Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Kỹ thuật đo lường và cảm biến (hồ viễn phương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.2 MB, 187 trang )

Giới thiệu chung về đo lường

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG
1. Đònh nghóa.
Đo lường là một quá trình đánh giá, đònh lượng đại lượng cần đo để so sánh với đại
lượng được chọn làm đại lượng chuẩn nhằm thuận tiện cho việc đánh giá hoặc điều khiển.

2. Mục đích và yêu cầu.
Mục đích: Để xác đònh giá trò của đại lượng cần đo. Xem giá trò đo có đúng với yêu
cầu hay không để có sự điều chỉnh chính xác.
Yêu cầu: Cần đạt đến độ chính xác cao, nhưng tùy thuộc vào đối tượng, ví dụ đo
lường cho công nghiệp thì cần những đồng hồ đo loại công nghiệp, nếu cho mục đích
nghiên cứu thì cần những đồng hồ đo chính xác hơn.

3. Các đại lượng đo lường.
Trong lónh vực đo lường, dựa trên tính chất cơ bản của đại lượng đo, chúng ta phân
ra hai lọai cơ bản.
Đại lượng điện, như là I,V, R, L, C, P, …
Đại lượng không điện (non electrical) là những đại lượng vật lý, hóa học,
sinh học, y học,… không mang đặc trưng của đại lượng điện, như là nhiệt độ, độ ẩm, lực,
moment, ứng suất, …

4. Phân loại các cách thức thực hiện phép đo.
Để có thể đo lường chúng ta phải sử dụng các thiết bò đo, vậy những dụng cụ và
thiết bò giúp cho việc đònh tính và đònh lượng cho đại lượng cần đo được gọi là thiết bò đo.
Tùy theo cách biến đổi tín hiệu và chỉ thò, dụng cụ đo được chia thành dụng cụ đo
tương tự (Analog) và dụng cụ đo chỉ thò số (Digital).
- Dụng cụ đo tương tự là dụng cụ đo mà kết quả đo là một hàm liên tục của quá
trình thay đổi đại lượng đo. Các dụng cụ loại này loại này là dụng cụ đo chỉ thò
kim và dụng cụ đo có cơ cấu tự ghi.


- Dụng cụ đo số là dụng cụ đo mà kết quả đo được thể hiện bằng số.

a)
b)
c)
Hình 1.1: a) Dụng cụ đo chỉ thò kim, b) Dụng cụ đo có cơ cấu tự ghi,
c) Dụng cụ đo thể hiện bằng số.
Để thực hiện một phép đo người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, ta có thể
phân biệt các cách sau đây:
1


Giới thiệu chung về đo lường
a- Đo trực tiếp: là cách đo mà kết quả nhận được trực tiếp từ một phép đo duy
nhất.
Cách đo này cho kết quả ngay. Dụng cụ đo được sử dụng thường tương ứng với đại
lượng đo. Ví dụ: đo điện áp thì dùng voltmeter chẳng hạn trên mặt voltmeter đã khắc độ
sẵn bằng vôn. Thực tế đa số các phép đo đều sử dụng cách đo trực tiếp này.
b- Đo gián tiếp: là cách đo mà kết quả suy ra được từ sự phối hợp kết quả của
nhiều phép đo dùng cách đo trực tiếp.
Ví dụ: Để đo điện trở ta có thể sử dụng đònh luật ohm R = U/I. Ta cần đo điện áp
và dòng điện bằng cách đo trực tiếp sau đó tính ra điện trở.
Cách đo gián tiếp thường mắc phải sai số lớn, là tổng các sai số của các phép đo
trực tiếp.
c- Đo thống kê: Để đảm bảo độ chính xác của phép đo nhiều khi người ta phải sử
dụng cách đo thống kê. Tức là phải đo nhiều lần sau đó lấy giá trò trung bình. Cách đo này
đặc biệt hữu hiệu khi tín hiệu đo là ngẫu nhiên hoặc khi kiểm tra độ chính xác của dụng
cụ đo.

5. Đơn vò đo.

Đơn vò đo là giá trò đơn vò tiêu chuẩn về một đại lượng đo nào đó được quốc tế quy
đònh mà mỗi quốc gia đều phải tuân thủ. Trên thế giới người ta đã đặt ra những đơn vò tiêu
chuẩn như: (tham khảo thêm phần tài liệu do giáo viên gởi kèm)
Các đại lượng
Điện lượng
Dòng điện
Điện áp
Điện dung
Điện cảm
Điện trở
Công suất tác dụng
Công suất phản kháng
Công suất biểu kiến
Năng lượng
Thời gian
Tốc độ
Gia tốc
Năng lượng và công

Tên đơn vò
Culông
Ampe
Vôn
Fara
Henry
Ôm
Watt
Vôn Ampe r
Vôn Ampe
Watt giây

Giây
Mét trên giây
Mét trên giây bình phương
Jun

Kí hiệu
C
A
V
F
H

W
VAr
VA
W.s
s
m/s
m/s2
J

1MW = 1.000KW = 1.000.000W hay ghi cách khác 1MW = 103KW = 106W
1W = 1.000mW = 1.000.000µW hay ghi cách khác 1W = 103mW = 106µW.
1µW = 0.001mW = 0.000001W hay ghi cách khác 1µW = 10-3mW = 10-6W
1W = 0.001KW = 0.000001 MW hay ghi cách khác 1W = 10-3KW = 10-6MW

2


Giới thiệu chung về đo lường


6. Các sai số.
Bất cứ loại đồng hồ nào dù chế tạo chính xác đến đâu cũng có sai số. Sai số là giá
trò chênh lệch giữa giá trò thực và giá trò đo được. Sai số gồm có hai loại:
a. Sai số cơ bản: là sai số vốn có của dụng cụ đo do quá trình chế tạo dụng cụ đo quyết
đònh, ví dụ như ma sát ổ trục, khắc vạch trên mặt dụng cụ đo không chính xác,…
b. Sai số phụ: là sai số do phương pháp đo không chính xác, điều kiện môi trường khi đo
khác với điều kiện tiêu chuẩn, sai số do cá tính, thói quen của người thực hiện công việc
đo lường gây nên,…
Để biểu thò sai số người ta đưa ra:
- Sai số tuyệt đối là hiệu số giữa giá trò đo được – x’ và giá trò thực – x (giá trò x là giá trò
của đại lượng cần đo được xác đònh với độ chính xác rất cao nhờ các dụng cụ đo mẫu
chuẩn).
∆x = x − x '
(1.1)
- Sai số tương đối của phép đo được đánh giá bằng phần trăm của sai số tuyệt đối và giá
trò thực:
∆x
.100 %
(1.2)
∆x % =
x
- Sai số tương đối đònh mức hay còn gọi là cấp chính xác là giá trò sai số cực đại mà dụng
cụ đo mắc phải, được xác đònh bằng công thức:
∆x
∆x % đm =
.100 % = CCX
(1.3)
xđm
Ở đây:


- xđm là trò số lớn nhất của thang đo.
- CCX là cấp chính xác.

