Tải bản đầy đủ (.pdf) (255 trang)

Kỹ thuật sửa chữa ô tô cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.07 MB, 255 trang )

Đức HUY

KỸ THUẬT
SỬA CHỮA


^

c ơ BẢN
' iu .
'^o r ^



-

-

/

-

O ti

"I
nhA xuẩt bản
b Ach khoa h A nội

H^BS '



D IÏC HUY

KŸ THUAT
SÜA CH OA

(Tâi bàn lân 1)

NHÀ XUÂT BÀN BÂCH KHOA HÀ NÔI


KỸ THUẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BÀN

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gía Việt Nam
Đức Huy
Kỹ thuật sửa chữa ô tô cơ bản/Đ ức Huy. - Tái bản lần 1. - H. : Bách khoa
Hà Nội ; Công ty Văn hoá Huy Hoàng, 2015. - 251 tr. : ảnh, hình v ẽ ; 24cm
ISBN 9786049385872
1. Ô tô 2. Kĩ thuật 3. Sửa chữa
629.287 - dc23
BKM0015p-CIP


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA ô T ô c ơ BẢN

LỜI GIỚI THIỆU
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội,
ngành công nghiệp ô tô cũng có bước phát triển đột phá, các xí nghiệp sửa
chữa và bảo dưỡng ô tô xuất hiện ngày càng đông đảo.Trong tình hình đó, việc
bồi dưỡng một đội ngũ thợ lành nghề có đủ khả năng trong lĩnh vực này là
điều cần thiết để thích ứng với những thay đổi của cơ cấu ngành nghề. Nhưng

hiện trạng chung của ngành này là sự yếu kém chưa hoàn thiện của những
người trong ngành, điều này được thể hiện đặc biệt rõ ở những khu vực công
nghiệp kém phát triển. Sự hạn chế của các trường đào tạo nghể và sự bất cập
của khâu chuyển dịch sức lao động chính là những nguyên nhân tạo nên hiện
trạng này.
Căn cứ vào nhu cầu về học nghề và đào tạo nghể hiện nay, chúng tôi đã
biên soạn nên cuốn sách "Sửa chữa ô tô cơ bản" dành cho những người bắt
đẩu làm quen với ngành công nghiệp sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Cuốn sách
được trình bày theo phương thức đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hành, giúp
người học nhanh chóng nắm vững được những khái niệm và kỹ năng thao tác
cơ bản của công việc sửa chữa và bảo dưỡng ô tô. Cuốn sách kết hợp với một
lượng lớn hình minh họa rõ ràng dẻ hiểu giúp lượng kiến thức trình bày trở nên
trực quan sinh động, vừa có thể làm tài liệu cho những công nhân sửa chữa ô tô
chuyên nghiệp, vừa có thể làm tài liệu bổi dưỡng cho nhân viên kỹ thuật hoặc
những công nhân bắt đẩu bước vào nghể.
Cuốn sách được biên soạn và tư vấn bởi các chuyên gia và kỹ thuật viên
lành nghề trong ngành. Nhưng do thời gian gấp rút, cộng thêm trình độ của
người biên soạn có hạn, khó tránh khỏi sơ suất, rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của bạn đọc.


Đ ứ c HUY

MỤC LỤC
Lời giới thiệu.....................................................................................................3

PHẦN 1: KIẾN THỨC NHẬP MÔN
VỂ NGÀNH SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG ô TÔ
Chương 1: cấu tạo cơ bản và những tham số kỹ thuật chủ yếu của xe ô t ô . . . 7
Chương 2: Công cụ thường dùng trong sửa chữa và bảo dưỡng ô t ô ............. 13


PHẨN 2 : NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
VÀ CẤU TẠO TỔNGTHỂ CỦÃ ĐỘNG cơ
Chương 1: Loại hình và quy cách của động c ơ .............................................................. 19
Chương 2: cấu tạo cơ bản và thuật ngữ cơ bản của động c ơ ................................22
Chương 3: Nguyên lý hoạt động của động cơ................................................................ 25
Chương 4; cấu tạo cơ bản của động cơ............................................................................. 30

PHẤN 3: Cơ CẤU TAY QUAY THANH TRUYỀN
Chương 1: Sơ lược vể cơ cấu tay quay thanh truyền................................................... 33
Chương 2: vỏ m áy........................................................................................................................ 35
Chương 3: cấu tạo cơ cấu pittông thanh tru y ề n ..........................................................43
Chương 4: Trục khuỷu và bánh đ à ........................................................................................ 51

PHẨN 4: Cơ CẤU PHỐI KHÍ
Chương 1: Giới thiệu khái quát về cơ cấu phối k h í......................................................57
Chương 2: Van k h í........................................................................................................................ 65
Chương 3:Truyển động van k h í............................................................................................ 70


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

PHẨN 5: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU TRONG ĐỘNG cơ XĂNG
Chương 1: Giới thiệu khái quát vể hệ thống cung cấp nhiên liệ u .......................74
Chương 2: Hệ thống cung cấp không kh í........................................................................ 78
Chương 3: Hệ thống cung cấp nhiên liệu ........................................................................ 84
Chương 4: Hệ thống điểu khiển điện t ử ...........................................................................92
Chương 5: Hệ thống điều khiển phụ trong động cơ xăng
điểu khiển điện tử .............................................................................................100


PHẨN 6: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Chương 1; Khái quát vể hệ thống đánh lử a ..................................................................107
Chương 2: cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
loại ắc q uy............................................................................................................... 108
Chương 3: Góc đánh lửa s ớ m ..............................................................................................110
Chương 4: Các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa loại ắc quy.....................111
Chương 5: Hệ thống đánh lửa điện t ử ........................................................................... 114

PHĂN 7: HỆ THỐNG BÔI TRƠN
Chương 1: Giới thiệu khái quát vể hệ thống bôi trơ n.............................................. 119
Chương 2: Các bộ phận chính của hệ thống bôi trơn.............................................. 123

