Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

XÂY DỰNG MÔ HÌNH AQUAPONICS CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) VỚI CÂY KIM THẤT TAI (Gynura Acutifolia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.44 MB, 47 trang )

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH AQUAPONICS CÁ RÔ
PHI (Oreochromis niloticus) VỚI CÂY KIM THẤT
TAI (Gynura Acutifolia)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô, bạn
bè cũng như những người thân trong gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Thị Dung,
người đã tận tình hướng dẫn, đinh hướng, giúp đỡ tôi về chuyên môn trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn
thể cán bộ, nhân viên Bộ môn Sinh học phân tử và công nghệ sinh học Ứng
dụng, Khoa Công nghệ sinh học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã rất
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thời gian thực tập tại bộ
môn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để thực hiện và
hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình,
anh em, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành
khóa luận này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm
Người thực hiện


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................... i


Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Mục lục ......................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................... v
Danh mục hình ............................................................................................... vi
Tóm tắt ........................................................................................................ vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................
1
1.
Đặt vấn đề
2.
Mục đích và yêu cầu
2.1.
Mục đích...........................................................................................
2.2.
Yêu cầu...............................................................................................
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ bản về aquaponics và cách xây dựng một hệ thống aquaponics đơn
giản
2.1.1. Cơ bản về hệ thống aquaponics
2.1.2. Các thành phần của một hệ Aquaponics hoàn chỉnh
2.1.3. Các Phương pháp của Aquaponics
2.1.4. Các loài cá có thể nuôi trong hệ Aquaponics.
2.1.5. Các loài cây phù hợp trong hệ aquaponic
2.1.6. Cách xây dựng một hệ thống aquaponics đơn giản theo mô hình tưới
ngập xả cạn
2.2. Vi khuẩn nitrate hóa
2.3. Cá rô phi và cây kim thất tai
2.3.1. Cá rô phi vằn
2.3.2. Cây kim thất tai
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu
3.2. Địa điểm thời gian nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.4. Thiết bị hóa chất
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp xây dựng mô hình Aquaponics .
3.5.2.Phương pháp nuôi cá rô phi
3.5.3. Phương pháp trồng cây kim thất tai
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Kết quả xây dựng mô hình aquaponics cá rô phi với cây kim thất tai
4.2. Kết quả sự thay đổi các yếu tố trong bồn nuôi cá
4.3. Kết quả sự tăng trường của cây kim thất tai sau 3 tháng trồng trong hệ


4.4. Kết quả sự tăng trưởng của cây kim thất tai khi trồng trong điều kiện bình
thường trên nền đất và tưới nước thường xuyên
4.5. Kết quả sự phát triển của cây kim thất tai trồng trong hệ cùng thời gian
4.6. Biểu đồ so sánh tốc độ phát triển của cây kim thất tai trồng trong hệ và
trồng trên nền đất.
4.7. Kết quả sự phát triển của cá rô phi trong hệ thống Aquaponics.
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Sự thay đổi các yếu tố trong bể nuôi cá.
Bảng 4.2: Sự phát triển của cây kim thất tai ban đầu trồng ban đầu

Bảng 4.3: Sự phát triển của cây kim thất tai trong bầu thứ 1
Bảng 4.4: Sự phát triển của cây kim thất tai trong bầu thứ 2
Bảng 4.5: Sự phát triển của cây kim thất tai trong bầu thứ 3
Bảng 4.6: Sự phát triển của cây kim thất tai trồng bổ sung vào hệ
Bảng 4.7: Theo dõi sự phát triển của cá rô phi trong mô hình sau 3 tháng.


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Aquaponics theo phương pháp tưới ngập xả cản
Hình 2.2. Aquaponics kiểu máng sâu- bè nổi
Hình 2.3. Aquaponics kiểu máng cạn-ống dòng chảy
Hình 3.1. Mô Hình aquaponics lắp hoàn thiện
Hình 3.2. Bell siphon
Hình 3.3. Gien xoắn trên chậu trồng cây
Hình 3.4. Ống nước từ máy bơm lên chậu trồng.
Hình 3.5. Cấu tạo ống thoát nước từ chậu trồng cây trả lại bể cá.
Hình 4.1. Lá cây kim thất tai trồng trên đất bị sâu hại cắn
Hình 4.2. Cây kim thất tai trồng trên đất
Hình 4.3. Cây kim thất tai trồng trong hệ
Hình 4.4. Cây kim thất tai mới trồng trong mô hình
Hình 4.5. Cây kim thất tai sau 3 tháng phát triển
Hình 4.6. Cá rô phi đơn tính giống
Hình 4.7. Cá rô phi sau 3 tháng phát triển


TÓM TẮT
Mô hình Aquaponics được thiết kế và triển khai lắp đặt tại khu vực nhà
lưới thực nghiệm Bộ môn Sinh học phân tử - Công nghệ sinh học ứng dụng,
khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trong quá trình
hoàn thiện thấy được sự phát triển của cá rô phi cũng và cây kim thất tai trong

mô hình. Sự liên kết chặt chẽ giữa cá rô phi, hệ vi khuẩn nitrate hóa và cây
kim thất tai tạo nên sự cân bằng cho hệ thống aquaponics.
Tiến hành quan sát một số đặc điểm nông sinh học của cây kim thất tai
trồng trong hệ cho thấy sự phát triển tốt hơn so với cây trồng trên nền đất khu
nhà lưới. Aquaponics là mô hình canh tác nông nghiệp mới có triển vọng để
sản xuất song song hai loại sản phẩm là cá và rau xanh.

