Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nghiên cứu kế toán quản trị của công ty may Vinatex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.01 KB, 16 trang )

Case study 1
CHI PHÍ DOANH NGHIỆP NHÀNH DỆT MAY

Nhóm:
1.Phan Thị Ngà ( NT )
2.Nguyễn Thị Luyến
3.Lê Thị Nhung
4.Phan Thị Quyên
5.Vũ Thị Tiền
6.Bùi Thu Thủy
7.Đỗ Thị Thư

1


Câu 1: Hãy phân loại chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn
VINATEX ( theo các phương thức khác nhau).
Trả lời:
Khái niệm về chi phí và khái quát các tiêu thức phân loại chi phí
Chi phí được định nghĩa như là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu
được các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ. Như vậy, nội dung của chi phí rất đa
dạng. Trong kế toán quản trị, chi phí được phân loại và sử dụng theo nhiều cách khác
nhau nhằm cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu đa dạng trong các thời điểm
khác nhau của quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thêm vào đó, chi phí phát sinh trong các loại
hình doanh nghiệp khác nhau (sản xuất, thương mại, dịch vụ) cũng có nội dung và đặc
điểm khác nhau, trong đó nội dung chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thể hiện tính
đa dạng và bao quát nhất.
+ Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.
+ Phân loại chi phí trong mối quan hệ với mức lợi nhuận xác định từng kỳ.
+ Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
Các cách phân loại chi phí khác phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định.


Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo công dụng của chúng, hay nói
một cách khác, xét theo từng hoạt động có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất
kinh doanh mà chúng phục vụ, được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất
Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm bằng sức lao
động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết bị. Chi phí sản xuất bao gồm
ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho
việc chế tạo sản phẩm.Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể
chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu
chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
2


Tại Vinatex nguyên vật liệu chính bao gồm như: bông, sợi, vải có tác dụng tạo nên các
thực thể sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp:
Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí. Cần phải
chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục
vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì
không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục
chi phí sản xuất chung.
Đối với khoản thuê ngoài thì kết chuyển thẳng vào tài khoản 154 chứ không tính vào chi
phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ
hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật
liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao , sửa chữa và bảo trì máy móc
thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,
v.v..
Ngoài ra, trong kế toán quản trị còn dùng các thuật ngữ khác: chi phí ban đầu (prime
cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp; chi phí chuyển đổi (conversion cost) để chỉ sự kết hợp của chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến qúa trình
tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại
chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
- Chi phí bán hàng:
Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản
phẩm. Có thể kể đến các chi phí như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho
khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên
bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng cáo, .v.v..
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và
quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản
mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo

3


lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp,
các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v..

Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định từng kỳ
Khi xem xét cách tính toán và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợi tức trong từng
kỳ hạch toán, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất được chia làm
hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
- Chi phí sản phẩm (product costs)
Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, do
vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn sản
xuất (được gọi là giá thành sản xuất hay giá thành công xưởng). Thuộc chi phí sản phẩm
gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và
chi phí sản xuất chung. Xét theo mối quan hệ với việc xác định lợi tức trong từng kỳ hạch
toán, chi phí sản phẩm chỉ được tính toán, kết chuyển để xác định lợi tức trong kỳ hạch
toán tương ứng với khối lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong kỳ đó. Chi phí của khối
lượng sản phẩm tồn kho chưa được tiêu thụ vào cuối kỳ sẽ được lưu giữ như là giá trị tồn
kho và sẽ được kết chuyển để xác định lợi tức ở các kỳ sau khi mà chúng được tiêu thu.
Vì lí do này, chi phí sản phẩm còn được gọi là chi phí có thể tồn kho (inventorial costs).
- Chi phí thời kỳ (period costs)
Chi phí thời kỳ gồm các khoản mục chi phí còn lại ngoài các khoản mục chi phí thuộc chi
phí sản phẩm.Đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí thời kỳ
phát sinh ở kỳ hạch toán nào được xem là có tác dụng phục vụ cho quá trình kinh doanh
của kỳ đó, do vậy chúng được tính toán kết chuyển hết để xác định lợi tức ngay trong kỳ
hạch toán mà chúng phát sinh. Chi phí thời kỳ còn được gọi là chi phí không tồn kho
(non-inventorial costs).