PHẦN 8: HỆ THỐNG LÀM MÁT
Chương 1: Giới thiệu khái quát vể hệ thống làm mát.............................................. 131
Chương 2: Các bộ phận chính của hệ thống làm m á t ............................................ 135

PHẨN 9: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Chương 1: Giới thiệu khái quát vể hệ thống khởi động.......................................... 143
Chương 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô tơ khởi động.........................145


Đ ứ c HUY

PHẦN 10: KHUNG GAM Ô t ô
Chương 1: Cấu tạo cơ bản của khung gầm ô t ô .........................................................153
Chương 2: Bố cục tổng thể của khung gầm ô t ô ...................................................... 156

PHẨN 11: BÁNH XE VA LỐP XE
Chương 1: Bánh x e ....................................................................................................................160
Chương 2: Lốp xe ........................................................................................................................ 167


PHAn 12: HỆ THỐNG CHUYỂN HƯỚNG
Chương 1: cấu tạo cơ bản và nguyên lý làm việc của hệ thống lá i...................173
Chương 2: Cơ cấu lái..................................................................................................................177
Chương 3: Vành lái và trục vành lá i....................................................................................183
Chương 4: Cơ cấu truyền động chuyển hướng............................................................191
Chương 5: Cấu tạo cơ bản và nguyên lý làm việc của hệ thống lái
trợ lực thủy lực.......................................................................................................198
Chương 6: Các bộ phận chính của hệ lái trợ lực thủy lực........................................ 205

PHAN 13: HỆ THỐNG PHANH
Chương 1; Khái quát về hệ thống phanh xe ô t ô ...................................................... 213
Chương 2: Bộ phanh bánh x e ............................................................................................. 217
Chương 3: Bộ phanh xe d ừ n g ............................................................................................. 229
Chương 4; Thiết bị truyển động p hanh..........................................................................233


KỸ TH U Ậ T SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

PHÁN1;KIẾNTHỨCNHẬPMỒN
VẼ NGÀNH SỬA CHỮA VA BẲO DƯỠNG ỐTÕ
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO Cơ BẢN VÀ
NHỮNG THAM số KỸTHUẬT CHỦ YẾU CỦA XE ô TÔ
1. ĐỘNG Cơ
Động cơ là nguồn động lực của ò tô, tác dụng của nó là đốt nhiên liệu và
phát ra động lực. Động cơ của ô tô hiện đại chủ yếu là động cơ đốt trong pittông
tịnh tiến. Cấu tạo thông thường gổm cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu
phối khí, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn,
hệ thống đánh lửa (áp dụng trong động cơ xăng) và hệ thống khởi động.


2 . KHUNGGẨM
2 .7 . Công dụng
Tác dụng của bộ khung là nâng đỡ, lắp đặt động cơ và các bộ phận khác,
tạo thành hình dạng tổng thể của chiếc xe, đổng thời tiếp nhận động lực phát ra
từ động cơ, khiến ô tô phát sinh chuyển động, đảm bảo việc chuyển động được
bình thường.

2 .2 . Cấu tạo
Cấu tạo khung gầm gổm hệ thống truyền động, hệ thống chuyển động,
hệ thống chuyển hướng và hệ thống phanh.
(1) Hệ thống truyền động; Hệ thống truyền động được tạo thành từ
bộ ly hợp, hộp số, khớp cac đăng (khớp vạn năng) và cắu chủ động, có tác dụng
truyền động lực phát ra sang bánh, đồng thời giúp ô tô di chuyển theo ý muốn.
(2) Hệ thống chuyển động; Hệ thống chuyển động là hệ thống cơ bản của
ô tô, được tạo thành từ khung xe, trục xe, vành xe, lốp xe và các thiết bị treo
giữa khung xe và trục xe. Hệ thống chuyển động ngoài ảnh hưởng tới việc điểu
khiển ổn định xe, nó còn có ảnh hưởng quan trọng tới mức độ thoải mái khi ngồi
trên xe.
(3) Hệ thống chuyển hướng: Hệ thống chuyển hướng có tác dụng thay đổi
hoặc khôi phục lại phương hướng di chuyển của xe. Sự chuyển hướng được thực
hiện thông qua thay đổi mặt phẳng lăn của bánh dẫn hướng. Hệ thống chuyển


Đ ứ c HUY

hướng được tạo thành từ cơ chế điểu khiển chuyển hướng, bộ chuyển hướng và
cơ chế truyền động chuyển hướng.

(4)
Hệ thống phanh:Tác dụng của hệ thống phanh là giảm tốc độ di chuyể

của xe hoặc cho xe dừng lại, giúp xe đứng yên tại chỗ.

3 . TH IẾTBỊĐIỆN
Thiết bị điện của xe ô tô hiện đại được tạo thành từ ba bộ phận lớn gồm
nguồn điện, thiết bị sử dụng điện và thiết bị phân phối điện. Bộ phận nguồn
điện bao gổm ắc quy, máy phát điện và bộ điểu chỉnh.Thiết bị sử dụng điện bao
gổm hệ thống khởi động, hệ thống đánh lửa, thiết bị chiếu sáng, thiết bị truyền
tín hiệu, đồng hồ đo và thiết bị cảnh báo, hệ thống kiểm soát điện tử và thiết bị
điện phụ trợ...Thiết bị phân phổi điện bao gổm hộp đẩu nối trung tâm, công tắc
dòng điện, thiết bị bảo vệ, bộ kết nối và dây dẫn.

