Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 108 trang )

t

H

NGUYN THậ ANH TH

u

Bĩ GIAẽO DUC VAè AèO TAO
AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T


n

g



i

h

cK

in

h

AẽNH GIAẽ HIU QUA KINH T SAN
XUT


THANH LONG RUĩT O TAI HUYN
HặẽNG HOẽA,
TẩNH QUANG TRậ

Tr

LUN VN THAC Sẫ KHOA HOĩC KINH
T

HU, 2016

Bĩ GIAẽO DUC VAè AèO TAO
AI HOĩC HU


TRặèNG AI HOĩC KINH T

u

NGUYN THậ ANH TH

h

cK

in

h

t


H

AẽNH GIAẽ HIU QUA KINH T SAN
XUT
THANH LONG RUĩT O TAI HUYN
HặẽNG HOẽA,
TẩNH QUANG TRậ

g



i

CHUYN NGAèNH : QUAN LYẽ KINH T
MAẻ S
: 60 34 04 10

Tr


n

LUN VN THAC Sẫ KHOA HOĩC KINH
T
NGặèI HặẽNG DN KHOA HOĩC: PGS.TS. TRệN HặẻU
TUN

HU, 2016



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu
khoa học này là độc lập và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin
cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

H

uế

Tác giả luận văn

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in


h

tế

Nguyễn Thị Anh Thơ

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hữu Tuấn đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và
quý thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ
và tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

uế

thành luận văn thạc sĩ.

H

Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa tạo điều

tế

kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và
hoàn thành luận văn thạc sĩ.


in

h

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm,

cK

giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả

Đ

ại

họ

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2016

Tr

ườ
n

g

Nguyễn Thị Anh Thơ


ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ ANH THƠ
Chuyên ngành

: QUẢN LÝ KINH TẾ

Niên khóa: 2014 - 2016

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.TRẦN HỮU TUẤN
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”

uế

1. Tính cấp thiết của đề tài

H

Mặc dù thị trường trái cây nhiệt đới đang mang lại những lợi nhuận to lớn
trong tổng giá trị tạo ra cho nền kinh tế, nhưng nhóm hàng nông sản này vẫn chưa

tế

được quan tâm đầu tư đúng mức. Một trong những loại trái cây mang lại giá trị đầu

h


ra lớn nhất là Thanh long ruột đỏ. Tuy nhiên, loại nông sản này chỉ mới được tập

in

trung sản xuất chuyên nghiệp ở phạm vi hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

cK

Huyện miền núi Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị là một trong những nơi hội tụ
đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, rất thích hợp để tập trung phát triển.

họ

Tiềm năng cho dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ là tương đối lớn, tuy
nhiên, bước đầu thử thách ở một mặt hàng nông sản còn mới khiến cho các hộ trồng

ại

trọt ở huyện Hướng Hóa gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tổ

Đ

chức phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, chưa tối ưu được hiệu quả kinh
tế. Tôi quyết định đi sâu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh

ườ
n

g


long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu.

Tr

- Phương pháp thống kê mô tả và các phương pháp khác.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất thanh
long ruột đỏ.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại Hướng Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột
đỏ tại địa bàn nghiên cứu cho thời gian tới.

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii

uế

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x


H

PHẦN 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1

tế

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1

h

2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2

in

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................2

cK

4.Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
5.Hạn chế của đề tài nghiên cứu .................................................................................4

họ

6.Cấu trúc luận văn .....................................................................................................4
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................5

ại

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...5


Đ

1.1.Cơ sở lý luận về thanh long ruột đỏ .................................................................................. 5

g

1.1.1.Giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ.............................................................................. 5

ườ
n

1.1.2.Đặc điểm phát triển chung .................................................................................7
1.1.3.Giá trị dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ .........................................................8

Tr

1.1.4.Kĩ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ ................................................................9
1.1.5.Bảo vệ thực vật.................................................................................................14
1.2.Cơ sở lý luận về kinh tế nông hộ ........................................................................16
1.2.1.Khái niệm về kinh tế nông hộ ..........................................................................16
1.2.2.Đặc trưng của kinh tế nông hộ .........................................................................17
1.2.3.Vai trò của kinh tế nông hộ ..............................................................................18
1.3. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế.......................................................................18
1.3.1.Khái niệm hiệu quả kinh tế ..............................................................................18

iv


1.3.2.Bản chất của hiệu quả kinh tế ..........................................................................19
1.3.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế ......................................................21

1.4. Cơ sở thực tiễn về tình hình sản xuất, phân phối thanh long ruột đỏ Việt Nam........29
1.4.1. Tình hình sản xuất.........................................................................................................29
1.4.2.Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ................................................................34
1.4.3.Kinh nghiệm nâng cao gia tăng hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất thanh
long ruột đỏ tại các địa phương..............................................................................................36

uế

1.5.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ...........................................................................................38

H

1.5.1.Chỉ tiêu phản ánh kết quả..............................................................................................38

tế

1.5.2.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả............................................................................................39
1.5.3.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong dài hạn.........................................................41

in

h

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THANH LONG
RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................44

cK

2.1.Tình trạng cơ bản của địa bàn nghiên cứu ..........................................................44
2.1.1.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................44


họ

2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................46

ại

2.2. Thực trạng sản xuất thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa............................53

Đ

2.2.1.Tính thích ứng của cây thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa...................53
2.2.2.Tình hình sản xuất mô hình thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa....................54

