Tải bản đầy đủ (.pptx) (9 trang)

Bài 22. Thực hành 11: Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.27 KB, 9 trang )

CẢM NHẬN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT TRÊN KHẮP THẾ
GIỚI
(TRANH VẼ)

Nhóm: 5
Nguyễn Nữ Thảo Vy (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Trương Thị Hạnh
Trần Kim Thoa
Trần Thị Quỳnh Ngân
Nguyễn Ngọc Linh


Mona Lisa (Nàng Mona Lisa)
Tác giả: Leonardo da Vinci (Italy)
Năm hoàn thành: 1503 – 1506

Bức họa thể hiện một người đàn bà đầy đặn, trông có vẻ phúc hậu đang đan tay vào nhau, khóe miệng khẽ giãn ra một nụ cười
hư ảo. Hậu thế đã cố gắng phân tích bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa: nàng đang cười hay không cười, nụ cười đó có ý
nghĩa gì, làm sao da Vinci có thể tạo nên một nụ cười như vậy… nhưng chưa bao giờ đưa ra được câu trả lời thỏa mãn. Đã có
hàng loạt giả thuyết, huyền thoại xung quanh nguyên mẫu của bức tranh.

Người ta tranh cãi nguyên mẫu của bức tranh là mẹ của họa sĩ, một gái điếm, vợ của một thương gia giàu có, người tình đồng
giới của ông hoặc là chính Leonardo da Vinci. Đáp lại sự tò mò của hậu thế, Mona Lisa vẫn mãi mãi mỉm cười bí ẩn, như thể
luôn muốn nói một điều gì mà chẳng bao giờ nói.


Portrait of an Unknown Woman (Người đàn bà xa lạ)
Tác giả: Ivan Nikolaevich Kramskoi (Nga)
Năm hoàn thành: 1883


Bức tranh vẽ một người phụ nữ ngồi trên xe ngựa mui trần vào buổi sáng mùa đông ảm đạm, tuyết phủ
trắng xóa mái nhà. Người phụ nữ trong tranh quý phái và kiêu hãnh với đầu ngẩng cao, môi mím chặt
nghiêm nghị, ánh mắt nhìn xuống uể oải.

Cho đến nay, nguyên mẫu của bức họa vẫn là một điều bí ẩn với rất nhiều phỏng đoán chưa được
chứng minh. Bức tranh thường được ví với Anna Karenina trong kiệt tác cùng tên của đại văn hào Leo
Tolstoy và đã nhiều lần được dùng để minh họa cho trang bìa của cuốn sách. Bức tranh được đánh giá
là thể hiện tính cách Nga rõ rệt và là một biểu tượng của sự đài các, thượng lưu.


Starry Night (Đêm đầy sao) – Vincent Van Gogh

Starry Night (Đêm đầy sao) được Van Gogh vẽ năm 1889 tại Bệnh viện tâm thần Saint Remy (Pháp),
mô tả cảnh đêm bên ngoài cửa sổ với màu sắc đậm chất tôn giáo. Trong nhiều lá thư để lại, danh họa
cho biết ông không hài lòng với The Starry Night và chắc chắn cũng không nghĩ rằng đó là tác phẩm
tuyệt vời nhất của mình. Tuy nhiên, đây lại là bức tranh đắt giá nhất của ông, nó thậm chí còn được sao
chép nhiều lần.


The Persistence of Memory, Salvador Dali

The Persistence of Memory (Sự dai dẳng của ký ức) là tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật siêu thực
những năm 1930–1940, nó được xem như là tư duy trừu tượng về sự sụp đổ của trật tự vũ trụ.


The Scream ( Tiếng thét) – Edvard Munch

Kiệt tác “The Scream” của danh họa Edvard Munch được coi là bức chân dung khắc họa nỗi
khiếp sợ của con người. Bức tranh được vẽ vào những năm 1893 bằng cách sử dụng dầu và phấn
màu trên bìa cứng, Bức tranh đáng sợ này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia, Oslo –

Na Uy


Girl with a Pearl Earring ( Cô gái với chiếc khuyên tai ngọc trai) Johannes Vermeer

Được hoàn thành vào khoảng năm 1665, “ Cô gái với chiếc khuyên tai ngọc trai” được giới nghệ
thuật xem là “Mona Lisa của Hà Lan” hay “Mona Lisa xứ Bắc Âu”. Bức tranh mô tả chân dung
một cô gái trẻ nhìn nghiêng với trung tâm là chiếc khuyên tai bằng ngọc trai. Bức tranh hiện được
trưng bày tại bảo tảo Mauritshuis ở Den Haag – Hà Lan. “Cô gái với chiếc khuyên tai ngọc trai”
còn là nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết “Girl with a Pearl Earring” của nhà văn Tracy Chevalier,
tác phẩm này sau đó đã được chuyển thể thành một bộ phim cùng tên


“Bức màn tím” của Họa sĩ Lê Phổ 

Được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức
“Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng).
Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật
của một họa sĩ Việt Nam.


CẢM ƠN CÔ ĐÃ XEM
BÀI GIẢNG CỦA CHÚNG EM



×