Trong điều kiện làm việc tiêu chuẩn (nhiệt độ: (20 ± 5)0C, độ ẩm tương đối:
(65 ± 15)%, áp suất khí quyển: (750 ± 30)mmHg) và với thao tác đo tốt thì sai số tương đối
đònh mức chủ yếu do sai số cơ bản gây nên. Vì vậy người ta dùng sai số tương đối đònh
mức để biểu thò độ chính xác của đồng hồ.
Ví dụ: theo tiêu chuẩn việt nam T.C.V.N 1689-T5 có hiệu lực từ 1-1-1977 thì dụng cụ đo
có cấp chính xác: 0,1; 0.2; 0.5; 1; 1.5; 2.5; 5.
Cấp chính xác được ghi trên mặt dụng cụ đo.
Ví dụ: Một đồng hồ đo điện áp xoay chiều loại chỉ thò kim có giá trò thang đo lớn nhất là
500V, cấp chính xác của đồng hồ này là 2.5. Hãy cho biết nếu kim của đồng hồ chỉ tại
vạch 480, thì giá trò đúng là khoảng bao nhiêu?
Giải: với CCX = 2.5, Xđm = 500V, x’= 480V
2.5× 500
Từ (1.3) ta có ∆x =
= 12.5
100
Từ (1.1) ta có ∆x = x − x ' = x − 480 = 12.5
⇔ x − 480 = ±12.5 ⇔ x = 480 ±12.5 vậy giá trò thực là 467.5 (V) ≤ x ≤ 492.5 (V)

3


Giới thiệu chung về đo lường

7. Các bộ phận chủ yếu của dụng cụ đo. Phân loại dụng cụ đo, các ký hiệu
trên mặt dụng cụ đo.
Nói chung tất cả các loại dụng cụ đo thường có hai bộ phận cơ bản là cơ cấu chỉ thò

và mạch đo. Mạch đo dùng để biến đổi các đại lượng cần đo thành những đại lượng điện
(điện áp, dòng điện,…). Có trò số phù hợp tác dụng trực tiếp lên cơ cấu chỉ thò.
Cơ cấu chỉ thò kiểu kim chỉ thò gồm có: phần động và phần tónh, làm nhiệm vụ biến
đổi điện năng đưa vào thành cơ năng tác dụng lên phần động. Phần động gắn liền với kim
chỉ thò, góc quay của kim xác đònh trò số của đại lượng đưa vào cơ cấu chỉ thò.
Căn cứ vào nguyên lý làm việc người ta phân thành 5 loại cơ cấu chỉ thò kiểu kim.
- Cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu điện từ, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu điện động, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu cảm ứng, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu tónh điện, ký hiệu:

Trên cơ sở những cơ cấu này, ở một số dụng cụ đo cơ cấu chỉ thò còn thêm một số
chi tiết khác để mở rộng khả năng sử dụng, lúc ấy ngoài những ký hiệu cơ bản trên còn
phải ghi thêm các ký hiệu phụ khác. Ví dụ:

- Cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện có chỉnh lưu, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu sắt điện động, ký hiệu:
- Cơ cấu chỉ thò kiểu từ nhiệt điện, ký hiệu:
- Tỷ số mét (logomét) kiểu từ điện, ký hiệu:
- Tỷ số mét (logomét) kiểu điện từ, ký hiệu:
- Tỷ số mét điện động, ký hiệu:
- Tỷ số mét cảm ứng, ký hiệu:
Ngoài ra trên mặt dụng cụ đo còn ghi đại lượng đo: ampe kế (ampe mét) ký hiệu
A, vôn kế – V, wát kế – W, ôm kế – Ω, công tơ – Wh, hệ số công suất – cosφ, loại dòng
điện mà dụng cụ sử dụng: dòng điện một chiều ký hiệu
, xoay chiều
, cả một chiều
và xoay chiều , xoay chiều ba pha .


4


Giới thiệu chung về đo lường
Các ký hiệu về cách đặt dụng cụ:
- Đặt thẳng đứng, ký hiệu: ↑ hoặc ┴
- Đặt nằm ngang, ký hiệu:→ hoặc
- Đặt nghiêng một góc φ, ký hiệu:
Các ký hiệu thử cách điện của dụng cụ:
ví dụ dụng cụ được thử cách điện ở điện áp 2kv được ký hiệu:
2kv

hoặc

Ký hiệu cấp chính xác của dụng cụ: 0,1; 0.2; 0.5; 1; 1.5; 2.5; 5.
Ví dụ trên mặt dụng cụ đo ghi: 1,5 ┴
Có nghóa là dụng cụ đo có cấp chính xác 1,5 với cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện, đặt thẳng
đứng và điện áp thử cách điện là 2kv.

8. Độ tác động nhanh.
Độ tác nhanh hay còn gọi là thời gian chỉ thò là thời gian ngắn nhất để dụng cụ đo
xác lập kết quả đo được trên bề mặt của chỉ thò. Đối với dụng cụ đo tương tự thời gian này
khoảng 4 giây, còn đối với dụng cụ do hiển thò số thì thời gian này khoảng 1 giây.