4. THÂN XE
4.1. Tác dụng
Thân xe là nơi làm việc của người lái xe, cũng là nơi chứa hành khách và
hàng hóa.

4.2. Loại hình và cấu tạo
Căn cứ theo tác dụng, có thể phân loại thân xe thành ba loại là thân xe tải,
thân xe hơi và thân xe khách.
Thân xe tải được cấu tạo từ hai bộ phận buồng lái và thùng xe.
Thân xe hơi thông thường được cấu tạo từ bộ phận phía trước, gầm xe,
phần bọc xung quanh, cửa xe, nắp trên và bộ phận phía sau.
Thân xe khách là loại thân xe dạng thùng áp dụng kết cấu khung xương,
thân xe được tạo thành từ bộ khung và vỏ. Dựa theo từng vị trí khác nhau,
thân xe khách được chia thành vỏ bọc phía trước, phía sau, bên cạnh, nắp trên
và sàn...
Thân xe còn có bốn loại phụ kiện: Loại phụ kiện thứ nhất là phụ kiện thân xe
mang tính an toàn như cần gạt nước, cẩn lau kính, gương chiếu hậu, khóa cửa,
khóa khoang hành lý, bộ phận lau sương, bộ phận nâng hạ kính, dây an toàn...;
loại phụ kiện thứ hai là phụ kiện thân xe mang tính tiện nghi như điều hòa,

sưởi ấm, làm lạnh, ghế ngồi, gối đầu, bàn đạp chân...; loại phụ kiện thứ ba là
phụ kiện thân xe mang tính giải trí như máy thu âm, ăng ten, ti vi, dàn âm thanh
nổi...; loại phụ kiện thứ tư là phụ kiện thân xe mang tính tiện lợi như thiết bị
châm thuốc, gạt tàn, điện thoại không dây, bình ắc quy loại nhỏ...


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

5. MÃ NHẬN DẠNG XE (VIN)
Mã nhận dạng xe VIN (VEHICLE IDENTIFICATION NUMBER) còn được gọi là
chuỗi 17 ký tự, là mã số quốc tế để nhận dạng động cơ xe, là một tổ hợp chữ số
mà hãng sản xuất định ra cho mỗi chiếc xe, mỗi xe một mật mã, có hiệu lực pháp
luật, trong vòng 30 năm sẽ không có mật mã trùng nhau.

5 . 1. Vị trí của má số VIN
Mã số VIN nên được đặt ở nơi dễ nhìn thấy, đồng thời có thể phòng chống
ăn mòn hoặc thay thế, vị trí này cẩn được ghi rõ trong tài liệu hướng dẫn sửdụng
đi kèm xe, hoặc những ấn phẩm loại này. Vị trí thường gặp gồm:
(1) Điểm giao giữa đồng hồ đo và góc phía dưới bên trái của phẩn kính chắn
gió phía trước.
(2) Trên thanh ngang phía trước động cơ.
(3) Viền cửa trái phía trước hoặc trên cột.
(4) Phía trước chân trái của người lái.
(5) Phía dưới ghế bên trái hàng ghế đẩu.
(6) Phía dưới phần kính chắn gió phía trước.

5 .2 . Cấu tạo của mã số VIN
VIN bao gồm ba bộ phận, lần lượt gồm mã số của hãng sản xuất thế giới
(WMI), bộ phận miêu tả xe (VDS) và bộ phận chỉ dẫn xe (VIS).
(1) Bộ phận thứ nhất là mã số của hãng sản xuất thế giới (WMI), tổng cộng

gồm 3 mã số, là mã số chỉ định của tổ chức bên ngoài xưởng chế tạo, dùng để
nhận biết nước sản xuất, xưởng sản xuất, chủng loại xe. Mã số thứ nhất tượng
trưng cho nước sản xuất, là mã số thông dụng của các hãng sản xuất xe quốc
tế, ví dụ: 1 - Mỹ, 2 - Canada, M - Thái Lan, J - Nhật Bản... Mã số thứ 2, 3 tượng
trưng cho hãng sản xuất, ví dụ: JHM - hãng Honda Motor Nhật Bản, WDB - hãng
Mercedes - Benz của Đức, LFV - hãng FAW-Volkswagen của Trung Quốc, WBA hãng BMW của Đức, KMH - hãng Hyundai của Hàn Quốc...
(2) Bộ phận thứ hai là bộ phận miêu tả xe (VDS), bao gồm 6 mã số. Nếu nhà
sản xuất không sử dụng đủ cả 6 mã số, phải sử dụng con số hoặc chữ cái khác do
nhà sản xuất lựa chọn để lấp đẩy, nhằm thể hiện đặc trưng thông thường của xe,
thứ tự mã số do nhà sản xuất tự quyết định.
(3) Bộ phận thứ ba là bộ phận chỉ dẫn xe (VIS), là bộ phận cuối cùng trong
mã số VIN, bao gồm 8 mã số, 4 vị chí cuối cùng là con số. Thông thường, vị trí mã
số thứ nhất của VIS là chỉ năm, vị trí mã số thứ hai là chỉ xưởng sản xuất, 6 vị trí
cuối cùng chỉ địa điểm sản xuất và số thứ tự sản xuất.


Đ ứ c HUY

10

6. THAM SỐ KỸTHUẬT CHÍNH CỦA XE ô TỞ
6.1. Tham số kích thước chính
Tham số kích thước chính của xe ô tô bao gồm tổng chiểu dài, tổng chiểu
rộng, tổng chiều cao, khoảng cách trục, khoảng cách bánh, hệ thống treo trước,
hệ thống treo sau, khoảng sáng gầm xe (khoảng cách nhỏ nhất tới mặt đất), như
hình 1 -1

■' S

Khoảng

cáchbánh

Khoảng
cáchbánh

Hình 1 -1: Tham số kích thước chính của õ tô

(1)

Tổng chiều dài: Kích thước chiểu dọc lớn nhất của xe (khoảng cách gi

hai điểm lồi nhất phía trước và lồi nhất phía sau).
(2) Tổng chiều rộng: Kích thước chiều ngang lớn nhất của xe.
(3) Tổng chiều cao: Khoảng cách từ mặt đất tới điểm cao nhất của xe.
(4) Khoảng cách trục: Khoảng cách đường nối giữa trung điểm của hai trục
sát nhau.
(5) Khoảng cách bánh: Khoảng cách đường nối trung tâm hai bánh xe ở
cùng một bên. Nếu là kết cấu bánh kép thì sẽ là khoảng cách giữa đường nối
trung tâm của hai bánh.
(6) Hệ thống treo trước: Khoảng cách từ điểm lồi nhất phía trước đến trung
điểm trục trước.
(7) Hệ thống treo sau: Khoảng cách từ điểm lổi nhất phía sau đến trung
điểm trục sau.