ườ
n

g

2.3.Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng
Hóa............................................................................................................................................57
2.3.1.Tình hình cơ bản của hộ điều tra ..................................................................................57

Tr

2.3.2.Đánh giá chi phí sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ........................................62
2.3.3.Đánh giá kết quả sản xuất thanh long ruột đỏ của nông hộ .......................................67
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ trong ngắn hạn ..................68
2.3.5.Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ dựa trên các chỉ tiêu dài hạn
...................................................................................................................................................70

2.4. Đánh giá mức ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nhóm đối tượng khác
nhau trong sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa .................................74

v


2.4.1.Nhóm theo quy mô diện tích đất canh tác........................................................74
2.4.2.Nhóm theo số lượng tham gia sản xuất là lao động gia đình...........................75
2.4.3.Nhóm theo trình độ học vấn .........................................................................................75
2.4.4. Nhóm theo kinh nghiệm sản xuất................................................................................76
2.4.5.Nhóm theo giới tính chủ hộ ..........................................................................................77
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ Ở HUYỆN HƯỚNG HÓA, QUẢNG TRỊ..79

uế

3.1. Định hướng phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa........79

H

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa,

tế

tỉnh Quảng Trị..........................................................................................................................80
3.2.1.Giải pháp về cơ sở hạ tầng ............................................................................................80

in

h


3.2.2. Gỉải pháp về nguồn vốn và tín dụng ...........................................................................81
3.2.3. Giải pháp về kĩ thuật.....................................................................................................82

cK

3.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông............................................................................83
3.2.5. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ .................84

họ

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................87

ại

1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................87

Đ

2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................88
2.1. Đối với Nhà nước.............................................................................................................88

ườ
n

g

2.2.Đối với chính quyền huyện Hướng Hóa.........................................................................89
2.3.Đối với các nông hộ trực tiếp sản xuất............................................................................89


Tr

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................90

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT

: CÔNG NGHIỆP

NN

: NÔNG NGHIỆP

ĐVT

: ĐƠN VỊ TÍNH

TRĐ

: TRIỆU ĐỒNG

SX

: SẢN XUẤT

Tr

ườ

n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

CN

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1:


Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long ruột đỏ (100gr thịt quả) .....8

Bảng 1.2:

Diện tích và sản lượng thanh long của Việt Nam, năm 2015 ...............30

Bảng 1.3:

Diện tích và sản lượng thanh long ruột đỏ Việt Nam, 2007 - 2015 ......33

Bảng 1.4:

Tỷ suất lợi nhuận toàn chuỗi theo kênh thị trường................................36

Bảng 2.1:

Dân số trung bình huyện Hướng Hóa, xã Tân Hợp, xã Tân Long giai

uế

đoạn 2010 – 2015 ..................................................................................46
Dân số và lao động huyện Hướng Hóa giai đoạn 2010 – 2015.............47

Bảng 2.3:

Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Hướng Hóa...........................49

Bảng 2.4:


Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu ................................................51

Bảng 2.5:

Điều kiện thích hợp trồng thanh long ruột đỏ .......................................54

Bảng 2.6:

Diện tích, sản lượng và năng suất thanh long ruột đỏ của huyện Hướng

in

h

tế

H

Bảng 2.2:

cK

Hóa, giai đoạn 2012 - 2015 ...................................................................55
Thông tin về giá của thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, 2015 ..57

Bảng 2.8:

Đặc điểm về lao động của hộ điều tra ...................................................58

Bảng 2.9:


Diện tích trồng thanh long ruột đỏ của nông hộ ở huyện Hướng Hóa ..60

ại

họ

Bảng 2.7:

Đ

Bảng 2.10: Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng thanh long ruột đỏ
của nông hộ thời kì xây dựng cơ bản (năm đầu tiên) ............................63

ườ
n

g

Bảng 2.11: Các khoản mục chi phí bình quân trên 1 ha đất trồng thanh long ruột đỏ
của nông hộ thời kì kinh doanh (từ năm thứ 2) .....................................66

Bảng 2.12: Kết quả SX thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa bình quân năm ...68

Tr

Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế trong ngắn hạn của sản xuất thanh long ruột đỏ tại
huyện Hướng Hóa bình quân năm.........................................................69

Bảng 2.14: Chi phí bình quân 1ha trong vòng đời 15 năm của thanh long ruột đỏ.71

Bảng 2.15: Hiện giá các dòng tiền trong chu kì 15 năm, suất chiết khấu 8,50% ....72
Bảng 2.16: Kết quả phân tich độ nhạy khi lãi suất chiết khấu thay đổi...................73
Bảng 2.17: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm quy mô diện tích đất canh tác............74
Bảng 2.18: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm số lượng lao động gia đình ................75
viii


Bảng 2.19: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm trình độ học vấn của chủ hộ ..............76
Bảng 2.20: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm kinh nghiệm sản xuất.........................76
Bảng 2.21: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm nghề nghiệp của chủ hộ .....................77

