Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

BÀI báo cáo CTXH NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 84 trang )

I, DANH SÁCH NHÓM NHÂN VIÊN XÃ HỘI THỰC HÀNH TẠI
CƠ SỞ
1. BẾ DIỆU THÙY (NHÓM TRƯỞNG)
2. NGUYỄN THỊ MẾN
3, NGUYỄN THỊ SƯƠNG
4. TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT
5. LÊ THỊ YẾN
6. MA THỊ THU TRUYỀN
7. HÀ THU TRANG
8. NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN
II, Địa điểm thực hành :
TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÂN ĐẠO TẠO VIỆC LÀM CHO TRẺ
EM TÀN TẬT VIỆT NAM
Đ/c : 25/48 ngõ Linh Quang – Văn Chương – Đống Đa – Hà Nội
Đt : 043.518 6901 - 043.8519 774 - Tel/ Fax : 043.5183 481
Website : daynghenhandao.org
Email :
III.Thời gian thực hành:
Từ ngày từ 1-6-2014 đến 15-6 – 2014

11


-Tổng số ngày thực tập làm việc tại cơ sở : 7 ngày trong đó có 1 buổi khai
mạc và một buổi tổng kết.
-Tổng số giờ làm việc: 20
-Tổng số giờ quan sát, đọc tài liệu, tiếp xúc kiểm huấn viên: 5h
-Tổng số thời gian trong các buổi sinh hoạt nhóm NVXH: 1h30p tổng là 11
giờ
Lời cảm ơn:
Trải qua quá trình thực tế đầy nghiêm túc với hai lần thực hành công tác xã


hội 1 và thực hành công tác xã hội II tại trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc
làm cho trẻ em tàn tật việt nam .
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa
Công Tác Xã Hội trường Đại Học Công Đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng
em trong đợt thực tập này. Đặc biệt là thầy giáo th.s Nguyễn Đức Hữu đã tận
tình hướng dẫn em trong đợt thực tập công tác xã hội lần 2 này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn tới Thầy Trần Duyên Hải giám
đốc trug tâm và anh Nguyễn Trung Kiên bí thư đoàn thanh niên cũng như toàn
thế các anh chị tại các phòng ban và các em trong trung tâm đã quan tâm tạo
điều kiện giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua. Sự chỉ bảo của thầy cô là bài
học quý báu giúp em hiểu rõ hơn về thực hành và ứng dụng công tác xã hội
nhóm vào các trường hợp cụ thể.Đó là cơ sở quan trọng giúp em hoàn thành bài
báo cáo này.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên bài báo cáo
này không tránh khỏi những sai xót.Vì vậy em mong được sự góp ý của các thấy
cô cũng như các bạn sinh viên để bài viết của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cảm ơn !
22


PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
1.1.

Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển:
• Nhiệm vụ và mục tiêu của cơ sở
Sau chiến trang năm 1975 đời sống nhân dân Việt Nam vô cùng khó khăn,
trẻ em nghèo từ các tỉnh tìm về Hà Nội kiếm sống bằng việc đánh giầy, bán
báo, nhặt rác thải, móc túi, ăn xin … ban đêm các em phải ngủ ở nhà ga, vườn
hoa, vỉa hè nơi công cộng… Các em luôn luôn phải đối mặt với cái đói, cái rét
và những tệ nạn xã hội. Các em mơ ước được thay đổi bằng nghề nghiệp và

việc làm chính đáng để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài. Trong cối cảnh lịch
sử đó Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam
do nhà giáo Trần duyên Hải sáng lập đã ra đời, và đây cũng là địa chỉ đầu tiên
dạy chữ dạy nghề và tạo việc làm miễn phí ở Việt Nam dành cho những đối
tượng thanh thiếu niên khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị bạo
hành gia đình, bị xâm hại tình dục, con em gia đình thương binh liệt sĩ. Khởi
đầu từ một cơ sở đi thuê ở địa chỉ số 33 Hàng Đào, rồi đến 18 Trần Quý Cáp,
sau lại chuyển về 110 Linh Quang, và nhiều nơi khác tiếp theo,

mỗi khi chờ

địa chỉ mới Thầy trò lại tìm về bờ hồ hoàn kiếm để nương náu qua ngày đến
năm 1990 nhà giáo Trần Duyên Hải đã động viên vợ con mua được mảnh đất
cùng 3 gian nhà cấp 4 tại số 35 tổ 62 ngõ Linh Quang, phường Văn Chương,
quận Đống Đa Hà Nội. Như vậy nhà giáo Trần Duyên Hải cùng với hàng trăm
số phận bất hạnh đã và đang được giúp đỡ tại Trung Tâm trong nhiều năm qua,
đến giờ mới có được căn nhà dành riêng của mình để làm Trung tâm dạy chữ
dạy nghề ( không còn phải đi thuê ).
Là người cầm lái con tàu cuối cùng chở những hành khách đặc biệt tiếp tục
vững bước trên con đường đầy gian khổ. Đến năm 2000 Trung tâm được giáo sư
Nguyễn Tài Thu chủ tịch hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đến thăm và tặng
quà, ông đã phải khóc trước cảnh những trẻ em khuyết tật đang được nhà giáo
33


Trần Duyên Hải chăm sóc, dạy chữ và dạy nghề miễn phí. Sau những lần giáo
sư Nguyễn Tài Thu đến thăm ông đã quyết định : Thành lập Trung tâm dạy nghề
nhân đạo – tạo việc làm cho trẻ em tàn tật, trực thuộc TW hội cứu trợ trẻ em tàn
tật Việt Nam, do nhà giáo Trần Duyên Hải làm giám đốc, tại địa chỉ : số nhà
25/48 ngõ Linh Quang, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội ( Quyết