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thực trạng sản xuất nông nghiệp hiện nay : Diện tích đất nông nghiệp đang
dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Không những thế biến đổi khí hậu cùng quá
trình đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp khiến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn


kiệt nguồn nước cung cấp cho hoạt động nông nghiệp diễn ra ngày một phổ biến và
nghiêm trọng. Vấn đề an ninh lương thực đang bị đe dọa đòi hỏi cần có một mô
hình canh tác mới có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn đất và nước.Theo xu hướng
của phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, sản xuất nông nghiệp đang được các
nhà khoa học quan tâm đặc biệt là những nơi có ít tài nguyên đất và nước làm sao
cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Aquaponics là công nghệ phù hợp với các nơi có đất trồng khan hiếm và
thiếu các nguồn nước. Mô hình canh tác này là giải pháp tuyệt vời cho các hộ gia
đình ở khu vực đô thị. Chỉ cần một không gian nhỏ như ban công, sân thượng hay
thậm chí đặt ngay trong phòng khách là đủ để lắp đặt mô hình. Hệ thống aquaponics
vừa có tác dụng trang trí làm đẹp cho ngôi nhà vừa giúp tạo ra thực phẩm hữu cơ
cho chính gia đình của bạn.
Mặt khác, nước ta là một nước có dân số đông, mật độ nhân khẩu cao hàng
đầu thế giới. Tình trạng thiếu đất cho sản xuất nông nghiệp đã ở mức báo động đỏ
từ hàng chục năm nay. Công nghệ Aquaponics sẽ là hứa hẹn cho tất cả người dân
trước mắt là cung cấp thực phẩm sạch, an toàn cho gia đình, tiến tới phục vụ xã hội.

Cơ chế hoạt động của hệ thống Aquaponics:
- Cá ăn thức ăn và thải ra chất thải giàu ammoniac.Vi khuẩn chuyển hóa
NH3 trong các khay trồng cây cũng như trong bồn cá sẽ chuyển hóa ammoniac
(NH3 ) thành nitrites ( NO2ˉ ) và sau đó là thành nitrates ( NO3ˉ ). Nguồn nitrates
đã được chuyển đổi đóng vai trò là chất dinh dưỡng cho cây thay cho phân bón.
- Nước nuôi cá được lọc bởi rễ cây và giá thể trồng cây sau đó trả ngược lại
bể nuôi .
Mô hình aquaponics chiếm một diện tích vô cùng nhỏ so với việc canh tác
truyền thống, cho phép cùng một lúc sản xuất được 2 loại thực phẩm là cá và rau
xanh. Không những thế thực phẩm được nuôi trồng từ mô hình là hoàn toàn hữu cơ
và an toàn cho sức khỏe.
Điều quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng một mô hình Aquaponics là
lựa chọn nên nuôi con gì và trồng cây gì. Trong mô hình Aquaponics này ta chọn
nuôi cá rô phi với trồng cây kim thất tai.
- Cá rô phi là loài cá được nuôi rất nhiều trong các hệ thống Aquaponics
trên thế giới. Cá rô phi lớn nhanh có sức chống chịu cao với nhiều yếu tố môi
trường. Thịt cá có chất lượng cao, ngon , ít xương, dễ chế biến..


- Cây kim thất tai rất dễ trồng và cho đến nay chưa thấy bất kì loại sâu bệnh
nào. Cây được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc. Được sử dụng để trị viêm họng,
viêm khí quản, khớp xương đau nhức …. Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị tiểu đường
Vì những lí do trên , dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Thị Dung, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài : “Xây dựng mô hình aquaponics cá rô phi (Oreochromis
niloticus) với cây kim thất tai (Gynura Acutifolia) “
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Chứng minh tính khả thi của mô hình Aquaponics trong việc sản xuất hai
loại thực phẩm là cá và rau xanh, cụ thể ở đây là cá rô phi và cây kim thất tai
- Cá rô phi phát triển tốt và cây kim thất tai sinh trưởng bình thường trong

mô hình.
2.2. Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá một số đặc điểm nông sinh học ( chiều cao cây; số lượng ,
chiều dài và bề ngang của lá) của cây kim thất tai trong hệ aquaponics kết hợp với
việc so sánh đặc điểm nông sinh học của cây không trồng trong hệ.
Theo dõi , đánh giá sự phát triển của cá rô phi được nuôi trong hệ thống
aquaponics.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Cơ bản về aquaponics và cách xây dựng một hệ thống aquaponics đơn giản
2.1.1. Cơ bản về hệ thống aquaponics
Aquapocnics: Là sự kết hợp của Aquaculture (nuôi thủy hải sản), cụ thể ở
đây là các hệ thống nuôi thủy hải sản áp dụng tái tuần hoàn nước và Ponics: xuất
phát từ ponos gốc Hy Lạp để áp dụng trong việc trồng cây mà không cần dùng đất. (
Theo JD Sawyer 2009)
Cách hệ thống aquaponics hoạt động: Cá được nuôi trong bồn chứa . Sau đó
nước từ bồn nuôi cá được chuyển tới khay trồng cây. Vi khuẩn chuyển hóa chất
thải từ cá trong nước thành dưỡng chất cho cây trồng. Cây hấp thụ nguồn nước giàu
dưỡng chất để sinh trưởng . Cuối cùng nước được lọc hồi lưu về bồn nuôi cá.
Cá ăn thức ăn và thải ra chất thải giàu ammoniac. Quá nhiều chất thải loại
này sẽ gây độc hại cho cá, nhưng chúng lại chịu đựng được nitrate với hàm lượng
cao.Vi khuẩn được nuôi trong các khay trồng cây cũng như trong bồn cá sẽ chuyển


hóa ammoniac (NH3 ) thành nitrites ( NO2ˉ) nhờ vi khuẩn nitrosomonas và sau
đó là thành nitrates ( NO3ˉ) nhờ vi khuẩn nitrobacter. Nguồn nitrates đã được
chuyển đổi đóng vai trò là chất dinh dưỡng cho cây thay cho phân bón. Trong khi
đó các rễ cây và giá thể trồng cây cũng hỗ trợ cho việc lọc nước . Nước cũng chứa
một phần nhỏ thức ăn thừa của cá . Oxy thâm nhập vào hệ thống thông qua máy
bơm không khí và qua các chu trình xả. Lượng oxy này cần thiết cho quá trình sinh

trưởng của cây và sự sống còn của cá, vi sinh.
Aquaponics là một hệ thống bền vững :
- Chất thải từ cá trở thành phân bón cho cây.
- Cá và cây trồng tạo thành sự canh tác kép để sản xuất cùng lúc 2 sản
-

phẩm: protein và rau xanh.
Nước được tái sử dụng trong một hệ thống hồi lưu.
Sản xuất thực phẩm tại địa phương, làm tăng cường nền kinh tế địa