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

11

6.2. Tham số chất lượng

Tham số chất lượng của xe ô tô chủ yếu gổm khối lượng bản thân, khối
lượng hàng chuyên chở lớn nhất, tổng khối lượng lớn nhất, hệ số sử dụng chất
lượng chỉnh bị và phân phối áp lực ở trục.

6.3. Chi tiêu hoạt động chủ yếu
Chỉ tiêu hoạt động chủ yếu của xe ô tô bao gồm tính năng động lực
(như tốc độ nhanh nhất, thời gian tăng tốc, góc leo dốc lớn nhất), tính năng kinh
tế (lượng tiêu hao nhiên liệu), tính năng phanh (khoảng cách phanh), tính năng
vượt qua (bán kính quay nhỏ nhất, khoảng cách nhỏ nhất tới mặt đất, góc tiếp
cận, góc thoát), tính ổn định trong điểu khiển và xả khí có hại...
(1) Tốc độ lớn nhất: Chỉ tốc độ cao nhất (km/h) mà ô tô đạt được khi chạy
trên đường thẳng có bề mặt tốt, nó là chỉ tiêu động lực quan trọng của một
chiếc ô tô. Hiện nay, tốc độ lớn nhất của xe hơi thông thường là 150 - 200 km/h.
(2) Thời gian tăng tốc: Chỉ thời gian tăng tốc lên tốc độ cẩn thiết, thường
được thể hiện bằng thời gian tăng tốc từ 0 km/h đến một tốc độ bất kỳ nào đó.
Đây cũng là chỉ tiêu động lực quan trọng của xe. Xe hơi thường dùng thời gian
tăng tốc từ 0 -100 km/h để đánh giá, xe hơi thông thường là 10 -15 giây.
(3) Góc leo dốc lớn nhất; Chl khả năng leo dốc lớn nhất (%) khi xe chở đẩy
tải.Thông thường khả năng leo dốc lớn nhất là khoảng 30%; xe địa hình yêu cẩu
cao hơn, thường khoảng 60 %.
(4) Lượng tiêu hao nhiên liệu: Thông thường tính lượng tiêu hao nhiên liệu
cho 100 km, tức lượng tiêu hao nhiên liệu của ô tô khi chạy đường trường 100
km với tốc độ cao và tải trọng nhất định (xe hơi chở một nửa, xe tải chở đẩy tải),
đơn vị là Ư100 km. Đây là chỉ tiêu đánh giá tính năng kinh tế của xe.
(5) Bán kính xoay nhỏ nhất: Bán kính của quỹ đạo chuyển động tròn (m) của
mặt phẳng trung tâm bánh xe ra phía ngoài khi xoay vô lăng đến vị trí giới hạn.
Bán kính xoay nhỏ nhất càng nhỏ, khả năng cơ động của xe càng tốt. Bán kính
quay nhỏ nhất của xe hơi thông thường gấp 2 - 2,5 lẩn so với khoảng cách trục.
(6) Khoảng cách phanh: Chỉ khoảng cách từ khi đạp phanh tới khi xe dừng
hẳn khi thực hiện chạy xe trên đường chạy thử nghiệm với một tốc độ quy định

bất kỳ. Thông thường lấy khoảng cách phanh nhỏ nhất khi xe chạy ở tốc độ 30
km/h và 50 km/h để đánh giá khả năng phanh của xe. Ví dụ khoảng cách phanh
nhỏ nhất của ô tô khách khi chạy ở tốc độ 50 km/h không được lớn hơn 19 m.
(7) Khoảng sáng gầm xe: Chỉ khoảng cách từ điểm thấp nhất từ khung gầm
(trừ bánh xe) đến mặt đất khi xe chở đẩy và đứng yên.


12

Đ Ứ C HUY

(8) GÓC tiếp cận: Góc được tạo bởi đường thẳng nối điểm lổi ở phía mui xe
với phẩn tiếp đất của bánh xe và mặt đất.
(9) Góc thoát: Góc được tạo bởi đường thẳng nối điểm lổi ở phía đuôi xe với
phẩn tiếp đất của bánh xe và mặt đất.
(10) Xả khí có hại: Các khí có hại do ô tô thải ra chủ yếu gồm cácbon ôxít (CO),
Hyđrô Cácbon (HC), khí ôxít Nitơ (NOx), khí Sulfur Điôxít (SOj), các loại Anđêhít
và hạt nhỏ li ti (bao gồm bụi khói), chúng là những chất có hại cho cơ thể con
người, cẩn phải được khống chế.


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô T ô c ơ BẢN

13

CHƯƠNG 2:
CÔNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG ô Tồ
1.CỜLÊ
Cờ lê thông thường gổm cờ lê mở miệng, cờ lê vòng miệng, cờ lê ống,
mỏ lết, cờ lê lục giác và cờ lê đo lực

7.7. Cờ/êmổc/niệng. Giống nhưhình 1 -2, dựa theo độ rộng của phẩn miệng
có thể được chia thành loại 8-10 mm, 12-14 mm, 17-19 mm... Cờ lê mở miệng
thường được đi thành bộ, có bộ 8 cái, bộ 10 cái...

