Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phát triển hoạt động tại công ty TNHH chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.33 KB, 10 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Là chủ thể không thể thiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK)- các Công
ty chứng khoán (CTCK) góp phần quyết định đến hoạt động và sự phát triển của
thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng khốc liệt giữa các CTCK về thị
phần giao dịch môi giới, khách hàng, lợi nhuận… đòi hỏi các CTCK không ngừng
mở rộng mạng lưới phân phối; cung cấp các sản phẩm & dịch vụ mới, tiện ích;
phát triển toàn diện các hoạt động kinh doanh….
Là một trong những CTCK ra đời sớm nhất tại Việt Nam, Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) là CTCK đầu
tiên cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán qua mạng Internet với tiện ích Cyber
Investor; dẫn đầu trong lĩnh vực môi giới trái phiếu, bảo lãnh phát hành trái phiếu
Chính phủ, trái phiếu địa phương và trái phiếu doanh nghiệp trong nhiều năm liền;
đứng thứ 2 trong Top 10 CTCK có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng
chỉ quỹ trong năm 2007, 2008….
Tuy nhiên, VCBS đã không duy trì được vị thế và ưu thế của mình từ năm
2009 đến nay. Đây là một bài toán lớn đặt ra đối với Ban lãnh đạo và cán bộ trong
phát triển hoạt động của Công ty.
Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu yêu cầu thực tế tại đơn vị, tôi đã
chọn đề tài:
“Phát triển hoạt động tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về phát triển
hoạt động của Công ty chứng khoán; Phân tích thực trạng phát triển hoạt động của
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Từ đó
đánh giá thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân hạn chế sự phát triển hoạt động của
Công ty; Cuối cùng là nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy sự
phát triển hoạt động của Công ty hiện nay.



ii

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hoạt động của Công ty
Chứng khoán.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số hoạt động kinh doanh
chính (Môi giới, Tự doanh, Tư vấn tài chính doanh nghiệp) của Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong khoảng thời gian
từ năm 2007 đến năm 2009.

Chương 1: Lý luận cơ bản về phát triển hoạt động của Công ty
chứng khoán
1.1

Tổng quan về Công ty chứng khoán

Tác giả trình bày lý luận cơ bản về Công ty chứng khoán bao gồm khái
niệm, đặc điểm, mô hình tổ chức, vai trò của CTCK:
CTCK là một tổ chức trung gian tài chính được thành lập theo pháp luật,
thực hiện một và/hoặc một số hoạt động trên TTCK.
CTCK là tổ chức kinh doanh hoạt động có điều kiện vì vậy điều kiện này là
những đặc điểm khác biệt giữa hoạt động của CTCK với hoạt động của doanh
nghiệp trong các lĩnh vực khác. Tác giả trình bày một số đặc điểm về vốn, nhân sự,
về cơ sở vật chất kỹ thuật, về tổ chức, về xung đột lợi ích giữa CTCK và khách
hàng.
Mô hình tổ chức của Công ty chứng khoán ở mỗi nước có những đặc điểm
riêng, tuy nhiên, có thể khái quát thành ba mô hình cơ bản hiện nay là mô hình
chuyên doanh chứng khoán, mô hình ngân hàng đa năng và mô hình tập đoàn kinh
tế đa năng.
Vai trò của CTCK thể hiện ở các điểm sau: CTCK làm cầu nối giữa cung và
cầu chứng khoán; Cung cấp cơ chế xác định giá chứng khoán trên thị trường; Góp

phần tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới trên TTCK; Giúp các cơ quan quản lý,
giám sát thị trường hoạt động hiệu quả hơn; Góp phần giảm chi phí giao dịch,
giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.


iii

1.2

Hoạt động của Công ty chứng khoán

CTCK có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh
chứng khoán. Tác giả trình bày một số hoạt động kinh doanh chính là Tự doanh,
môi giới, tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