9. Độ nhạy.
Độ nhạy của dụng cụ đo được tính bằng:
Y
với Y là đại lượng ra, X là đại lượng vào.
S=
X

Nếu một dụng cụ đo có nhiều khâu biến đổi bên trong thì độ nhạy chung của dụng cụ đo
là tích số của các độ nhạy thành phần: S = S1. S2 .S3 .S4 .S5 ….Sn

5


Các loại cơ cấu chỉ thò

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ ĐO CƠ BẢN
1. Chỉ thò bằng cơ cấu từ điện.
a. Cấu tạo.
Cấu tạo của cơ cấu từ điện.
1. Khung quay.
2. Nam châm vónh cửu.
3. Kim chỉ thò.
4. Thang chia.
5. Lò xo phản kháng.
6. Hai dây dẫn, cung cấp điện cho
khung dây.
7. Lõi sắt.

6

Rm
7
6

Ký hiệu của cơ cấu từ điện.
Hình 2.1: Cấu tạo của cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện, và ký hiệu của nó.


Cơ cấu chỉ thò gồm hai thành phần chính: phần tónh là nam châm vónh cửu 2 để tạo
ra từ trường, phần quay là phần khung nhôm 1 xung quanh quấn dây đồng (Φ = 0.02 ÷ 0.2
mm, bọc lớp cách điện mỏng) và được gắn với trục, toàn bộ khối lượng khung quay phải
càng nhỏ càng tốt để sao cho moment quán tính càng nhỏ, trên trục có gắn kim chỉ thò 3
(phía sau kim chỉ thò được đặt một đối trọng để sao cho trọng tâm của kim chỉ thò nằm trên
trục quay) và lò xo phản kháng 5 - lò xo phản kháng có nhiệm vụ kéo kim chỉ thò về vò trí
ban đầu. Để giảm khe hở không khí giữ hai cực nam châm và làm cho từ trường mạnh
hơn, đều hơn, người ta cho vào khung nhôm lõi thép cố đònh 7.

b. Nguyên lý làm việc.
Khi có dòng điện một chiều I chạy
vào cuộn dây phần động, từ trường nam
châm vónh cửu sẽ tác dụng lên hai cạnh
khung dây khi trục khung dây nằm thẳng
góc với đường sức từ trường một lực F
(theo quy tắc bàn tay trái), lực từ trên hai
thanh dẫn là ngược chiều nhau,và tạo ra
moment quay Mq.

Hình 2.2: Nguyên tắc hoạt động của khung
dây được đặt trong từ trường của nam châm.
6


Các loại cơ cấu chỉ thò
thức:

Dưới tác dụng của Mq, khung sẽ quay một góc α, moment quay được tính theo biểu


Với

B: độ tự cảm của nam châm vónh cửu.
S: tiết diện của khung dây.
W: số vòng dây của khung dây.
I : dòng điện chạy vào khung dây

Khi lò xo phản kháng bò xoắn lại sẽ sinh ra monent cản Mc tỷ lệ thuận với góc
quay α và được tính:
M C = D.α
Trong đó D là hằng số phụ thuộc vào vật liệu và kích thước lò xo.
Kim của cơ cấu sẽ đứng yên khi moment cản Mc cân bằng với moment quay Mq.
Như vậy: góc quay tỷ lệ với dòng điện một chiều chạy vào khung. Dòng điện càng
lớn thì góc quay sẽ càng lớn.

c. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện.
Từ trường của cơ cấu mạnh nên ít chòu ảnh hưởng của từ trường ngoài, tổn thất
điện năng trong cơ cấu ít nên độ chính xác cao.
Loại dụng cụ đo kiểu từ điện có thể đo được các đại lượng một chiều, không đo
được các đại lượng xoay chiều, nếu muốn đo thì dòng điện chạy vào khung quay phải qua
cơ cấu chỉnh lưu.
- Ứng dụng: Cơ cấu từ điện thường dùng trong các dụng cụ đo như: ampe kế, vôn
kế, wát kế, đồng hồ vạn năng (VOM), điện kế.
Hình ảnh của một số dụng cụ đo sử dụng cơ cấu từ điện.

Hình 2.3: Hình ảnh của một số dụng cụ đo sử dụng cơ cấu từ điện.
7


Các loại cơ cấu chỉ thò


2. Chỉ thò bằng cơ cấu điện từ.
a. Cấu tạo.
9

Hình 2.4: Cơ cấu chỉ thò kiểu điện từ với
cuộn dây phẳng.
1- cuộn dây, 2- lõi thép, 3- lò xo phản
kháng, 4- cơ cấu cản dòu, 5- trục quay, 6kim chỉ, 7- đối trọng, 8-thang đo.

Hình 2.5: Cơ cấu chỉ thò kiểu điện từ với
cuộn dây tròn.
1- cuộn dây, 2- tấm kim loại tónh, 3- tấm kim
loại động, 4- trục quay có gắn kim.

Cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện có hai loại: loại cuộn dây phẳng và loại cuộn dây tròn.
Hai loại này chỉ khác nhau về cấu tạo, còn nguyên lý làm việc thì như nhau.
Đối với loại cuộn dây phẳng, phần tónh là cuộn dây 1 được quấn thành hình hộp,
giữa cuộn dây có rãnh hẹp 9. Phần động là phiến thép 2 làm bằng sắt từ mềm gắn lệch
tâm với trục. Trên trục 5 có lò xo phản kháng 3, kim 6 và bộ phận cản dòu không khí 4.
Khi có dòng điện chạy vào phần tónh, làm phần tónh sinh ra từ trường, lá thép 2 bò hút vào
rãnh 9 làm kim quay đi một góc.
Đối với loại cuộn dây tròn, phần tónh là cuộn dây 1 quấn thành hình trụ tròn, phía
trong đặt hai phiến sắt từ mềm 2 và 3. Phiến 2 cố đònh, phiến 3 gắn liền với trục, trên trục
có gắn kim và lò xo phản kháng và bộ phận cản dòu không khí. Khi có dòng điện chạy vào
cuộn dây phần tónh, hai phiến thép sẽ được từ hóa giống nhau, các cực cùng tên ở gần
nhau sẽ đẩy nhau, làm cho phiến 3 và kim quay đi một góc.
Loại cuộn dây tròn so với cuộn dây phẳng thì dễ chế tạo hơn, thang đo chia đều
hơn, nhưng từ trường yếu hơn, nên phải chế tạo cuộn dây to và nhiều vòng hơn. Hiện nay
loại cuộn dây phẳng được dùng nhiều hơn.


b. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của cơ cấu chỉ thò kiểu điện từ.
- Ưu điểm: Có thể đo được cả dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Cuộn
dây phần tónh có thể chế tạo với tiết điện lớn nên có khả năng quá tải tốt.
- Nhược điểm: Mạch từ khép mạch qua không khí nên từ trường yếu và chòu ảnh
hưởng từ trường ngoài. Để trừ bỏ ảnh hưởng của từ trường ngoài, người ta bọc cơ cấu đo
trong một màn chắn từ bằng kim loại. Tổn hao sắt từ trong cơ cấu lớn nên cấp chính xác
thấp.
- Ứng dụng: Cơ cấu đo kiểu điện từ chế tạo đơn giản, rẻ, nên được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp để làm ampe kế, vôn kế, cosφ kế.
8


Các loại cơ cấu chỉ thò

3. Chỉ thò bằng cơ cấu điện động.
a. Cấu tạo.
Cơ cấu điện động bao gồm hai thành phần: phần tónh và phần động.
- Phần tónh bao gồm cuộn dây 1
(được chia thành hai phần nối tiếp nhau)
để tạo ra từ trường khi có dòng điện chạy
qua. Trục quay chui qua khe hở giữa hai
phần cuộn dây tónh.
- Phần động gồm một khung dây 2
đặt trong lòng cuộn dây tónh 1. Khung
dây 2 được gắn với trục quay, trên trục
có lò xo cản, bộ phận cản dòu và kim chỉ
thò.
Cả phần động và phần tónh được
bọc kín bằng màn chắn để ngăn ngừa

ảnh hưởng của từ trường ngoài.

2

1

Hình 2.6: Cơ cấu chỉ thò kiểu
điện động.

Khi có dòng điện I1 chạy vào cuộn dây 1 (phần tónh) làm xuất hiện từ trường trong
lòng cuộn dây. Từ trường này tác động lên dòng điện I2 chạy trong cuộn dây 2 (phần
động) tao nên moment quay làm khung dây 2 quay một góc α và moment quay được tính:

b. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của cơ cấu chỉ thò kiểu điện động.
- Ưu điểm: có độ chính xác cao khi đo trong mạch điện xoay chiều.
- Nhược điểm: tiêu thụ công suất lớn nên không thích hợp trong mạch công suất
nhỏ. Chòu ảnh hưởng của từ trường ngoài, muốn làm việc tốt phải có bộ phận chắn từ.
- Ứng dụng: chế tạo các Ampe kế, vôn kế, wát kế một chiều và xoay chiều tần số
công nghiệp, các pha kế để đo góc lệch pha hay hệ số công suất cos ϕ .

4. Chỉ thò bằng cơ cấu cảm ứng.
a. Cấu tạo.
Cơ cấu cảm ứng bao gồm phần tónh và phần động.
-Phần tónh: các cuộn dây điện 2,3 có cấu tạo để khi có dòng điện chạy trong cuộn
dây sẽ sinh ra từ trường móc vòng qua mạch từ và qua phần động.
-Phần động: đóa kim loại 1 (thường bằng nhôm) gắn vào trục 4 quay trên trụ 5.

Hình 2.7: Cơ cấu chỉ thò cảm ứng.

9



Các loại cơ cấu chỉ thò
Nguyên lý làm việc của cơ cấu cảm ứng là dựa trên sự tác động tương hỗ giữa từ
trường xoay chiều (được tạo ra bởi dòng điện trong phần tónh) và dòng điện xoáy tạo ra
trong đóa của phần động, do đó cơ cấu này chỉ làm việc với mạch điện xoay chiều:
Khi dòng điện I1, I2 vào các cuộn dây phần tónh làm sinh ra các từ thông Ф1, Ф2
(các từ thông này lệch pha nhau góc ψ bằng góc lệch pha giữa các dòng điện tương ứng),
từ thông Ф1, Ф2 cắt đóa nhôm 1 (phần động) làm xuất hiện trong đóa nhôm các sức điện
động tương ứng E1, E2 (lệch pha với Ф1, Ф2 góc π /2) dẫn đến xuất hiện các dòng điện
xoáy Ix1, Ix2 (lệch pha với E1, E2 góc α1, α2).
Các từ thông Ф1, Ф2 tác động tương hỗ với các dòng điện Ix1, Ix2 làm sinh ra các
lực F1, F2 và các mômen quay tương ứng làm quay đóa nhôm (phần động). Mômen quay
được tính:
với: C là hằng số.
f là tần số của dòng điện I1, I2.
ψ là góc lệch pha giữa I1, I2.
b. Đặc điểm và phạm vi ứng dụng của cơ cấu chỉ thò kiểu cảm ứng.
- Điều kiện để có mômen quay là ít nhất phải có hai từ trường.
- Nhược điểm: mômen quay phụ thuộc tần số nên cần phải ổn đònh tần số.
- Ứng dụng: chủ yếu để chế tạo côngtơ đo năng lượng điện tiêu thụ; có thể đo tần số…

5. Chỉ thò bằng số.
Các con số, chữ số và dấu hiệu được tạo thành bởi nhiều đèn ghép lại với nhau, bằng
cách sử dụng đèn diode phát quang (LED), đèn tinh thể lỏng (LCD).

5.1. DIODE PHÁT QUANG:
a. Cấu Tạo:
Diode phát quang được gọi tắt là Led (Light Emitting Diode) được làm từ các chất
Ga-As, Ga-P và GaAs-P.

Loại Led phát sáng dùng làm tín hiệu báo nguồn, báo trạng thái hoạt động của
mạch, loại Led hồng ngoại dùng để truyền tín hiệu trong các bộ ghép quang...
Led có ký hiệu và hình dáng như sau:

Hình 2.8: Ký hiệu và hình dạng của Led.

