Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tiết TCBS5 ôn tập kiểm tra lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.07 KB, 2 trang )

Ngày soạn: 22/09/2016

TC Tiết 5:

BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 45P LẦN 1

I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập
2.Kĩ năng: Viết phương trình điện li, ion thu gọn, tính pH dung dịch .
3.Thái độ: Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực tính toán hóa học;
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập để ôn tập. Câu hỏi trác nghiệm trong
một số đề thi THPT quốc gia.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài củ, hoàn thành hệ thống bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, sử dụng bài tập.
- Hoạt động cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Hoạt động khởi động, tạo tình huống:
Yêu cầu 1 hs trả lời câu hỏi: ĐIều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?
Làm thế nào tính pH của một dung dịch?
2. Hoạt động hình thàn kiến thức.
Hoạt động 1. Ôn tập lí thuyết
GV hệ thống kiến thức qua một số câu hỏi lí thuyết:
- giá trị tích số ion của nước? Ý nghĩa?
- pH là gì? Công thức tính pH?
- điều kiện ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?


Hs trả lời, hi chép hệ thống hóa kiến thức cần nhớ.
Hoạt động 2. Bài tập tự luận
GV đã giao BT cho hs, yêu cầu một số em hs lên trình bày, gv chốt lại kiến thức, cho điểm.
Câu 1. Viết phương trình điện li các chất sau:
a. HClO, CH3COOH, H2SO4, Ba(OH)2
b. Na2SO4, NaHCO3, KHSO4, NaHS
c. Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2
Câu 2. Hoàn thành phương trình phản ứng, viết phương trình ion thu gọn (nếu có)
a/ BaCl2 + H2SO4;
b/ Na2CO3 + HCl;
c/ NaOH + H2SO4;
d/ Ba(OH)2 + H2SO4
e/ MgCO3 + ? → MgCl2 + ?.
f/ Fe2(SO4)3 + ? → K2SO4 + ?.
Câu 3. Tính pH cúa dung dịch sau:
a/ dd H2SO4 0,0005M ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
b/ Lấy 10 ml dd HBr 1M pha loãng thành 100ml dd.
c/ Dd KOH 0,01M.
Câu 4. Trộn 100 ml dd HCl 1,2 M với 100ml dd Ca(OH)2 0,5M được dd D. Tính pH của dd D? (Coi
Ca(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Câu 5. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và
HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là.

3. Hoạt động luyện tập: tiến hành trong các dạng bài tập trắc nghiệm sau
Câu 1:Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:
A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2 . B. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3.
C. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.
D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.
Câu 4cd11:Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được
dung dịch Y có pH =11,0. Giá trịcủa a là

4. Hoạt động vận dụng và mở rộng: Làm một số bài tập nâng cao
1


Câu 1cd07 :Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl–và y mol SO42–. Tổng khối lượng
các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trịcủa x và y lần lượt là (Cho O = 16; S = 32; Cl= 35,5; K
= 39; Cu = 64)
A. 0,03 và 0,02. B. 0,05 và 0,01. C. 0,01 và 0,03. D. 0,02 và 0,05.
Câu 2cd07:Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2
(ở đktc). Thểtích dung dịch axit H2SO42M cần dùng đểtrung hoà dung dịch X là
A. 150ml. B. 60ml. C. 75ml. D. 30ml.
Câu 3cd07:Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525
gam chất tan. Nồng độmol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5;
K = 39)
A. 1M. B. 0,25M. C. 0,75M. D. 0,5M.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
1. Hướng dẫn HS học bài củ: Ôn tập lại hệ thống kiến thức chương 1.
2. HD học sinh chuẩn bị bài mới: chuẩn bị kiểm tra 1 tiết lần 1.

2



×