Hình 1 -2 Cờ lê mở miệng

Khi sử dụng phải căn cứ vào kích thước của bu lông và đai ốc, lựa chọn chiếc
cờ lê có độ mở miệng tương ứng. Để tránh cho cờ lê không bị mài mòn mất góc
cạnh, nên tác dụng lực vào phẩn mỏ dày hơn, như hình 1 - 3, vặn cờ lê mở miệng
thuận theo chiều kim đồng hồ là chính xác, vặn ngược chiểu kim đổng hồ là sai.

Hình 1- 3 Phương pháp thao tác cờ lẽ mở miệng

1.2.
Cờ lê vòng miệng. Cờ lê vòng miệng giống như hình 1 - 4, phần lỗ ở hai
đầu có hình lục giác đểu, dựa theo kích thước vòng miệng có các loại 8-10 mm,
12-14 mm, 17 -19 mm... Cờ lê vòng miệng thường đi theo bộ, có bộ 8 cái, bộ 10
cái...

t o
Hình 1 - 4 Cờ lê vòng miệng


14

ĐỨC HUY

Khi sửdụng phải căn cứ vào kích thước của bu lông và đai ốc, lựa chọn chiếc
cờ lê vòng miệng có kích thước tương ứng. So với cờ lê mở miệng, cờ lê vòng
miệng sau khi xoay 30 độ lại có thể thay đổi vị trí và tiếp tục vặn, thích hợp thao

tác ở những vị trí nhỏ hẹp, lực tác dụng mạnh, khi sử dụng không dễ bị tuột và
trượt, nên ưu tiên lựa chọn loại cờ lê này.
Để thao tác được tiện lợi, có loại cờ lê một đẩu là cờ lê mở miệng, một đẩu là
cờ lê vòng miệng, như hình 1 - 5.

Hình 1- 5 Một đâu là cờ lê mở miệng, một đẩu là cờ lê vòng miệng

1.3.
Cờ lê ống. Hình dạng của cờ lê ống giống như hình 1 - 6, hình dạng
phần trong ống của nó giống với cờ lê vòng miệng, cũng là hình lục giác đểu,
dựa theo kích thước ống có các loại 8 mm, 10 mm, 12 mm, 14 mm, 17 mm,
19 mm... thông thường cũng đi theo bộ, đồng thời còn kèm theo tay cầm trơn, tay
cẩm bánh răng, tay quay nhanh, đẩu nối đa chiều, đẩu nối dụng cụ xoay và các
loại cán nối..., nhằm tạo thuận lợi cho thao tác và nâng cao khả năng sử dụng.

Hình 1 -6 Cờ lê ống
1: Tay quay nhanh; 2: Đâu nối đa chiéu; 3: Đáu ống
4 :Tay cầm trơn; 5: Đáu nối dụng cụ quay
6: Cán nối ngắn; 7: Cán nổi dài; 8:Tay cầm bánh răng; 9: Cán nối thẳng

Cờ lê ống thích hợp sử dụng ở những vị trí nhỏ hẹp, hoặc bulông, đinh ốc
cẩn một mô men xoán nhất định, cờ lê ống thuận tiện hiệu quả hơn so với cờ lê
vòng miệng, nên được ưu tiên lựa chọn trong sử dụng.
1.4.

Mỏ lết. Hình dạng của mỏ lết giống như hình 1 - 7, phẩn miệng của n

có thể được điều chỉnh trong phạm vi nhất định, quy cách được thể hiện dựa
vào độ rộng mở miệng lớn nhất (mm) X độ dài mỏ lết (mm).



KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

15

Hình 1 -7 Mỏlết

Mỏ lết thao tác không thực sự thuận tiện, phải vặn con ốc mới có thể điểu
chỉnh được độ rộng miệng, đồng thời dễ bị tuột khỏi con ốc, nên ít được sử
dụng, chỉ sử dụng khi không có những dụng cụ thay thê' khác. Khi sử dụng phải
chú ý để lực vặn tác động lên phần mỏ dẩy hơn, như hình 1 - 8.

Hình 1-8 Phương pháp thao tác mỏ lết

1.5.

Cờ lê đo lực. Hình dạng của cờ lê đo lực được thể hiện như hình 1 - 9

nó được phối hợp sử dụng với cờ lê ống, có thể trực tiếp thể hiện được độ lớn
của mô men xoắn. Cờ lê xoắn thích hợp sử dụng với một số bulông, đai ốc trên
động cơ (bulông bánh đà, bulông đẩu xi lanh, bulông khớp nối...). Quy cách của
nó được phân loại dựa theo mô men xoắn lớn nhất.

Hình 1-9CỜ lê đo lực

1.6. Cờ lê lục giác trong. Hình dạng của cờ lê lục giác trong giống như hình
1-10, dùng để vặn đai ốc sáu góc trong. Thể hiện qua kích thước của khoảng
cách hai cạnh đối của hình lục giác, tổng cộng có 13 kiểu từ 3 - 27 mm.

Hình 1-10 Cờ lê sáu góc trong


2.TUỐCNƠVÍT
Tuốc nơ vít còn được gọi là tua vít, dùng để vặn đinh vít, được chia làm hai
loại là vít dẹp và vít bake. Tuốc nơ vít được chia làm ba phẩn tay cẩm, thân và lưỡi.


16

Đ Ứ C HUY

Hình dáng như hình 1-11. Quy cách của nó được thể hiện thông qua độ dài của
phẩn thân, quy cách thường dùng gồm 100 mm, 150 mm, 200 mm và 300 mm...

Hình 1-11 Tuốc nơvít

Khi sử dụng phải căn cứ vào hình dạng và kích thước rãnh đinh vít để lựa
chọn tuốc nơ vít phù hợp. Khi vặn tuốc nơ vít ngoài phải tác động lực xoắn, còn
phải tác động lực hướng trục để tránh khi vặn làm trưọít tuốc nơ vít gây tổn hại
tới linh kiện.

3. BÚA
Búa có rất nhiều hình dạng, như hình 1-12. Mặt phẳng hơi lồi là mặt làm
việc cơ bản, mặt còn lại có hình cầu, dùng để đập những bộ phận có hình dạng
lổi lõm. Quy cách của búa được thể hiện thông qua trọng lượng của nó, thông
thường dùng loại từ 0,5 - 0,75 kg.