định số 91 QĐ – TC ngày 18 tháng 01 năm 2001 của TW HCTTETTVN). Hàng
năm Trung tâm tiếp nhận nuôi, đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm cho gần 200
học sinh khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, con em gia đình thương binh liệt
sỹ và những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra Trung tâm còn trợ giúp tìm
kiếm việc làm miễn phí cho hàng trăm phụ nữ và trẻ em bị bạo hành gia đình, bị
bán ra nước ngoài, bị xâm hại tình dục khi họ được trở về với quê hương. Do
hoạt động tích cực đã đem lại hiệu quả cao, có nhiều người tìm đến nhờ Trung
tâm trợ giúp trong đó có những đối tượng ngoài trẻ em. Vì vậy TT cần phải có
thêm chức năng để đáp ứng như cầu đòi hỏi của xã hội. Đến ngày 19/11/2009
Trung tâm dạy nghề nhân đạo – tạo việc làm cho trẻ em tàn tật chính thức
chuyển hoạt động sang TW Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam với tên gọi : Trung tâm
dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam.
Hơn 30 năm qua Trung tâm không ngừng phát triển, đã trợ giúp và
dạy nghề, tìm kiếm việc làm miễn phí cho hơn 10.000 học sinh khuyết tật,
mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trợ giúp và tìm kiếm việc làm miễn phí cho
hàng chục ngàn lượt người nghèo ở các tỉnh về thủ đô tìm cuộc sống. Trợ
giúp, dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho hàng ngàn phụ nữ và trẻ em bị
bạo hành gia đình, phụ nữ trẻ em bị bán ra nước ngoài khi họ được trở về
quê hương, phụ nữ và trẻ em bị xâm hại tình dục. Nhận được nhiều giấy
khen, bằng khen của Đảng và Nhà nước, đã được các cơ quan chức năng
thông tấn báo chí trong và ngoài nước đưa tin động viên khen ngợi. Trung
tâm có được những thành tích trên, giữ vững và ổn định phát triển là nhờ
có sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ, các thầy cô giáo, những tình
nguyện viên, đứng đầu là giám đốc Trung tâm nhà giáo Trần Duyên Hải
44


cùng sự giúp đỡ quý báu của các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức, các nhà
hảo tâm trong và ngoài nước đã đồng hành cùng Trung tâm trong nhiều
năm qua.

Chỉ có nghề nghiệp, việc làm mới giúp các em thoát khỏi nghèo khó
và vượt qua được nỗi bất hạnh của số phận, để các em sớm hòa nhập cộng
đồng.
Hãy chung tay vun trồng quả phúc
Cho con cháu hưởng đức mai sau
Và xua tan tai họa trái oan
Để thế gian ngập tràn hạnh phúc.
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NHÂN ĐẠOTẠO VIỆC LÀM
CHO TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM
* Cơ cấu lãnh đạo và Sơ đồ tổ chức
I. Ban Giám đốc:
- Giám đốc Trung Tâm: Ông Trần Duyên Hải - Phụ trách chung
II: Các phòng ban
1. Phòng tổ chức hành chính:
- Đ/c ; Nguyễn Trung Kiên - TP
- \Bà Nguyễn Thị Thái -Phó Phòng
- Lê Thị Bình - Phó Phòng
2. Phòng Giáo dục - đào tạo:
- Ông Nguyễn Phúc Trịnh - TP
- Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Phó phòng
- Bà Nguyễn Thị Lan Anh - Cán bộ kỹ thuật
3 Phòng kế toán:
- Bà Trần Thu Huyền - Trưởng phòng
- Bà Nguyễn Thị Thuỷ - Phó phòng
- Bà Trần Thị Thu - Nhân viên 4. Phòng kỹ thuật và thiết kế thời
trang
- Trần Thị Bích Vân – Trưởng Phòng
- Ông Nguyễn Phúc Trịnh - Phó phòng
* Tổ chức Công đoàn

- Bà Trần Thị Bích Vân - Chủ tịch
- Ông Nguyễn Xuân Khu - P.chủ tịch
- Bà Lê Thị Nhã - Uỷ viên
- Bà Lê Thị Hảo - TB nữ công * Tổ chức Đoàn Thanh niên
55


- Nguyễn Trung Kiên - Bí thư
- Trần Thị Hường – Phó Bí Thư
- Nguyễn Thị Hải - Uỷ viên
Các đồng chí có tên trong danh sách trên tích cực hoàn thành
nhiệm vụ và chức trách của mình.
III. Các mô hình hoạt động của Trung Tâm
Hiện nay có 05 phòng ban và 02 đoàn thể:
* Có 02 lớp học, một xưởng thực hành ở tại đ/c số: 25/ 48 Ngõ Linh
Quang - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
* Một văn phòng tìm kiếm việc làm miễn phí cho người lao động
khuyết tật, lao động

nghèo theo tinh thần nghị định 81 của Chính

Phủ.Trung tâm đã và đang ngày càng phát triển và nhận được nhiều bằng
khen và giấy chứng nhận từ nhiều lĩnh vực khác nhau,tiêu biểu là hoạt
động văn hóa văn nghệ.
Kinh phí hoạt động:
Trung tâm hoạt động với nguồn kinh phí tự vận động là chính.Ban
đầu là các hoạt động nhỏ vì mới bước đầu dạy nghề cho học sinh.Sau khi
các em đã làm ra sản phẩm để bán và từ đó cũng góp phần tăng thêm chi
phí cho trung tâm hoạt đông .
Ngoài rat rung tâm cũng nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức từ

