Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Bài 3. Giới thiệu về máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.33 KB, 14 trang )


1. Khái niệm hệ thống tin học

- Hệ thông tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu
trữ thông tin.
- Hệ thống tin học gồm 3 phần:
+ Phần cứng (Hardware)
+ Phần mềm (Software)
+ Sự quản lí và điều khiển của con người


a, Khái niệm phần cứng
Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh: hardware),
là các cơ phận cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính
như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ
máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bộ mạch chủ, các
loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM,
ổ DVD,...


b, Khái niệm phần mềm
Phần mềm (tiếng Anh: Software) là một tập hợp những câu
lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu,
tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay
chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm
thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp
đến phần cứng hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các
chương trình hay phần mềm khác.



2. Sơ đồ cấu trúc máy tính
Bộ nhớ ngoài

Bộ xử lí trung tâm
Bộ điều khiển

Thiết bị vào

Bộ số học/lôgic

Bộ nhớ trong

Thiết bị ra

Cấu trúc chung của máy tính: Bộ sử lý trung tâm, bộ nhớ trong/ngoài,
các thiết bị ra/vào


3. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
CPU viết tắt của chữ (tiếng Anh:  Central Processing Unit), tạm
dịch là bộ xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ – một
trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính
của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có
nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một
con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong
các bộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý
dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích
hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.



4. Bộ nhớ trong (Main memory)
Bộ nhớ trong(main memory);
- Bộ nhớ RAM (Random access memory), hay Bộ nhớ truy cập
ngẫu nhiên: Tốc độ truy cập nhanh, lưu trữ dữ liệu tạm thời, dữ
liệu sẽ bị mất đi khi bị cắt nguồn điện;
- Bộ nhớ ROM (Read Only Memory), hay Bộ nhớ chỉ đọc: Lưu
trữ các chương trình mà khi mất nguồn điện cung cấp sẽ không
bị (xóa) mất. Ngày nay còn có công nghệ FlashROM tức bộ nhớ
ROM không những chỉ đọc mà còn có thể ghi lại được, nhờ có
công nghệ này BIOS được cải tiến thành FlashBIOS.


5. Bộ nhớ ngoài(Secondary memory)
Bộ nhớ ngoài được hiểu là bộ nhớ máy tính gắn bên ngoài máy, có thể dùng
để mang đi lại được. Bao gồm:đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD, flash disk,
thẻ nhớ...
- Các loại bộ nhớ dựa trên công nghệ FlashROM: Kết hợp với chuẩn giao
tiếp máy tính USB(Universal Serial Bus)tạo ra các bộ nhớ máy tính di động
thuận tiện và đa năng như: Các thiết bị giao tiếp USB lưu trữ dữ liệu, thiết
bị giao tiếp USB chơi nhạc số, chơi video số; khóa bảo mật qua giao tiếp
USB; thẻ nhớ... Dung lượng thiết bị lưu trữ FlashROM đã lên tới 32GB
(Samsung công bố năm 2005), trong tương lai, có thể FlashROM sẽ dần
thay thế các ổ đĩa cứng, các loại đĩa CD, DVD...
- Cách phân biệt trong và ngoài như trên chỉ mang tính tương đối. Ví dụ các
loại ổ cứng, ổ đĩa CD có thể gắn ngoài (qua giao tiếp USB, SATA)tốc độ
truy cập nhanh. Ổ đĩa mềm có thể đặt vào máy , lấy ra khỏi máy dễ dàng.
dung lượng bé tốc độ quay chậm, tốc độ truy cập chậm. Đĩa CD và USB là
những thiết bị nhớ có dung lượng tương đối cao đến hàng 100 MB và vài
GB.



6. Thiết bị vào (Input device)
Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.Có nhiều
thiết bị vào như bàn phím, chuột, máy quét…


a. Bàn phím (Keyboard)
Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều
khiển hệ thống máy tính. Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ,
cách bố trí, hình dáng và các phím chức năng khác nhau. Thông
thường một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và chúng được
chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng,
các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn phím
được nối với máy tính thông qua cổng PS/2, USB và không
dây.


b. Chuột (Mouse)
Chuột máy tính là một thiết bị ngoại vi của máy tính dùng để
điều khiển và làm việc với máy tính. Để sử dụng chuột máy
tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ
độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình. Chuột cũng
có thể thay thế cho một số thao tác bàn phím.


c. Máy quét (Scanner)
Máy Scan là loại máy khá thông dụng trong các văn phòng, công
ty,... và được mọi người biết đến như là một thiết bị có khả năng
quét ảnh, tài liệu giấy thành các file số hóa có thể lưu trữ vào đĩa
cứng của PC dưới dạng file ảnh. Máy Scan có cách thức hoạt động

tương tự như máy Photocopy, một thiết bị sự dụng tích điện kép để
thu lấy hình ảnh điện tử của 1 trang giấy bằng cách biến cường độ
sáng phản xạ từ đó lên thành thông tin dạng số. 


d. Webcam
Webcam (Website camera, viết tắt là wc) là loại thiết bị ghi
hình kỹ thuật số được kết nối với máy vi tính để truyền trực tiếp
hình ảnh nó ghi được lên một website nào đó, hay đến một máy
tính khác nào đó thông qua mạng Internet. Về cơ bản, webcam
giống như máy ảnh kỹ thuật số nhưng khác ở chỗ các chức năng
chính của nó do phần mềm cài đặt trên máy tính điều khiển và xử
lý. Ngày nay, nhiều webcam còn có thể dùng để quay phim, chụp
ảnh rồi lưu vào máy vi tính, hoặc dùng trong công tác an ninh như
truyền hình ảnh nó ghi được đến trung tâm kiểm soát từ xa, hoặc
dùng như thiết bị liên lạc hình ảnh giữa con người với nhau (nói
chuyện qua webcam truyền hình ảnh bằng internet)


7. Thiết bị ra (Output device)
Thiết bị ra là một bộ của thiết bị phần cứng máy tính được sử
dụng để hiển thị kết quả của một quá trình xử lý dữ liệu được
thực hiện bởi một hệ thống xử lý thông tin và chuyển đổi
thông tin điện tử này thành một dạng mà con người có thể đọc
được.



×