1.3

Phát triển hoạt động của Công ty chứng khoán

Phát triển hoạt động của CTCK được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng
gia tăng về số lượng các hoạt động cũng như sự đa dạng về hình thức tiến hành và
nâng cao chất lượng của mỗi hoạt động.
Đánh giá sự phát triển hoạt động của CTCK (bao gồm về lượng và chất)
dựa trên một số chỉ tiêu chính sau:
Chỉ tiêu định lượng (về lượng): Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu, Tỷ
suất lợi nhuận ròng, Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, Số lượng tài khoản được mở tại CTCK, Giá trị môi giới giao dịch, Giá
trị giao dịch tự doanh, Giá trị bảo lãnh phát hành, Doanh thu, Tỷ trọng doanh thu
của từng hoạt động trong tổng doanh thu, Tỷ lệ doanh thu/số lượng nhân viên và
Thị phần giao dịch.

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động: Tính chính xác; Mức độ an
toàn; Mức độ bảo mật; Mức độ nhanh chóng, thuận tiện; Sự đa dạng và chất lượng
của dịch vụ, sản phẩm cung cấp và địa bàn hoạt động.

1.4

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động của

CTCK
Tác giả cũng trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động
của CTCK:
Những nhân tố chính thuộc về CTCK là Cơ cấu tổ chức; Quy mô vốn;
Trình độ quản lý; Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ và Nguồn nhân lực.
Những nhân tố khách quan cơ bản là Sự ổn định về kinh tế, chính trị; Sự
phát triển của thị trường chứng khoán; Hệ thống luật pháp và môi trường pháp lý;
Sự cạnh tranh giữa các Công ty chứng khoán và Khách hàng.


iv

Chương 2: Thực trạng về phát triển hoạt động của Công ty
TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
2.1

Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

Ở chương 2, tác giả đánh giá thực trạng về TTCK Việt nam hiện nay dựa
trên các thống kê cơ bản của hai Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà nội
về quy mô niêm yết thị trường, giá trị giao dịch thị trường; Phân tích các nhân tố
chủ yếu ảnh hưởng đến tình hình TTCK trong năm 2009 và 06 tháng đầu năm

2010 trên thị trường cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết, thị trường trái phiếu và
thị trường UPCoM; Tổng quan ngành chứng khoán Việt nam ở một số nội dung
như: Số lượng các CTCK tham gia thị trường, Vốn điều lệ của các CTCK, Loại
hình sở hữu các CTCK, Thị phần môi giới các CTCK, Tình hình cung cấp dịch vụ
của các CTCK.

2.2

Thực trạng hoạt động tại công ty TNHH Chứng khoán

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Tác giả giới thiệu tổng quan về sự hình thành và phát triển của VCBS:
thông tin chung về Công ty, các thành tựu nổi bật, các dịch vụ chính của Công ty
và mạng lưới hoạt động của Công ty.
Tiếp theo, tiến hành phân tích thực trạng hoạt động của công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam dựa trên các
nội dung sau:
Thứ nhất, Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 2007, 2008
và 2009.
Thứ hai, Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của VCBS trong sự so
sánh với các năm trước và một số đối thủ cạnh tranh (CTCP Chứng khoán Sài gòn,
CTCP Chứng khoán Thăng Long, CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh, Công ty
TNHH Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) như: Quy mô tài sản và vốn,
Doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu, Tỷ suất lợi nhuận ròng, Tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Doanh thu/số
lượng nhân viên.


v


Thứ ba, Phân tích hiệu quả hoạt động của một số hoạt động kinh doanh
chính của VCBS: Hoạt động môi giới, tự doanh và kinh doanh vốn, Hoạt động tư
vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành:
Tác giả đưa ra phân tích tổng quát tỷ trọng về doanh thu của từng hoạt động
kinh doanh chính trên tổng doanh thu của Công ty, đánh giá qua các năm và có sự
so sánh với một số đối thủ cạnh tranh.
Đối với hoạt động môi giới: phân tích doanh thu môi giới, tình hình thực
hiện doanh thu môi giới tại Hội sở chính, các chi nhánh, các phòng giao dịch của
Công ty và mức độ đóng góp của các đại lý nhận lệnh. Đánh giá số lượng tài
khoản mở tại Công ty, tổng giá trị giao dịch và doanh thu môi giới mà VCBS thực
hiện cho khách hàng theo từng đối tượng khách hàng qua các năm.
Đối với hoạt động tự doanh và kinh doanh vốn: đánh giá kết quả thực hiện
hoạt động tự doanh và kinh doanh vốn; phân tích chỉ tiêu khối lượng và giá trị giao
dịch tự doanh và cơ cấu tài sản tự doanh có sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Đối với hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành:
Đánh giá tình hình thực hiện qua các năm.

