Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giải pháp tái cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.46 KB, 11 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bưởi Phúc Trạch là một loại trái cây đặc sản của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, đã
được công nhận là một trong 8 loại trái cây quý hiếm của cả nước cấm xuất khẩu giống.
Hiện nay Bưởi Phúc Trạch là cây kinh tế chủ lực của huyện Hương Khê góp phần cải
thiện đời sống cho người nông dân, nâng cao mặt bằng mức sống toàn huyện, đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của huyện. Đã có thời kỳ Bưởi Phúc Trạch phát triển
mạnh, được xuất khẩu ra nước ngoài được người tiêu dùng mến mộ.
Tiềm năng phát triển Bưởi Phúc Trạch là rất lớn nhưng hiện nay kết quả mang lại
không được như mong đợi. Công cuộc khôi phục, bảo tồn và phát triển một giống gen
quý hiếm, một giống bưởi ngon đặc sản của một vùng quê được cả xã hội quan tâm. Với
yêu cầu phát huy lợi thế sẵn có, bảo tồn một giống gen bưởi đặc sản quý hiếm đồng thời
bảo tồn một nét giá trị văn hóa truyền thống của huyện Hương Khê cần tìm ra giải pháp
thúc đẩy phát triển sản xuất để Bưởi Phúc Trạch vừa đem lại giá trị kinh tế tối đa cho
người sản xuất, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để xứng với giá trị
tiềm năng vốn có của một thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng.
Vì tính cấp thiết đó và mong muốn đóng góp một phần khả năng của mình vào sự
nghiệp bảo tồn và phát triển một loại trái cây đặc sản của huyện nhà nên tôi đã chọn và
tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc Trạch ở huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.
Mục tiêu của đề tài là tìm hướng phát triển cho cây bưởi đặc sản của quê hương
Hương Khê, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho
người nông dân trồng bưởi, giới thiệu quảng bá hình ảnh Bưởi Phúc Trạch đến bạn bè
khắp nơi trong cũng như ngoài nước, hướng đến mục tiêu xuất khẩu bưởi Phúc Trạch ra
nước ngoài.
Bưởi Phúc Trạch là giống cây ăn quả bản địa của Hương Khê - Hà Tĩnh có lịch sử
trồng trọt trên 100 năm. Bưởi Phúc Trạch có tên khoa học là Citrus grandis Osbeck hoặc
Citrus Maxima (Burn.) Meer. Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch là quả hình cầu dẹt, trọng


lượng từ 1-1,5 kg/quả, quả cao từ 12 - 14 cm, đường kính quả từ 14 – 16 cm, vỏ quả
không trơn, không ráp khi chín màu vàng xanh, cùi trắng, vách múi giòn, dễ tách, tép múi


màu phớt hồng hoặc trắng trong, mọng nước, vị ngọt thanh. Nổi tiếng từ lâu đời với vị ngọt
thanh, pha chút vị the mà không chua, không đắng, Bưởi Phúc Trạch có hương vị thơm ngon
đặc trưng, giàu chất dinh dưỡng, mang đến cho người thưởng thức hương vị thật khó quên, nên
được nhiều người ưa chuộng.
Bưởi Phúc Trạch thích hợp với các loại đất như phù sa cổ, phù sa được bồi hàng năm.
Không như một số loại bưởi khác có trái quanh năm, mùa bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài trong
khoảng ba tháng, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 âm lịch hàng năm.
Như tên gọi của nó, bưởi Phúc Trạch chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị của
mình ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, chính loại đất sét mịn, sâu pha lẫn đất phù sa được
bồi đắp hàng năm là điều kiện lý tưởng để Hương Khê trồng giống bưởi ngon không đâu có
được. Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được chuộng vì rất dễ bảo
quản. Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị giập nát. Bưởi tươi ngon rất lâu
mà không cần bất kỳ loại hóa chất bảo quản nào.
Bưởi Phúc Trạch được Bộ NN&PTNT công nhận là một trong 8 loại cây ăn quả
quý hiếm của cả nước, cấm xuất khẩu giống (danh mục ban hành kèm theo Quyết định số
69/2004/QĐ-BNN ngày 03/12/2004 của Bộ NN&PTNT). Ngày 9/9/2004, được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hoá. Ngày 09 tháng 11 năm 2010, Cục trưởng Cục Sở hữu
trí tuệ đã ra Quyết định số 2180/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn
địa lý số 00022 cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch nổi tiếng. Ủy ban nhân dân huyện Hương
Khê là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý bưởi “Phúc Trạch”.
Chất lượng đặc biệt của Bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có
được là nhờ điều kiện tự nhiên đặc thù của khu vực địa lý. Hiện nay diện tích đất sử dụng
cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện mới chỉ chiếm 10%, diện tích đất chưa được
sử dụng để sản xuất còn rất lớn. Đây là tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng mới
cây ăn quả trong đó có Bưởi Phúc Trạch.
Người dân Hương Khê chủ yếu sống bằng nghề nông, hơn 70% lao động nông
nghiệp. Các hộ nông dân trồng bưởi với vốn quý là những kinh nghiệm cha ông truyền