10


Các loại cơ cấu chỉ thò
b. Ứng Dụng:
Led được ứng dụng rất rộng rãi trong các thiết bò điện tử dân dụng cũng như điện tử
công nghiệp.
5.2. LED BẢY ĐOẠN:
a. Cấu Tạo:
Led bảy đoạn là tập hợp bảy Led đơn bình thường được chế tạo ở dạng thanh dài sắp
xếp theo một trật tự nhất đònh và được ký hiệu bằng bảy chữ cái là a, b, c, d, e, f và g.
Phần phụ của đèn là một chấm sáng (P) để chỉ dấu phẩy thập phân. Khi cho các thanh
sáng với các số lượng và vò trí thích hợp ta có những chữ số từ 0 đến 9 và những chữ cái .
Led bảy đoạn có loại anốt chung và loại catốt chung. Hiện nay, Led bảy đoạn được
dùng nhiều trong các thiết bò hiển thò số.
Hình (a) là ký hiệu của Led bảy đoạn có anốt chung, hình (b) là ký hiệu của Led bảy
đoạn có catốt chung.
GND

(a)

(b)
Hình 2.9: Led bảy đoạn được cấu thành từ các led đơn.


b. Ứng Dụng :
Led bảy đoạn được dùng để hiển thò các số từ 0 đến 9 và những chữ cái.
Một số loại Led bảy đoạn như sau:

Hình 2.9: Một số loại led bảy đoạn.
11


Các loại cơ cấu chỉ thò
5.3. CHỈ THỊ TINH THỂ LỎNG LCD:
LCD là chữ viết tắt bởi Liquid Crytal Display. Tinh thể lỏng dùng trong LCD là
những hợp chất hữu cơ có những đặc tính Nematic (các phần tử tinh thể lỏng nằm song
song với nhau). Ở nhiệt độ thấp thì LCD ở trạng thái rắn, khi ở nhiệt độ nóng chảy thì
LCD chuyển sang trạng thái lỏng.
LCD có cách sắp xếp các số và chữ số như Led bảy đoạn có tuổi thọ từ 10.000 đến
100.000 giờ và hiện nay đang được sử dụng thay thế dần các loại Led bảy đoạn.
Các loại màn hình LCD như sau:

Hình 2.10: Một số loại màn hình LCD.

12


Đo dòng điện

CHƯƠNG 3
ĐO DÒNG ĐIỆN
I. CÁC LOẠI NGUỒN ĐIỆN.
Nguồn một chiều là các nguồn như pin, bình ắc-quy, máy phát điện một chiều, nguồn
xoay chiều đã được chỉnh lưu,… Nguồn một chiều hay còn còn gọi là nguồn DC (Direct

Current Power Supply).

Hình 3.1: Các ký hiệu của nguồn một chiều.
Nguồn xoay chiều là nguồn điện một pha hoặc ba pha. Nguồn xoay chiều hay còn gọi
là nguồn AC (Alternating Current Power Supply).

Hình 3.2: Ký hiệu của nguồn một pha và ba pha trung tính nối đất.

II. ĐO DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU.
1. Các đặc tính cơ bản.
Để đo dòng điện người ta dùng ampe kế. Khi đo, ampe kế phải mắc nối tiếp với
phụ tải. Các ampe kế một chiều được chế tạo chủ yếu dựa trên cơ cấu chỉ thò từ điện với
các đặc tính cơ bản sau:
- Dòng cho phép đo: thường là 0.01 ÷ 0.1A
(3.1)
- Cấp chính xác: 1,5; 1; 0,5; 0,2; cao nhất có thể đạt tới cấp 0,05.
- Điện trở cơ cấu (nội trở): khoảng từ 20 Ω ÷ 2000 Ω.
- Cần kết nối chính xác đầu + của ampe kế về phía “nguồn dương” và đầu – của
ampe kế với đầu dây còn lại.
- Rm : điện trở của khung dây.
Hình 3.3: Ký hiệu của ampe kế một chiều và thành phần bên trong của ampe kế một
chiều sử dụng cơ cấu từ điện.
Ví dụ 1: Hãy tìm giá trò của dòng điện chạy trong mạch sau bằng cách sử dụng
ampe kế có nội trở 20 Ω.

Sử dụng đònh luật Ohm: I = U/(Rđ+Rm) = 0.1A
Như vậy ta thấy dòng điện chạy qua tải bằng
với giá trò lớn nhất mà cơ cấu từ điện có thể
chòu đựng được.
Hình 3.4: Thực hiện đo dòng điện tải.

13


Đo dòng điện
Nếu trong trường hợp điện trở tải là 80Ω, thì dòng điện qua tải và qua khung dây
của đồng hồ ampe kế là 0,12A. Lúc này khung dây sẽ nóng lên và hư hỏng. Vì vậy muốn
sử dụng cơ cấu từ điện này để chế tạo các dụng cụ đo dòng điện lớn hơn dòng qua cơ cấu
chỉ thò, phải dùng thêm một điện trở Shunt nối song song với cơ cấu chỉ thò này.

Hình 3.5: Mắc điện trở shunt nối song song với cơ cấu chỉ thò từ điện và ký hiệu.
Như vậy, đồng hồ Ampe để đo dòng điện một chiều bao gồm cơ cấu chỉ thò kiểu từ
điện có điện trở là Rm và điện trở Shunt – Rs. Với Rm lớn hơn Rs rất nhiều (Rm >> Rs).
Khi dòng điện đi vào đầu dương (+), một phần nhỏ dòng điện sẽ đi qua khung quay Rm và
sẽ làm kim quay, phần lớn còn lại sẽ đi qua Rs và ra khỏi đầu âm (-).
Trên thực tế điện trở của đồng hồ Ampere (nội trở) là rất nhỏ, nhằm mục đích
giảm sự tiêu điện năng trên thiết bò này.
2. Chọn điện trở shunt cho ampe kế từ điện chỉ có một thang đo hoặc từng thang đo:
Dựa trên các thông số của cơ cấu chỉ thò từ điện và dòng điện cần đo, có thể tính
giá trò điện trở shunt phù hợp cho từng dòng điện cần đo là: (hình 3.6)

RS =

Rm
n −1

với:

Rm : điện trở của cơ cấu chỉ thò từ điện.
I
n = : hệ số mở rộng thang đo của Ampe kế.

Im
I: dòng điện cần đo
Im: dòng cực đại mà cơ cấu chỉ thò chòu được.

Đối với các ampe kế đo dòng điện nhỏ hơn 30A thì shunt đặt trong vỏ của ampe
kế. Còn các ampe kế dùng đo dòng điện lớn hơn hoặc bằng 30A thì shunt đặt ngoài vỏ
(coi như một phụ kiện kèm theo ampe kế).

Hình 3.6: Mở rộng thang đo với các Shunt
mắc song song với cơ cấu từ điện.