phương và giảm chi phí vận chuyển thực phẩm.
- Phân bón hữu cơ cung cấp liên tục.
Lí do nên áp dụng Aquaponics:
- Rau củ hoàn toàn tươi và có hương vị tự nhiên nhất
- Hoàn toàn ″hữu cơ″ và được sản xuất trong hệ thống do bạn quản lý
- Không chứa thuốc trừ sâu, diệt cỏ hoặc phân bón độc hại
- Tốc độ tăng trưởng và sản lượng cao
- Không cần đất để trồng cây
- Không cần diện tích lớn, đặc biệt là ở các đô thị
- Cá tươi, sạch và đặc biệt không chứa kháng sinh hay chất độc hại
- Tiết kiệm chi phí mua thực phẩm cho gia đình
2.1.2. Các thành phần của một hệ Aquaponics hoàn chỉnh.
Hồ nuôi thủy sản (dùng để nuôi các loại cá, tôm, cua, lươn,…) – Đây là
thành phần thiết yếu phải có trong bất kỳ hệ Aquaponics nào, hồ nuôi cá có thể làm
từ nhiều vật liệu khác nhau như: nhựa, composite, gỗ lót bạt, hồ xi măng,..
Phương tiện trồng cây (dùng trồng các loại hoa, rau, củ, quả…) – Đây là
thành phần quan trọng thứ hai sau hồ cá, có nhiều hình thức trồng cây: trồng trên
khay nhựa, chậu nhựa, khay composite, ống nhựa, máng xi măng,…
Các bộ lọc (lọc cơ học – lọc lắng cặn, lọc vi sinh) – Lọc cơ học có nhiệm vụ
loại bỏ các chất thải rắn ra khỏi hệ thống. Lọc vi sinh là nơi cu trú và phát triển của

các vi sinh vật hiếu khí. Lọc vi sinh đóng vai trò phân giải các chất độc hại (chất
thải của cá – thức ăn thừa) thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
Hệ thống bơm nước và ống dẫn – Giống như hệ tuần hoàn của cơ thể, Nó
giúp lưu thông nước trong hệ thống tưới tự động, nước được bơm từ hồ các đến các
máng trồng rau thông qua các bộ lọc và hệ thống ống dẩn sau đó trả ngược về hồ cá.


Hệ thống bơm khí và ống dẩn – Cung cấp oxy cho hệ thống nhằm tăng nồng
độ oxy hòa tan trong nước giúp cá hô hấp và thúc đẫy quá trình chuyển hóa Nitơ (vi
sinh hấp thụ oxy để phân giải NH3 – NO2 – NO3).
Bộ điều khiển – Điều khiển các máy bơm nước, bơm khí,… thường sử dụng
các bộ Timer để lập trình chu kỳ và thời gian bơm và các bộ contactor hoặc relay để
tăng dòng cho tải…
Ngoài ra còn có thể thêm một số thành phần sau:
1. Hồ lắng cặn (Sump tank)
2. Hệ thống nhà kính, hệ thống nhà lưới.
3. Hệ thống năng lượng mặt trời – cung cấp năng lượng điện cho hệ thống.
4. Hệ thống sưởi ấm nước – dùng cho các nước hàn đới, khí hậu lạnh.
5. Hệ thống đèn Grown light chiếu sáng giúp cây quang hợp – dùng cho hệ
Aquaponics trong nhà.
6. Hệ thống Camera quan sát + điều khiển.
7. Máy cho cá ăn tự động…
2.1.3. Các Phương pháp của Aquaponics
Aquaponics được phân loại dựa vào phương pháp (phương tiện) trồng cây:
Aquaponics có thể trồng cây theo rất nhiều phương pháp khác nhau (Tưới ngập xả
cạn, máng sâu – bè nổi, Màng dinh dưỡng – ống dòng chảy, Tháp canh, vườn
treo…) tuy nhiên ở đây chúng tôi đề cập đến 3 loại hình chính. ( Theo Sylvia
Bernstein 2011)
Tưới ngập xả cạn (Media Bed – Grownbed…):
Đây là loại hình cơ bản nhất và thích ứng với hầu hết các loại cây trồng trong

Aquaponics.
Trong loại hình này cây được trồng trong một khay chứa đầy giá thể (độ sâu
lí tưởng khoảng 30cm), đáy khay có khoét lỗ thoát nước và lắp vào nó một bộ ngắt
nước (siphon bell) – Nước từ hồ cá thông qua bộ lọc và hệ thống bơm cung cấp cho
khay, khi lượng nước đạt mức xả của siphon (do chúng ta quy định – thường thấp
hơn 3cm so với bề mặt giá thể) nước sẽ được xả hoàn toàn đến điểm ngắt của
siphon (do chúng ta quy định – thường cao hơn 3cm so với đáy khay) nước sạch
được đưa ngược về hồ cá và quá trình cứ thế tiếp diễn.
Ưu điểm của phương pháp này là phù hợp cho hầu hết các loại cây – tạo
được điểm bám vững chắc cho các cây có thân cao, quá trình nước dâng lên – rút
xuống vừa cung cấp đủ nước cho cây vừa cung cấp được oxy cho rễ cây hô hấp. Giá
thể cũng đóng vai trò là nơi cu trú của các vi sinh vật – góp phần chuyển hóa
Amoniac (NH3) thành Nitrit (NO2) sau đó thành Nitrate (NO3) cung cấp cho cây.


Nhược điểm dễ bị tụ khí ở những góc khuất, Thời gian dài chất thải rắn và
tàn dư từ rễ, lá, thân cây tích tụ trong khay làm cản trở lưu thông của nước – ảnh
hưởng đến hệ.

Hình 2.1. Aquaponics theo phương pháp tưới ngập xả cản
Máng sâu – Bè nổi (Deep water culture – Raft Mod…)
Loại này sử dụng các khay, máng chứa đầy nước – độ sâu từ 30 – 35cm, trên
khay có khoét một lỗ xả tràn để nước thoát về hồ cá.
Trong loại hình này cây được trồng trong một chai nhựa đặt trên một miếng
xốp thả nổi trên mặt nước – phần đáy của chai tiếp xúc với nước giúp rễ cây hút
nước. Nước được bơm vào một đầu khay và thoát ra ở ống xả tràn lắp ở đầu còn lại.
Ưu điểm giảm được chi phí đầu tư do không dùng giá thể, không bị tích tụ
khí, dễ thu hoạch
Nhược điểm không trồng đươc các loại cây có thân cao, đầu tư hệ thống lọc
phức tạp, phải sủi khí liên tục để rễ cây hô hấp.