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h


tế

H

uế

Bảng 2.22: Hiệu quả kinh tế giữa các nhóm giới tính chủ hộ..................................77

ix


DANH MỤC HÌNH

Các khu vực sản xuất thanh long trên thế giới ........................................5

Hình 1.2

Phát triển trồng thanh long ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 ............31

Hình 1.3

Xuất khẩu thanh long ở Việt Nam.........................................................34

Hình 1.4

Tỉ trọng thanh long trong xuất khẩu hoa quả tươi của Việt Nam, 201235

Hình 1.5

Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam, năm 2013.....................35


Hình 2.1

Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa ..................................................44

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế


Hình 1.1

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với gần hai phần ba lực lượng lao động được phân bổ trong ngành sản xuất
nông nghiệp, Việt Nam hiện nay vẫn được xem là nước có nền sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong
các mặt hàng nông sản, mặc dù thị trường trái cây nhiệt đới đang mang lại những

uế

lợi nhuận to lớn trong tổng giá trị tạo ra cho nền kinh tế, thế nhưng nhóm hàng nông

H

sản này vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và ưu tiêu phát triển cao. Một
trong những loại trái cây mang lại giá trị đầu ra lớn nhất là trái Thanh long ruột đỏ -

tế

loại trái cây tuy chỉ mới được đầu tư phát triển trong vòng chưa đến 10 năm trở lại

h

đây nhưng đã mang lại những kết quả tích cực cho người trồng và doanh nghiệp sản

in


xuất trong nước. “Năm 2013, sản lượng xuất khẩu thanh long chiếm tỉ trọng cao

cK

nhất trong tổng giá trị trái cây nhiệt đới xuất khẩu với 61,4%; trong đó Thanh long
ruột đỏ chiếm ¼ tổng sản lượng xuất khẩu (tỉ lệ xuất khẩu đạt 80% tổng sản lượng

họ

thu hoạch được); [8]”. Qua đó, có thể thấy nhu cầu thị trường trong nước và xuất
khẩu cho mặt hàng trái cây này là rất lớn và giàu tiềm năng; lượng nông sản thu

ại

hoạch được chưa đủ cung cấp thị trường tiêu thụ trong nước, giá trị xuất khẩu chưa

Đ

đạt tới mức tổng giá trị kì vọng của thị trường.

g

Xét về mặt hàng nông sản Thanh long ruột đỏ, đây là loại cây thích hợp với

ườ
n

nhiều loại đất, trong đó phát triển tốt hơn cả là ở vùng đất đỏ ba dan. So với cây
thanh long ruột trắng, thanh long ruột đỏ dễ trồng hơn, ít sâu bệnh, thời gian ra hoa


Tr

dài hơn và sớm hơn 2 - 3 tháng, tận dụng được lợi thế về mùa vụ nên dễ bán được
giá thành cao hơn; thêm vào đó, giá trị dinh dưỡng lại cao gấp 3 - 4 lần thanh long
ruột trắng nên đang chiếm ưu thế về năng suất và giá trị kinh tế. Hiện nay, thanh
long nói chung được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.
Như vậy, mặc dù mang lại hiệu quả cao nhưng loại nông sản này chỉ mới được tập
trung sản xuất chuyên nghiệp ở phạm vi hẹp, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường
tiêu dùng; đặc biệt, phân khúc thị trường ở các tỉnh miền Trung, phía Bắc và các
nước lân cận giàu tiềm năng còn bỏ trống.

1


Huyện miền núi Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị là một trong những nơi hội tụ
đầy đủ các điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, rất thích hợp để tập trung phát triển
mặt hàng nông sản này. Mô hình đầu tiên trồng giống cây thanh long ruột đỏ thành
công tại huyện Hướng Hóa năm 2012. Hiện nay, thanh long ruột đỏ rất được người
tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy, sản phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu của
người dân trong vùng.
Tiềm năng cho dòng sản phẩm thanh long ruột đỏ là tương đối lớn, lợi nhuận

uế

mang lại khả quan, tuy nhiên, bước đầu thử thách ở một mặt hàng nông sản còn mới

H

khiến cho các hộ trồng trọt ở huyện Hướng Hóa gặp không ít khó khăn trong quá


tế

trình sản xuất cũng như tổ chức phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, hệ
thống thông tin thị trường còn nhiều khiếm khuyết, dẫn đến chưa tối ưu được hiệu

in

h

quả kinh tế. Tôi quyết định đi sâu thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

cK

xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài thạc sĩ.

họ

Trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện

ại

Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời

Đ

gian đến.