lại, họ không ngừng học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại năng

suất, chất lượng cao hơn, làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của gia đình và làm giàu
cho quê hương.
Bưởi không những được dùng để thờ cúng, để ăn, để làm thuốc, làm đẹp mà còn
được nhiều người ưa chuộng dùng làm quà biếu.
Hiện nay thị trường chính của đặc sản Bưởi Phúc Trạch mới chỉ ở trong huyện,
trong tỉnh và rải rác một số nơi khác trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Vinh, thủ đô Hà Nội…, công tác xúc tiến xuất khẩu Bưởi Phúc Trạch ra nước ngoài để
lấy lại thị trường, lấy lại phong độ thời hoàng kim khi xưa của Bưởi Phúc Trạch đang rất
được quan tâm.
Hiện nay có nhiều chương trình, dự án được triển khai nhằm áp dụng KHCN vào
sản xuất, điển hình như các dự án:
Dự án ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất chất lượng bưởi Phúc
Trạch, mô hình thâm canh cây bưởi Phúc Trạch theo công nghệ Đài Loan…
Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với huyện Hương khê đã tổ chức cho các
hộ nông dân 8 xã vùng phụ cận Phúc Trạch về Hương Trạch tham quan, học tập mô hình:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trên cây Bưởi Phúc Trạch với phương châm “Nông dân
hướng dẫn cho nông dân”. Đổng thời Trung tâm Khuyến nông tỉnh chịu trách nhiệm biên
soạn tài liệu, xây dựng băng hình kỹ thuật thâm canh Bưởi cấp phát đến tận hộ trồng bưởi
..
Trong giai phát triển kinh tế hiện nay huyện Hương Khê xác định bưởi Phúc Trạch
là cây kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện nhà. Vấn đề bảo
tồn giống, phát triển sản xuất, nâng cao giá trị cho cây bưởi Phúc Trạch được các cấp
chính quyền hết sức quan tâm.
Nhằm tạo điều kiện sản xuất cho nhân dân, huyện đã có chính sách hỗ trợ vốn, tập
huấn và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất đặc sản Bưởi Phúc
Trạch như: đất đai, khí hậu, nguồn nước…


Căn cứ vào vị trí địa lý, tính chất đất đai, khí hậu thời tiết, trình độ sản xuất của