Hình 2.2. Aquaponics kiểu máng sâu- bè nổi
Máng cạn – ống dòng chảy (Nutrient film technique – Towers –
VertiGro…)


Loại này sử dụng các ống nhựa đường kính khoản 11cm mặt trên khoét nhiều
lổ nhỏ khoảng 6cm để trồng rau – Nước được bơm liên tiếp ở một đầu ống và thoát
ra ở đầu còn lại, các ống có thể đặt đứng hoặc đặt ngang, có thể nối tiếp nhiều ống
với nhau nếu đặt ngang. Loại này củng có thể sử dụng các chậu nhỏ gắn lên
tường…
Ưu điểm: Có thể bố trí cặp theo tường nhà, sắp xếp thành nhiều tầng – phù
hợp làm tường xanh, tranh kiểng…
Nhược điểm: Khó trồng được các loại cây thân cao do rễ cây không có điểm
bám nên dễ đổ ngã.

Hình 2.3. Aquaponics kiểu máng cạn-ống dòng chảy
2.1.4. Các loài cá có thể nuôi trong hệ Aquaponics.
Có rất nhiều loài cá khác nhau có thể nuôi trong hệ thống Aquaponics, tùy
thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết khu vực sinh sống và các vật tư sẵn có . Tuy
nhiên, phải chú ý rằng cá, tôm nuôi trong hệ thống bắt buộc phải là loài nước ngọt,
vì cây trồng trong hệ thống chỉ có thể phát triển khi được cung cấp nước ngọt.
Ngoài ra cũng phải quan tâm tới mục đích nuôi cá để lấy thịt hay làm cảnh.
Nhóm cá da trơn : một số loài cá da trơn rất dễ nuôi và tăng trọng khá nhanh
như cá tra, cá trê rất thích hợp nuôi trong hệ thống Aquaponics. Đây là những loài
có thể chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Cá tai tượng : đây là loài cá rất dễ nuôi và tăng trọng nhanh. Cá tai tượng là
loài ăn tạp, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau từ tôm cá tươi cho đến
thức ăn chế biến. Đơn giản nhất nên chọn thức ăn chế biến sẵn để dễ quản lý và
chăm sóc cá.



Nhóm Cá rô phi, điêu hồng (rô phi đỏ) :Cá rô phi là loài dễ nuôi và được
nuôi nhiều nhất trong các hệ thống Aquaponics trên thế giới. Ở Việt Nam, cá rô phi
được nuôi hầu như quanh năm từ Bắc vào Nam. Do cá rô phi có thể sinh sản tự
nhiên trong hệ thống vì vậy nếu không muốn điều đó xảy ra thì nên nuôi cá rô phi
đơn tính để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Cá điêu hồng (rô phi đỏ) thịt ngon và
tăng trọng khá nhanh cũng là một lựa chọn rất thích hợp trong hệ thống Aquaponics.
Hiện thức ăn cho cá rô phi cũng được sản xuất công nghiệp.
Nhóm cá rô đồng, cá lóc (cá quả), cá sặc rằn : Đây là nhóm cá đang được
nuôi lâu đời và rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Đây là
những loài cá dễ nuôi, thức ăn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn
tươi sống như cá, tôm tạp. Tuy nhiên cần phải chú ý khi sử dụng thức ăn là cá tôm
tạp, vì chúng rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước
Nhóm cá chép: như cá koi, cá vàng và cá chép cũng là một lựa chọn đáng giá
cho hệ thống Aquaponics . Nếu chỉ nuôi để làm cảnh và không chú ý nhiều đến giá
trị thực phẩm của cá nuôi thì nhóm cá này sẽ là một lựa chọn hợp lý. Hiện tại, hầu
hết đều có thức ăn chế biến sẵn cho các loài cá này.
Một số loài khác : Ngoài các loài cá trên, có thể lựa chọn nhiều loài khác tùy
theo sở thích, nhu cầu và điều kiện sẵn có. Một số loài có thể nghĩ đến là tôm càng
xanh, baba, rùa,…Nên chú ý là nuôi tôm sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nuôi cá
và đòi hỏi phải nắm một số kỹ thuật cơ bản nhất định để có thể chăm sóc tôm nuôi
trong hệ thống của mình.
2.1.5. Các loài cây phù hợp trong hệ aquaponics
Hầu như tất cả các loại cây trồng đều có thể thích ứng tốt với Aquaponics.
Tuy nhiên, sự phát triển của cây trồng trong hệ thống Aquaponics còn phụ thuộc rất
nhiều vào việc thiết kế và vận hành hệ thống Aquaponics của mỗi người. Quan
trọng nhất là mật độ cá nuôi và mật độ cây trồng phải phù hợp và cân bằng. Cần
theo dõi sự phát triển của cây trồng và sau đó mới quyết định là có tăng mật độ cá
nuôi lên hay không. Nếu cây trồng phát triển tốt thì có nghĩa là với mật độ cá đó đủ

cung cấp dinh dưỡng cho cây trong hệ thống Aquaponics , ngược lại nếu cây phát
triển không tốt cần phải tăng mật độ cá nuôi lên. Vấn đề khí hậu thời tiết ở từng
khu vực sinh sống cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn cây trồng phù hợp.
Nhóm rau cải ăn lá : Hầu hết các loại rau cải đều có thể phát triển tốt trong
hệ thống Aquaponics. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện thời tiết khu vực sinh