2.2. Mục tiêu cụ thể

ườ
n

g

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất thanh
long ruột đỏ.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng

Tr

Hóa, tỉnh Quảng Trị; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc
sản xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thanh
long ruột đỏ tại địa bàn nghiên cứu cho thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề liên quan tới hiệu quả kinh tế sản
xuất thanh long ruột đỏ tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

2


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Nghiên cứu 70 nông hộ đang phát triển thanh long ruột đỏ
với diện tích từ 0,1 ha trở lên, tập trung ở hai xã Tân Hợp và Tân Long của huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
+ Thời gian: Đánh giá thực trạng thời kì 2012 – 2015 và đề xuất giải pháp

trong thời gian đến.
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

uế

4. Phương pháp nghiên cứu

H

- Số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu được cung cấp bởi Cục Thống kê tỉnh
Quảng Trị và Chi cục thống kê huyện Hướng Hóa. Thông qua nguồn dữ liệu này để

tế

có được những thông tin tổng quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và tình hình phát

h

triển mặt hàng thanh long ruột đỏ trong những năm qua.

in

- Số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp 70 nông hộ theo bảng hỏi được

cK

thiết kế sẵn. Việc khảo sát thông qua bảng hỏi nhằm mục đích có được thông tin về
đặc điểm nhân khẩu học của mỗi hộ, chi phí đầu tư, diện tích trồng trọt, sản lượng

họ


thu hoạch, doanh thu và lợi nhuận đạt được, thuận lợi và khó khăn trong quá trình
triển khai; đồng thời, có những đánh giá sơ bộ từ phía các nông hộ về năng suất và

Đ

đã/đang phát triển.

ại

hiệu quả kinh tế mang lại của thanh long ruột đỏ so với các loại nông sản họ

g

4.2. Phương pháp thống kê mô tả

ườ
n

- Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, tiến hành tính toán các mức chỉ tiêu
như giá trị trung bình, tổng giá trị, tỉ lệ thay đổi,…

Tr

4.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp hạch toán kinh tế: dùng để tính toán kết quả và hiệu quả kinh

tế của mô hình mang lại.
- Phương pháp hiện giá: hiện giá lợi ích/chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế
dài hạn.

- Phương pháp phân tích phân tổ thống kê để thấy được tác động của mỗi
nhóm đối tượng tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả kinh tế mang lại.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo và các phương pháp khác.

3


4.4. Công cụ xử lí và phân tích
Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm xử lí số liệu SPSS và EXCEL.
5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
- Số lượng mẫu còn hạn chế: Thanh long ruột đỏ là loại nông sản còn khá
mới lạ với nông dân vùng đồi núi huyện Hướng Hóa, do đó, hiện tại chỉ có xấp xỉ
100 hộ tham gia phát triển loại nông sản mới này, trong đó có 70 hộ có diện tích
canh tác từ 0,1 ha trở lên, số còn lại có diện tích không đáng kể.

uế

- Tính chính xác về số liệu khảo sát: Địa bàn nghiên cứu là các xã vùng núi,

H

tập trung các hộ nông dân với trình độ học vấn còn hạn chế, người dân chưa đưa ra

tế

được những con số chính xác về chi phí đầu tư, doanh thu, lợi nhuận… của mô hình
trong quá trình khảo sát, phỏng vấn thu thập số liệu.

in


h

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn bao gồm

cK

03 chương:

Chương I. Cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế sản xuất thanh long ruột đỏ

ại

Hướng Hóa, Quảng Trị

họ

Chương II. Đánh giá hiệu quả kinh tế phát triển thanh long ruột đỏ ở huyện

Đ

Chương III. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

Tr

ườ
n

g


thanh long ruột đỏ ở huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

4


PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về thanh long ruột đỏ
1.1.1. Giới thiệu về cây thanh long ruột đỏ
Thanh long nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), có nguồn gốc từ các vùng sa mạc thuộc Mexico, các nước Trung và

uế

Nam Mỹ, nay được trồng ở các nước khu vực châu Á như Việt Nam, Malaysia,

H

Thái Lan, Phillipines, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan. Thanh long có nhiều loại,

tế

nhưng trồng làm thương phẩm chủ yếu là loài Hyclocereus Undatus – đây cũng

Tr

ườ
n


g

Đ

ại

họ

cK

in

h

chính là giống thanh long đang được trồng ở Việt Nam.

Hình 1.1 Các khu vực sản xuất thanh long trên thế giới
Nguồn: Ramiro Lobo, Gary Bender, Gara Tanizaky; 2013

Thanh long thích hợp vùng khí hậu nhiệt đới, có thể thích nghi với các loại
đất khác nhau; thêm vào đó, thanh long hiện rất được thị trường quan tâm vì là loại
quả có lượng protein, chất béo cao, giàu chất chống oxi hóa, vitamin và khoáng
chất; được cho là loại thực phẩm tốt cho tim mạch, có khả năng làm giảm
cholesterol, cao huyết áp, kiểm soát đường huyết, ung thư, khử chất độc như kim