Hình 1 -12 Búa

Khi sử dụng búa, trước tiên phải kiểm tra xem đầu búa và cán búa có chắc
chắn hay không. Khi cầm búa phải cẩm chắc phẩn sau của cán búa, giống như

hình 1-13. Phương pháp vung búa gồm ba loại vung cổ tay, vung cẳng tay và


KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô TÔ c ơ BẢN

17

vung cánh tay. Vung búa bằng cổ tay thì chỉ cử động cổ tay, lực đập nhỏ, nhưng
chính xác, nhanh và tiết kiệm sức lực; vung búa bằng cánh tay sử dụng cả cánh
tay và cẳng tay, lực đập lớn nhất.

4. KÌM
Các loại kìm thông thường gồm kìm cắt thép, kìm mỏ nhọn, kìm bấm và kìm
kẹp lò xo.
4.1.
Kìm cắt thép. Cấu tạo của kìm cắt thép như hình 1-14. Dựa theo chiều
dài kìm mà người ta chia làm 3 loại 150 mm, 175 mm và 200 mm. Kìm cắt thép
chủ yếu dùng để kẹp và gắp những linh kiện hình trụ tròn, cũng có thể thay thế
cờ lê vặn đai ốc, bu lông nhỏ, phẩn lưỡi dao ở phía sau lưỡi kìm có thể cắt đứt dây
kim loại.

4.2.
Kìm bấm. Hình dáng của kìm bấm như hình 1 -1 5. Tác dụng của nó
giống với kìm cắt thép, phẩn lưỡi có răng cưa thô dài, rất thuận tiện để gắp kẹp
những linh kiện hình trụ tròn. Do trên một chiếc kìm có hai cái lỗ nối thông với
nhau, nên có thể tùy ý thay đổi độ rộng miệng kìm để gắp kẹp những linh kiện
có kích thước khác nhau. Đây là chiếc kìm được sử dụng nhiểu nhất trong công
tác sửa chữa và bảo dưỡng ô tô. Quy cách của nó được xác định thông qua độ
dài kìm, thông thường gổm 2 loại 165 mm và 200 mm.


Hình 1-15 Kìm bấm


18

Đ Ứ C HUY

4.3.

K m mỏ nhọn. Hình dạng của kìm mỏ nhọn giống như hình 1 -16, n

có phẩn đẩu nhỏ dài, có thể sử dụng ở không gian tương đối nhỏ hẹp. Phần lưỡi
kìm cũng có thể cắt đứt dây kim loại, nhưng khi sử dụng không được tác dụng
lực quá mạnh, nếu không phẩn lưỡi kìm sẽ bị biến dạng hoặc nứt vỡ. Quy cách
của nó được xác định thông qua độ dài. Trong tháo lắp ô tô thường dùng chiếc
kìm 160 mm.

Hình 1-16 Kìm mỏ nhọn

4.4.

Km lò xo. Kìm lò xo còn được gọi là kìm circlip, có nhiểu kiểu hình th

kết cấu, giống như hình 1-17. Thích hợp sử dụng để tháo lắp các loại lò xo kẹp
trong động cơ. Khi sử dụng phải căn cứ vào hình thức kết cấu của lò xo kẹp để
lựa chọn chiếc kìm lò xo phù hợp.

Hình 1 - 17Kimlòxo



KỸ THU ẬT SỬA CHỮA Ô T ô c ơ BẢN

19

PHẦN 2: NGUYÊN lỸ HOẠT ĐỘNG
VÀ CẤU TẠO TỔNG THỂ CỦA ĐỘNG co
Động cơ là nguổn động lực của xe ô tô. Động cơ được sử dụng nhiều nhất,
rộng rãi nhất trong ô tô hiện đại là loại động cơ đốt trong bốn kỳ loại pittông
chuyển động tịnh tiến làm mát bằng nước. Động cơ thường dùng trong ô tô
gổm hai loại động cơ xăng và động cơ dầu diesel.

CHƯƠNG 1: LOẠI HÌNH VÀ QUY CÁCH CỦA ĐỘNG cơ
Động cơ là loại máy móc có tác dụng chuyển biến một loại năng lượng
thành năng lượng cơ học. Nó là quả tim của xe ô tô, là nguồn động lực của ô tô.
Động cơ được sử dụng nhiều nhất, rộng rãi nhất trong ô tô hiện đại là loại động
cơ đốt trong bốn kỳ loại pittông chuyển động tịnh tiến. Nó là một cỗ máy có tác
dụng đốt nhiên liệu trong xi lanh, khiến nhiệt năng trực tiếp chuyển hóa thành
năng lượng cơ học.

1.L0ẠI HÌNH ĐỘNG Cơ
Động cơ xe ô tô có thể phân loại dựa theo những đặc trưng khác nhau.

7.7. Phân loại dựa theo phương thức chuyển động của pittông
Dựa theo phương thức vận động khác nhau của pittông, động cơ đốt trong
bằng pittông có thể chia làm hai loại pittông chuyển động tịnh tiến và pittông
quay. Loại pittông chuyển động tịnh tiến thực hiện vận động qua lại theo đường
thẳng trong xi lanh, pittông quay thực hiện chuyển động quay trong xi lanh.

7.2. Phân loại dựa theo loại nhiên liệu sử dụng
Dựa theo loại nhiên liệu sử dụng khác nhau, động cơ được chia làm ba loại

chính là động cơ xăng, động cơ dẩu diesel và động cơ khí đốt. Động cơ xăng có
nhiên liệu là xăng, động cơ dẩu diesel có nguyên liệu là dẩu diesel, còn những
loại động cơ sử dụng khí thiên nhiên, khí hóa lỏng và những thể khí khác được
gọi là động cơ khí đốt.