thiện ,các nhà hảo tâm.
Đối tượng và điều kiện thụ hưởng:
+ học sinh khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ,
+ phụ nữ và trẻ em bị xâm hại tình dục
+đối tượng thanh thiếu niên khuyết tật, mồ côi, lang thang cơ nhỡ, trẻ
em bị bạo hành gia đình, bị xâm hại tình dục, con em gia đình thương
binh liệt sĩ.
+trung tâm đã trợ giúp và tìm kiếm việc làm miễn phí cho hàng chục
ngàn lượt người nghèo ở các tỉnh về thủ đô tìm cuộc sống.
+Trung tâm đã Trợ giúp, dạy nghề và tìm kiếm việc làm cho hàng
ngàn phụ nữ và trẻ em bị bạo hành gia đình, phụ nữ trẻ em bị bán ra nước
ngoài khi họ được trở về quê hương,
=>
Những mảnh đời bất hạnh và gặp những hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống sẽ được trung tâm tiếp nhận và giúp đỡ
Nguồn tài nguyên cung cấp dịch vụ:
66


+Công ty may 10 Việt Nam,đây là đầu ra cho các sản phẩm may mặc
tại trung tâm,nhất là áo cưới.
+ Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light)
+ Trung tâm chăm sóc sức khỏe vị thành niên
* Mô tả công việc của nhân viên xã hội tại cơ sở:
+ họ trợ giúp và hưỡng dẫn các đối tượng tại trung tâm
+ Anh Nguyễn Trung kiên làm việc ở trung tâm đã nhiều năm và rất
có kinh nghiệm, anh là bí thư đoàn thanh niên ở trung tâm,là người hướng
dẫn các em nhỏ khi có các trương trình văn nghệ ,vui chơi,giải trí.
Ngoài ra nhân viên xã hội ở đây có nhiệm vụ hướng dẫn các sinh
viên khi đến thực tập và xắp xếp lịch làm việc cho thân chủ với sinh viên

thực tập
+ Họ là cầu nối giữa trung tâm với sinh viên.và sinh viên công tác xã
hội với thân chủ của mình.
+ Ngoài ra Anh còn tổ chức sự kiện
+ Hoạt động đoàn
+Tư vấn việc làm
Các tổ chức có hợp tác hay phối hợp với cơ sở:
+Công ty may 10 Việt Nam đây là chỗ đầu ra của sản phẩm
+ Trung tâm ánh sáng cộng đồng (light)
+ Trung tâm chăm sóc sức khỏe vị thành niên
1.2 Đánh giá về cơ sở thực hành
*ThuËn lîi
+ Cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo được nhu cầu ăn ở,sinh hoạt của các đối
tượng.
+Được sư quan tâm của đảng,nhà nước và chính quyền địa phương,các nhà
hảo tâm cũng như các tỏ chức xã hội,tổ chức phi chính phủ về cả vật chất cũng
như tinh thần
+cán bộ quản lý tại trung tâm đều có trình độ học vấn cao,tận tâm và gắn bó
lâu dài với trung tâm.
+ trung tâm đã xây dựng được khu may dành cho công nhân là các chị em
được học may tại trung tâm để giúp các chị cải thiện cuộc sống.

77


+ các đối tượng sống tại trung tâm đa phần đều thực hiện tốt nội quy của
trung tâm,tích cực lao động để xây dựng trung tâm ngày càng phát triển hơn
*khó khăn:
+một số căn nhà của trung tâm do được xây dựng lâu nên bây giờ đã xuống
cấp,mùa hè rất nóng bức,việc đi lại vệ sinh cá nhân cũng rất khó khăn.

+nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ cho các em thiếu nhi còn hạn hẹp ,và
không được rộng rãi
+ Kinh phí hoạt động của trung tâm còn rất hạn hẹp ,chủ yếu là từ trug tâm
và do sự ủng hộ và quyên góp từ các tổ chức xã hội.
+Trung tâm chưa có khu nhà ở riêng cho từng đối tượng nên việc sinh hoạt
còn khó khăn.
Phần II: THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
2.1.Thành lập nhóm
a) Chọn nhóm viên.
Trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam
là nơi cưu mang nhiều mảnh đời bất hạnh và những em nhỏ có cuộc sống nghèo
khó và hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.Phần lớn các em là nạn nhân của những vụ
bạo hành gia đình, trẻ em mồ côi,lang thang ,cơ nhỡ và có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Nên khi đến trung tâm nhóm nhân viên xã hội chúng tôi đã lựa chọn nhóm
đối tượng tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt
Nam là những đứa trẻ có hoàn cảnh rất đặc biệt,và đây đều là những đứa trẻ còn
nhỏ tuổi .chúng tôi chọn nhóm trẻ em gồm 5 em.Các em là những trẻ em có
hoàn cảnh rất khó khăn,được thầy Hải đón về chăm sóc,dạy dỗ và nuôi dưỡng.
Chúng tôi lựa chọn các em để thành lập nhóm vì theo độ tuổi các em đều
chưa đến 16 tuổi,đây là độ tuổi khá nhạy cảm,có nhiều vấn đề về tâm lý,sinh
lý,tính cách.Đặc biệt,các em không sống cùng người thân,gia đình.Thông qua
những thông tin ban đầu từ phía trung tâm,chúng tôi nhận thấy các em đều có
những hoàn cảnh tương tự nhau,em thì mất bố,em thì mất mẹ.Các em phải chịu
88


rất nhiều thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa,các em không có cuộc sống đầy
đủ từ gia đình,các em không được cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên quá trình xã hội
hóa cá nhân từ trong môi trường gia đình là rất ít.