4


Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định trong từng kỳ
Câu 2: Theo bạn, đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành của các
DNSX trong VINATEX nên được xác định như thế nào, vì sao?
Trả lời:

Như chúng ta đã biết, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để chi phí
sản xuất được tập hợp theo đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu
tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất của việc xác định đối tượng
tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí hoạt động đối tượng chịu chi
phí. Trong VINATEX cũng vậy, khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước
hết các nhà quản trị của VINATEX phải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của chi phí
trong sản xuất, căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản
xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng trình độ của các nhà quản trị doanh nghiệp,
của cán bộ, nhân viên kế toán và yêu cầu quản lí chi phí, yêu cầu tính giá thành của
doanh nghiệp.

5


Căn cứ vào đặc điểm, tình hình thì ở VINATEX thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ
là từng phân xưởng, từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành đã xác định.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,
chu kì sản xuất sản phẩm. Với VINATEX, từng loại sản phẩm và đơn vị sản phẩm thuộc
từng đơn hàng hoàn thành là đối tượng tính giá thành. VINATEX cũng là doanh nghiệp
tổ chức sản xuất khối lượng lớn, mặt hàng ổn định nên đối tượng tính giá thành cũng có
thể là từng loại sản phẩm, dịch vụ may mặc và đơn vị sản phẩm, dịch vụ sản xuất hoàn
thành.
Câu 3: Xác định thành phần trong giá thành của sản phẩm gia công xuất khẩu?
Trả lời:
Tại công ty VINATEX hoạt động theo hai hình thức sản xuất tiêu dùng nội địa và sản
xuất để xuất khẩu. về xuất khẩu công ty hiện nay thực hiện theo các hình thức chủ yếu
như CMT, FOB, ODM. Với hình thức gia công CMT- tức theo mẫu và sử dụng nghuyên
liệu mà khách hàng cung cấp thì giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ không bao gồm chi phí

nguyên vật liệu chính. Còn nếu công ty xuất khẩu theo hình thức FOB hay ODM thì giá
thành xuất khẩu sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính.
Theo những công ty nhóm 2 của VINATEX, thì hình thức gia công hàng xuất khẩu là chủ
yếu và thực chất đây là hình thức tạm nhập - tái xuất. Khi tính giá thành gia công xuất
khẩu của các công ty nhóm 2 sẽ bao gồm những thành phần sau:
-Nguyên vật liệu phụ: như cúc, chỉ, khóa,....( nguyên vật liệu chính không được thêm vào
giá thành sản phẩm vì nguyên vật liệu do bên đặt gia công chuyển sang, công ty
VINATEX chỉ chịu tiền vận chuyển nguyên vật liệu chính)
-Chi phí nhân công: theo Công ty sẽ được xác nhận trên cơ sở sản lượng thực tế của từng
công nhân và đơn giá tiền lương. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sẽ chiếm tỷ trọng
lớn trong tính giá thành sản phẩm.
-Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí công cụ, dụng cụ như máy móc, vật tư sử dụng
cho quá trình hoàn thiện sản phẩm, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bao bì, điện, nước,....
-Chi phí khác: bap gồm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính từ cửa khẩu hoặc từ
cảng về kho,....

6


Câu 4: Giá trị công cụ dụng cụ được ghi nhận vào chí nào? Và nên thực hiện
phương pháp phân bổ như thế nào?
Trả lời:
Theo thông tư 200:
-Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ khi xuất dùng cho sản xuất kinh doanh phải
ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuaast kinh doanh.
-Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùng hoặc cho
thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kì kế toán thì được ghi
nhận vào tài khoản 242 “ Chi phí trả trước” và phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh
doanh.
+ Nếu giá trị công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đện nhiều