2.3

Đánh giá thực trạng hoạt động tại công ty TNHH Chứng

khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về TTCK Việt nam hiện nay, ngành Chứng
khoán Việt nam, phân tích thực trạng hoạt động của Công ty trong sự so sánh qua
các năm và một số đối thủ cạnh tranh, luận văn chỉ ra những thành tựu trong phát
triển hoạt động của Công ty đó là: Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị phần giá trị
giao dịch môi giới trái phiếu tại HNX trong nhiều năm; Các chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận sau thuế, ROE và ROA đều cao nhất so với các đối
thủ cạnh tranh trong năm 2009; Lợi nhuận sau thuế năm 2009 sau khi bù đắp lỗ
của năm 2008 khoảng hơn 53 tỷ. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều vượt kế

hoạch đặt ra ở hoạt động môi giới và tự doanh; Mạng lưới đại lý nhận lệnh đạt
được các kết quả ấn tượng trong năm 2009 góp phần quan trọng trong việc tăng
trưởng doanh thu môi giới toàn Công ty; Bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp


vi

tại chi nhánh Đà Nẵng đã hoạt động rất tích cực trong năm 2009 chiếm tỷ trọng
đáng kể vào kết quả chung của Công ty.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong năm 2009, vẫn còn rất nhiều mặt
hạn chế mà VCBS cần phải hoàn thiện. Những hạn chế này thể hiện rõ nhất qua
các vấn đề sau: Quy mô tài sản của VCBS giảm mạnh ngược lại với xu hướng
chung của thị trường; Tuy vẫn duy trì được vị trí dẫn đầu thị phần giá trị giao dịch
môi giới trái phiếu tại HNX trong nhiều năm nhưng thị phần của VCBS đã bị suy
giảm; Mặc dù các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận sau thuế, ROE
và ROA của VCBS đều cao nhất so với các đối thủ cạnh tranh nhưng nếu xét ở số
tuyệt đối thì các chỉ tiêu này chưa phản ánh được sự sụt giảm doanh thu của Công
ty trong năm 2009; Doanh thu của VCBS bị giảm dần qua các năm và so với các
đối thủ cạnh tranh; Doanh thu thu được trên một nhân viên của Công ty bị giảm
dần qua các năm mặc dù chất lượng nguồn nhân lực của VCBS là khá tốt; Thị
phần giá trị giao dịch môi giới cổ phiếu của Công ty trên sàn HOSE sụt giảm
nghiêm trọng; Số lượng khách hàng cá nhân đến mở tài khoản chứng khoán giảm
mạnh. Số lượng tài khoản không hoạt động còn nhiều và giá trị giao dịch môi giới
của tài khoản hoạt động còn thấp; Năm 2009, trong giai đoạn phục hồi và tăng
mạnh của TTCK, giá trị giao dịch trên TTCK rất cao nhưng Công ty không hoạt
động đầu tư chứng khoán mà chỉ thực hiện thoái vốn. Cơ cấu tài sản tự doanh của
Công ty mất cân đối nghiêm trọng; Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp gần
như không có hoạt động; Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng rất yếu.
Những hạn chế trên do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan:
Một số nguyên nhân chủ quan là: Công ty chưa phát huy được hết khả năng

nguồn nhân lực; Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý; Dịch vụ chưa đa dạng, chất
lượng dịch vụ chưa tốt; Chính sách đầu tư năm 2009 chưa hiệu quả; Chưa đẩy
mạnh phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp; Hệ thống kiểm soát nội
bộ hoạt động chưa hiệu quả; Hệ thống công nghệ thông tin chậm đổi mới; Hoạt
động marketing chưa được chú trọng; Thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn và
Chưa tận dụng mạng lưới, vốn, công nghệ của Vietcombank.


vii

Một số nguyên nhân khách quan là do Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật còn chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập và nguyên nhân từ phía doanh
nghiệp và nhà đầu tư.

