Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số lưu ý khi làm dự toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.94 KB, 3 trang )

Một số khái niệm cơ bản cần nắm vững khi lập dự toán
Trước khi đi vào bóc tách khối lượng dự toán chúng ta cần phải nắm chắc một số khái
niệm cơ bản sau đây.
1. Bảng tiên lượng Là bảng liệt kê các công tác phải cần thiết để hoàn thành một công
trình xây dựng. Dựa vào bản vẽ thiết kế, người dùng sẽ chọn đơn giá phù hợp (xây
dựng, lắp đặt, sửa chữa, điện, viễn thông..) để tra cứu công tác cần thực hiện (công tác
đất, công tác xây, công tác bê tông..). Trong mỗi bảng tiên lượng thì các hạng mục.
Trong hạng mục thì có các công tác.
2. Hạng mục:
Trong một dự án xây dựng, tùy thuộc vào tính chất và quy mô dự án, phương pháp chia
gói thầu của chủ đầu tư và công trình có thể có 1 hạng mục hoặc nhiều hạng mục.
Quan sát bản vẽ mặt bằng dưới đây

Dự án trên có thể phân thành các hạng mục như: Nhà làm việc A, Hội trường, Gara,
Nhà bảo vệ + tường rào rồi có thể mời một hay nhiều nhà thầu để tham gia các hạng
mục trên hoặc nếu đây là một gói thầu có thể chia thành hạng mục móng, xây thô,
hoàn thiện, điện nước..
Tùy vào quan điểm của chủ đầu tư, tính chất công việc mà có thể chia dự án thành các
hạng mục nhỏ. Khi lập dự toán, mỗi hạng mục phải có các báo cáo riêng như bản Tổng
hợp kinh phí hạng mục, bảng THVT, bảng chiết tính dự thầu..)


3. Công tác. Là đơn vị cấu thành nên bảng tiên lượng. Có 2 loại công tác
Công tác có sẵn trong đơn giá: là công tác đã được định nghĩa sẵn với đầy đủ
thành phần là mã hiệu, tên, đơn vị tính, đơn giá vật liệu, nhân công, máy và kèm với nó
là định mức hao phí đã được định Nhà nước ban hành. ví dụ trong đơn giá 56/2008 của
Hà nội có mã hiệu công tác bê tông Mã hiệu
: AF.11111 Tên công tác : Bê tông
móng đá 4×6, đổ thủ công, chiều rộng móng <250 cm, BT mác 200 Đơn vị tính
:
m3






Công tác tạm tính: là công tác mới do phát sinh vật tư mới, công nghệ thi công
mới mà các bộ đơn giá, định mức chưa kịp bổ sung. Công tác tạm tính do người dùng
tự đặt mã, tên và thành phần hao phí Mã hiệu
: TT Tên công tác : Sản xuất
cửa nhôm kính Đài Loan kt 2400×1200, nhôm loại 1 Đơn vị tính
: m2
4. Đơn giá
Đơn giá hay đơn giá xây dựng cơ bản là tài liệu tra cứu do địa phương ban hành dựa
vào định mức do nhà nước ban hành. Đơn giá được phân thành chương mục, trong
mỗi mục lại có các công tác. Mỗi công tác lại có mã hiệu, tên, đơn vị đơn giá vật liệu,
nhân công, máy. Khi lập dự toán, người lập phải tra cứu đơn giá để chọn các công tác
phù hợp với yêu cầu công việc để đưa vào bảng tiên lượng.
Dựa vào đặc điểm công tác trong mỗi cuốn đơn giá mà người ta phân thành Đơn giá
xây dựng, đơn giá lắp đặt, đơn giá khảo sát, đơn giá sửa chữa…
Ví dụ: Hà nội có đơn giá 56/2008 ban hành theo quyết định số 56 ngày 22/12/2008 của
UBND TP Hà nội. Quyết định có 3 phần là xây dựng, lắp đặt, khảo sát….
5. Định mức
Định mức là tài liệu do nhà nước ban hành: Định mức quy định thành phần hao phí cho
mỗi công tác.
Ví dụ: Mã hiệu AF.11112 – Bê tông móng đá 4×6, đổ thủ công, chiều rộng móng <250
cm, BT mác 200 có thành phần hao phí:







Vữa
Nhân công 3,5/7
Máy đầm bàn 1w
Máy trộn bê tông 250 lít

– 1.05
m3
– 1,42
công
– 0,089
ca
– 0,095
ca

Riêng đối với công tác xây, công tác bê tông, công tác trát thì vật liệu trong định mức là
m3 bê tông hoặc m3 vữa, muốn phân tích chi tiết vật tư thì cần thông qua phụ lục vữa
để.
6.Phụ lục vữa
Là định vật tư cần để sản xuất ra 1m3 vữa. Vữa phân biệt theo độ sụt, theo cốt liệu (đá
2×4, đá 2×6, xi măng, phụ gia vv.). Mác vữa chủ yếu do cốt liệu, tỷ lệ trộn quy định.
7. Giá vật liệu, nhân công, máy
Giá vật tư: là để mua được một đơn vị hao phí (vật liệu, nhân công, máy) trên thị
trường ở vùng nào đó vào thời điểm nào đó. khi xác định giá người ta phải xác định là
giá mua ở đâu và vào thời gian nào?
Giá: khi nói đến giá (khác với đơn giá), người ta thường phân biệt là gốc, giá TB, giá
hiện trường.


Giá gốc: là giá được dùng để tính ra đơn giá xây dựng của một tỉnh nào đó. Khi

làm dự toán người ta thường gọi trùng tên với đơn giá vd Đơn giá 56 ban hành quý 4
năm 2008. Giá trong đơn giá là giá vật tư ứng với thời điểm ban hành đó. Vì vậy khi gọi






giá gốc thì hiểu là giá dùng để tính ra quyển đơn gía của địa phương nào đó. Mỗi
quyển đơn giá của mỗi địa phương đều có giá gốc khách nhau
Giá thông báo: Giá vật tư luôn biến động theo thời gian, vì vậy để bù sự thay
đổi này khi lập dự toán trên bộ đơn giá đã ban hành, hàng tháng hoặc quý ở mỗi địa
phương có ban hành một thông báo giá tính từ thời điểm ban hành đến thời điểm banh
hành thông báo tiếp theo. Nguời lập dự toán thường gọi là giá tháng (hay giá quý).
Giá hiện trường: Giá thông báo thường chỉ là giá ở Trung tâm Thị trấn, thị xã,
tỉnh trong khi đó công trình xây dựng lại ở rải rác ở nhiều nơi khác nhau, vì vậy giá vật
tư ở đó sẽ bằng giá ở nơi mua cộng thêm chi phí vận chuyển. Vì vậy giá vật tư xác định
ở chân công trình (còn gọi là giá hiện trường) = Giá thông báo + cước vận chuyển.
Khi lập dự toán, người lập dự toán phải xác định được giá hiện trường (giá TB + chi phí
vận chuyển) để lắp vào chương trình tính chênh lệch vật tư.
8. Cước vận chuyển Là chi phí cần thiết để vận chuyển vật liệu từ nơi mua đến địa
điểm xây dựng. Tùy thuộc vào cung đường vận chuyển mà hình thức vận chuyển sẽ là
thủ công hay cơ giới (ôtô, tầu thủy, tàu hỏa..)
Khi tính cước vận chuyển, người lập dự toán phải căn cứ vào các bảng cước vận tải do
Nhà nước hoặc địa phương ban hành áp dụng trên địa bàn tỉnh lập dự toán
9. Bù giá nhiên liệu
Khi ban hành bảng giá ca máy (dùng để tính ra đơn giá ca máy) người ta dựa vào giá
nhiên liệu (vật tư) trên thị trường ở thời điểm đó để tính. Theo thời gian giá này bị thay
đổi (lên hoặc xuống). Để xác định lại giá ca máy thi công, người ta đưa ra phương pháp
tính bù giá nhiên liệu (bù giá ca máy để tính ra giá ca máy hiện trường.

Như vậy bù giá nhiên liệu là lượng chi phí tăng thêm khi có sự biến động về giá nhiên
liệu trên thị trường. Cũng giốn như vật liệu, giá ca máy cũng có khái niêm giá ca máy
hiện trường (hoặc thông báo). Giá ca máy hiện trường = Giá ca máy gốc + bù giá nhiên
liệu
Bù giá nhiên liệu = (giá nhiên liệu TB – giá nhiên liệu gốc) X Hao phí nhiên liệu.
Hiện nay việc tính bù giá ca máy dựa vào định mức ca máy theo TT06/2005 do Bộ xây
dựng ban hành. Các trường hợp khác do bộ, nghành, hay tổng công ty quy định.



×