kì kế toán được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:
Khi xuất công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê, ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
+ Khi phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh từng kì kế toán, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,…
Có TK 242 – Chi phí trả trước
-Bản chất của phân bổ CCDC là việc đi xác định giá trị của CCDC đã được dịch chuyển
vào chi phí của từng kì mục đích phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc phân bổ CCDC được thực hiện theo tình hình thực tế của doanh
nghiệp.
-Thời gian phân bổ CCDC không được quá 3 năm.
Đối với tập đoàn VINATEX
Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng phục vụ sản xuất có rất nhiều loại sử dụng trong mối
giai đoạn khác nhau như: giai đoạn cắt vải sử dụng bìa cứng, phần vẽ,…giai đoạn may sử
dụng suốt, kim may, kéo bấm chỉ,…ngoài ra các công cụ dụng cụ phục vụ chung cho sản
xuất còn bao gồm các loại như kéo cắt may, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động, thiết bị
điện,…
Tập đoàn VINATEX ghi nhận công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong
đó:
7


-Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ như bìa cứng, phấn vẽ,… khi xuất dùng cho
sản xuất kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
-Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn như các thiết bị điện liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh nhiều kì kế toán được ghi nhận vòa TK 242 “ Chi phí trả trước” và phân
bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: ngày 6/3/2014, một công ty của tập đoàn dệt may VINATEX mua một máy may
( CCDC ) trị giá 20.000.000 chưa thuế VAT. Chi phí vận chuyển, cài đặt là 2.000.000

chưa VAT.
Cách tính phân bổ công cụ, dụng cụ cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định thời gian phân bổ CCDC
Công ty dự định sẽ phân bổ cho 12 tháng ( 1 năm)
Bước 2: Xác định mức phân bổ trong tháng 3 năm 2014: vì mua về sử dụng ngay
Mức phân bổ trong tháng 3/2014= (Giá trị CCDC/ Thời gian phân bổ * Tổng số ngày của
tháng 3/2014) * Số ngày sử dụng trong tháng 3/2014
Trong đó, Giá trị CCDC là 22.000.000; Thời gian phân bổ là 12 tháng; Tổng số ngày của
tháng 3/2014 là 31 ngày; Số ngày sử dụng trong tháng 3 là 31-6+1=26 ngày.
Vậy mức phân bổ trong tháng 3/2014 là:
( 22.000.000 / (12*31))*26= 1.537.635
Bước 3: Xác định mức phân bổ hàng năm:
Mức phân bổ hàng năm = giá trị CCDC/ Thời gian phân bổ
Trong đó, Giá trị CCDC= 22.000.000 – 1.537.635= 20.462.366
Thời gian phân bổ là 1 năm
Vậy mức phân bổ năm là: 20.462.366/1= 20.462.366
Bước 4: Xác định mức phân bổ hàng tháng
Mức phân bổ hàng tháng = Mức phân bổ hàng năm / 12 tháng ( vì đã phân bổ tháng 3 rồi
nên sẽ chia cho 11 tháng)
Vậy mức phân bổ tháng là: 20.462.366 / 11= 1.860.215
8


Như vậy, trong tháng 3/2014 CCDC được phân bổ 1.537.635 vào chi phí sản xuất, kinh
doanh, hàng tháng được phân bổ 1.860.215.
Câu 5: Chi phí vật liệu phụ và chi phí sản xuất chung nên được phân bổ theo tiêu
thức nào?
Trả lời:
1. Phân bổ chi phí vật liệu phụ
- Chi phí vật liệu phụ thường được phân bổ theo một trong các tiêu thức sau: Chi phí định

mức, CP kế hoạch, chi phí thực tế của NVL chính, khối lượng sản phẩm sản xuất,…
- Đối với tập đoàn dệt may Vinatex, kế toán có thể phân bổ chi phí vật liệu phụ theo chi
phí thực tế của NVL chính.
Ví dụ: Trong tháng, doanh nghiệp sản xuất ra 2 loại sản phẩm A và B. Đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất đã xác định là quá trình sản xuất của từng loại sản phẩm. Doanh nghiệp
kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong tháng có
các tài liệu liên quan đến kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
(1) Căn cứ số liệu tập hợp từ các phiếu xuất kho nguyên liệu, vật liệu chính, trị giá thực
tế của nguyên vật liệu chính sử dụng trực tiếp sản xuất đã tập hợp trực tiếp là:
+ Cho sản phẩm A

: 33.350.000 đ.

+ Cho sản phẩm B

: 11.400.000 đ.

