Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hoạt động marketing tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.17 KB, 13 trang )

§Ò bµi
Lựa chọn một doanh nghiệp, phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ cạnh
tranh (mạnh nhất trong ngành hoặc cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp).
- Giới thiệu về doanh nghiệp
- Phân tích chiến lược Marketing của 2 đối thủ cạnh tranh (mạnh nhất trong ngành
hoặc cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp), có so sánh với chiến lược Marketing
của doanh nghiệp lựa chọn.
Bµi lµm
A. Đặt vấn đề:
Trong những năm gần đây nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong điều
kiện thị trường mới, vấn đề quan điểm Marketing trong sản xuất, kinh doanh đã làm các nhà
quản trị rất quan tâm. Marketing đã trở thành công cụ, chìa khoá và là một trong những yếu tố
quyết định trong thành công của mỗi công ty, doanh nghiệp.
Marketing giúp các công ty, các doanh nghiệp phản ứng linh hoạt hơn trong kinh
doanh. Mỗi quyết định trong chiến lược Marketing sẽ quyết định vấn đề sống còn tồn tại
thành công của mình. Thị trường càng nhiều người cung ứng kinh doanh càng trở nên khó
khăn. Vì vậy vấn đề cạnh tranh giữa các công ty các doanh nghiệp, các tập đoàn,... đang trở
thành vấn đề quyết liệt. Trên mức độ cạnh tranh ngành đã gay gắt thì trên mức độ cạnh tranh
nhãn hiệu giữa các công ty còn gay gắt quyết liệt hơn nhiều.
Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của
hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thương
trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng công ty đi trên một con đường
đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường kinh doanh,
nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp. Để đạt
được điều này, không gì khác hơn, các doanh nghiệp phải xác định và xây dựng một
chiến lược Marketing thật đúng đắn cho chính doanh nghiệp mình, bởi vì chiến lược
Marketing chính là cơ sở, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Vì lẽ đó, vấn đề chung và chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có các doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Dược phẩm. Trên thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện
nay có rất nhiều các công ty, các tập đoàn trong và ngoài nước cùng tham gia sản xuất,




kinh doanh. Do vậy mà vấn đề cạnh tranh trên thị trường Dược phẩm là hết sức nóng
bỏng và khốc liệt.
Trong cuộc cạnh tranh này Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá, có dành
được thắng lợi không? Họ phải đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh như thế nào với đối
thủ cạnh tranh của mình?. Trong giới hạn của bài này, tôi xin đưa ra chiến lược Marketing
của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá và hai đối thủ cạnh tranh hàng đầu
Việt Nam hiện nay trên thị trường Dược phẩm đó là Công ty cổ phần Dược Hậu Giang và
Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định.
B. Nội dung
I. Giới thiệu về công ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa
1. Thông tin chung
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá.
Thanh hoa medical materials pharmaceutical joinl stock company
Tên viết tắt: Thephaco
Ngày thành lập: 10/04/1961
Địa chỉ văn phòng công ty:
Số 232, đường Trần Phú, phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại: 0373 852 286; 0373 852 691;
Fax:
0373 855 209
Website: www.thephaco.com.vn
Email:

Tài khoản: 10201 0000375997 tại Ngân hàng Công thương Thanh Hoá.
Mã số thuế: 2800231948
2. Ngành nghề kinh doanh
• Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược: kinh doanh thuốc tân dược, cao
đơn hoàn tán, kinh doanh hoá chất dược dụng, hoá chất xét nghiệm, mỹ phẩm, kinh

doanh sản xuất, sủa chữa thiết bị vật tư y tế.
• Kinh doanh thuốc nam, bắc; kinh doanh nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
và thiết bị vật tư y tế.
• Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng,văn phòng phẩm công nghệ
phẩm.
• Đầu tư hoạt động phòng khám đa khoa – phòng mạch.




Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.