vườn nhà, năng suất, chất lượng quả… huyện Hương Khê đã chia làm 3 vùng trồng bưởi
Phúc Trạch là vùng trọng điểm, vùng phụ cận và vùng Đông Bắc huyện. Theo kết quả điều tra
diện tích trồng Bưởi Phúc Trạch rất nhỏ lẻ và manh mún, các vườn hộ có diện tích nhỏ hơn
1000 m2 chiếm đến 34,6%, số hộ có diện tích từ khoảng 1000 – 2000 m2 chiếm 43,3%, còn số
hộ có diện tích lớn hơn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Trong tổng số 16,47 ha trồng bưởi Phúc Trạch được điều tra tại 4 xã trọng điểm thì
diện tích kiến thiết cơ bản (mới trồng chưa cho quả) chỉ chiếm có 24,5 % còn lại 75,5%
là diện tích bưởi Phúc Trạch đang kinh doanh.
Các vườn bưởi phần nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu thâm canh, ở một số nơi
đầu tư kĩ thuật, chăm sóc chưa đảm bảo nên cây còi cọc sâu bệnh nhiều, vườn bưởi già
cỗi, thoái hoá chưa được thay thế.
Trong quá trình trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch hầu hết các gia đình có áp
dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chủ yếu được thực hiện qua việc bón phân hoá học,
phun thuốc trừ sâu nhưng họ đều thực hiện tự phát. Việc bón phân, tỉa cành, tạo tán, làm
cỏ chủ yếu làm theo kinh nghiệm và chưa bón đúng và đủ liều lượng. Nhìn chung các hộ
làm vườn chưa quan tâm nhiều vào các biện pháp canh tác như: tạo hình, tỉa cành, làm
cỏ, bón phân, tủ gốc giữ ẩm... Nhất là tưới nước vào các thời kì khô hạn mà cây rất cần
nước. Đặc biệt họ chưa biết sử dụng các chế phẩm kích thích sinh trưởng, kích thích đậu
hoa, đậu quả nhất là những năm qua bưởi lại mất mùa. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất, nghiên cứu phát triển bưởi Phúc Trạch đã được đầu tư nhưng chưa tập trung, chưa
đầy đủ nhất là hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu thoát nước cho loại cây khó tính này.
Các vườn bưởi hiện nay chủ yếu là vườn tạp, cây trồng với mật độ quá dày, nhiều
giống xen kẽ nhau, thậm chí nhiều hộ trồng xen cây ngắn ngày, cây gió trầm vào vườn
bưởi. Đại đa số các vườn bưởi hiện nay đều được trồng đi trồng lại qua nhiều thế hệ mà
người dân lại không bồi dục tăng cường dinh dưỡng nên đất đã bị chai cứng, thoát nước
kém.


Công tác tuyển chọn, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen và sản xuất giống bưởi Phúc
Trạch có chất lượng cao phục vụ phát triển tích cực được triển khai nhưng cung ứng

giống cho sản xuất hàng năm cũng chỉ đủ trồng từ 10-30 ha.
Tập quán canh tác của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. Tập quán canh
tác ở một số người đã bắt đầu thay đổi tuy rất chậm nhưng có chiều hướng tốt khi họ
được tham gia các lớp học tập huấn kĩ thuật trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch, tập huấn
về làm kinh tế vườn và chăm sóc cây có múi…
Doanh thu từ bưởi Phúc Trạch giao động lên xuống một phần là do bưởi Phúc
Trạch thường hay mất mùa mặt khác là do giá cả không ổn định, tình trạng mất mùa thì được
giá còn được mùa thì rớt giá vẫn còn là vấn đề chính của các vườn bưởi, tạo nên cho người
trồng bưởi “nỗi lo được mùa” điển hình như năm 2008.
Biểu số 2.3.1. Mức giá trung bình của các loại Bưởi Phúc Trạch

% trong tổng sản
Phân loại

Giá bán

lượng

Loại đặc biệt (>1,5 kg)

35.000 – 50.000 đ/quả 5.7

Loại 1 (1,2-1,5kg/quả)

20.000 – 35.000 đ/quả 24.3

Loại 2 (0,9-1,2 kg/quả

10.000 – 20.000 đ/quả 37.2


Loại 3 (< 0,9 kg/quả)

5.000 - 10.000 đ/quả

32.8

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê – Hà Tĩnh
Thị trường chính của đặc sản bưởi Phúc Trạch mới chỉ ở trong huyện, trong tỉnh
và rải rác một số nơi khác trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, thủ
đô Hà Nội…
Công tác xúc tiến xuất khẩu bưởi Phúc Trạch còn rất bị động do bưởi Phúc Trạch
mất mùa nên không có động lực cũng như không có đủ tiềm lực về số lượng để tiến hành
công tác xúc tiến xuất khẩu.
Ngoài việc tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, huyện Hương Khê đã triển khai
làm hồ sơ thủ tục xây dựng thương hiệu cho bưởi Phúc Trạch. Tháng 9/2004 được Cục sở
hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng chỉ nhãn hiệu hàng hoá bưởi Phúc
Trạch – Hương Khê. Bưởi Phúc Trạch được quảng bá qua các phương tiện thông tin đại