7.3. Phân loại dựa theo cách thức đánh lửa
Dựa theo cách thức đánh lửa khác nhau, động cơ có thể được chia làm hai
loại đốt cháy và nén cháy. Động cơ đốt cháy sử dụng tia lửa khiến hỗn hợp nhiên
liệu bị bắt lửa, như động cơ xăng. Động cơ nén cháy hoạt động trên nguyên lý


20

ĐỨ C HUY

phun dầu trực tiếp vào xi lanh thông qua máy bơm dầu và máy phun dầu, khiến
dẩu được hòa trộn với phẩn không khí đã được làm nóng do nén xi lanh, từ đó
tạo cháy, như động cơ diesel.

1.4. Phân loại theo phương pháp làm mát
Dựa theo phương pháp làm mát khác nhau, động cơ có thể được chia thành
hai loại làm mát bằng nước và làm mát bằng gió. Động cơ làm mát bằng nước
dùng nước hoặc dung dịch làm mát làm chất làm mát, còn động cơ làm mát
bằng gió dùng không khí làm chất làm mát. Động cơ ô tô thường dùng loại làm
mát bằng nước.

1.5. Phân loại dựa theo số lần chuyển động của pittông
Một chu kỳ các quá trình liên tiếp (nạp, nén, nổ, xả) được thực hiện trong
xi lanh nhằm chuyển hóa nhiệt năng được tạo ra bởi nguyên liệu đốt thành năng
lượng cơ học gọi là một vòng tuẩn hoàn của động cơ. Đối với động cơ chuyển

động tịnh tiến, có thể phân loại dựa theo số lẩn pittông hoạt động trong một
vòng hoạt động tuẩn hoàn. Động cơ mà pittông hoạt động bốn quá trình riêng
lẻ mới hoàn thành một vòng hoạt động tuần hoàn được gọi là động cơ bốn kỳ;
động cơ mà pittông hoạt động hai quá trình riêng lẻ hoàn thành một vòng hoạt
động tuẩn hoàn được gọi là động cơ hai kỳ. Động cơ ô tô thường là loại động cơ
bốn kỳ.

1.6. Phân loại dựa theo số lượng xi lanh
Động cơ chỉ có một xi lanh gọi là động cơ đơn xi lanh, động cơ có từ hai
xi lanh trở lên được gọi là động cơ đa xi lanh. Động cơ đa xi lanh còn có thể phân
loại dựa theo số lượng cụ thể và cách sắp xếp của xi lanh.

1.7. Phân loại dựa theo hệ thống nạp khí có áp dụng phương pháp tăng áp
hay không
Dựa theo hệ thống nạp khí có áp dụng phương pháp tăng áp hay không,
động cơ có thể được chia làm hai loại động cơ nạp khí tự nhiên (loại không tăng
áp) và động cơ nạp khí chế tạo (loại tăng áp). Nếu việc nạp khí được tiến hành
dưới trạng thái gần với áp suất không khí, là động cơ nạp khí tự nhiên; nếu sử
dụng máy tăng áp để làm tăng áp lực khí nén, mật độ khí nén tăng cao, là động
cơ tăng áp. Tăng áp có thể nâng cao công suất của động cơ.

. 2.QUYCÁCHĐỘNGCƠĐỐTTR0NG
Nội dung chủ yếu trong quy cách của động cơ như sau.
(1)

Tên gọi của các sản phẩm động cơ đốt trong được đặt theo loại nhiê

liệu sử dụng, như động cơ xăng, động cơ diesel...



KỸ THU ẬT SỬA CHỮA ô T ô c ơ BẢN

21

(2) Quy cách động cơ đốt trong có thể được thể hiện bằng chữ Ả Rập, chữ
cái La tinh và các kí hiệu tượng hình.
(3) Quy cách động cơ đốt trong được tạo thành bởi bốn phẩn sau:
• Phần đẩu: Bao gổm mật mã, ký hiệu thay thế của sản phẩm và mật mã của
nhà máy sản xuất, nơi sản xuất, do nhà máy sản xuất tự lựa chọn chữ cái để thể
hiện, nhưng phải được sự phê duyệt của các cơ quan chức năng.
• Phần giữa: Được tạo thành bởi ký hiệu số xi lanh, ký hiệu vể hình thức
bố trí xi lanh, ký hiệu xung trình và kí hiệu đường kính xi lanh.
• Phẩn sau: Gồm ký hiệu kết cấu đặc trưng và ký hiệu đặc trưng sử dụng.
• Phẩn đuôi: Là ký hiệu phân vùng. Khi cùng một dòng xe nhưng được cải
tiến những bộ phận nào để phân cách, nhà sản xuất lựa chọn ký hiệu thích hợp
để thể hiện. Phần sau và phần đuôi có thể được chia cách bởi dấu"— ".

3. Ví DỤ VẾ QUY CÁCH ĐỘNG Cơ ĐỐT TRONG
3.1. Động cơ xăng
• 1E65F: Đơn xi lanh, 2 kỳ, đường kính xi lanh 65 mm, làm mát bằng gió, loại
thông dụng.
• EQ6100: 6 xi lanh, xếp thẳng, 4 kỳ, đường kính xi lanh 100 mm, làm mát
bằng nước. Ký hiệu 1 thể hiện là mẫu sản phẩm cải tiến thứ nhất (EQ là ký hiệu
của xưởng sản xuất ô tô thứ hai).

3.2. Động cơ diesel
YZ6102:6 xi lanh, xếp thẳng, 4 xung trình, đường kính xi lanh 102 mm, làm
mát bằng nước, động cơ dầu diesel (YZ là ký hiệu nhà máy sản xuất động cơ
diesel ở Dương Châu).