3. Những thành tích nổi bật mà doanh nghiệp đạt được trong những năm vừa qua
Là doanh nghiệp được thành lập ngày 10-04-1961 và chuyển đổi thành Công ty cổ
phần từ ngày 01- 12-2002 theo QĐ số 3664/ QĐ CT ngày 05 -11 2002 của Chủ tịch ủy
ban Nhân dân Tỉnh Thanh Hóa.
Qua 50 mươi năm liên tục phấn đấu Công ty luôn giữ vững truyền thống từng bước
trưởng thành, tăng trưởng và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 tổng
doanh thu đạt 866,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất công nghiệp chiếm 237,5 tỷ
VNĐ. Từ năm 2007 đến năm 2010 là 1 trong 10 doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng
đầu ngành Dược Việt Nam. “Phát triển bền vững”; “chất lượng - niềm tin” luôn là mục
tiêu hàng đầu xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của Công ty. Năm 2008, Công
ty nhận “Giải Vàng chất lượng Việt Nam”. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của
Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường.
Từ năm 2007 Công ty có 3 Xưởng sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn “GMP - WHO” gồm
xưởng thuốc tiêm - thuốc nhỏ mắt, Xưởng Nonβ - lactam và xưởng β - lactam (thuốc
viên, cốm, bột), phòng kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn “GLP” và hệ thống kho đạt tiêu
chuẩn “GSP”. Hiện tại Công ty đã triển khai xây dựng dây chuyền chiết xuất dược liệu,
xưởng Đông dược, xưởng Dung dịch thuốc ống uống đạt tiêu chuẩn GMP - WHO. Đưa

vào sản xuất trong đầu năm 2012.
Công ty có hệ thống phân phối thuốc phủ rộng trên toàn quốc, gồm 30 chi nhánh
phân phối thuốc ở tất cả các huyện thị, thành phố trong tỉnh, 01 chi nhánh tại Hà Nội, 01
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 Chi nhánh ở Hải Phòng, 02 trung tâm bán buôn,
01 phòng khám bệnh đa khoa và nhiều đại lý trên toàn quốc. Công ty đã và đang mở rộng
hệ thống cung ứng thuốc không chỉ trong nước mà còn vươn ra nước ngoài thông qua
hoạt động hiệu quả của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hơn 10 năm không ngừng phấn đấu tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần
Dược vật tư y tế Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tích nổi bật: 01 huân chương độc
lập hạng ba, 6 huân chương lao động của Chủ tịch nước, 2 danh hiệu chiến sỹ thi đua
toàn quốc và 8 cờ thi đua của Bộ y tế, của tỉnh và các ban ngành đoàn thể xã hội. Đặc biệt
năm 2007, Công ty vinh dự đón nhận danh hiệu “Anh Hùng Lao Động”. Đó là nguồn
động viên cổ vũ Công ty nỗ lực phấn đấu để vươn lên trong thời kỳ hội nhập WTO.


4. Chiến lược Marketing trong sản xuất và kinh doanh
Để đạt được kết quả như hiện nay, Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá
đã xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh theo từng giai đoạn và thời điểm cụ thể. Kết
hợp giữa nội lực hiện có và các đối tác liên doanh, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong
quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhằm đưa Công ty phát triển nhanh mạnh và bền vững.
Không thỏa mãn với thành tích mà Công ty đã đạt được, ban Lãnh đạo Công ty luôn trăn
trở, tìm ra các chiến lược Marketing thích hợp và hiệu quả nhất trong sản xuất và kinh
doanh, đưa Công ty ngày một phát triển và phát triển bền vững, đáp lại mong đợi của
hàng ngàn cán bộ công nhân viên lao động và xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao
động mà Nhà nước đã trao tặng.
4.1. Chiến lược Marketing trong sản xuất, kinh doanh hiện tại của Công ty tập
trung vào các vấn đề sau
- Nâng cao Thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh Công ty, trên thị trường toàn
quốc, trú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng có lợi nhuận cao và doanh số lớn.
- Ổn định và phát triển thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu ra nước