5


loại nặng, chống viêm khớp, hen suyễn và giúp giảm cân. Chính vì những lí do này
mà thanh long đã được phát triển thành thương phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Vùng Trung Mỹ, Nicaragua sản xuất thanh long ruột đỏ xuất khẩu sang Mỹ,
Canada, châu Âu và Nhật. Guatemala, El Salvador, Honduras, Costa Rica sản xuất
thanh long quy mô nhỏ, trong sân vườn. Colombia hàng đầu sản xuất loại thanh
long vàng. Ecuador sản xuất cả hai loại thanh long vàng và loại ruột đỏ. Israel cũng
được xem là nơi sản xuất thanh long để xuất sang các nước châu Âu. Việt Nam là

uế

nơi sản xuất chủ yếu thanh long vỏ đỏ/vỏ hồng, ruột trắng/ruột đỏ, tập trung chủ

H

yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Đứng trên góc nhìn kinh tế, quả thanh long thường được ăn tươi hoặc có thể

tế

chế biến thành đa dạng sản phẩm như nước ép, nước uống lên men, mứt, siro, kem,

h

yogurt, thạch, kẹo, bánh, sấy khô ăn liền, dùng tạo màu trong thực phẩm…; nụ hoa có

in

thể dùng như một loại rau để nấu canh, làm món rau trộn hay sử dụng như một loại

cK


trà. Vì thế trồng thanh long thương phẩm nếu được phát triển song hành với công
nghiệp chế biến có thể hình thành nền “công nghiệp thanh long” như xu hướng phát

họ

triển chế biến thanh long mà một số nước đang áp dụng (ở khu vực Đông Nam Á
hiện có Malaysia). Trong một số năm trở lại đây, thanh long ruột đỏ được nhắc đến

ại

nhiều với hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần các loại thanh

Đ

long khác. Một số nước với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp đã nắm bắt

g

được điều này và bắt đầu triển khai phát triển mặt hàng nông sản giàu tiềm năng đó.

ườ
n

Tuy nhiên, theo những thống kê gần đây, nguồn cung của thanh long ruột đỏ vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường thế giới. Riêng ở Việt Nam, phần lớn nông

Tr

sản này sản xuất ra đều được đem xuất khẩu với giá trị cao; thiếu hụt nguồn cung lớn
cho thị trường trong nước; nông sản có chất lượng tốt, màu sắc bắt mắt nhưng chưa

đủ nguồn cung để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Như vậy, tính hiệu quả kinh tế của thanh long nói chung và thanh long ruột
đỏ nói riêng đã được kiểm nghiệm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng như một
số địa phương chuyên canh tại Việt Nam; thị trường rộng lớn, nhu cầu cao, việc
phát triển mô hình thanh long ruột đỏ là hoàn toàn có cơ sở.

6


1.1.2. Đặc điểm phát triển chung
- Thanh long ruột đỏ còn có tên gọi là thanh long Nữ Hoàng (tên khoa học là
Hylocereus) thuộc dòng H14, có xuất xứ từ Colombia. Thanh long ruột đỏ là loại
cây nông nghiệp nhiệt đới, thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới, chịu nhiệt giỏi, nên
trồng được ở một số vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50 – 550C, nhưng
không chịu được giá lạnh. Thân cành chứa hàm lượng nước lớn nên cây có thể chịu
được hạn trong thời gian dài. Chúng thích hợp khi trồng ở những nơi có cường độ

uế

ánh sáng mạnh. Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 300C và lượng mưa thích hợp nhất trung

H

bình từ 500 – 2.500 mm/năm. Thanh long không kén đất, đặc biệt thích hợp với các

tế

loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính
20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây hấp thụ dinh dưỡng, tầng canh tác từ


in

h

30 – 50 cm là tốt nhất và pH khoảng từ 5,5 – 6,5.

- Là loại cây nông nghiệp dài ngày với tuổi thọ trung bình từ 15 – 20 năm

cK

tuổi; trong khi đó, thời gian kiến thiết ban đầu chỉ mất tầm 8 – 10 tháng, sau năm
thứ nhất đã bắt đầu thu hoạch và mang lại nguồn thu nhập cho người trồng. Năng

họ

suất quả tươi bình quân cao khoảng 25 – 30 tấn/ha. Là cây chịu ảnh hưởng mạnh

Đ

ra quả vụ nghịch.

ại

của quang kì, vì vậy cây thanh long có thể dùng ánh sáng đèn để điều khiển cho cây

- Thanh long ruột đỏ là cây kinh tế - kĩ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luôn

ườ
n


g

học hỏi để nâng cao trình độ về kĩ thuật chăm sóc và phát triển cây, không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây. Quy trình chăm sóc không quá cầu kì, do đó, có
thể tận dụng nguồn lao động chủ yếu từ nguồn lao động gia đình, lao động thuê

Tr

ngoài chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ.
- Chất lượng trái thanh long ruột đỏ có thể tóm tắt như sau:
+Trái thanh long có độ lớn vừa phải, màu đỏ, tai trái màu xanh tươi có thể
ví như vảy rồng, trái có hình dáng rất đẹp, có vẻ linh thiêng dùng để thờ cúng,
chưng làm cảnh đẹp.
+Về chất lượng, trái thanh long có đặc điểm chung: nghèo năng lượng,
rất giàu kali, phospho, sorbitol, nhiều vi lượng. Thanh long là loại trái cây giàu

7


dinh dưỡng, có tác dụng chống lão hóa và rất phù hợp với người có tuổi và người
béo phì.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long ruột đỏ
(100gr thịt quả)
Thành phần