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động của Công ty TNHH
Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3.1

Định hướng phát triển hoạt động của công ty TNHH Chứng

khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2012
Tác giả trình bày định hướng phát triển hoạt động của VCBS đến năm 2012
về kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch phát triển mạng lưới, xây dựng Quy trình, Quy
chế nội bộ, kế hoạch đổi mới công nghệ, kế hoạch của các hoạt động kinh doanh
chính: môi giới, tự doanh, tư vấn tài chính doanh nghiệp.

3.2

Giải pháp phát triển hoạt động của công ty TNHH Chứng


khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động của VCBS đến năm 2012,
những hạn chế cũng như phân tích những nguyên nhân của hạn chế đã được đề cập
trong chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp thực tiễn để phát triển hoạt động
của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Một số giải pháp phát triển hoạt động của Công ty là:
Thứ nhất, Cơ cấu lại mô hình tổ chức của Công ty: cơ cấu lại mô hình tổ
chức tại một số bộ phận trong Công ty: Tách bộ phận bán hàng ra khỏi bộ phận
cung cấp dịch vụ; Tách phòng Đầu tư hiện nay thành Phòng đầu tư cổ phiếu và
Phòng kinh doanh vốn và trái phiếu; Tách phòng Hành chính nhân sự thành Phòng
hành chính và Phòng nhân sự; Tách phòng Kế toán gồm hai bộ phận lớn là Kế toán
khách hàng và kế toán nội bộ thành phòng Dịch vụ khách hàng; Sáp nhập phòng
Lưu ký, Bộ phận kế toán khách hàng và Bộ phận Môi giới (bộ phận đặt lệnh giao
dịch) thành Phòng Dịch vụ khách hàng.
Thứ hai, Cung cấp các dịch vụ mới đồng thời nâng cao chất lượng dịch
vụ hiện có: Ưu tiên cung cấp các dịch vụ mới như: Đăng ký sử dụng dịch vụ trực


viii

tuyến, Dịch vụ chuyển tiền đến và đi trực tuyến, Dịch vụ chuyển nhượng quyền
nhận tiền bán chứng khoán trực tuyến, Dịch vụ mua chứng khoán lô lẻ trực tuyến,
Dịch vụ thực hiện quyền trực tuyến….
Thứ ba, Tận dụng mạng lưới, vốn, công nghệ của Vietcombank: Công ty
nên kết hợp với Vietcombank trong các lĩnh vực bán chéo sản phẩm, Hợp tác trong
việc cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư; Tận dụng mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh,
thành phố và danh mục khách hàng rộng lớn của Vietcombank trong việc mở rộng
khách hàng tiềm năng tại các tỉnh, thành phố, mở rộng mạng lưới hoạt động của
Công ty, phát triển các hoạt động Môi giới, Tư vấn và Bảo lãnh phát hành; Có sự
phối hợp chặt chẽ với Vietcombank về công nghệ tích hợp giữa hai hệ thống.