ngoài. Chủ động nguồn hàng trong kinh doanh và nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất.
- Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng
trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng.
- Phát triển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực.
- Với Slogan “Phát triển bền vững; Chất lượng – Niềm tin”, qua đấy khẳng định
chiến lược và quan điểm sản xuất kinh doanh của Công ty với các đối tác, khách hàng là
bền vững, nhất quán.
- Từ định hướng chiến lược Marketing trên, ban Lãnh đạo Công ty nhận thấy rằng,
dành thế chủ động trong kinh doanh bằng cách xây dựng hệ thống phân phối vững mạnh,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ… Đó là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hình
thành và phát triển của Công ty.
4.2. Phát triển song song giữa thương hiệu “Thephaco” và thương hiệu các sản
phẩm, dịch vụ
Ai cũng hiểu rằng, thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng vô giá của doanh
nghiệp. Nói một cách dễ hiểu nhất, thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của khách hàng
mục tiêu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Để người tiêu dùng cảm nhận về


thương hiệu tốt và đúng với định vị mong muốn của doanh nghiệp là cả một quá trình đầu
tư lâu dài. Mặt khác, không phải cứ có quyết tâm là sẽ có được thương hiệu mạnh. Xét
cho cùng, thương hiệu tồn tại khi và chỉ khi được người tiêu dùng xác nhận.
Có quan điểm cho rằng, lúc khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến
sản phẩm. Nếu sản phẩm tốt thì người tiêu dùng sẽ yêu mến và lựa chọn, khi đó “tự
nhiên” thương hiệu lớn lên, kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Quan điểm này đưa ra dẫn
chứng các “câu chuyện thương hiệu” của Việt Nam như Thái Tuấn, Đồng Tâm, hay Kinh
Đô,… Ban đầu, các doanh nghiệp này tập trung cho sản phẩm, sau đó tự nhiên thương
hiệu được xây dựng. Nhưng thật ra, trong quá trình phát triển, Thái Tuấn hay Kinh Đô
không chỉ chú trọng đến sản phẩm, mà họ đã quan tâm đến hầu hết các yếu tố làm nên
bản sắc thương hiệu. Nhờ vậy mà thương hiệu của họ đã “ăn” sâu trong tâm trí khách

hàng. Cũng như câu chuyện thương hiệu của các doanh nghiệp trên, công ty cổ phần
Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa trong những năm vừa qua đã rất nỗ lực trong công tác
phát triển thương hiệu “Thephaco”, sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy mà “Thephaco” hiện
nay là một trong những thương hiệu nổi tiếng của ngành dược Việt Nam.
4.3. Đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ
Thephaco là đơn vị kinh doanh dược phẩm có bề dầy kinh nghiệm nhiều năm trong
ngành và là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc cổ phần hóa của nghành
Dược của Việt Nam. Đến nay Thephaco đã được cấp phép lưu hành gần 300 sản phẩm,
phân bổ trên nhiều nhóm như: kháng sinh, hệ thần kinh, tiêu hóa - gan mật, tim mạch,
giảm đau – hạ sốt, tai mũi họng, mắt… Các sản phẩm của Thephaco được phân phối trải
rộng khắp các nhà thuốc, bệnh viện trên cả nước và được người tiêu dùng đón nhận và tin
dùng. Trong đó nhiều sản phẩm có thương hiệu và đạt được những danh hiệu cao quý
như: Thuốc uống bổ dưỡng Biofil 10ml và viên bao tròn, bao phim Hyđan đoạt giải
thưởng sáng tạo khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC); Thuốc ống uống Biofil còn
được nhận huy chương đồng tại triển lãm kinh tế kỹ thuật Seoul Hàn Quốc năm 2004.
Viên Hydan chữa phong tê thấp được nhận huy chương đồng tại triển lãm ứng dụng khoa
học công nghệ tại Malaysia tháng 5-2010.
“Phát triển bền vững; Chất lượng - Niềm tin” luôn là mục tiêu hàng đầu xuyên xuốt
quá trình hoạt động và phát triển của Công ty. Năm 2008, Công ty tự hào nhận “Giải
Vàng – Chất lượng Việt Nam”, Liên tục trong những năm vừa qua các sản phẩm của
Công ty được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Đó là kết quả
của sự nỗ lực không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm của ban lãnh


đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty
ngày càng được khẳng định và có thương hiệu trên thị trường Dược phẩm, thương hiệu
Thephaco ngày càng được nhiều người biết đến.
4.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo được lợi thế cạnh
tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Theo các

nhà kinh tế, môi trường cạnh tranh có tác dụng tạo sức mạnh, hướng hành vi của các
doanh nghiệp tới năng suất, chất lượng và hiệu quả từ mục tiêu thắng trong cạnh tranh sẽ
thu được lợi nhuận. Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của các doanh nghiệp không
chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng doanh nghiệp, mà điều quan trọng hơn,
là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với nhau. Do đó, đạt được vị thế cạnh
tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp.
Mỗi góc độ xem xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích các
yếu tố cấu thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau.
Phân tích sức cạnh tranh là công việc rất phức tạp. ở từng góc độ xem xét cạnh tranh
chúng ta đều thấy có nhiều chủ thể tác động đan xen nhau nhằm gây ảnh hưởng đến sức
cạnh tranh. Đó là tác động của người lao động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạo
làm nên năng lực cạnh tranh; là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực
tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp; là hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhà
nước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một quốc gia, là các cơ cấu tổ chức xã
hội của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh cạnh tranh.
4.5. Chiến lược Marketing lâu dài của Thephaco
Thephaco xác định rõ nội dung đoàn kết trong tập thể công ty, thống nhất một mục
tiêu - chung một ý chí - cùng tìm giải pháp tối ưu để đạt mục tiêu. Thephaco luôn đề cao
văn hóa làm việc: “Chân thực, chia sẻ, cam kết và thực hiện cam kết”
- Thephaco có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài, đề cao, tôn trọng và phát
triển tài năng ở mỗi cá nhân, mong muốn đem lại cho mỗi thành viên của Thephaco điều
kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ nhất về vật chất và phong
phú về tinh thần.
- Luôn bám sát thực tế, thực sự làm việc và có dũng khí nhận sai sót
- Say mê sáng tạo, không bằng lòng với cái hiện có, luôn đi tìm cái tốt hơn
- Tinh thần cộng đồng đoàn đội


- Phát triển bền vững, Chất lượng – Niềm tin, tinh thần say mê tăng trưởng, khát
vọng chiếm lĩnh thị trường mới, biết sáng tạo ra lợi nhuận.

- Thephaco hoạt động với sự tin cậy của khách hàng và cổ đông, với tôn chỉ “Phát
triển bền vững; Chất lượng – Niềm tin”.
- Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hiểu rõ đặc tính và lợi thế chính sách sản phẩm của
Công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- In đậm hình ảnh Thephaco và sản phẩm của Công ty đến với khách hàng, tôn trọng,
lắng nghe để thoả mãn yêu cầu của khách hàng trong điều kiện có thể.
Mục tiêu cuối cùng là xây dựng Dược Thanh Hóa phát triển nhanh, mạnh, bền vững
và toàn diện trên con đường hội nhập WTO.
II. Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên viết tắt: DHG PHARMA
Ngày thành lập: 02/09/1974
Địa chỉ trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 0710.3 891433-890802-890074 Fax: 0710.895209
Email: Website:www.dhgpharma.com.vn
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chế biến; xuất khẩu dược liệu, dược
phẩm;
- Nhập khẩu trang thiết bị sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, dược liệu, dược phẩm.
3. Chiến lược Marketing
- DHG Pharma hoạt động và phát triển vì lợi ích cổ đông, vì sự phát triển ngày càng
hoàn thiện nguồn nhân lực của công ty; chia sẻ lợi ích với cộng đồng. Dựa trên các cơ sở
căn bản như: sứ mạng để thực hiện tầm nhìn, hệ thống giá trị cốt lõi. Đây là tiêu chí đạo
đức, định hướng chiến lược dài hạn của công ty. Bên cạnh đó, Bản sắc văn hóa DHG là
nét văn hóa riêng của DHG là vũ khí sắc bén cạnh tranh trên thương trường. DHG định
hướng thực hiện bằng chính năng lực lõi và tay nghề chuyên môn của mình và mở rộng
kinh doanh trên nguyên tắc đa dạng hóa đồng tâm.