Đặc điểm chung của các nhóm viên:
Thiếu thốn tình cảm
Gia đình khó khăn
Rụt rè,ít nói,các em ngại giao tiếp,luôn sợ sệt.
Được trung tâm cưu mang và nuôi dưỡng,và được cho đi học còn một số
không đi học thì được trung tâm tạo điều kiện cho học nghề.
Mục tiêu sinh hoạt
Mục tiêu xã hội:Tạo sự gắn kết giữa các em,giúp các em tăng cường khả
năng giao tiếp và biết cách ứng xử với mọi người xung quanh.
Mục tiêu hành động:Xây dựng các buổi sinh hoạt nhóm cụ thể để giúp các
em có thể đoàn kết hơn và biết cách cư xử trong cuộc sống.
Cơ cấu tổ chức nhóm
Số lượng thành viên nhóm:5 em
Độ tuổi:7 đến 15 tuổi
Giới tính bao gồm 2 em nam và 3 em nữ
Nhu cầu của các em:Nhu cầu được vui chơi,học tập là chính
Thảo luận về quy tắc nhóm:
Sau một khoảng thời gian tiếp xúc,xây dựng thành lập nhóm nhóm NVXH
chúng tôi đã cùng nhóm thân chủ xây dựng các quy tắc chung khi sinh hoạt
nhóm.
Nội quy sinh hoạt nhóm:
Sinh hoạt nhóm đúng giờ,theo giờ quy định của trung tâm
Trang phục gọn gàng
Không gây mất trật tự
Không nói dối
Tôn trọng nhau
99


Mỗi thành viên có quyền được đề đạt nguyện vọng của mình vào nhóm

Mỗi thành viên cần tham gia phát biểu xây dựng nhóm
Đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp
Không tranh dành nhau,cãi nhau
Tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên xã hội
cơ chế thưởng phạt:
Đối với NVXH
_Nếu trong nhóm có thành viên nào không tuân thủ quy tắc nhóm sẽ bị phạt
và bị cả nhóm lên án.để thay đổi lại hành vi đó.
-thành viên nào tích cực thì sẽ đc khen và ngược lại
Đối với nhóm thân chủ
Nếu ai làm tốt và hang hái phát biểu ý kiến thì sẽ được cả nhóm tuyên
dương
+ sau các phần chơi trò chơi nếu em nào thắng sẽ được quà và đc một tràng
pháo tay.
+ Đội nào thắng thì sẽ được tuyên dương trước toàn thể mọi người.
+ Đội thua cũng sẽ có quà và cũng được tuyên dương
Sau buổi tổng kết sẽ tổng kết và đánh giá lại những gì đạt được và chưa đạt
được sau đó sẽ rút ra bài học kinh nhiệm cho bản thân
2.2.Khảo sát nhóm
Nhận diện vấn đề của nhóm viên:
1.Sùng A Lự
Họ tên: Sùng A Lự
Năm sinh: 2003
Quê quán:Thôn Pác Miều – xã Mông Ân – huyện Bảo Lâm – tỉnh Cao
Bằng.
Dân tộc:Mông
10


Tôn giáo : Không

Trình độ học vấn: Học xong lớp 2,chuận bị vào lớp 3
Thời gian vào trung tâm:Tháng 10/2011 được thầy Hải đón về trung tâm.
Chỗ ở hiện nay: Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn
tật Việt Nam ( Số nhà 25, ngách 48, ngõ Linh Quang, phường Văn Chương,
quận Đống Đa, Hà Nội.)
Trước khi em đến ngôi nhà nhỏ Linh Quang,em được mệnh danh là “người
rừng 7 tuổi”, sống với bố và 1 cậu em trai 3 tuổi trong 1 mái đá bốn bề là núi
non,sống vật vã cho qua ngày. Bố em hiện tại tầm hơn 60 tuổi vì không hề có bất
cứ loại giấy tờ tuỳ thân nào nên cán bộ xã đã ước chừng như vậy.Bố em có ba bà
vợ: người vợ thứ nhất đã mất sau khi lấy nhau được 1 năm, người vợ thứ hai
sinh cho ông 8 người con ( 5 trai, 3 gái) đã mất năm 1981, người vợ thứ ba sinh
cho ông 3 người con sau đó thì bị dụ dỗ theo trai và bị bán sang Trung Quốc và
không biết tung tích.
Khi nói về hoàn cảnh của em,em là con của bà vợ thứ hai, hàng ngày phải
men theo bờ suối, ngược các núi hoang, đồi trọc cố sức cõng được bó củi dài
thượt mà bố em đã chặt và bó lại . Cậu bé ngã dúi dụi, bó củi lăn, nó ngồi nhìn.
Không cười, không khóc. Em cố lết đi, lại ngã. Một người đàn ông trưởng thành
khoẻ mạnh, leo núi 3 ngày không mệt, nhưng cũng phải lên gồng mới cõng nổi
“vác củi đổi mì tôm” của cậu bé Lự 7 tuổi.Em vác củi xuống núi đổi lấy hai
cuộn mì trị giá 10 nghìn đồng. Và em đã vẹo lưng cõng củi chính thức là một
“tiều phu nhí”. Em không biết chữ dù đã quá tuổi đến trường hơn 1 năm nay. 7
tuổi em trở thành trụ cột gia đình, kiếm đồ ăn về nuôi bố và em trai.
Em được Trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang đón về năm 2011, đến
nay em đã 10 tuổi. Từ khi được đón về trung tâm, em được các thầy cô và anh
chị trong trung tâm dạy tiếng Kinh,dạy đọc,dạy viết. Ban đầu em tỏ ra rất sợ hãi,
rụt rè và xấu hổ vì đây là môi trường khá xa lạ với em. Mọi người phải dạy em
11