sống mà chọn lựa phù hợp. Các loại rau cải như: rau muống, xà lách, cải xanh, bắp
cải, mồng tơi, rau dền, các loại rau mùi như hành, quế, ngò,…tất cả đều phát triển
tốt trong Aquaponics.
Nhóm cây họ đậu : Nhóm cây họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đũa, đậu
bắp, đậu phộng (lạc),…đều có thể phát triển tốt trong hệ thống Aquaponics . Đây là
nhóm cây có giá trị dinh dưỡng rất tốt và phù hợp cho nhu cầu hàng ngày
Nhóm cây lấy củ: Các loại khoai như khoai lang, khoai ngọt, khoai mì (sắn)
hay khoai tây có thể trồng và phát triển tốt trong hệ thống Aquaponics. Cà-rốt, củ
cải, củ sắn cũng có thể phát triển rất tốt trọng hệ thống Aquaponics
Nhóm cây lấy quả: Cà chua, ớt, cà tím, dưa leo (dưa chuột), khổ qua (mướp
đắng),…phát triển tốt trong hệ thống Aquaponics . Một số cây ăn quả như dâu tây,
dưa hấu hay thậm chí là đu đủ cũng có thể trồng trong hệ thống Aquaponics. Tùy
thuộc vào sở thích và khí hậu khu vực sinh sống mà chọn lựa loại cây trồng phù
hợp.
2.1.6. Cách xây dựng một hệ thống aquaponics đơn giản theo mô hình tưới
ngập xả cạn.
Đây là hệ thống Aquaponics đơn giản chỉ gồm một bể cá và một bể cạn trồng
cây và việc xây dựng cũng như vận hành hệ thống này rất đơn giản.. Nước giàu
dinh dưỡng từ bể cá sẽ được bơm qua bể cạn trồng cây (growbed). Thay vì sử dụng
đất để trồng cây như kiểu canh tác truyền thống, ở đây sử dụng hạt nhựa, sỏi hoặc
các giá thể khác. Nước, chất thải rắn từ bể cá sẽ chảy qua lớp hạt nhựa hoặc sỏi và
trở về bể cá. Khi đó, chất thải rắn sẽ được giữ lại trên bể cạn trồng cây và chất dinh
dưỡng sẽ được cây trồng hấp thu. Tuy nhiên, khi đã có kinh nghiệm và muốn phát

triển hơn với qui mô lớn ta có thể xây dựng hệ thống với nhiều bể cá và nhiều bể
cạn trồng cây hơn .( Theo Sylvia Bernstein 2011).
Tính toán kích thước các khay trồng, mật độ thả cá trong aquaponics:
1. Tỷ lệ thể tích của các khay trồng và thể tích hồ cá lý tưởng là 2:1
2. Có thể nâng tỷ lệ lên thành 3:1 hay giảm xuống còn 1:1
3. Chiều sâu của khay trồng lý tưởng là 12 inches (30 cm)
4. Mật độ thả cá: 1kg cá (lúc thu hoach) tương ứng với 40-80 lít nước.
Kịch bản minh họa để bắt đầu aquaponics:
Có một bể chứa 1000 lít nước, định nuôi cá điêu hồng (rô phi đỏ) tính các bộ
phận liên quan để hệ thống hoạt động ổn định.
Tính kích thước các khay trồng:
Theo tỉ lệ 2:1 ta có thể tính toán được tổng thể tích các khay trồng là 2000 lít.


1. Quy về m3 ta được 2 m3 thể tích
2. Giả sử chiều sâu của khay trồng của ta là 30 cm = 0,3 m, chiều ngang của
khay là 1 m. Ta tính được chiều dài của khay là: 2/0,3/1 ≈ 7 m
Tính mật độ thả cá: 1kg cá lúc thu hoạch tương ứng với 40-80lít nước
(chọn 40 lít để thả mật độ dày, bù trừ hao hụt).Trọng lượng trung bình lúc thu hoạch
(6 tháng) của cá rô phi đỏ (Mỹ) = 0,68kg (dữ liệu từ UVI - University of the Virgin
Islands). Hồ có sức chứa 1000lít, tổng trọng lượng cá lúc thu hoạch 25kg, Số lượng
con cá cần thả là 37con
Tính lượng thức ăn cần thiết cho cá:Trung bình, mỗi ngày cá sẽ ăn từ 1,52% trọng lượng của nó. Quan sát hành vi cá ăn mà xác định số lượng thức ăn cần
thiết cho cá, lượng thức ăn. Cá phải tiêu thụ hết thức ăn trong vòng 10 phút, không
thừa.
Chọn bơm:Chọn bơm phụ thuộc nhiều yếu tố: chênh lệch mực nước, cách
bố trí các bộ phận, kíchthước đường ống, hiệu suất của bơm…. Nhưng ta có thể
chọn bơm theo thực nghiệm như sau:
1. Với bơm hoạt động 24/7: chọn bơm theo lưu lượng sao cho mỗi giờ bơm
phải hút tối thiểu bằng thể tích nước có trong hồ.

2. Với bơm định giờ: ví dụ mỗi giờ hoạt động 15phút, thì chọn bơm theo lưu
lượng sao cho trong 15phút đó bơm phải hút tổi thiểu bằng thể tích có trong
hồ.
Chọn máy sục khí:
1. Tùy vào loài cá, lượng oxy hòa tan sẽ khác nhau (điêu hồng 1.5mg/l), quan
sát hành vi của cá để biết được số lượng đầu sục khí và lượng khí cần thiết
để cá, vi sinh vật, cây trồng có thừa oxygen cho việc sinh trưởng.
2. Tại thị trường Việt Nam bơm khí thường có các thông số sau: nguồn điện
(AC/DC, điệnthế, công suất), lưu lượng dòng khí (l/min), áp suất (Mpa). Ta
chọn ưu tiên vào lưulượng cho phù hợp, sau đó đến áp suất (áp càng cao thì
ta có thể sục khí càng sâu),cuối cùng nên tính đến công suất càng thấp thì chi
phí điện năng càng giảm.
Sử dụng chu kỳ khởi động hồ , bắt đầu quá trình nitrate hóa : tạo điều
kiện để vi khuẩn phát triển trước trong mô hình, để khi thả cá vào mô hình thì vi
khuẩn có thể thực hiện chức năng chuyển đổi chất thải thành dưỡng chất cho cây
trồng ngay. Thực hiện bước này bằng cách thực hiện Qui trình tạo nitrogen (dành


cho hệ chưa có cá) . Chuẩn bị bộ kit đo Ammonia (NH3), nitrites (NO2), Nitrate
(NO3). Chỉ số PH phải luôn ở mức 6.8 đến 7.0 là tốt nhất cho vi sinh.
1. Thêm vào bồn nuôi cá muối Ammonium chloride (NH4Cl) hoặc Urê khoảng
từ 2-4 ppm (mg/L) để tạo môi trường ammonia. Lặp lại bước này mỗi ngày
cho đến khi Nitrites xuất hiện (dùng bộ kit NO2) tối thiểu 0.5 ppm (mg/L).
Kiểm tra NH3 và NO2 mỗi ngày, nhưng dừng lại ko thêm Ammonia nữa cho
đến khi NH3 đạt đến nồng độ 6 ppm.Đợi vài ngày cho ammonia giảm xuống
2-4 ppm.
2. Khi Nitrites xuất hiện thì giảm liều lượng Ammonia (=1/2 liều ban đầu) thêm
vào hệ. Nếu nitrite đạt đến ngưỡng nồng độ 5 ppm thì ngưng việc thêm
Ammonia cho đến khi hạ xuống 2 ppm.
3. Khi Nitrate (NO3) xuất hiện ở nồng độ 5-10 ppm và nồng độ Ammonia +