chúng và đã có mặt ở các Trung tâm Thương mại lớn của cả nước như Hà Nội, Hải
Phòng, Sài Gòn, Vinh… được người tiêu dùng khắp nơi biết đến. Xây dựng được 4 phim
tài liệu về Bưởi Phúc Trạch phát trên các kênh truyền hình Trung ương, đặc biệt kênh
truyền hình VTV4 là kênh đối ngoại cũng được phát tin để giới thiệu nhãn hiệu và sản
phẩm bưởi Phúc Trạch ra thị trường thế giới. Đăng tải được 30 bài và nhiều ảnh trên các
báo, tạp chí Trung ương và địa phương để giới thiệu nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm bưởi
Phúc Trạch. Tổ chức các hội thảo giới thiệu thương hiệu sản phẩm bưởi Phúc Trạch ở các
Trung tâm thương mại lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vinh...
Năm 2010, bưởi Phúc Trạch được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa bưởi “Phúc
Trạch”. Thương hiệu bưởi Phúc Trạch đã được xây dựng nhưng công tác bảo vệ thương
hiệu còn rất hạn chế đặc biệt là trong những năm bưởi mất mùa.

Bưởi Phúc Trạch có hiệu quả cao hơn các cây trồng khác. Trung bình đầu tư sản
xuất bưởi Phúc Trạch bỏ ra một vốn sẽ thu về một lời tức là số tiền lãi thu về tương
đương với số tiền vốn đầu tư đã bỏ ra, còn sản xuất các loại cây trồng khác thì thu về tỷ lệ
thấp hơn, đặc biệt sản xuất lúa thì số tiền lãi thu về chỉ bằng khoảng một nửa số tiền vốn
đầu tư sản xuất đã bỏ ra.
Hiệu quả sản xuất bình quân 5 năm (2004-2008)

Giá trị (1000đồng)

40000
35000
30000
25000
Đầu vào

20000

Đầu ra

15000

Lãi

10000
5000
0

Bưởi
Phúc
Trạch


Cam

Lúa 2 vụ Lạc xuânđậu hè thu Loại cây trồng

Đồ thị 2.4.1: Hiệu quả sản xuất bình quân tính trong 5 năm từ 2008 – 2012
(đơn vị tính: 1000 đồng)

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê – Hà Tĩnh


Mặc dù vậy bưởi Phúc Trạch vẫn chưa là nguồn thu nhập chính của các hộ trồng
bưởi do thực tế nguồn thu này không ổn định, phụ thuộc nhiều vào sản lượng và giá cả,
mặt khác mỗi năm chỉ thu hoạch một mùa nên vai trò của nguồn thu nhập từ bưởi hiện
nay chỉ là một khoản thu nhập góp phần cải thiện đời sống mà thôi.
Trong 104 hộ điều tra tại 4 xã vùng trọng điểm kết quả thu được có 10 hộ có thu
nhập từ bưởi Phúc Trạch trung bình hàng năm dưới 1 triệu đồng chiếm 9,62% trong tổng
số hộ điều tra, 59 hộ có thu nhập từ 1 – 5 triệu chiếm 56,73%, 22 hộ có thu nhập từ 5 – 10
triệu đồng chiếm 21,15%, 10 hộ có thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng chiếm 9,62%, chỉ có 3 hộ
là có thu nhập trên 20 triệu đồng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Giá trị kinh tế từ sản xuất và kinh doanh bưởi Phúc Trạch rất lớn, là loại cây trồng
siêu lợi nhuận và góp phần cải thiện nhiều hơn đời sống gia đình các hộ trồng bưởi nếu
nó được trồng và chăm sóc đúng cách để cho quả ổn định hàng năm.
Phát triển sản xuất đã giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng
cao trình độ sản xuất, trình độ nghề nghiệp cho người lao động, trình độ quản lý của
những người quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức sống cho người lao
động, những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác...
Những kết quả bước đầu đạt được khá khả quan, qua số liệu thống kê có thể nhận
thấy diện tích trồng Bưởi Phúc Trạch tăng đều trong những năm qua. Từ những vườn hộ
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đã hình thành những vùng trồng bưởi tập trung, những trại

bưởi quy mô lớn. Người nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tiếp cận với
những khoa học công nghệ tiên tiến và đã biết cách đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào
quá trình sản xuất để làm năng suất, sản lượng ngày càng gia tăng. Nhiều chương trình,
dự án khôi phục, bảo tồn và phát triển Bưởi Phúc Trạch đã được triển khai trên địa bàn
huyện với những thành công bước đầu. Giá trị của Bưởi Phúc Trạch ngày càng tăng, thể
hiện qua xu hướng giá cả liên tục tăng qua các năm, từ đó nâng cao thu nhập cho người
nông dân. Đồng thời hiệu quả kinh tế của Bưởi Phúc Trạch cao hơn các loại cây trồng
khác trên địa bàn huyện, mang lại lợi ích cao hơn cho người sản xuất. Từ đó góp phần
xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người nông dân, góp phần gia tăng mức thu
nhập bình quân đầu người trên toàn huyện.


Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn tồn tại một số hạn chế như: Khó hình
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung do tổ chức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quá trình
sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính. Khoa học kỹ thuật áp dụng vào quá trình sản xuất
Bưởi Phúc Trạch còn hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi. Đầu tư thâm canh phát triển
Bưởi Phúc Trạch chưa được chú trọng. Sản lượng sản xuất không ổn định do Bưởi Phúc
Trạch chưa được chăm sóc đúng kỹ thuật, vốn đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu… còn
hạn chế. Giá cả của Bưởi Phúc Trạch cũng chưa ổn định, tình trạng được mùa mất giá
vẫn làm khổ người nông dân. Rất nhiều chương trình dự án đầu tư cho cây bưởi Phúc
Trạch nhưng vẫn chưa mang lại nhiều kết quả khả quan. Công ty thu mua năng lực còn
hạn chế trong tiếp thị sản phẩm.
Phương hướng phát triển sản xuất đặc sản bưởi Phúc Trạch trong thời gian tới là
hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt,
áp dụng quy trình GAP vào sản xuất kinh doanh Bưởi Phúc Trạch, thành lập hợp tác xã
Bưởi Phúc Trạch ở mỗi xã, đồng thời thiết lập sự liên kết chặt chẽ giữa các hợp tác xã với
nhau, xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ nguyên liệu Bưởi Phúc Trạch để nhằm
tăng giá trị và tận thu sản phẩm Bưởi Phúc Trạch, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà:
nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.
Mục tiêu đặt ra cho phát triển sản xuất Bưởi Phúc Trạch là gia tăng diện tích trồng

bưởi, duy trì và gia tăng mức sản lượng bưởi hàng hóa, từ đó làm tăng doanh thu và mục
đích cuối cùng là tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Nâng tỷ lệ đóng góp của giá trị sản
phẩm bưởi vào tăng trưởng GDP của huyện Hương Khê. Tạo ra chuỗi giá trị từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ, tạo ra những đầu mối tiêu thụ, giá cả ổn định để người dân không
phải lo nỗi lo được mùa mất giá như năm trước đây. Mặt khác, khai thác triệt để thị
trường tiềm năng trong nước, giới thiệu quảng bá hình ảnh đặc sản Bưởi Phúc Trạch đến
với bạn bè thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu Bưởi Phúc Trạch nhằm mở rộng thị
trường ra nước ngoài, .
Một số giải pháp chính để phát triển sản xuất đặc sản bưởi Phúc Trạch:
Trước hết huyện phải hoàn chỉnh quy hoạch phát triển bưởi Phúc Trạch tổng thể
lâu dài và kế hoạch quy hoạch phát triển hàng năm. Tìm cách tuyên truyền vận động thay
đổi cách nghĩ, cách làm của người dân từ xưa đến nay, chuyển đổi nhận thức của người
lao động về sản xuất thâm canh, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá. Tiếp tục


phối hợp với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu, tìm giải pháp khắc phục hiện
tượng bưởi Phúc Trạch ra hoa nhiều nhưng đậu quả thấp, nghiên cứu để công bố quy
trình trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê, trong đó áp dụng đồng bộ
các giải pháp kĩ thuật và an toàn vệ sinh trong tất cả các giai đoạn. Tiếp tục chỉ đạo đầu
tư thâm canh để từng bước chuyển diện tích này từ vườn quảng canh sang vườn thâm
canh đủ khả năng trở thành vườn hàng hoá, xây dựng và áp dụng quy trình GAP (Good
Agriculture Practices - thực hành nông nghiệp tốt) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào trong quy
trình sản xuất bưởi Phúc Trạch. Khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, về lao động, về
kiến thức trồng và chăm sóc bưởi Phúc Trạch, có khả năng điều hành quản lý nhận đất
kinh doanh bưởi Phúc Trạch theo hình thức kinh tế trang trại. Các hộ trồng bưởi phải
năng động trong hoạt động sản xuất, chủ động trước mọi hoàn cảnh, tự tìm cách khắc
phục khó khăn trong khả năng có thể. Các hộ trồng bưởi phải chủ động thực hiện sản
xuất theo tiêu chuẩn GAP để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Xúc tiến thành lập các hợp tác xã bưởi. Chính quyền và người dân phối hợp với các cơ
quan liên quan tìm giải pháp chế biến và đa dạng hoá các sản phẩm từ bưởi Phúc Trạch