Cộng : 44.750.000 đ.
(2) Doanh nghiệp mua vật liệu phụ từ bên ngoài, giá mua theo hoá đơn (chưa có thuế giá
trị gia tăng) là 8.800.000đ (chưa trả tiền người bán) đem vào sử dụng trực tiếp sản xuất
hai loại sản phẩm, không qua nhập kho.
(3) Báo cáo sử dụng vật liệu của phân xưởng.
– Vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm A còn thừa nhập lại kho là 500.000 đ.
– Bộ phận sản xuất sản phẩm B có thu hồi phế liệu nhập kho là 250.000đ
(4) Cuối tháng tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo
mức thực tế.
– Căn cứ số liệu trên, kế toán tập hợp chi phí và ghi sổ theo các định khoản sau đây:
(*)

Nợ TK 621: 44.750.000

*Chi tiết SPA:

33.350.000
9


*Chi tiết SPB:

11.400.000

Có TK 152: 44.750.000

– Phân bổ chi phí vật liệu phụ cho từng loại sản phẩm theo mức chi phí NVL chính:
+ Xuất dùng cho sản phẩm A: 33.350.000 đ
+ Trừ vật liệu thừa nhập kho:500.000 đ
+ Chi phí thực tế:32.850.000 đ
+ Xuất dùng cho sản phẩm B:11.400.000 đ
+ Trừ phế liệu thu hồi:250.000 đ
+ Chi phí thực tế:11.150.000 đ
– Vật liệu phụ phân bổ gián tiếp theo chi phí nguyên vật liệu thực tế:

+ Phân bổ cho sản phẩm A: 32.850.000 x 0.2 = 6.570.000 ( đồng )
Phân bổ cho sản phẩm B: 11.150.000 x 0.2 = 2.230.000 ( đồng )
Tổng trị giá vật liệu phụ: 8.800.000 ( đồng )
+ Kế toán ghi sổ theo định khoản:
(*)

Nợ TK 621: 8.800.000
*Chi tiết SPA:


6.570.000

*Chi tiết SPB:

2.230.000

Có TK 331: 8.800.000
(*)

Nợ TK 152: 750.000
Có TK 621: 8.800.000
*Chi tiết SPA:

500.000

*Chi tiết SP B:

250.000

10


+ Kết chuyển chi phí VL trực tiếp cho các đối tượng:
(*)

Nợ TK 154: 52.800.000
*Chi tiết SPA:

32.850.000 + 6.570.000 = 39.420.000


*Chi tiết SPB:

11.150.000 + 2.230.000 = 13.380.000

Có TK 621: 52.800.000
2. Phân bổ chi phí sản xuất chung
TK 627 - chi phí sản xuất chung:
+ TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: chi phí vật liệu
+ TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ
+ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: các chi phí khác bằng tiền
– Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí sản xuất chung thường được sử dụng có thể là:
+ Phân bổ theo chi phí sản xuất chung định mức
+ Phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặc thực tế
+ Phân bổ theo ca máy thi công
+ Phân bổ theo chi phí nhân công
+ Phân bổ theo chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp).
– Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 được hạch toán chi tiết theo 2 loại, đó là
chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi, trong đó:
+ Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay
đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà
xưởng, ...và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,...
+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số
lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
11



+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi
phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế
phát sinh.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi
phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản
phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ
được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
+ Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi
trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên
liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung biến đổi được
phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
– Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời
gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách
tách biệt, thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức
phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.
– Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào
bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ tài khoản
631 "Giá thành sản xuất".
Câu 6: Đối với sản phẩm dệt may của tập đoàn VINATEX, giá thành được tính theo
phương pháp nào là phù hợp? Vì sao? Hãy lập luận về điều kiện phù hợp để áp
dụng phương pháp đó.
Trả lời:
Ngành công nghiệp dệt may là quá trình biến đổi sợi thiên nhiên, tái sinh hay tổng hợp
thành sợi, vải, và chuyển sợi, vải thành quần áo, đồ dùng và vải vóc gia dụng,…
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ngành dệt may là từ khi đưa nguyên
liệu, vật liệu chính cho đến khi tạo ra thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ
tổ chức liên tục, liên tiếp, kết thúc mỗi giai đoạn là công nghệ tạo ra nửa thành phẩm
chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến.
Căn cứ cứ đặc điểm, tình hình của VINATEX thì đối tượng chi phí sản xuất từng phân

xưởng, từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp nên đối tượng tính giá thành là các nửa thành
phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Do đó, đối với sản phẩm dệt may của tập đoàn VINATEX, giá thành được tính theo
phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Quy trình sản xuất gồm 3 giai
đoạn:
12