3. Chọn điện trở shunt cho ampe kế từ điện có nhiều thang đo:
Trên cơ sở mắc shunt song song với cơ cấu chỉ thò có thể chế tạo ampe kế từ điện có
nhiều thang đo.

14


Đo dòng điện

Hình 3.7: Mở rộng thang đo với các Shunt mắc nối tiếp nhau và
song song với cơ cấu từ điện.
Hình 3.7 là sơ đồ ampe kế từ điện 4 thang đo (I1, I2, I3, I4). Các điện trở sun RS1, RS2,
RS3, RS4 mắc nối tiếp với nhau rồi nối song song với Rm. Tính các điện trở sun RS1, RS2,
RS3, RS4 bằng cách lập hệ phương trình ứng với các dòng khác nhau:
R
I
RΣS 4 = m = RS 1 + RS 2 + RS 3 + RS 4 ;
n4 = 4
n4 − 1

Im
R + RS 4
I
= RS 1 + RS 2 + RS 3 ;
RΣS 3 = m
n3 = 3
n3 − 1
Im
R + RS 4 + RS 3
I
= RS 1 + RS 2 ;
RΣS 2 = m
n2 = 2
n2 − 1
Im
R + RS 4 + RS 3 + RS 2
I
= RS 1 ;
RΣS 1 = m
n1 = 1
n1 − 1
Im
4. Cách kết nối đồng hồ trong mạch.
Đồng hồ Ampe một chiều được mắc nối tiếp với mạch cần đo dòng điện. Theo
nguyên tắc như sau:

Hình 3.8: Kết nối đồng hồ Ampe kế trong mạch điện một chiều.
5. Các loại đồng hồ Ampe DC trên thực tế.

Hình 3.9: Hình dạng một vài loại đồng hồ Ampe một chiều.


15


Đo dòng điện

III. ĐỒNG HỒ AMPE ĐO DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
Để đo dòng điện xoay chiều ta dùng các loại ampe kế xoay chiều có các cơ cấu đo
kiểu điện từ, điện động hay cơ cấu đo kiểu từ điện có chỉnh lưu. Trong các loại cơ cấu đo
trên thì ampe kế kiểu điện từ có cấp chính xác thấp nhất nhưng lại được dùng nhiều nhất
vì dễ chế tạo và rẽ.
Trên thực tế điện trở của đồng hồ Ampere là rất nhỏ, nhằm mục đích giảm sự tiêu
thụ điện năng.

Hình 3.10: Ký hiệu Ampe kế xoay chiều.
1. Ampe kế điện từ.
Là dụng cụ đo dòng điện dựa trên cơ cấu chỉ thò kiểu điện từ. Mỗi cơ cấu điện từ
với số ampe vòng nhất đònh (ví dụ cuộn dây tròn có IW = 200A vòng, cuộn dây phẳng có
IW = 100 ÷ 150 A vòng) do đó khi mở rộng thang đo chỉ cần thay đổi sao cho IW là hằng
số bằng cách chia cuộn dây thành nhiều đoạn bằng nhau và thay đổi cách ghép nối các
đoạn đó như hình 3.11 a – đo dòng điện nhỏ, hình 3.11 b – đo dòng điện trung bình và
hình 3.11 c – đo dòng điện lớn.

Hình 3.11: Mở rộng thang đo của Ampe kế điện từ.
2. Ampe kế điện động.
Thường được sử dụng cho dòng điện ở tần số 50 Hz hoặc cao hơn (400 ÷ 2000 Hz) với
đô chính xác cao (cấp 0.5 ÷ 0.2). Tùy theo dòng điện đo mà cuộn dây tónh và động được
mắc nối tiếp hoặc song song.

Hình 3.12: Mở rộng thang đo của Ampe kế điện động.

Với dòng điện nhỏ hơn 0.5A người ta mắc nối tiếp cuộn dây động và cuộn dây tónh,
khi dòng điện lớn hơn 0.5A cuộn dây tónh và cuộn dây động được ghép song song như hình
3.12. Ampe kế điện động có độ chính xác cao nên được sử dụng làm dụng cụ đo mẫu.

16


Đo dòng điện
3. Ampe kế chỉnh lưu.
Là dụng cụ đo dòng điện xoay chiều kết hợp giữa cơ cấu chỉ thò từ điện và mạch
chỉnh lưu bằng diode. Hình 3.13 a là mạch chỉnh lưu bàn kỳ (nữa chu kì) và hình 3.13 b là
mạch chỉnh lưu hai nữa chu kỳ (toàn kỳ).

Hình 3.13: Đo dòng điện xoay chiều sử dụng cơ cấu từ điện chỉnh lưu.
4. Cách kết nối đồng hồ trong mạch.
Đồng hồ Ampe xoay chiều được mắc nối tiếp với mạch cần đo dòng điện. Theo
nguyên tắc như sau:

Hình 3.14: Kết nối đồng hồ Ampe kế trong mạch điện xoay chiều.
5. Các loại đồng hồ Ampe AC trên thực tế.

Hình 3.15: Hình dạng một vài loại đồng hồ Ampe xoay chiều.

17


Đo điện áp

CHƯƠNG 4
ĐO ĐIỆN ÁP

I. ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU.
1. Các đặc tính cơ bản.
Vôn kế một chiều cũng được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thò kiểu từ điện. Điện áp
đònh mức dành cho cơ cấu này vào khoảng 50 ÷ 75mV. Khi đo điện áp, vôn kế được nối
song song với đối tượng cần đo điện áp. Cần kết nối chính xác đầu + của vôn kế về phía
“nguồn dương” và đầu – của vôn kế với đầu dây còn lại của đối tượng. Khi sử dụng vôn
kế để đo điện áp cần lưu ý các sai số sinh ra trong quá trình đo.