85,3

2

Năng lượng


Kcal

67,7

3

Protein

g

1,1

4

Chất bo

g

5

Cacbohydrates

g

6

Chất xơ

g


1,34

7

Canxi

Mg

10,2

8

Phospho

9

Natri

10

Magie

11

Kali

12

Sắt


13

Kẽm

14

Sorbitol

uế

%

H

Độ ẩm

Hàm lượng

0,57
11,2

Mg

27,5

Mg

8,9


Mg

38,9

Mg

27,2

Mg

3,37

Mg

0,35

Mg

32,7

Nguồn: Viện Công Nghệ Thực Phẩm Singapore

ườ
n

g

Đ

ại


họ

cK

in

h

1

Đơn vị

tế

STT

1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của thanh long ruột đỏ

Tr

Thanh long ruột đỏ có đặc tính hoàn toàn khác so với loại thanh long ruột

trắng thông thường ngoài thị trường hiện nay. Bên ngoài thanh long ruột đỏ có vỏ
cứng, màu đỏ đậm tươi sáng, bên trong màu đỏ thẩm như son, lạ mắt, với thành
phần dinh dưỡng gấp 2 – 3 lần thanh long ruột trắng. Với các chỉ số cao về vitamin
C, protid, vitamin A, glucid, lipit thì thanh long ruột đỏ mang lại giá trị dinh dưỡng
rất cao. Có thể kể đến một số công dụng nổi bật của thanh long ruột đỏ như sau:
- Làm đẹp da, chống lão hóa: Thanh long ruột đỏ là một trong những loại trái
cây có thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp.


8


Mỗi 100g thanh long ruột đỏ chỉ cung cấp 40kcalo vì trong thanh long thành phần
nước chiếm đến 87,6 %. Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da
mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da
có vẻ đẹp trẻ trẻ trung tươi mát.
- Tiêu hóa tốt: Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long ruột đỏ cũng
rất cao so với các loại trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan
(cellulose) và chất xơ hòa tan (pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm

uế

giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như: các chất béo, cholesterol, các độc

H

chất… làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da.

tế

- Giúp giảm béo: Thành phần của thanh long ruột đỏ hoàn toàn không chứa chất
béo, cùng với mức năng lượng thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện

in

h

tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

- Tốt cho tim, người mắc chứng tiểu đường: Lượng chất xơ cao trong thanh

cK

long tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thanh long còn có tác
dụng tuyệt vời trong việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt

họ

trong cơ thể. Thanh long là một nguồn tuyệt vời chất béo không bão hòa đơn, giúp

ại

cho trái tim được nghỉ ngơi trong trạng thái tốt.

Đ

- Bảo vệ tóc khi làm hóa chất: Nước trái cây thanh long là một dưỡng chất
tuyệt vời cho tóc nhuộm hoặc tóc đã qua xử lí hóa học. Nước ép thanh long giữ cho

ườ
n

g

các nang lông mở, giúp cho mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt.
- Chống ung thư: Thanh long ruột đỏ có chứa thành phần lớn Lycopene, là

một chất chống oxi hóa thiên nhiên, có thể chống ung thư, bệnh tim và làm giảm


Tr

huyết áp.

1.1.4. Kĩ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ
- Chuẩn bị đất: Đất cần phải được cày bừa kĩ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ
dại. Cày bừa, làm cỏ không kĩ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên
đất phèn là: cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu rọm,…
+ Đất cao: Phần lớn là đất xám bạc màu, nhiều cát. Có nơi khai thác tới sát
chân núi. Công việc chuẩn bị đất tương đối đơn giản: cắm cọc, đào lỗ xuống trụ.

9


Sau khi chôn xong trụ thì đào âm quanh trụ sâu độ 10 – 20 cm, đường kính 1,5 m,
bón lót phân chuồng rồi phủ lớp đất mặt lên sau đó đặt hom.
+ Đất thấp: Tạo mặt liếp, chiều cao mặt liếp so với mặt nước trong mương
độ 40 cm, để đề phòng trong mùa mưa nước có thể dâng cao ngang mặt liếp, nhất là
ở những nơi thấp thì cần phải làm thêm mực nước trước khi xuống giống. Hễ bị
ngập nước một vài tuần, nhánh thanh long sẽ vàng, khi nước rút phải bón phân để
cây phục hồi lại nhưng như vậy năng suất sẽ không cao.

uế

- Mật độ - Khoảng cách và bố trí cây trồng: Trên liếp thanh long trồng xen

H

dứa, hoặc các loại rau như ớt, dưa hấu, cà, xen các loại rau như rau muống,


tế

cải…dưới mương nuôi cá. Nên trồng thanh long ở mật độ từ 700 – 1000 trụ/ha, ứng
với khoảng cách 3m x 3m. Thanh long là cây cần nhiều ánh sáng, trồng dày và thiếu

in

h

ánh sáng sẽ cho quả nhỏ.
- Chuẩn bị cây trụ:

cK

+ Cây thanh long cần bám vào cây trụ nên việc chọn lựa trụ và chuẩn bị là
công việc người lập vườn thanh long cần quan tâm trước tiên, chi phí về cây trụ

họ

chiếm tỉ lệ cao nhất trong số tiền đầu tư ban đầu.

