồng Tú và nnk
(2012) đã đánh giá tổn thƣơng sinh kế nông hộ bị ảnh hƣởng lũ tại tỉnh An Giang và
các giải pháp ứng phó, sử dụng bộ Công cụ PRA với tiếp cận b ng các tham số:
Hiểm họa (mƣa lớn, nắng nóng, …), lộ diện (con ngƣời, tài chính, vật thể, xã hội và
tự nhiên) và khả năng chống chịu (các biện pháp ứng phó với lũ) [45]. Kết quả cho
thấy sinh kế của ngƣời dân tổn thƣơng cao hay thấp khi có lũ. Thiên về đánh giá rủi
ro kinh tế, Tô Ngọc Thúy và nnk (2010) đã nghiên cứu đánh giá tổn thương do NBD
đến từng ngành kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế [44]. Trong đó lấy đối tƣợng là các
ngành kinh tế và không xét đến tính phơi lộ về yếu tố xã hội cũng nhƣ môi trƣờng .
Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và Viện Sau đại học về nghiên cứu môi trƣờng,
trƣờng Đại học Kyoto Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu những lựa chọn để giải
quyết rủi ro do hạn hán ở Việt Nam, tập trung phân tích ảnh hƣởng của tần suất hạn
hán tới sinh kế của cộng đồng tại các khu vực thƣờng xuyên bị hạn hán của Ninh
Thuận, Việt Nam.


12

1.3 LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.3.1 Sự cần thiết phải tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
Định ngh a ‗lồng ghép các vấn đề BĐKH‘ đƣợc rút ra từ định ngh a về tích
hợp chính sách của Underdal (1980) và định ngh a về ‗tích hợp chính sách môi
trƣờng‘ của Laffty và Hovden (2003) b ng cách thay từ ‗môi trƣờng‘ b ng từ ‗khí
hậu‘. Theo cách này, ‗tích hợp các vấn đề BĐKH‘ đƣợc định ngh a là:
+ Đƣa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bƣớc của

quá trình hoạch định chính sách của tất cả các ngành;
+ Cố gắng tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ
BĐKH trong khi tiến hành đánh giá tổng quan chính sách, và cam kết giảm thiểu
mâu thuẫn giữa các chính sách BĐKH và các chính sách khác.
Nhƣ vậy, lồng ghép BĐKH vào Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển
KT-XH là một phƣơng pháp tiếp cận nh m đạt đƣợc các biện pháp ứng phó với
BĐKH thông qua sự tích hợp các chính sách và biện pháp này trong các kế hoạch
phát triển KT-XH các cấp, nh m đảm bảo ổn định trong các hoạt động đầu tƣ và
giảm tính dễ bị tổn thƣơng của các l nh vực KT-XH do tác động của BĐKH.
Lồng ghép vấn đề BĐKH do đó có thể đảm bảo r ng, các chƣơng trình phát
triển chính sách không làm tăng rủi ro trƣớc những thay đổi về khí hậu ở hiện tại và
tƣơng lai.
Lồng ghép các chính sách BĐKH theo chiều ngang và theo chiều dọc thông
qua một loạt các cấp quản lý. Các chiều tích hợp đƣợc thể hiện trong Hình 1.1.


×