Hình 4.1: Ký hiệu của vôn kế một chiều và thành phần bên trong của vôn kế một
chiều sử dụng cơ cấu từ điện.
Ví dụ 1: Hãy tìm giá trò của điện áp đặt lên điện trở R2 trong mạch sau bằng cách
sử dụng vôn kế có điện áp đònh mức đầu vào là 50mV và nội trở là 20,000Ω.
U
12
=
= 0.001A
R1 + R2 10.000 + 50
V2 = I × R2 = 0.001 × 50 = 0.05V
I=

= 50mV
Vôn kế sẽ chỉ 50mV
Hình 4.2: Thực hiện đo điện áp trên tải.
Như vậy ta thấy rằng điện áp trên R2 là 50mV bằng với giá trò đònh mức của vôn
kế này. Trong trường hợp muốn đo điện áp là 12V thì ta không thể dùng vôn kế mà phạm
vi điện áp đầu vào chỉ có 50 ÷ 75mV được. Như vậy chúng ta cần mở rộng phạm vi đo cho
vôn kế bằng cách mắc thêm điện trở phụ – Rp nối tiếp với cơ cấu từ điện như hình 4.3.

Hình 4.3: Mắc điện trở phụ Rp nối tiếp với cơ cấu chỉ thò từ điện
và ký hiệu của đồng hồ volt một chiều.

Đồng hồ Volt để đo điện áp một chiều bao gồm cơ cấu khung quay có điện trở là
Rm và điện trở phụ Rp. Với Rp lớn hơn Rm rất nhiều (Rp >> Rm). Dòng điện đi vào
đầu dương (+) sẽ đi qua khung quay Rm, qua Rp và sẽ làm kim quay, sau đó ra khỏi
đầu âm (-).
Trên thực tế điện trở của đồng hồ Volt là rất lớn, nhằm mục đích giảm sự tiêu thụ
điện năng.

18


Đo điện áp
2. Cách kết nối đồng hồ trong mạch.
Đồng hồ Volt một chiều được mắc song song với mạch cần đo điện áp. Theo
nguyên tắc như sau (cần chú ý cực tính của đồng hồ):

Hình 4.4: Cách mắc đồng hồ Vôn kế để đo điện áp một chiều.
3. Các loại đồng hồ Volt DC trên thực tế.

Hình 4.5: Hình dạng một số loại Vôn kế đo điện áp một chiều.

II. ĐỒNG HỒ VOLT ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU.
1. Vôn kế đo điện áp xoay chiều sử dụng cơ cấu từ điện.
Là dụng cụ được phối hợp giữa cơ cấu từ điện và mạch chỉnh lưu như hình 4.6.

(a) Cấu tạo
(b) Ký hiệu
Hình 4.6: Cấu tạo và ký hiệu của Vôn kế đo điện áp xoay chiều sử dụng cơ cấu từ điện..
Đồng hồ Volt để đo điện áp xoay chiều bao gồm cơ cấu khung quay có điện trở là
Rm và điện trở phụ Rp. Với Rp lớn hơn Rm rất nhiều (Rp >> Rm). Dòng điện đi vào một
đầu của đồng hồ, rồi đi qua cơ cấu chỉnh lưu, sau đó qua khung quay Rm, tiếp tục qua cơ

cấu chỉnh lưu, cuối cùng qua Rp và sẽ làm kim quay, sau đó ra khỏi đầu còn lại của đồng
hồ.
Trên thực tế điện trở của đồng hồ Volt là rất lớn, nhằm mục đích giảm sự tiêu thụ
điện năng.
2. Vôn kế đo điện áp xoay chiều sử dụng cơ cấu điện từ.
Đồng hồ vôn kế đo điện áp xoay chiều sử dụng cơ cấu điện từ được trình bày như
hình 4.7.

19


Đo điện áp

(a) Cấu tạo
(b) Ký hiệu
Hình 4.7: Cấu tạo và ký hiệu của Vôn kế đo điện áp xoay chiều sử dụng cơ cấu điện từ.
Đồng hồ Volt để đo điện áp xoay chiều bao gồm cơ cấu khung quay có điện trở là
Rm và điện trở phụ Rp. Với Rp lớn hơn Rm rất nhiều (Rp >> Rm). Dòng điện đi vào đầu
một đầu của đồng hồ, sau đó qua khung quay Rm, cuối cùng qua Rp và sẽ làm kim quay,
sau đó ra khỏi đầu còn lại của đồng hồ.
Trên thực tế điện trở của đồng hồ Volt là rất lớn, nhằm mục đích giảm sự tiêu thụ
điện năng.
3. Cách kết nối đồng hồ trong mạch.
Đồng hồ Volt được mắc song song với mạch cần đo điện áp. Theo nguyên tắc như
sau:
Nguồn
AC

Tải


V

Hình 4.8: Cách mắc đồng hồ Vôn kế để đo điện áp xoay chiều.
4. Các loại đồng hồ Volt AC trên thực tế.

Hình 4.9: Hình dạng một số loại Vôn kế đo điện áp xoay chiều.

20


Đo điện trở

CHƯƠNG 5
ĐO ĐIỆN TRỞ
I. ĐIỆN TRỞ.
Gần như tất cả các vật liệu đều tồn tại giá trò điện trở. Điện trở là giá trò dùng để
chỉ khả năng cản trở dòng điện của một vật liệu nào đó, điện trở có đơn vò là ohm và ký
hiệu là Ω.

II. ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG VOLT KẾ VÀ AMPERE KẾ.
Dựa vào đònh luật Ohm để tính toán giá trò điện trở theo cách đo gián tiếp bằng
cách sử dụng công thức như sau:

R=

U
Ι

Có hai cách đo điện trở bằng đồng hồ Volt và Ampere, với RA là điện trở của đồng
hồ Ampere, RV là điện trở của đồng hồ Volt và RX là điện trở cần xác đònh.


Nếu RV >> RX thì:
V
V
V
RX = X =
=
IX
IA − IV
IA

Nếu RX >> RA thì:
V
V - VA
V
RX = X =
=
IX
IA
IA

Hình 5.1: Đo điện trở bằng Vôn kế và Ampe kế với hai kiểu bố trí khác nhau.

III. ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG ĐỒNG HỒ HIỂN THỊ KIM.
Đây là phương pháp đo trực tiếp bằng cách phối hợp giữa dụng cụ đo kiểu từ điện
với nguồn cung cấp là Pin và một số điện trở phụ có độ chính xác cao.

