Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.27 KB, 19 trang )

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
CHÀO ĐÓN QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH THÂN MẾN

TỔ: HÓA – SINH – THỂ DỤC
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 10
GIÁO VIÊN: LÊ ĐÌNH SƠN
NĂM HỌC: 2008 - 2009


BÀI 13:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
MỤC TIÊU BÀI:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Biết được ứng dụng công nghệ vi sinh trong
sản xuất phân bón.
- Biết được một số loại phân vi sinh vật dùng
trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cách sử
dụng chúng.
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất.


I. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh:
- Công nghệ vi sinh: Khai thác các hoạt động sống của
VSV để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ
con người.
- Nguyên lý:
+ Nhân giống chủng VSV đặc hiệu.
+ Trộn chung với chất nền.
- Quy trình sản xuất:
Phân lập và nhân các chủng VSV đặc hiệu.



Trộn đều các chủng VSV đặc hiệu với chất nền.

Phân VSV đặc hiệu.


Dây chuyền sản xuất phân bón
Dây chuyền trộn phân

Dây chuyền nghiền quặng

Dây chuyền đóng bao


MỘT SỐ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Nhà máy SX phân bón Nitragin ở Nga

Nhà máy SX phân bón Nitragin
ở Indonexia

Nhà máy SX phân bón Nitragin ở Na Uy


II. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng:
1. Phân vi sinh cố định đạm:

+ Khái niệm: Phân vi sinh cố định đạm là loại
phân bón chứa các nhóm vi sinh vật cố định
đạm.


+ Sản phẩm:
- Phân Nitragin
- Phân Azogin…


a. Phân Nitragin.
+ Khái niệm: Là loại phân vi sinh có chứa
vi sinh vật nốt sần cây họ đậu(Rizobium
bacteria).
PHÂN NITRAGIN DẠNG BỘT
+ Thành phần:
- Chất nền(than bùn).
- Các chất khoáng và vi lượng.
- Vi khuẩn Rizobium bacteria.

+ Sử dụng:
- Tẩm hạt trước khi gieo
tẩm rể trước khi trồng.
- Bón trực tiếp vào đất.


b. Azogin.
+Khái niệm: Là loai phân vi sinh có chứa vi sinh
vật cố định đạm sống hội sinh với cây lúa.
PHÂN AZOGIN DẠNG NƯỚC
+Thành phần:
- Chất nền(than bùn).
- Khoáng và vi lượng.
- Vi sinh vật cố định đạm
sống hội sinh với cây lúa.

+Sử dụng:
- Tẩm hạt trước khi gieo.
- Bón trực tiếp vào đất.


2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân.
+ Khái niệm: Là loại phân phân bón có
chứa các nhóm vi sinh vật chuyển hóa
PHÂN LÂN HỮU CƠ VI SINH
lân.
+ Sản phẩm:
- Phân Photphobacterin.
- Phân Lân hữu cơ
vi sinh.


a. Photphobacterin:
+ Là loại phân bón có chứa các vi sinh vật chuyển hóa
lân hữu cơ thành lân vô cơ.
+ Thành phần:
- Than bùn.
- Khoáng và vi lượng.
- Vi sinh vật chuyễn hóa
lân hữu cơ thành
lân vô cơ.
+ Sử dụng:
- Tẩm hạt, rễ trước khi
gieo trồng.
- Bón trực tiếp vào đất.



b. Phân lân hữu cơ vi sinh :

+ Khái niệm: Là lọai phân bón chứa các
vi sinh vật có khả năng chuyển hóa lân
khó tan thành dạng lân dễ tan.
+ Thành phần:
- Chất nền(than bùn).
- Bột photphorit
hoặc apatit.
- Khoáng và vi lượng.
- Vi sinh vật chuyển
hóa lân.


3. Phân vi sinh vât phân giải chất
hữu cơ:
+ Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các
loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
+ Thành phần:
- Chất nền(than bùn và xác thực vật).
- Khoáng và vi lượng.
- Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
+ Sử dụng:
- Bón trực tiếp vào đất.
- Làm chất độn khi ủ phân.


CÂU HỎI THẢO LUẬN
* Có nên sử dụng phân vi sinh vật

phân giải chất hữu cơ để tẩm hạt, rễ
trước khi gieo trồng không? Vì sao?
* Trả lời:
- Không
- Vì vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
sẽ làm thối hạt, thối rể.


Một số điểm cần chú ý khi sử dụng
phân vi sinh vật:
* Khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản
xuất và thời gian sử dụng được ghi
trên bao bì.
* Chế phẩm vi sinh vật là một vật lịêu
sống, nếu cất giữ trong điều kiện
nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có
ánh sáng chiếu vào trực tiếp thì một
số vi sinh vật bị chết.
* Nồng độ sử dụng :100 kg hạt giống
trộn với 1 kg phân vi sinh vật.


Giải thích thuật ngữ:
 Quan hệ cộng sinh:
Là quan hệ sống chung giữa hai sinh vật khác loài (VD:
vi sinh vật và cây họ đậu) trong đó cả hai bên đều có lợi,
mỗi bên chỉ sống, phát triển và sinh sản được là nhờ
vào sự hợp tác với bên kia.

 Quan hệ hội sinh :

Là quan hệ sống chung giữa 2 sinh vật khác loài ( VD:
vi sinh vật và cây lúa) trong đó một bên có lợi ích cần
thiết, còn bên kia không có lợi ích và cũng không có
hại.


HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP SAU ĐÂY:
1. Một số phân bón vi sinh vật cố định đạm có tên là:
a. Nitragin và Estrasol.
b. Azogin và Mana.
c. Estrasol và Mana.
d. Nitragin và Azogin.
2. Thời hạn sử dụng phân vi sinh vật khoảng:
a. Từ 0 đến 1 năm.
b. Từ 0 đến 2 năm.
c. Từ 0 đến 3 năm.
d. Từ 0 đến 4 năm.
3. Kỹ thuật sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ là:
a. Tẩm hạt và bón trực tiếp vào đất.
b. Tẩm rễ và bón trực tiếp vào đất.
c. Bón trực tiếp vào đất.
d. Làm chất độn khi ủ phân và Bón trực tiếp vào đất.
4. Bón phân vi sinh vật lâu thường xuyên thì:
a. Không gây hại cho đất.
b. Đất bị thoái hóa.
c. Đất bị bạc màu.
d. Kết cấu đất kém bền.


DẶN DÒ


Trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc thông tin bổ sung cuối bài.
- Tiếp tục theo dõi cây trồng chuẩn bị tiết sau thực hành
-


Về lớp thôi

TẬP THỂ LỚP KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ !!!


TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

TỔ: HÓA – SINH – THỂ DỤC
BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 10
GIÁO VIÊN: LÊ ĐÌNH SƠN
NĂM HỌC: 2008 - 2009



×