từ cái nhỏ nhất như: đánh răng, rửa mặt, tắm rửa. Phải mất khoảng 5 tháng em

mới quen được cuộc sống ở thành phố. Hiện tại em đã học xong lớp 2, tiếng
Kinh nói rất sõi, theo như nhận xét của cô giáo dạy em trên lớp thì em tiếp thu
rất nhanh chỉ sau 2 tháng đi học, em cũng đã theo kịp và hoà đồng với các bạn.
Về gia đình, em không biết mẹ mình là ai. Những kí ức sống ở mái đá em chỉ
nhớ thoáng qua và trả lời rất hời hợt. Không có mẹ, sống xa bố làm em thiếu đi
tình cảm cũng như sự chăm sóc từ gia đình.Có một gia đình êm ấm đầy đủ là
một giấc mơ xa vời đối với em.Sống trong trung tâm mặc dù em được các thầy
cô,các anh các chi và các bạn quan tâm nhưng ở em luôn ẩn lên một khuôn mặt
khá buồn,ít nói,em rất ngại giao tiếp với người lạ.
Điểm mạnh:
Quan hệ tốt với bố và em trai. Bố em rất thương yêu, lo lắng cho em. Hiện
tại bố em cũng đã có việc làm ổn định.
Có quan hệ tốt với bạn bè trên lớp, luôn hoà đồng và cởi mở với mọi người.
Quan hệ tốt thân thiện, hoà đồng với mọi người trong trung tâm.
Điểm yếu:
Nhỏ tuổi chưa hiểu chuyện
Khi nói về một vấn đề em thường hỏi đi,hỏi lại
Sống xa bố và em trai nên thiếu vắng tình cảm từ gia đình
Mẹ mất sớm, không biết gì về mẹ.
Chưa hiểu hết tiếng Kinh nên không nhận thức được vấn nạn của mình
Nhớ về quá khứ rất mơ hồ, hiện tại chỉ nhận thức được việc ăn, chơi, ngủ
và học ngoài ra không hiểu nhiều chuyện
Nhu cầu:
12


Em cần được dạy bảo nhiều hơn, giải thích kĩ hơn về tiếng Kinh để em hiểu
Cần sự quan tâm nhiều hơn, gần gũi hơn nữa từ các anh chị trong trung tâm
hay những người sống cạnh em.
Em cần được thường xuyên gặp bố và em trai nhiều hơn. Bố em phải luôn

tỏ ra gần gũi và tình cảm với em để em cảm nhận được tình thân gia đình.
Nhu cầu ưu tiên là em cần được dạy nhiều hơn và kĩ hơn về các kỹ năng
trong giao tiếp bằng tiếng Kinh để em có thể hiểu được những từ ngữ đa nghĩa.
Từ đó em mới hiểu được cảm xúc hay tâm trạng của người khác rồi liên hệ bản
thân.
Em cần được sự hòa đồng với các bạn trong trung tâm,em muốn được vui
chơi
2.Hà Minh Quang
Họ và tên thân chủ: Hà Minh Quang
Ngày/tháng/năm sinh: 4/7/1999
Quê quán: xã Võ Miếu- huyện Thanh Sơn- tỉnh Phú Thọ
Giới tính: Nam
Tôn giáo: Không
Dân tộc: Kinh
Trình độ học vấn: học hết lớp 8 thì nghỉ
Nghề nghiệp: đang được trung tâm dạy nghề may
Chỗ ở hiện nay: Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm chi trẻ em tàn
tật Việt Nam
Thời gian vào trung tâm: vào trung tâm được 3 năm
13


Em là Quang có vóc người cao,gầy.Mọi người thường gọi là Quang còi.
Lúc mới đầu gặp nói chuyện em có vẻ mặt rất buồn,khi nói chuyện thì thường
cúi gằm mặt xuống.không thể nói chuyện với em được lâu vì chân tay em không
lúc nào để yên,hết chay nhảy rồi ném đồ học tập của các em khác,rồi khi mấy cô
ở tầng may nhờ gỡ hộ chỉ cho các cô để các cô may thì em làm rối hết chỉ
lên,Quang rất thích vẽ tranh và đá cầu.Em kể gia đình em có 5 người: bố, mẹ, 2
chị gái và em.hiện tại một chị đã lấy chồng ít quan tâm đến em. Ông bà nội
mất ,cả nhà sang sống với ông bà ngoại,ông bà ngoại rất thương ba chị em

Quang.Ông bà ngoại rất ghét bố em vì bố hay uống rượu ,mỗi khi uống rượu vào
là bố chửi mắng tất cả rồi đập phá, đánh mẹ em.Hàng xóm sang khuyên thì bố
cũng chửi và đuổi hàng xóm không cho vào nhà ,họ hàng bên nội ghét bố ,ghét
luôn mẹ và chúng em. bố mất lúc em học lớp 5.Sau khi bố mất em cùng mẹ và
chị gái thứ 2 xuống hà hội .Chưa có việc làm ,không thuê được nhà ở mẹ cùng
chị gái và em tìm đến trung tâm nhân đạo Linh Quang,đến đây được thầy giáo
Trần Duyên Hải cưu mang cho ba mẹ con em có chỗ ở,trung tâm đã tìm cho mẹ
em và chị gái em công việc ổn định,giúp đỡ em cho em đi học tiếp.Sau khi mẹ
có việc làm ,lại có người khác thay bố ,mẹ không quan tâm em nữa bỏ em ở
trung tâm và ra ngoài sống ,em buồn,bỏ ăn nhiều ngày,em còn mắc bệnh đau dạ
dày.Chị gái thứ 2 có việc làm ổn định và cũng đã lấy chồng , nhưng chị vẫn
thường xuyên đến thăm em,hỏi han tình hình sức khỏe của em .Mặc dù được sự
gúp đỡ của các thầy cô và bạn bè trong nhà trường nhưng em thấy tự ti về khả
năng của mình em học hết lớp 8 thì bỏ học .Em muốn có nghề để tự nuôi sống
bản thân.
Điểm mạnh
Quang được đi học và có kiến thức
Ông bà ngoại rất thương em,lo lắng cho em
Có khả năng vẽ tranh, em vẽ rất đẹp, thích đá cầu xem phim hoạt hình
14