- Dược Hậu Giang luôn luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao thỏa mãn
ước vọng vì một cuộc sống khỏe đẹp hơn. Phối hợp với các viện trường nghiên cứu, thử
tương đương sinh học nhiều sản phẩm.
- Con người là nguồn tài nguyên quí giá nhất của Dược Hậu Giang và chúng tôi
quyết tâm xây dựng một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, nơi người nhân viên
có được cơ hội để phát huy tài năng. DHG PHARMA luôn đào tạo phát triển và bổ nhiệm
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để các nhân viên cảm thấy tự hào về nơi mình công
tác.
- Là một đơn vị sản xuất kinh doanh Dược phẩm, Dược Hậu Giang luôn “Lấy lợi ích
cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động”. Vì thế chúng tôi cam kết đóng góp cho sự
phát triển ổn định và bền vững của công ty thông qua những việc làm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và cho
toàn xã hội trên nền tảng của bản sắc văn hóa Dược Hậu Giang.
III. Công ty cổ phần TRAPHACO
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần TRAPHACO
Địa chỉ trụ sở chính: 75 Yên Ninh - Ba Đình - Hà Nội
Điện thoại: (04)38430076
Email:
Website:
2. Chức năng
- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm; Mỹ phẩm; Nguyên liệu hóa
dược; Vật tư và thiết bị y tế; Thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát
- Thu mua, nuôi trồng, chế biến dược liệu.
- Tư vấn sản xuất, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
y, dược.
3. Chiến lược Marketing
- Cống hiến cho xã hội những sản phẩm - dịch vụ mang tính thời đại và giàu giá trị
truyền thống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Luôn thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tạo ra những công việc có ý nghĩa và cơ hội

thăng tiến cho người lao động.


- Gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư.
- “Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm, lấy thị trường để định hướng, lấy tăng
trưởng làm động lực, lấy chất lượng để cam kết với khách hàng”
- Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng sản
phẩm, chất lượng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường và xây
dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Định hướng sản phẩm: “Công nghệ mới & bản sắc cổ truyền”
- Thị trường: Hướng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trong
nước, góp phần thực hiện chiến lược thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội.
- Phát triển đa chức năng, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực.
- Gia tăng giá trị cho xã hội, khách hàng, người lao động và cổ đông là mục tiêu và
động lực của sự phát triển bền vững.
-TRAPHACO hoạt động với sự tin cậy của khách hàng và cổ đông, với tôn chỉ
“Kinh doanh thành tín”
- Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hiểu rõ đặc tính và lợi thế chính sách sản phẩm
của Công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- In đậm hình ảnh Công ty và sản phẩm của Công ty đến với khách hàng.
- Sáng tạo - đổi mới, đề cao chữ “Tài” - chữ “Tín” trong kinh doanh, chữ “Tâm” đối
với xã hội, chữ “Tầm” trong chiến lược phát triển.
- TRAPHACO xác định: Muốn phát triển phải thay đổi - muốn tồn tại phải thích
nghi.
- TRAPHACO không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp thông qua lời hứa đi đôi
với hành động, lấy sự trung thực, thân thiện và cầu tiến làm nền tảng để thiết lập mối
quan hệ.
- TRAPHACO có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài, đề cao, tôn trọng và
phát triển tài năng ở mỗi cá nhân, mong muốn đem lại cho mỗi thành viên của

TRAPHACO điều kiện phát triển đầy đủ nhất và tài năng, một cuộc sống đầy đủ nhất về
vật chất và phong phú về tinh thần.
C. So sánh chiến lược Marketing
Đối với chiến lược Marketing của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa, so
với chiến lược Marketing của công ty cổ phần Dược Hậu Giang và công ty cổ phần
Traphaco. Dưới góc nhìn cá nhân tôi xin đưa ra bảng phân tích sau:


Thế mạnh
- Công ty là một trong số các doanh nghiệp
hàng đầu tỉnh Thanh Hóa cả về quy mô lẫn
doanh thu và là một trong 10 doanh nghiệp
hàng đầu về ngành Dược Việt Nam.
- Có chiến lược Marketing rất cụ thể cho từng
giai đoạn, từng sản phẩm. Có phòng Marketing
với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản,
chuyên sâu.
- Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hiểu rõ đặc
tính và lợi thế chính sách sản phẩm của Công
ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường.
- In đậm hình ảnh Thephaco và sản phẩm của
Công ty đến với khách hàng, tôn trọng, lắng
nghe để thoả mãn yêu cầu của khách hàng
trong điều kiện có thể.
- Thephaco có chính sách thu hút và bồi dưỡng
nhân tài, đề cao, tôn trọng và phát triển tài
năng ở mỗi cá nhân, mong muốn đem lại cho
mỗi thành viên của Thephaco điều kiện phát
triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống

đầy đủ nhất về vật chất và phong phú về tinh
thần.
- Công ty có nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao, giàu kinh nghiệm, có hệ thống các nhà
máy sản xuất theo quy trình hiện đại, đạt tiêu
chuẩn GMP - WHO.
- Là một trong số ít các doanh nghiệp dược
phẩm có đầy đủ các chứng chỉ GMP, GLP,
GSP; phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP.
- Có một danh mục sản phẩm đa dạng (gần
300 sản phẩm được phép lưu hành).
- Quy mô nguồn vốn kinh doanh tương đối

Điểm yếu
- Là một doanh nghiệp Nhà nước, thời
gian cổ phần hóa chưa lâu, Công ty
phải thích ứng theo cơ chế hoạt động
của một công ty cổ phần.
- Với tình trạng cung vượt cầu trong
nhiều ngành kinh doanh nhất là ngành
Dược hiện nay, việc cạnh tranh để
chiếm lĩnh một phần của thị trường
đang thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng
chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh
cao.
- Có một chính sách cạnh tranh hết sức
sai lầm hiện nay không chỉ mình công
ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh
Hóa mà hầu hết các doanh nghiệp dược
trong nước đều mắc phải đó là cạnh

tranh về giá. Đáng lẽ chúng ta có thể sử
dụng hàng loạt các biện pháp khác như
nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức
kênh phân phối tốt và đặc biệt là các
hoạt động xúc tiến hỗn hợp…thì các
công ty, doanh nghiệp Dược trong nước
lại thi nhau cạnh tranh về giá.
- Mạng lưới phân phối còn mỏng so với
Dược Hậu Giang và Công ty cổ phần
Traphaco.
- Thâm nhập vào thị trường chưa sâu,
thị phần chưa nhiều và địa bàn chưa
rộng .
- Lực lượng tiếp thị mỏng cả khối điều
trị và mạng lưới kinh doanh.
- Chưa có bộ sản phẩm giá trị cao mang
tính chiến lược bền vững.


lớn, tiềm năng tăng trưởng cao, tiềm lực tài
chính lành mạnh và khả năng sinh lời lớn là
những lợi thế giúp Công ty thực hiện tốt các
chiến lược kinh doanh và tạo ra vị thế trên thị
trường trong tương lai.
Cơ hội
- Ngành công nghiệp dược từ được định hướng
trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn
của cả nước, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP
cao, thị trường ngành dược hứa hẹn trở thành
một trong những thị trường sôi động nhất và

mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
- Việc không ngừng nghiên cứu, sản xuất
những sản phẩm mới có chất lượng cao sẽ mở
ra những cơ hội không nhỏ cho Công ty.
- Mở thêm Chi nhánh tại Lào tháng 02 năm
2011, tiến tới một số nước khác trong khu vực.
- Việc tham gia lưu ký chứng khoán cổ phiếu
của Công ty trên sàn giao dịch UPCOM trong
thời gian tới sẽ giúp nâng cao thương hiệu và
hình ảnh của Công ty, cho phép Công ty có thể
huy động những nguồn vốn lớn và có thêm các
đối tác chiến lược mới.