Nitrites giảm xuống = 0 thì mới thả cá.
4. Ở giai đoạn tạo nitrogen này có thể thêm cây trồng vào hệ để thúc đẩy quá
trình tạo nitrogen. Có thể sử dụng phân bón lá rong biển để hỗ trợ.
Chăm sóc hệ thống:
1. Cho cá ăn hằng ngày, quan sát sức khỏe của cá.
2. Kiểm ta chất lượng nước (mỗi ngày cho tháng đầu tiên, sau đó mỗi tuần một
lần và theoyêu cầu)
3. Thỉnh thoảng vệ sinh các tấm lọc trong bộ lọc, hoặc bể lọc (nếu sử dụng),
các đường ống, bơm, khay trồng…
4. Kiểm tra sức khỏe cây trồng, cắt tỉa, thu hoạch, tái trồng lại…
5. Kiểm tra sâu rầy cho cây, cây có thiếu hụt dưỡng chất hay không.
2.2. Vi khuẩn nitrate hóa
Chu trình nitơ trong ao hồ: Chu trình nitơ là một trong những mô hình tuần
hoàn vô hình và quan trọng nhất đối với môi trường thủy sinh. Tôm cá và các động
vật thủy sinh trong quá trình sinh sống chúng bài tiết ra NH3, nếu ở nồng độ cao
NH3 sẽ gây độc. Chu trình nitơ, trong đó có quá trình amôn hóa và quá trình nitrate
hóa diễn ra nhờ vào hoạt động của các vi khuẩn có ích giúp chuyển hóa các chất độc
thành những chất có ích cho đời sống của thực vật thủy sinh và giúp các động vật
thủy sinh không bị độc từ chất thải do chúng bài tiết ra. ( Theo Ts.Nguyễn Thị Ngọc
Tĩnh)
Quá trình amôn hóa: Amôn hóa là quá trình phân hủy và chuyển hoá các hợp
chất hữu cơ phức tạp thành NH3 dưới tác dụng cuả vi sinh vật. Dưới tác dụng của
enzyme phân hủy protein (enzyme proteolytic, thường gọi là enzym proteaza) làm


chất xúc tác sẽ phân hủy protein thành các chất đơn giản hơn, các chất này tiếp tục
được phân giải thành acid amin nhờ tác dụng của enzyme peptidaza ngoại bào. Một
phần nhỏ acid amin sẽ được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành protein của
chúng (protein xây dựng cấu trúc cơ thể của vi sinh vật), phần còn lại được tiếp tục
phân giải tạo ra NH3, CO2, SO42- (nếu các acid amin có chứa S) và các sản phẩm

trung gian khác. Trong nước, NH3 sẽ được chuyển hóa thành NH4+ theo phản ứng
sau:
NH3 + H2O --> NH4+ + OHˉ (1)
Quá trình nitrate hóa: Dưới tác dụng của một số vi sinh sinh thì NH4+ được
hình thành từ quá trình amôn hóa sẽ được tiếp tục chuyển hóa thành NO2ˉ (nitrite)
rồi thành NO3ˉ (nitrate). Trước hết NH4+ được chuyển hóa thành NO2ˉ bởi vi
khuẩn Nitrosomonas, sau đó vi khuẩn Nitrobacter sử dụng men nitrite oxidase để
chuyển hóa NO2ˉ thành NO3ˉ. NO3ˉ có thể được các thực vật thủy sinh sử dụng
như là một nguồn dinh dưỡng hoặc có thể bị chuyển hóa tiếp thành khí nitơ (N2)
qua hoạt động của các vi khuẩn yếm khí như Pseudomonas. Các quá trình chuyển
hóa NH4+ đều cần sự tham gia của oxy và độ kiềm của nước. Quá trình nitrate hóa
gồm 2 giai đoạn được thực hiện bởi hai nhóm vi khuẩn nối tiếp nhau. Hai giống vi
khuẩn này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng phân bố rộng rãi trong tự
nhiên; môi trường đất, nước. Môi trường thích hợp cho cả 2 loại này phải có pH>6
(tối ưu ở pH=7).
Giai đoạn nitrite hóa: Chuyển hóa NH4+ thành NO2ˉ (2) bởi nhóm vi khuẩn
nitrite hóa.
NH4+ + 1,5 O2 --> NO2 + 2H+ + H2O (2)
Vi khuẩn tham gia mạnh nhất trong quá trình nitrite hóa là vi khuẩn hóa vô
cơ tự dưỡng, là loài vi khuẩn hiếu khí bắt buộc. Khi chúng chuyển hóa NH4 + thành
NO2ˉ sẽ sinh ra năng lượng, năng lượng này sẽ được các vi khuẩn nitrite hóa sử
dụng cho hoạt động sống của mình. Sự có mặt của các nhóm vi khuẩn nitrite hóa
giúp loại bỏ được NH4+, khi hàm lượng NH4+ trong nước giảm phương trình phản
ứng (1) sẽ dịch chuyển theo chiều thuận dẫn đến làm giảm hàm lượng NH3 trong
nước, làm giảm khả năng gây độc của NH3 đối với tôm cá.
Trong tự nhiên vi khuẩn nitrite hóa hiện diện rất nhiều: Nitrosococcuseanus,
Nitrosococcus (thuộc phân lớp γ- proteobacteria),Nitrosomonas sp và Nitrosopira sp
(thuộc phân lớp β- proteobacteria), Nitrosocystis, Nitrosolobus. Tất cả các vi sinh