Quang được mọi người trong trung tâm quan tâm trong sinh hoạt, học
tập,quan tâm những lúc em bị ốm. em luôn muốn hòa đồng và có mối quan hệ
tốt với mọi người xung quanh nhưng em không làm được,em không hiểu sao
mình lại như vậy,đặc biệt em luôn có những mâu thuẫn với em Yến trong trung
tâm.
Trước đây khi bố của em chưa mất thì mẹ em là một người phụ nữ nhẫn
nhịn chăm lo cho gia đình, luôn lo lắng yêu thương và quan tâm đến em, em đặt
rất nhiều niềm tin vào mẹ làm nhiều điều để khiến mẹ vui.

Chị hai rất quan tâm đến em, thường đến thăm em, hỏi han tình hình học
tập cũng như sức khỏe của em. Đây là động lực giúp em vượt qua khó khăn.
Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện tốt để em có một môi trường tốt để ăn, ở
và học. Em và các thành viên khác luôn nhận được sự giúp đỡ quan tâm từ các
nhà các quỹ nhân đạo từ thiện.
Điểm yếu:
Bên cạnh những điểm mạnh thì em Quang còn gặp phải những điểm yếu
sau:
Thể lực của em yếu em có vóc người cao gầy, đôi lúc có vẻ mặt trầm buồn,
khi gặp người lạ thì còn rụt rè, nói chuyện luôn cúi gằm mặt xuống, tư thế nói
chuyện không thoải mái cảm giác gượng ép.
Bị bệnh đau dạ dày
Có những triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý: không ngồi yên
được một chỗ, không tập trung vào một việc làm cụ thể, lấy và nghịch đồ dùng
của bạn, làm rối hết chỉ của các cô nhà may.
Em ở lại trung tâm, nhà thì xa lại còn nhỏ nên em không được về thăm ông
bà ngoại em thấy nhớ ông bà.
15


Tự ti về khả năng học tập của mình, không theo học nữa ,học hết lớp 8 thì
em bỏ học
Khi bố mất mẹ xuống hà nội làm việc, mẹ em đã đi bước nữa,mẹ rất ít quan
tâm và yêu thương em, mối quan hệ mẹ con dường như càng ngày càng xa cách,
em thấy buồn, bỏ ăn nhiều ngày, thấy hụt hẫng vì người em đặt niềm tin, yêu
thương nhiều đã làm em thất vọng.
Do trung tâm là nơi đào tạo việc làm miễn phí , các khoản trợ cấp từ bên
ngoài nên điều kiện vật chất còn khó khăn nên nhu cầu sinh hoạt, ăn ,ở và học
tập còn nhiều hạn chế.
Xác định vấn đề thân chủ gặp phải

Qua đó em nhận thấy rằng Quang đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong
cuộc sống, cụ thể:
Vấn đề về sức khỏe:thể lực yếu người cao gầy, bị bệnh đau dạ dày, có
những triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý dẫn đến ảnh hưởng đến sinh
hoạt, học tập và làm việc.
Vấn đề về việc làm: cũng xuất phát từ bệnh lí nên khả năng học tập và tiếp
nhận công việc khá khó khăn.Em không tập trung vào công việc, chưa thành
thạo với công việc may, luôn làm học . Việc nghĩ đến việc sau này của em cũng
rất khó khăn và nan giải.
Vấn đề về tâm lí, tình cảm : Em luôn cảm thấy tự ti về bản thân về khả
năng học tập của mình, còn rụt rè khi tiếp xúc với mọi người nói chuyện luôn
trong tư thế gượng ép không dám nhìn thẳng vào ai luôn cúi gằm mặt
xuống.buồn hụt hẫng thất vọng về mẹ người mà em đặt nhiều lòng tin người mà
em yêu mến, tình cảm của hai mẹ con dần xa cách. Sống xa ông bà những người
yêu thương em nhất.
Chuyển những vấn đề của thân chủ thành nhu cầu được giúp đỡ
16


Qua việc phân tích những vấn đề nổi bật mà thân chủ đang gặp phải.Vấn đề
nào cũng nghiêm trọng và cần có những biện pháp trị liệu, tuy nhiên vấn đề khó
khăn nhất mà em Minh cần được ưu tiên nhất đó là vấn đề về sức khỏe, bởi sức
khỏe đã ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập, và làm việc của em.
Sức khỏe là tài nguyên quý giá của con người có sức khỏe là có tất cả, nếu
như mọt ai đó sưc khỏe không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sự thành công trên mọi
lĩnh vực. Minh cũng vậy giờ đây bệnh đau dạ dày làm sức đề kháng của em yếu
đi người gầy đi,cùng những biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý làm ảnh
hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, học tập, và đặc biệt ảnh hưởng đến công việc mà
em đang khao khát học vì vậy trước tiên chúng ta phải ưu tiên vấn đề trị liệu và
khôi phục sức khỏe cho Minh là quan trọng. vì nhu cầu mà thân chủ đang mong

muốn là có được việc làm để nuôi sống bản thân, cần giải tỏa những cảm xúc và
suy nghĩ tiêu cực tự ti luôn cảm thấy mình không có khả năng gì kém cỏi, cần
được sự quan tâm chăm sóc, yêu thương của mẹ với em như lúc ban đầu.
Tuy nhiên không có nghĩa là lần lượt đáp ứng từng nhu cầu một mà cần
phải giải quyết đan xen, kết hợp giữa các nhu cầu
3.Phạm thị Hải Yến
Họ và tên:Phạm Thị Hải Yến
Dân tộc:Kinh
Ngày,tháng,năm sinh:9/6/2007
Giới tính:Nữ
Tôn giáo:Không
Trình độ học vấn:Học xong lớp 1,chuẩn bị bước vào lớp 2
Quê quán:Bắc Ninh