đẩy mạnh gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp xúc tiến công tác
quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Xây dựng các chương trình dự án kêu
gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ…
trên cơ sở tạo mọi điều kiện thông thoáng về quỹ đất, thủ tục hành chính, mức thuế… để
các doanh nghiệp, các tổ chức cùng phối hợp phát triển cây bưởi Phúc Trạch theo cơ chế
các bên cùng có lợi. Nhà vườn, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học cần phải
liên kết một cách đồng bộ, để phát triển sản xuất hàng hoá đối với sản phẩm bưởi Phúc
Trạch.
Để thực hiện được những giải pháp trên, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị như
sau:
Đề nghị huyện, tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện
cho người nông dân yên tâm sản xuất, mang lại lợi ích thiết thực cho người trồng bưởi
như chính sách cho vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ kĩ thuật công nghệ, có các phần thưởng
xứng đáng cho những người nông dân có kết quả sản xuất kinh doanh giỏi… nhằm tạo
động lực cho người trồng bưởi phát triển sản xuất mở rộng đầu tư kinh doanh.


Tỉnh, huyện cần xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho sản xuất kinh doanh bưởi,
tạo môi trường thông thoáng để triển khai các dự án kêu gọi đầu tư cho sản phẩm bưởi
Phúc Trạch. Phát huy vai trò quản lý nhà nước đối với thương hiệu và quy trình sản xuất
bưởi Phúc Trạch. Thực hiện tốt công tác giám sát chỉ đạo thực hiện dán tem nhãn hiệu
hàng hoá tránh tình trạng thật giả lẫn lộn giữa bưởi Phúc Trạch có thương hiệu với các
loại bưởi khác như hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bưởi Phúc Trạch: tập trung tìm hiểu khai thác thị
trường có hiệu quả, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
Đối với nông dân: để đẩy mạnh phát triển sản xuất cần những nông dân chuyên
nghiệp
Đối với thương lái: hợp tác với doanh nghiệp để học tập phương thức kinh doanh, cạnh
tranh lành mạnh với doanh nghiệp trong thu mua sản phẩm của nông dân
Đối với ngân hàng cần có những chính sách cho vay ưu đãi về vốn để giúp các nhà

vườn có điều kiện đầu tư vào sản xuất có hiệu quả.
Đối với các nhà làm công tác truyền thông như ban tuyên giáo Huyện uỷ, Trung
tâm Văn hoá – Thể thao, Đài Phát thanh - Truyền hình và các ngành chức năng trong
binh chủng tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền quảng bá hình ảnh bưởi Phúc Trạch rộng
rãi dưới mọi hình thức.
Phát triển là quy luật của mọi hiện tượng kinh tế xã hội. Phát triển sản xuất đặc
sản bưởi Phúc Trạch mà cụ thể là gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu
quả sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, giá trị xuất khẩu, giá trị kinh tế cho
đặc sản bưởi Phúc Trạch là vấn đề cấp thiết được lãnh đạo các cấp, nông dân cũng như
nhân dân toàn huyện Hương Khê rất quan tâm hiện nay. Vì vậy cán bộ, nhân dân toàn
huyện Hương Khê cùng các hộ gia đình trồng bưởi Phúc Trạch và toàn thể xã hội phải
cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển bưởi Phúc Trạch theo hướng sản xuất hàng
hoá tức là dựa vào lợi thế tiềm năng của một giống bưởi quý hiếm, ngon nổi tiếng và đã
có thương hiệu để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá cho giống bưởi đặc sản, đồng
thời xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng chính và xu hướng tác động của nó để có những
biện pháp đúng đắn, ưu tiên những tác động có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất
hàng hoá nhằm tăng năng suất, sản lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại lợi ích kinh
tế, cải thiện đời sống cho người trồng bưởi, tận dụng khai thác được tiềm năng lợi thế và


khẳng định được thương hiệu của giống Bưởi Phúc Trạch, một giống cây đặc sản quý
hiếm.



×