Hình 5.2: Mạch nguyên lý của Ohm kế.
Trong mạch ta thấy rằng Rp là điện trở phụ làm nhiệm vụ bảo đảm sao cho khi Rx
= 0 (chập hai que đo lại) thì dòng điện qua cơ cấu từ điện là lớn nhất (lệch hết thang chia

độ) và làm nhiệm vụ thứ hai là bảo vệ cho cơ cấu từ điện không bò quá dòng.
21


Đo điện trở
Áp dụng đònh luật Ohm, ta có được dòng điện chạy trong mạch được tính theo công
thức:

I =

U
E
=
Rtđ Rm + R phụ + RX

- Nếu Rx = 0 thì I sẽ đạt giá trò lớn nhất là Imax, có nghóa là dòng điện chạy qua cơ
cấu khung dây cũng là lớn nhất, lúc này góc quay được tạo ra sẽ là lớn nhất, tức là kim sẽ
quay hết thang đo. Tức là kim phải chỉ giá trò 0Ω.
- Nếu Rx = ∞ (bò hở mạch) thì I = 0, lúc này không có dòng điện đi qua cơ cấu
khung dây. Dẫn đến kim không quay. Tức là kim phải chỉ giá trò ∞Ω.
- Nếu Rx = giá trò nào đó, thì I chạy trong mạch sẽ có giá trò tương ứng với Rx và
góc quay của kim cũng đạt giá trò tương ứng.

b) Khi Rx = ∞
a) Khi Rx = 0
c) Khi Rx = giá trò nào đó
Hình 5.3: Vò trí của kim chỉ thò tương ứng với các trạng thái của Rx.
Từ ba vấn đề trên, nếu góc quay của kim càng lớn thì giá trò của điện trở Rx đang
đo sẽ càng nhỏ và ngược lại góc quay của kim sẽ nhỏ khi giá trò của điện trở đang đo là
lớn.

Như vậy dễ dàng thấy rằng vạch chia của thang đo điện trở là ngược chiều với
thang đo dòng điện và điện áp.

Hình 5.4: Vạch chia của thang đo điện trở.

IV. MỞ RỘNG PHẠM VI ĐO CHO OHM KẾ.
Ohm kế nhiều thang đo được thực hiện theo nguyên tắc chuyển từ giới hạn đo này
sang giới hạn đo khác bằng cách thay đổi các giá trò điện trở nội của ohm kế, sao cho khi
Rx = 0 thì vẫn đảm bảo kim chỉ thò lệch hết thang đo.
Để mở rộng phạm vi đo của ohm kế có thể thực hiện bằng cách dùng nhiều nguồn
cung cấp và các điện trở phân dòng (điện trở Shunt) cho các thang đo khác nhau. Minh
họa như hình vẽ 5.5.

22


Đo điện trở
Rm = 3.82K

5K

9K

236K

900Ω

20K

1470K


90Ω

110K

10Ω

14K

Rx100
Rx1K

Rx10
Rx1

Rx10K

9V

3V
Núm xoay

Điện trở cần
đo

Hình 5.5: Ohm kế nhiều thang đo. Áp dụng cho YX -960

23



VOM

CHƯƠNG 6
ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG DẠNG KIM,
DẠNG SỐ VÀ AM-PE KÌM
I. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG DẠNG KIM – VOM KIM.
1. Cấu tạo.
Đồng hồ dạng kim (còn gọi là máy đo tương tự – VOM dạng kim) là thiết bò đo giá trò
của các đại lượng cần đo, được chỉ báo bằng kim trên các vạch chia.
Cấu tạo đơn giản của VOM dạng kim như sau:

+

cơ cấu khung quay

R4

Điện trở cần đo

Thang đ o R

2. Đo điện trở.
Khi đo điện trở ta sử dụng nguồn pin
bên trong đồng hồ (hay còn gọi là pin nội)
để nuôi cho cả hệ thống. Dòng điện đi từ
cực dương (+) của nguồn pin qua R4, sau đó
qua núm chỉnh, qua điện trở cần đo, tiếp tục
qua cơ cấu khung quay rồi trở về cực âm của
nguồn pin. Chính dòng điện này đã tác động
đến cơ cấu khung quay làm cho kim quay đi

một góc tương ứng với giá trò của điện trở
cần đo.

OFF

(-)

Que
đen

Que
đỏ

(+)

Com

24


VOM

cơ cấu khung quay

R5

R00

Que đỏ
OFF

R0

Que đen
(-)

0V

Com

4. Đo điện áp xoay chiều.
Khi đo điện áp xoay chiều,
chính dòng điện trong mạch cần đo
đã làm nguồn nuôi cho hệ thống.
Dòng điện đi từ 12V qua đèn 1, sau
đó qua que đỏ rồi tiếp tục qua cầu
chỉnh lưu và cơ cấu khung quay, qua
R5, sau đó qua núm chỉnh, qua que
đen rồi trở về 0V. Chính dòng điện
này đã tác động đến cơ cấu khung
quay làm cho kim quay đi một góc
tương ứng với giá trò của điện áp
xoay chiều cần đo.

R5
220VAC
Cầu chỉnh lưu và
cơ cấu khung quay
Đèn 1

(+)


ang đo ACV
Th

Que đỏ
OFF
Que đen

Đèn 2
0V

Com (-)

cơ cấu khung quay

12V

R5

R00
(+)

ang đo I
Th

5. Đo dòng điện một chiều.
Khi đo dòng điện một
chiều, chính dòng điện trong
mạch cần đo đã làm nguồn
nuôi cho hệ thống. Dòng điện

đi từ 12V qua R00, sau đó qua
que đỏ rồi tiếp tục qua cơ cấu
khung quay, qua R5, sau đó
qua núm chỉnh, qua que đen
rồi trở về 0V. Chính dòng
điện này đã tác động đến cơ
cấu khung quay làm cho kim
quay đi một góc tương ứng với
giá trò của dòng điện cần đo.

12V

(+)

ang đo DCV
Th

3. Đo điện áp một chiều.
Khi đo điện áp một
chiều, chính dòng điện
trong mạch cần đo đã làm
nguồn nuôi cho hệ thống.
Dòng điện đi từ 12V qua
R00, sau đó qua que đỏ rồi
tiếp tục qua cơ cấu khung
quay, qua R5, sau đó qua
núm chỉnh, qua que đen rồi
trở về 0V. Chính dòng
điện này đã tác động đến
cơ cấu khung quay làm cho

kim quay đi một góc tương
ứng với giá trò của điện áp
cần đo.

Que đỏ
OFF
Que đen
(-)

0V

Com

25


×