ại

+ Cây trụ thường được chọn có đường kính trên 25 cm, dài 2,5 – 2,7 m, sau

Đ

khi chôn còn cao khoảng 2,0 m. Hiện nay, xu hướng của nông dân là hạ thấp trụ
xuống, nghĩa là sau khi chôn trụ xong còn cao trung bình từ 1,6 – 1,8 m, còn đường


ườ
n

g

kính sử dụng chỉ còn khoảng 15 cm. Nguyên nhân làm nông dân hạ thấp trụ và tận
dụng cây có đường kính nhỏ là vì các loại gỗ hiếm và đắt, ngoài ra trụ cao khiến
việc chăm sóc trở nên khó khăn và tốn nhiều công hơn. Trong khi đó, trụ thấp có

Tr

lợi: giảm được tiền đầu tư ban đầu, cành thanh long mau lên đến đầu trụ, chăm sóc
và thu hoạch dễ hơn; qua nhiều năm cắt tỉa các cành nhánh chồng chất trên đầu trụ
sẽ làm cây cao dần, việc dùng trụ thấp sẽ hãm bớt sự cao dần lên của cây. Nhưng hễ
trụ thấp quá thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống đất vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do
cành ngắn hơn. Việc trồng cây trụ cần tiến hành sớm, có thể trước thời vụ trồng một
tháng. Sau khi lấp đất, cây trụ phải thẳng đứng, không lệch ngọn. Trên đầu mỗi trụ
người ta đóng một cái khung bằng gỗ, một thanh ngang hay một vòng tròn,… cho

10


thanh long dễ bám để khi đi tới đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ đầu xuống nên trông
toàn tán cây có dạng một cái dù (hay dạng hình nấm).
- Thời vụ trồng: Cây thanh long có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng
vào mùa xuân và mùa thu.
- Bón lót và đặt hom:
+ Trên đất cao, trước khi đặt hom người ta làm âm xuống một khoảng
quanh trụ có cạnh độ 1,0 – 1,5 m, sâu 20 – 30 cm, rồi bón lót độ 10 kg phân chuồng


uế

+ 0,5 kg Super lân.

H

+ Trên đất thấp phải lên mô trước khi trồng, xới đất và rải phân quanh mô.

tế

+ Đặt từ 3 – 4 hom quanh cây chống (trụ), cần chú ý: Đặt hom cạn 0 – 5
cm để tránh thối gốc do đất ẩm. Đặt áp phần phẳng của hom vào mé trụ để sau này

in

h

hom ra rễ và bám nhanh vào trụ. Cột hom vào trụ để gió khỏi làm lung lay lúc đầu
vì rễ trên không chưa phát triển để bám vào cây trụ. Sau khi đặt hom, ở các vùng

cK

đất cao hễ đất khô và hết mưa thì cần tủ gốc để giữ ẩm,…
- Bón phân thúc hàng năm:

họ

+ Để cây ra hoa tự nhiên: hiện chưa có thí nghiệm về bón phân cho thanh

ại


long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo

Đ

tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Qua điều tra thu thập số liệu ở các
vườn có năng suất cao cho thấy có hai kiểu bón phân điển hình là Bón theo đợt (3

ườ
n

g

lần/năm) và Bón rải ra nhiều lần trong năm. Riêng phân chuồng thì chỉ cần bón 1
lần sau tỉa cành (tháng 11) và đây là loại phân quan trọng, nhất là đối với các loại
đất thiếu chất hữu cơ, giữ ẩm kém. Ở năm đầu, phân hóa học đạm, lân… và các

Tr

phân bón lá Chelax – Lay – O (hoặc các loại tương đương) được hòa vào nước và
tưới/phun lên cả thân cành để thúc cành mau leo lên đầu trụ. Các năm sau rải phân
quanh gốc rồi tưới nhẹ cho phân hòa tan và ngấm xuống đất.
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: chỉ kéo dài từ 1 đến 2 năm. Tổng lượng phân
bón thúc thường được áp dụng là 30 kg Ure + 20 kg NPK (16 – 16 – 8)/100
trụ/năm. Chia ra: sau trồng 15 – 20 ngày thúc 1/3 lượng phân; tháng 3 hoặc tháng 4
năm sau thúc 1/3 lượng phân; tháng 6 – 7 thúc nốt 1/3 lượng phân còn lại; cuối năm

11



thứ 1 bắt đầu bói trái. Một số nhà vườn đã chia phân bón làm nhiều lần như vậy
nâng cao được hiệu suất sử dụng phân của cây. Ngoài ra cần bổ sung các phân vi
lượng bằng cách phun hoặc tưới phân bón lá, như vậy cây con sẽ tăng trưởng thật
mạnh ở giai đoạn đầu và sẽ cho quả sớm. Lượng phân thực sự cây sử dụng ở giai
đoạn này rất khó định lượng vì phân bón cho cây trồng xen kẽ thanh long cũng
được sử dụng một phần.
+ Giai đoạn kinh doanh: năm thứ 3 trở đi năng suất đã khá ổn định, cần chú

uế

trọng tới K, một loại phân cần thiết để làm quả ngon ngọt và chắc hơn. Lượng phân