+ Giai đoạn 1: Sản xuất sợi
+ Giai đoạn 2: Sản xuất vải
+ Giai đoạn 3: Xử lý vải
-Giai đoạn 1:
Zn1 = Dđk 1 + C1 – Dck1
Nửa thành phẩm của giai đoạn 1 được sử dụng chuyển sang giai đoạn 2 để tiếp tục chế
biến, kế toán ghi: Nợ TK 1542: phần chuyển giai đoạn 2
Có TK 1541: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1
-Giai đoạn 2:
Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra nửa thành phẩm
giai đoạn 2, và:
Zn = Dđk 2 + Zn1 chuyển sang + C2 – Dck2
Trong đó, C2 là chi phí chế biến của giai đoạn 2.
-Giai đoạn 3:
Giá thành thành phẩm:
Ztp = Dđk 3 + Zn2 chuyển sang + C3 – Dck3
Câu 7: Đối với sản phẩm May của hàng nội địa, có cần xây dựng định mức cho phụ
liệu như cúc, nhãn trong, nhãn ngoài… không? Vì sao?
Trả lời:
Việc xây dựng định mức cho phụ liệu của sản phẩm May có cần thiết hay không thì
chúng ta sẽ xem xét và đánh giá trong 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Phụ liệu của sản phẩm May là không trọng yếu thì không cần xây dựng
định mức.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất áo phông thì phụ liệu cúc chỉ là phụ kiện trang trí thêm, có
hay không cũng được.
Doanh nghiệp sản xuất đồ lót thì việc may nhãn trong hay là nhãn ngoài thì không cần
thiết, chi phí mua hay sản xuất nhãn trong hoặc nhãn ngoài rất nhỏ và mức độ ảnh hưởng

13


đến sản phẩm không trọng yếu. Vậy nên việc xây dựng định mức cho phụ liệu nhãn trong
hay nhãn ngoài là không cần.
Trường hợp 2: Phụ liệu của sản phẩm May là trọng yếu thì cần xây dựng định mức.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất áo sơ mi, phụ liệu cúc cần phải xem xét đến số lượng
và giá cả. Để sản xuất ra một chiếc áo sơ mi thì doanh nghiệp cần phải tính đến mặt
lượng cúc và về mặt giá cúc. Về mặt lượng, cho biết lượng cúc cần thiết để sản xuất một
chiếc áo sơ mi, có cho phép những hao hụt bình thường. Về mặt giá, phản ánh giá cuối
cùng của cúc sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán.
Ví dụ: Để sản xuất ra một chiếc áo sơ mi nam, cần 2 chiếc cúc nhỏ ở cổ áo, 2 chiếc cúc
nhỏ ở cổ tay, và 8 chiếc cúc vừa. Giá cúc nhỏ 50 đồng/chiếc, cúc vừa 100 đồng/chiếc.
Định mức phụ liệu cúc= Định mức về lượng * Định mức về giá
= 4*50+8*100
=1.000 đồng.

Bảng đánh giá
STT
1

Họ và tên
Phan Thị Ngà


2

Nguyễn Thị Luyến

Công việc
Trả lời câu hỏi 7 và tổng
hợp word
Trả lời câu hỏi 4

3

Phan Thị Quyên

Trả lời câu hỏi 6
14

Nhận xét
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine


4

Vũ Thị Tiền


Trả lời câu hỏi 1

5

Lê Thị Nhung

Trả lời câu hỏi 2

6

Bùi Thu Thủy

Trả lời câu hỏi 5

7

Đỗ Thị Thư

Trả lời câu hỏi 3

15

Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine
Làm đúng yêu cầu và
nộp đúng dealine



16



×