- Hình thức, mẫu mã của các sản phẩm
còn hạn chế
- Các chính sách bán hàng còn chưa
linh hoạt do ràng buộc về quy chế quản
lý tài chính, chính sách bán hàng đôi
khi còn chưa linh hoạt.
Thách thức
- Công ty phải không ngừng tăng
cường khả năng cạnh tranh để giữ vững
và nâng cao vị thế cũng như thị phần
trên thị trường Dược Việt Nam.
- Là một doanh nghiệp địa phương nên
việc phát triển thương hiệu ít nhiều
cũng bị ảnh hưởng.
- Khi cổ phiếu Công ty đã được niêm
yết trên TTCK tập trung thì Công ty sẽ
phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về

công bố thông tin áp dụng cho các công
ty niêm yết.

C. Kết luận
Theo dự báo của Cục Quản lý Dược Việt Nam, trong năm 2011 thị trường dược
phẩm nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 17-19% so với năm 2010 và ước đạt khoảng 2 tỷ
USD. Một số chuyên gia cho rằng, việc phát triển tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường
dược phẩm Việt Nam là điều tất yếu và đáng mừng, đó cũng là cơ hội tăng trưởng cho
các doanh nghiệp Dược trong nước.
Mặc dù hiện nay “Thephaco”, “Traphaco” và “Dược Dậu Giang” đang là 3 doanh
nghiệp nằm trong tốp 10 doanh nghiệp Dược có doanh thu lớn nhất Việt Nam. Chiến lược
Marketing của 3 doanh nghiệp này nhìn chung cũng rất bài bản và chuyên nghiệp, nhưng


so với chiến lược Marketing và cách tiếp cận thị trường của các công ty Dược nước ngoài
và các công ty Dược có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất và kinh doanh Dược phẩm
trên thị trường Việt Nam hiện nay thì chiến lược Marketing của công ty cổ phần dược vật
tư y tế Thanh Hóa, công ty cổ phần Dược Hậu Giang và công ty cổ phần Traphaco vẫn
còn thiếu linh hoạt và mềm dẻo. Chính vì vậy nếu các doanh nghiệp này muốn phát triển
một cách mạnh mẽ để sánh kịp với các công ty nước ngoài thì phải thay đổi chiến lược
Marketing, cách tiếp cận thị trường một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn nếu không mãi
mãi, thuốc nội hay bất cứ sản phẩm nào của chúng ta cũng sẽ thua trên chính sân nhà.
Rất dễ dàng giải thích một điều: Vì sao tất cả các công ty dược phẩm nước ngoài lại
đặt tầm quan trọng của lực lượng bán hàng cá nhân (Medical representative - trình dược
viên) lên vị trí quyết định. Vì điều đó phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khi mà trăm
hoa đua nở, cạnh tranh bình đẳng thì sản phẩm của ai được người tiêu dùng (ở đây là bác
sĩ và người bệnh) nhớ đến nhiều hơn thì sản phẩm đó sẽ tồn tại và phát triển, công ty
cũng phát triển. Có một chính sách bán hàng hết sức sai lầm hiện nay mà không chỉ một
mình công ty cổ phần Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa mà hầu hết các doanh nghiệp dược
Trong nước mắc phải đó là cạnh tranh về giá, điều này khiến cho các công ty, doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong nước chúng ta vẫn cứ ở trong cái vòng luẩn
quẩn “đầu tư thấp - hiệu quả thấp”. Đáng lẽ chúng ta có thể sử dụng hàng loạt các biện
pháp khác như nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức kênh phân phối tốt và đặc biệt là
các hoạt động xúc tiến hỗn hợp: dùng trình dược viên (quan trọng nhất), quảng cáo,
khuyến mại, giao tế (PR)...
Dược phẩm là một hàng hóa nên nó sẽ tuân theo quy luật kinh tế thị trường. Nó là
hàng hóa đặc biệt nên các chiến lược dành cho nó cũng sẽ có điểm đặc biệt, không thể
đưa ra các chiến lược cứng nhắc, phi thị trường. Từ nhận thức đó, các doanh nghiệp cũng
sẽ có cách tính toán và đưa ra chiến lược bán hàng, marketing đúng đắn: hướng vào
người tiêu dùng, sản xuất cái mà thị trường cần chứ không phải cái mình có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn quản trị Marketing
2. https://www. Thephaco.com.vn
3.
4. https://www. Traphaco.com.vn
5.




×