22

ĐỨC HUY

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO Cơ BẢN
VÀ THUẬT NGỮ Cơ BẢN CỦA ĐỘNG cơ
1. CẤU TẠO Cơ BẢN CỦA ĐỘNG Cơ
Cấu tạo cơ bản của động cơ đốt trong loại pittông chuyển động tịnh tiến
được thể hiện như hình 2 - 1 . Cấu tạo cơ bản của nó gồm xi lanh, vỏ xi lanh,
pittông, thanh truyền, trục khuỷu, cửa nạp khí, cửa xả khí, trục cam...
Trụccam
Dãycuroa
Bộphânđiện
Bộlọckhôngkhí

Cốngtácđánhlừa
Bugi
Cuộndâyđánh lừa
Nướclàmmát
Pittống

Thanhtruyén

Trụckhuỷu

Bộkhởi động
Dáubôi trơn
Bánhđàkiêmbánh răngkhởi động
Cáctedáu


Hình 2 -1 Cấu tạo cơ bàn của động cơ

ống lót xi lanh nằm trong vỏ xi lanh, có hình ống tròn, là khoang làm việc
của động cơ đốt trong loại pittông kiểu chuyển động tịnh tiến, pittông thực hiện
chuyển động tịnh tiến theo đường thẳng trong xi lanh. Pittông tiếp xúc với một
đẩu thanh truyền thông qua kim pittông, đẩu còn lại của thanh truyền được tiếp


KỸ TH U Ậ T SỬA CH ỮA ô TÔ c ơ BẢN

23

nối với trục khuỷu, hai đẩu trục khuỷu dựng làm trụ ở trong hộp trục. Vì vậy, khi
pittông thực hiện chuyển động tịnh tiến trong xi lanh, thanh truyền sẽ đẩy trục
khuỷu chuyển động. Trong quá trình pittông thực hiện chuyển động tịnh tiến
theo đường thẳng trong xi lanh, dung tích hoạt động không ngừng thay đổi.
Phẩn trên của xi lanh có nắp xi lanh, khiến phẩn đẩu của pittông và nắp
xi lanh tạo thành một không gian kín. Trên nắp xi lanh lại có van nạp khí và van
xả khí, hai cửa này được bố trí đẩu hướng xuống dưới đuôi hướng lên trên treo
ngược trên đoạn đẩu của xi lanh. Việc đóng mở hai cửa nạp xả khí được điều
khiển bởi trục cam. Trục cam chuyển động được nhờ trục khuỷu truyền chuyển
động qua dây cu roa hình bánh răng (bánh răng hoặc dây xích).

2. THUẬT NGỮ Cơ BẢN VẼ ĐỘNG cơ
Những thuật ngữ cơ bản về động cơ được thể hiện như hình 2 -2
‘v
^

Dungtíchbuóngđót


Hình 2-2Thuậtngữcơ bản về động cơ

(1) Điểm chết trên: Điểm chết trên là vị trí pittông cách xa trung tâm chuyển
động của trục khuỷu nhất, tức vị trí cao nhất của pittông. Khi pittông ở điểm
chết trên, tốc độ chuyển động của nó bằng 0.
(2) Điểm chết dưới: Điểm chết dưới là vị trí pittông cách gần trung tâm
chuyển động của trục khuỷu nhất, tức vị trí thấp nhất của pittông. Khi pittông ở
điểm chết dưới, tốc độ chuyển động của nó bằng 0.

(3) Hành trình pittông: Khoảng cách s giữa điểm chết trên và điểm chết dưới
được gọi là hành trình pittông.
(4) Bán kính tay quay: Khoảng cách R từ trung tâm tiếp nối giữa trục khuỷu
với đoạn cuối của thanh truyền được gọi là bán kính tay quay (tức bán kính


24

ĐỨC HUY

chuyển động của trục khuỷu). Mỗi một vòng chuyển động của trục khuỷu,
pittông sẽ thực hiện hai hành trình pittông. s =2R.
(5) Xung trình pittông: Quá trình pittông chuyển động một lượt từ một điểm
chết này đến điểm chết khác được gọi là xung trình pittông.
(6) Dung tích làm việc của xi lanh: Dung tích làm việc của xi lanh là chỉ dung
tích khoảng giữa điểm chết trên và điểm chết dưới của pittông, còn được gọi là
lượng xả của xi lanh, ký hiệu là Vh.
(7) Dung tích làm việc của động cơ: Dung tích làm việc của động cơ là chỉ
tổng số dung tích làm việc của tất cả các xi lanh cộng lại, còn được gọi là lượng
xả của động cơ. VL = Vhi

Trong công thức:
i: số lượng xi lanh.
(8) Dung tích buồng đốt: Dung tích buổng đốt là dung tích không gian trên
đỉnh pittông khi pittông ở điểm chết trên, ký hiệu là Vc.
(9) Tổng dung tích xi lanh Va = Vh + Vc.
(10)

Tỷ số nén:Tỷ lệ giữa tổng dung tích xi lanh và dung tích buồng đốt đượ

gọi là tỷ số nén, ký hiệu là e.
Tỷ số nén thể hiện mức độ nén khí khi pittông di chuyển từ điểm chết
dưới đến điểm chết trên. Tỷ số nén càng lớn, khi nén đến điểm cuối nhiệt độ và
áp suất trong xi lanh càng cao. Ngày nay, thông thường tỷ số nén trong xe hơi
động cơ xăng là 6 -11, trong động cơ dầu diesel là 16-22.
(11) Vòng làm việc tuần hoàn: Quá trình động cơ chuyển biến nhiệt năng
thành năng lượng cơ học là quá trình khép kín gổm 4 giai đoạn nạp, nén, nổ, xả.
Bốn quá trình này phải được lặp lại tuần hoàn liên tục, động cơ mới có thể duy trì
được trạng thái làm việc.
Mỗi một chu trình liên tiếp nạp, nén, nổ, xả trong xi lanh nhằm chuyển biến
nhiệt năng từ việc đốt nhiên liệu thành năng lượng cơ học được gọi là một vòng
làm việc tuần hoàn của động cơ.


×