Thứ tư, Chiến lược marketing và định hướng tiếp cận khách hàng:
Công ty nên soát xét lại chiến lược marketing và định hướng tiếp cận trên cơ sở
khách hàng.
Thứ năm, Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin: Bên cạnh việc tìm
kiếm và nhanh chóng đổi mới phầm mềm giao dịch hệ thống công nghệ thông tin
cần được hoàn thiện ở các khía cạnh khác như: Qui định về mật khẩu người sử
dụng; Giám sát về quản lý truy cập; Xây dựng Quy trình sao lưu và phục hồi dữ
liệu nghiệp vụ và tài chính; Xây dựng kế hoạch dự phòng thảm họa và kế hoạch
đảm bảo hoạt động liên tục.
Thứ sáu, Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội
bộ: Công ty nên xem xét và bổ sung thêm nhân lực cho bộ phận kiểm tra nội bộ
cũng như xây dựng kế hoạch kiểm tra và phương pháp kiểm tra cụ thể. Bộ phận
quản trị rủi ro nên tham gia chủ yếu vào kiểm soát rủi ro hoạt động và dần mở rộng
ra các rủi ro khác khi Công ty chuyển hướng hoạt động sang ngân hàng đầu tư.
Thứ bảy, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Công ty cần tập trung vào
một số nội dung sau để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng chi tiết yêu
cầu công việc, tuyển dụng, đào tạo; Xây dựng quy chế phân phối tiền lương; Xây
dựng chương trình đào tạo nhân viên; Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên.


ix

Cuối cùng, Nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận nghiệp vụ: Bộ
phận môi giới, Bộ phận tự doanh, Bộ phận tư vấn tài chính doanh nghiệp.

3.3

Kiến nghị

Đồng thời với việc đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động của VCBS,

tác giả đề xuất một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phát triển
TTCK Việt Nam nói chung và các Công ty chứng khoán nói riêng và kiến nghị với
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng mẹ) nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của Công ty.
Một số kiến nghị với với cơ quan quản lý Nhà nước là:
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống pháp luật: Đề nghị sớm cho phép nhà đầu
tư được mua bán cùng một loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch và mở
nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK khác nhau; Sớm ban hành
quy định cho vay chứng khoán; Sớm có phương án cho phép Bán chứng khoán tại
ngày giao dịch T+0, T+1, T+2; Cần mở rộng hơn nữa các hình thức bảo lãnh phát
hành và Cần ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ
mới liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Thứ hai, Nâng cao năng lực hoạt động của các CTCK: kiểm soát chứng
chỉ hành nghề chứng khoán của người hành nghề chứng khoán, tăng cường việc
chuẩn hóa việc cấp chứng chỉ HNCK, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đề
nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm cho phép thành lập các CTCK có vốn đầu tư
nước ngoài tham gia vào TTCK.
Thứ ba, Ban hành quy chế trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán
đối với các CTCK: Hiện nay, các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng
khoán vẫn chưa có quy định riêng mà dựa trên thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày
07/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành
sản phẩm, hàng hóa, công trình xấy lắp tại doanh nghiệp để có căn cứ và hướng
dẫn thực hiện. Điều này dẫn đến bất cập là cách thức hoàn nhập/trích lập dự phòng
tại mỗi CTCK chưa có sự nhất quán đặc biệt là đối với việc hoàn nhập/trích lập dự


x

phòng tại thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Việc hoàn nhập/trích lập dự

phòng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ tiêu
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tác giả đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng mẹ, cụ thể:
Thứ nhất,

ề uất phươ g thức quả lý hiệu quả hơ : Cần có sự phân

tách trách nhiệm giữa Hội đồng thành viên và Ban giám đốc Công ty và thay đổi
phương thức quản lý đối với VCBS.
Thứ hai,

ề uất chuyể đổi h h thức sở h u: VCBS nên đề xuất với

Vietcombank chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần.
Cuối cùng, ề uất t

g quy mô vố : Để nâng cao năng lực cạnh tranh và

cung ứng các dịch vụ tài chính Công ty cần nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện và
thủ tục cần thiết để xin Vietcombank phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ. Công
ty có thể xin phê duyệt tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành trái phiếu. Ý
nghĩa của việc phát hành trái phiếu đó là: Tạo kênh huy động vốn chủ động và phù
hợp với sự phát triển của VCBS; Khẳng định vị trí, uy tín và thương hiệu VCBS;
Tăng cường hoạt động đầu tư sản phẩm cố định, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
trái phiếu, nâng cao vị thế của VCBS trên trường tài chính



×