vật này đều giống nhau về mặt sinh lý, sinh hoá nhưng khác nhau khác nhau về đặc
điểm hình thái và cấu trúc tế bào. Tất cả đều thuộc loại tự dưỡng bắt buộc, không có
khả năng sống trên môi trường thạch.
Giai đoạn nitrate hóa: Chuyển NO2ˉ thành NO3ˉ (3) bởi nhóm vi khuẩn
nitrate hóa.
NO2 + 0,5 O2 --> NO3 (3)
Sau quá trình nitrite hóa thì các vi khuẩn thuộc nhóm nitrate hóa sẽ thực hiện
giai đoạn tiếp theo, chuyển hoá NO2ˉ thành NO3ˉ (là sản phẩm cuối cuả quá trình
nitrat hóa). Các vi khuẩn tham gia vào quá trình nitrate hóa cũng là vi khuẩn hóa vô
cơ tự dưỡng, vi khuẩn nitrate hóa thường gặp (gồm có 3 chi khác nhau): Nitrobacter
vinogradskii, Nitrobacter agilis ( thuộc phân lớp α-Proteobacteria), Nitrospina
gracili , Nitrococcus mobilis (thuộc phân lớp β–Proteobacteria).
Quá trình nitrate hóa chỉ xảy ra trong điều kiện trong nước có đầy đủ oxy lúc
đó thì nồng độ của NO2ˉ không vượt quá 0,5 mg/L, nhưng khi trong nước thiếu oxy
thì NO2ˉ sẽ tồn tại nhiều và gây độc cho tôm. Trong một số nghiên cứu thì quá trình
nitrate hóa trong hồ các ao hồ nuôi thủy sản xảy ra không mạnh do vi sinh vật phát
triển chậm, khả năng nitrate hóa khoảng 25–50g/m3/ngày.
2.3. Cá rô phi và cây kim thất tai
2.3.1. Cá rô phi vằn
Cá rô phi là loài dễ nuôi , lớn nhanh sau 5-6 tháng nuôi, nếu được cho ăn và
chăm sóc đầy đủ sẽ đạt trọng lượng 0.4- 0.5 kg/con. Cá rô phi có sự sai khác rõ rệt
về tốc độ tăng trưởng giữa cá thể đực và cá thể cái. Cá rô phi đực tăng trọng nhanh
hơn cá cái cho nên người ta đã áp dụng công nghệ chuyển giới tính nhằm tạo ra đàn
cá đơn tính đực ( dùng hormon 17α methyl testosterone hoặc phương pháp di truyền
để tạo ra cá siêu đực – Theo Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành 2014)
Tính ăn: Rô phi O. Niloticus ăn tạp, thiên về động vật, rất phàm ăn. ở giai
đoạn cá bột rô phi ăn động vật phù du. Cá có chiều dài 17-18 mm trở lên chuyển
sang ăn mùn bã hữu cơ, tảo lắng ở đáy, ngoài ra cá còn ăn thêm ấu trùng côn trùng ,
giun đất, cỏ, bèo... Cá còn ăn các loại thức ăn bổ sung như: bột ngũ cốc, cám gạo,
bột ngô, bã đậu, bã rượu, khô dầu, thức ăn công nghiệp và có khả năng tiêu hóa, hấp

thụ các loại tảo xanh lục, mà một số loại cá khác khó có khả năng tiêu hóa ( Theo
Phạm Văn Trang, Nguyễn Trung Thành 2004)
Đặc điểm môi trường:


-Nhiệt độ : Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-32°C,
thích hợp nhất là 25-32°C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ
8- 42°C, cá chết rét ở 5,5°C và bắt đầu chết nóng ở 42°C. Nhiệt độ càng thấp thì cá
càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
- Độ mặn : Cá rô phi là loài rộng muối, chúng có khả năng sống được trong
môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ
muối từ 0-40‰). Trong môi trường nước lợ ( độ mặn 10-25‰) cá tăng trưởng
nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.
- Độ PH: Môi trường có độ PH từ 6,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá
có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ PH thấp bằng 4.
- Oxy hoà tan: Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm,
mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy
hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm chỉ vào
khoảng 1ppm (1mg/l). Nồng độ oxy hòa tan thích hợp là từ 3-8 mg/l.
- Một số chỉ tiêu khác: CO2 từ 3-10 mg/l, NH4: 1mg/l, Fe++: 0.2 mg/l, độ
cứng: 5-10 độ đức, PO4: 0.5 mg/l, H2S: 0 mg/l..
Một số bệnh mà cá rô phi thường mắc:
 Bệnh xuất huyết
1. Tác nhân gây bênh:
Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu
đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá
lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và
lồi ra, bụng trương to.

3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong
hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế
biến cá không vệ sinh an toàn.
4. Phòng trị bệnh:
• Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều
lượng 1-2kg/100m3, 2 - 4 lần/tháng.
• Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg
cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn
vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-


12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 - 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất
huyết, liều dùng thường xuyên 20 - 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.
 Bệnh viêm ruột
1. Tác nhân gây bệnh:
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển
3.

hình ruột trương to,chứa đầy hơi.
Phân bố và lan truyền bệnh:
Thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi
trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ

4.

nhiễm bệnh thấp.
Phòng trị bệnh:

Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin,
liều dùng 10 - 12 g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày

đầu; thuốc KN-04-12.
 Bệnh trùng bánh xe
1. Tác nhân gây bệnh:
Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidae như : Trichodina
centrostrigata, T. domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T.
orientalis, Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới
nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm
thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi
quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ
mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc
trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm
xuống đáy ao và chết.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn
bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn
cá thịt. Khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ chết
cao 70-100%. Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước
25-30 độ C.
4. Phòng trị bệnh:


Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 35 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,50,7 ppm (0,5-0,7g cho 1 m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm
(200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25
ml/m3) phun xuống ao.
 Bệnh trùng quả dưa

1. Tác nhân gây bệnh:
Ttrùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
• Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất
nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người
nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhót . Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt
nhạt.
• Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ,
nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại
biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở,
đuôi bất động cắm xuống nước.
3. Phân bố và lan truyền bệnh:
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi
trong nhà, thường bị bệnh trùng quả dưa làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát
vào mùa xuân, mùa đông.
4. Phòng trị bệnh
• Dùng xanh malachit phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,10,3 ppm 2 lần/tuần.
• Cá nuôi lồng vào mùa phát bệnh thường xuyên treo xanh malachit trong
lồng, liều lượng 5g/10m3 lồng.
• Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút
hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3), 2 lần/tuần.
 Bệnh sán lá đơn chủ
1. Tác nhân gây bệnh: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus,
Gyrodactylus niloticus
2. Dấu hiệu bệnh lý: Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá,
làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ
chức da và mang có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm
và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
3. Phân bố và lan truyền bệnh



Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong
giai hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
4. Phòng trị bệnh
• Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút
• Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút
• Dùng formalin nồng độ 200 - 250 ppm (200 - 250 ml/m3) tắm trong 30-60
phút hoặc nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) phun xuống ao.
 Bệnh rận cá
1. Tác nhân gây bệnh: rận cá Caligus sp.
2. Dấu hiệu bệnh lý:
Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá bị viêm loét tạo
điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên nó
thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến
làm cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận
động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
3. Phân bố và lan truyền bệnh
Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký
sinh đã gây chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.
4. Phòng trị bệnh
• Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm
(1g/m3) phun xuống ao.
• Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.
2.3.2. Cây kim thất tai
Cây kim thất tai (kim thất), còn gọi là rau lúi, rau lùi, đái dầm, thiên hắc địa
hồng, khảm khon (Tày). Tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Thấy
mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn. Nhưng Kim thất lại giàu dược tính nên
được sử dụng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy
khô.
Kim thất là loại cỏ có thân thảo, nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống

ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước. Mặt trên
phiến lá màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó gọi tên là Thiên hắc địa
hồng. Cụm hoa hình đầu, màu vàng cam mọc ở đầu cành hay kẽ lá. Quả bế hình trụ
mang một mào long trắng ở đỉnh. Ra hoa và kết quả vào mùa hè.
Cây kim thất rất dễ trồng ít bị sâu bệnh nào phá hoại. Trên cây không thấy
xuất hiện lá vàng, héo úa nào. Là cây ưa nắng nhẹ, nắng buổi sáng, chỗ mát mẻ.


Chỗ trồng cây này không nhất thiết có nhiều nắng. Cây có thể luộc ăn, nấu với canh
ngao, thịt băm ăn đều ngon.
Đông y cho rằng, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh
nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm
họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp xương đau nhức, chấn thương sưng
đau…
Một số cách trị bệnh bằng cây kim thất tai ( Theo BS Hoàng Tuấn Linh)
• Trị viêm phế quản mạn: Kim thất 80g, thịt lợn nạc 50g, tất cả nấu thành canh
ăn cùng cơm trong nhiều ngày.
• Trị đái dắt, đái buốt: Kim thất 80g, đổ nước nấu nhỏ lửa, chia 2 lần ăn trong
ngày. Dùng 10 – 15 ngày. Hoặc Kim thất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g, sắc
uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cứ 10 ngày là 1 liệu trình.
• Chữa va đập bầm tím: Kim thất 30g, thêm vài hạt hồ tiêu, giã nát đắp vào vết
thương, ngày 1 lần, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
• Chữa vết thương chảy máu: Giã kim thất đắp, buộc rịt, nhanh chóng cầm
máu, làm dịu đi sự viêm sưng, đau nhức.
• Chữa viêm bàng quang ở nữ: Kim thất 30g, thổ tam thất 10g, Ý dĩ 10g, cho
vào ấm đổ nước sắc kỹ nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15
ngày 1 liệu trình.
• Trị đái dầm ở trẻ: Kim thất 20g, nấu thành canh cho trẻ ăn hằng ngày. Ăn vào
buổi trưa. Tối nên hạn chế ăn canh và uống nước nhiều.
• Chữa khí hư, bạch đới: Kim thất 20g, rễ củ gai (sao vàng)16g, cỏ xước 16g,

Kim ngân hoa 12g, Cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
• Chữa đau lưng nhức mỏi: Thái nhỏ 10 ngọn Kim Thất để nấu thành bát canh
để ăn. Khỏi đau lưng sau 5 – 6 giờ.
• Chữa táo bón, kiết lỵ: Dùng máy xay sinh tố xay 6 ngọn Kim Thất thái cùng
với 120 ml nước. Chia làm 2 phần để uống vào buổi sáng và chiều. Sau
5,6 ngày sẽ khỏi.
• Chữa đau bụng, ỉa chảy: Nhai khoảng 10 lá KimThất hoặc giả nát hòa với
nước để uống. Sẽ giảm đau bụng và ỉa chảy sau 30 phút.
• Trị mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật: Vò nát,
xoa xát, đắp buộc bằng lá, ngọn Kim thất. Khỏi sau vài giờ.
• Chữa bong gân: Giã nát 2 ngọn Kim thất đắp lên chỗ viêm gân, đau nhức sau
đó dùng một lá Đại Tướng Quân hơ lửa cho nóng, quấn quanh bàn chân đã


đắp Kim thất giả nhỏ, buộc hoặc băng bên ngoài để giữ ổn định. Sau 6 – 8
giờ sẽ khỏi.
• Bị ngộ độc do thức ăn: Dùng máy xay sinh tố để xay 6-8 ngọn Kim thất cùng
với 100-200 ml nước, phân làm 2 lần uống cách nhau 2 giờ. Nhanh chóng
hấp thụ bớt độc tố, làm giảm tác dụng chất độc.
• Chữa mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi các ngọn Kim thất, hoặc xào hay nấu
canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi
cho giấc ngủ tốt.
• Chữa nhức răng: Giã nát một ngọn Kim thất, dùng từng phần để nhai ngậm
chổ răng đau, sẽ mau chóng giảm đau.
• Viêm đại tràng mãn tính: Dùng máy xay sinh tố xay mỗi ngày 6 ngọn Kim
thất với 120 ml nước, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường
xuyên ăn canh Kim thất, hoặc xào để ăn vào các bữa cơm. Sẽ khỏi đau sau
vài tháng.
• Thấp khớp, cảm giác kiến bò tại các bàn chân, bàn tay: Giã nát một ngọn
Kim thất, xoa xát tại nơi đau nhức, xơ cứng các khớp. Giảm ngay sự đau

nhức khó chịu sau vài phút. Trường hợp thấp khớp kinh niên, thường xuyên
uống mỗi tối vài ngọn đã xay máy sinh tố.
• Người không bệnh gì cả: Thường xuyên ăn tươi các ngọn Kim thất, hoặc
xào, nấu canh sẽ có tác dụng tốt làm cho máu huyết được lưu thông.


×