17


Chỗ ở hiện nay:Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn
tật Việt Nam.
Yến (6 tuổi),em là một cô bé khá tinh nghịch.Tuổi thơ của em không được
như những bạn cùng trang lứa,em phải chịu rất nhiều thiệt thòi.Khi em mới sinh
ra bố mẹ em đã ly hôn,em không nhận được sự quan tâm nào ngoài người mẹ
gầy yếu của mình,hai mẹ con em đã phải nương nhờ cửa Phật để sống qua
ngày.Đến năm 2011 hai mẹ con em đã được thầy Trần Duyên Hải đưa về trung
tâm.Có lẽ tuổi thơ của em gắn chặt với cuộc sống ở trung tâm.Hiện nay em đã
học xong lớp 1 và chuẩn bị bước vào lớp 2 tại trường tiểu học Văn Chương.Em
được sinh ra trong một gia đình không may mắn,bố mẹ đã ly hôn và bây giờ em
đang sống cùng mẹ trong ngôi nhà nhỏ Linh Quang.Yến luôn cảm thấy sợ
hãi,lúc nào em cũng muốn ở bên cạnh mẹ,luôn sợ mẹ đi mất.Qua tiếp xúc,nhiều
lúc Yến là một cô bé khá ngang ngạnh,rất hay tự ái,lúc nào cũng cho mình la

người quan trọng,Yến rất khó đoàn kết với các bạn,các anh chị trong trung
tâm.Đó có thể do tác động từ tuổi thơ của em và một phần do tâm lý lứa tuổi.
Điểm mạnh:
Yến có nhận thức,do được giáo dục tại trung tâm và ở ngôi trường em đang
học tập.
Yến hát rất hay,thích vẽ tranh,đặc biệt là tranh về mẹ.
Yến rất thương mẹ
Điểm yếu:
Yến rất ngang,hay tự ái,không đoàn kết với mọi người xung quanh
Sợ nói chuyện với người lạ
Không có họ hàng thân thích nào ngoại mẹ em
Yến luôn sợ mẹ đi mất,không ở gần mình
18


Em hay cảm thấy hụt hẫng khi các bạn cùng tuổi trong trung tâm có được
sự quan tâm từ gia đình.
Nhu cầu:
Được quan tâm,dạy bảo từ phía mẹ của em và trung tâm
Muốn được ca hát,được vui chơi,học tập.
Làm theo ý thích của mình
4. Quách Thị Thu Hương
-Ngày- Tháng –năm sinh: 16/9/1999
-Quê quán: Thôn Đồng Lão,Xã cẩm Ngọc,Huyện Cẩm Thủy,Tỉnh Thanh
Hóa.
-Giới Tính: Nữ
- Tôn Giáo: Không
-Dân tộc :kinh
-Trình Độ học vấn:9/12 hiện đang là học sinh trường THCS Huy Văn –
Đống Đa-Hà Nội

-Chỗ ở hiện tai: Trung tâm dạy ngề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ em tàn
tật việt Nam.
-Thời gian vào trung tâm: 16/6/2011
Nhận diện vấn đề của thân chủ: Hoàn cảnh
Em sinh ra trong một gia đình thuộc hoàn cảnh rất khó khăn ở thanh hóa
mẹ mất từ lúc em được 7 tuổi và để lại 2 đứa em nữa. không ít lâu sau bố em lấy
vợ mới. từ đây Hương phải sống trong những ngày tháng rất đau khổ và dằn vặt
vè tinh thần sống trong cuộc sống bị người mẹ kế bạo hành về thể xác và tinh
19


thần .em giường như mất niềm tin vào cuộc sống ngày qua ngày với những trận
đòn và những công việc nặng nhọc mà bà bắt em phải làm. Cảm xúc của em
cũng dần bị trai lỳ.em không muốn nói chuyện và tiếp xúc với ai cả từ một cô bé
vui vẻ hay nói hay cười em đã thay đổi thành một cô bé trầm tính và ít nói thậm
trí là lỳ lợm, và ngang bướng.luôn tự ti về bản thân và xấu hổ với bạn bè về
hoàn cảnh của mìnhcô bé rất hận người mẹ kế của mình .
Trước hoàn cảnh của em có một người quen đã giới thiệu về hoàn cảnh của
em cho trung tâm nhân đạo và dạy nghề cho trẻ em tàn tật Việt Nam.và ngày
16/6/2011 em được nhận vào trung tâm.từ đây cuộc sống của Hương bước sang
một trang mới.Tại trung tâm em được đi học và được trung tâm dạy cho học
may lúc đầu em còn rất lo sợ khi tiếp xúc với mọi người ở trung tâm nhưng dần
dần em cũng thích ngi được với cuộc sống ở trung tâm vì có rất nhiều người có
hoàn cảnh
Qua việc thu thập và phân tích thông tin thì tôi cảm thấy hương gặp các vấn
đề như
-Vấn đề về học tập
Hoàn cảnh gia đình khó khăn từ khi em sinh ra đã thiếu thốn khi được
chuyển đến trung tâm đi học em chuyển đến môi trường mới còn bỡ ngỡ và lạ
lẫm với môi trường học tập mới.đặc biệt là hương còn học kém các môn tự

nhiên như toán lý hóa.
-em cần được giải tỏa những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực về bản thân như
cảm thấy mình kém cỏi,tiếp thu chậm không dám thể hiện mình.
-Vấn đề tình cảm: em là một cô bé rụt rè.thiếu hụt tình cảm gia đình .
-Về sức khỏe: em hơi gầy so với các bạn cùng trang lứa hay bị ốm
Điểm Mạnh:
20