H

trung bình cho mỗi trụ như sau: phân chuồng 15 – 50 kg, phân lân (super lân) 0,5

tế

kg; ure 0,5 kg; NPK (16 – 16 – 8) 1,5 kg; KCl 0,5 kg, chia phân ra làm 3 lần. Sau ba
lần thúc thì bụi thanh long có 3 – 4 lớp cành và đợt nụ đầu tiên bắt đầu xuất hiện,

in

h

rồi lớp nụ này kế tiếp lớp nụ hoa, lớp quả này kế tiếp lớp quả kia, người làm vườn
quan sát sự ra hoa và năng suất mà bón bổ sung từng đợt NPK cho hết 2/5 còn lại

cK


bằng cách chia nhỏ lượng phân này rải làm nhiều đợt trong thời gian cây nuôi quả.

CHELAX – LAY – O.

họ

Ngoài ra, còn bổ sung các chất vi lượng bằng cách phun CHELAX – COMBI5,

ại

- Bón phân cho các vườn thanh long được xử lí ra hoa bằng đèn: Do kích

Đ

thích cây ra hoa và nuôi quả nhiều đợt trong năm và để cây bớt kiệt sức nên lượng

ườ
n

như sau:

g

phân bón và số lần bón đã phải tăng lên. Lượng phân bón trong năm cho mỗi trụ

+ Phân chuồng hoai: từ 15kg đến 50kg.
+ Phân NPK (16 – 16 – 8 hoặc 20 – 20 – 15) từ 1kg đến 3kg tùy tuổi cây

Tr


và sản lượng mà cây đã cho mùa trước.
+ Phân KCl từ 0,1kg tới 0,2kg (bón lúc nuôi quả).

- Tưới nước: Mặc dù thanh long chịu hạn giỏi, nhưng nắng hạn kéo dài sẽ
làm cây mất sức và làm giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước gồm:
Cành mới hình thành ít và phát triển rất chậm; Cành bị teo lại và chuyển sang màu
vàng; Tỉ lệ rụng hoa ở các đợt hoa đầu tiên cao > 80%; Quả nhỏ.

12


Tùy theo độ ẩm đất mà nhịp độ tưới thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần. Trồng thanh
long có xử lí ra hoa bằng đèn đều đã phải chủ động tưới nước vào mùa nắng,
thường tưới nước vào mùa nắng, thường tưới vào buổi sáng theo nhịp độ nêu trên.
Trên các chân đất phèn do đất thấp, thủy cấp gần mặt đất nên việc tưới nước
ít được chú ý hơn, một số hộ đã dùng bơm tưới bổ sung thấy có kết quả, trừ khi
nước phèn có độ pH quá thấp. Cũng cần lưu ý là các cây thuộc họ xương rồng
thường chịu được nắng hạn giỏi nhưng lại khá mẫn cảm với độ mặn, nên các vùng

uế

mùa nắng bị nhiễm mặn cần chú ý đến điều này.

H

- Tỉa cành: Năm thứ 2 tỉa nhẹ khi cần đến tạo tán hình cây dù. Tới cuối năm

tế

thứ 3 mỗi trụ có độ 100 cành, với lượng cành này phân bổ trên đầu trụ dày đặc. Một

số cành già đã cho trái trong những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho trái hoặc

in

h

cho trái nhỏ. Sự tỉa cành làm thông thoáng tán cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng
nuôi cành mới. Sau tỉa, cành non đâm ra mạnh hơn. Có 3 loại cắt tỉa, gồm tỉa đầu,

cK

tỉa lựa và tỉa sửa cành. Do nhu cầu tạo quả trái vụ, một số cành già trước đây
thường bị tỉa đi, nay được giữ lại để tạo cảm ứng ra hoa bằng thắp đèn.

họ

- Làm cỏ: trước mỗi đợt bón phân trên đất phèn nơi đất ẩm thường xuyên, có

ại

rất nhiều loại cỏ rất khó trị như cỏ tranh, cỏ ống, cỏ Paspalum,… vì vậy muốn bớt

Đ

cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kĩ vào mùa nắng trước
khi trồng, xen canh, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm,…

ườ
n


g

- Tủ gốc: vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm, nhất là ở các vùng có mùa khô kéo dài và
thiếu nước tưới. Dùng rơm, cỏ khô, xơ dừa,.. để tủ. Có thể tủ quanh gốc hay tủ toàn
bộ liếp. Ở những vùng có cỏ nhiều, giá nhân công đắt nên áp dụng phủ bạt như

Tr

trồng dưa hấu và trồng thơm đã làm.
- Xử lí ra hoa: đã có một số thí nghiệm cảm ưng thanh long ra hoa bằng hóa

chất (KNO3 và một số chất khác) bước đầu đã có kết quả. Hoa ra sớm hơn so với
các liếp trồng thanh long khác trong vùng từ 1 – 1,5 tháng. Tuy nhiên, chưa đạt
được cảm ứng ra hoa đồng loạt và mạnh như ở cây xoài, số hoa ra còn ít và rải rác.
Thanh long có quả sớm giá bán cao gấp 5 – 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm
gần đây, nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long ra hoa trái vụ.

13


×