-Mặc dù hoàn cảnh gia đình đầy khó khăn nhưng em là một người giàu nghị
lực và biết vươn lên trong cuộc sống.em sống rất tình cảm em rất thương bố và
các em của mình.
-Là một người biết tìm tòi khám khá những điều mới lạ sống có ước mơ
,ham học hỏi và có ý trí phấn đấu trong học tập.
-có tố chất thông minh.biết quý trọng tình bạn.
-Say mê và có năng khiếu với các môn học xã hội như văn ,sử ,địa và đặc
biệt là về hát em chia sẻ em rất là thích hát ,đó là niềm vui của em.
-khi vào trung tâm em được học may và đó cũng là lợi thế của em.hiện giờ
em đã căt may thành thạo áo cưới và túi địu giành cho em bé tại trung tâm
-Điểm Yếu:
-Hay mặc cảm về gia đình hay tự ti về bản thân.
-Trong cách suy nghĩ còn chủ quan và hiếu thắng
-học kém các môn toán ,lý hóa…
-do cơ thể hơi gầy so với các bạn cùng lứa nên việc tham gia các hoạt động
thể thao là rất khó khăn đối với em đặc biệt là môn học bóng rổ .
Nhu cầu của thân chủ:
-nhu cầu được học tập tốt các môn tự nhiên như toán,lý hóa.vì em đang rất
học kém môn toán.
-cầm được yêu thương hơn từ gia đình của mình
-cần được chăm sóc tốt về sức khỏe để phát triển thể chất tốt hơn

5.Lương Thị Bích
-ngày-tháng-năm-sinh:15/6/2000
21


Quê,quán: Chợ Mới-Bắc Cạn
-Giới tính: Nữ
-Tôn giáo:Không
-Dân Tộc:Tày
-Trình độ học vẫn: hiện đang học lớp may tại trung tâm dạy nghề nhân đạo
và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật việt nam.
Bích có một hoàn cảnh rất đặc biệt như sau:em sinh ra được 7 tuổi đã mồ
côi cả cha lẫn mẹ .bố mẹ em mất trong một vụ tai nạn giao thông . mới học đến
lớp 2 em đã phải nghỉ học .em ở với bà nội của em vì bà nội đã cao tuổi nên
không thể lo cho em được nữa còn nhỏ tuổi thôi nhưng em đã phải lao động cực
nhọc để nuôi sống bản thân mình . Em không được đi học như các bạn cùng
trang lứa mà phải đi bán sắt vụn ,bán đồng nát đề kiếm sống nuôi bà nội.bà em
đã tuổi cao sức yếu nên không thể đi lại được như trước nữa.
Em đã được trung tâm giúp đỡ và cho học may và may áo cưới tại trung
tâm.khi đã may thành thạo rồi em đã gửi tiền về cho bà nội của em ở quê.
Điểm Mạnh:
Em là một người thông minh,chăm chỉ,cần cù chịu khó.
Hiếu thảo ,yêu thương bà nội ,và sống tình cảm.
Là một người ham học hỏi, nhanh nhẹn ,tháo vát
Quan tâm và yêu thương những người xung quanh.
Điểm yếu:
em vẫn còn mặc cảm ,tự ti về bản thân.đôi lúc em còn hay khóc một mình.

22



em luôn cho rằng mình là ghánh nặng của bà nội ,hay tủi thân và sống rất
khép kín
em hay bị ốm và sức khỏe của em không được tốt.em còn mắc bệnh huyết
áp thấp,hay bị tụt huyết áp
vì đã nghỉ học từ lúc học lớp 2 nên trình độ học vấn của em còn thấp.
Nhu Cầu cần được hỗ trợ:
Vì đã nghỉ học nên em có nhu cầu học nghề và có việc làm ổn định để nuôi
bà nội.em có nhu cầu được tiếp tục đi học để nâng cao trình độ học vấn của
mình.
Vì sức khỏe yếu nên em có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và được
thường xuyên khám bệnh định kỳ.
em cũng muốn đi chơi ,muốn có nhu cầu giải trí giống các bạn cùng trang
lứa
em muốn được tâm sự và chia sẻ buồn vui cho các em ở trung tâm đặc biệt
là các em có cùng cảnh ngộ.
em cần được trung tâm giúp đỡ và các tổ chức xã hội quan tâm nhiều hơn
để giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong cuộc sống

23


b)Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm thông qua sơ đồ trắc
lượng xã hội.

Quang

Lự

Bích


Hương

Yến

24


Chú thích:
Ít quan hệ
Mối quan hệ tốt từ hai phía
Quan hệ bình thường từ hai phía
Mối quan hệ mâu thuẫn từ hai phía

Phân tích sơ đồ trắc lượng xã hội của nhóm đối tượng.
Mối quan hệ của Hương và Quang
Đối với Quang,do Hương và Quang cùng tuổi với nhau,học may cùng nhau
nên hai em thường có sự trao đổi,chia sẻ cùng nhau,nhưng do mỗi người một
tính cách nên cũng chỉ là mối quan hệ bình thường.
Mối quan hệ của Hương và Lự
Hương và Lự rất ít khi nói chuyện với nhau,bởi tính cách của hai em không
hợp nhau.Cả hai em cùng đi học nhưng do hoàn cảnh Lự đi học chậm so với tuổi
nên Hương luôn có mặc cảm với Lự.Lự cũng rất ít khi bắt chuyện với Hương
mà chỉ khi có những việc chung thì mới cùng nhau làm.
Mối quan hệ của Hương và Bích
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×