Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Kỹ thuật trồng nấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.26 MB, 71 trang )

NGUYỄN THỊ HỔNG
(Ks nòng nghiệp)

* NẤM RƠM, NẤM BÀO NGƯ
* NẤM ĐÔNG CÔ, N ^ LINH CHI
* NẤM MÈO, NẤM SÒ, NẤM MỠ

WMIUW>CW.TIMJK

NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA


t}fuM
TRỒNG NẤM
@ A ^


NGUYỄN THỊ HỎNG
(KS nông nghiệp)

TRỒNG NẤM
NẤM RƠM
NẤM BÀO NGƯ
NẤM ĐÔNG CÔ
NẤM LINH CHI
NẤM MÈO
NẤM SÒ
NẤM MO

NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ



Mục lục

___________ I________________1

Lời nói đầu

7

PHẦN 1: KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM

9

I.

9

Lý do chọn trồng nấm rơm

II. Kỹ thuật trồng nấm rơm

10

III. Kỹ thuật làm meo giống nấm rơm

15

PHẦN 2: KỸ THUẬT TRồN G NẤM b à o
I.


ngư

Nguyên liệu

20
21

II. Chuẩn bị nhà trồng nấm

21

III. Đưa bịch phôi nấm vào nhà trồng

23

IV. Những điều cần lưu ý

24

PHẦN 3: KỸ THUẬT TRồN G NÂM ĐÔNG
I.



Đặc điểm hình thái

25
25

II. Quy trình trồng nâm đông cô


26

PHẦN 4: KỸ THUẬT TRồN G NÂM LINH CHI

31

I.

31

Giới thiệu chung về nấm linh chi


II. Đặc điểm sinh học

33

III. Kỹ thuật trồng nấm linh chi

36

PHẦN 5: KỸ THUẬT TRồN G NẤM m è o

43

I.

Trồng nấm mèo bằng gỗ khúc


44

II. Trồng nấm mèo bằng mùn cưa

48

III. Chăm sóc và thu hoạch

51

PHẦN 6: KỸ THUẬT TRồN G NẤM s ò

54

I.

54

Thời vụ

II. Xử lý nguyên liệu

55

III. Cấy giống

56

IV. ươm giống và rạch gói


57

V. Chăm sóc và thu hái

57

PHẦN 7: KỸ THUẬT TRồN G NẤM m ỡ

59

I.

Đặc điểm sinh học

59

II. Xử lý nguyên liệu

61


LỜI NÓI ĐẦU

G^Aiằm giúp bà con có thêm kiến thức và kinh
nghiệm trong việc trồng các loại nấm để mang lại
hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xuất bản quyển
sách “K ỹ thuật trồ n g cá c loại n ấ m ”.
Nội dung sách tập trung giới thiệu kỹ thuật
trồng 7 loại nấm: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm
đông cô, nấm linh chi, nấm mèo, nấm sò và

nấm mỡ.
Những kiến thức trình bày trong sách đã được
chúng tôi sưu tầm và nghiên cứu từ nhiều nguồn
tài liệu quý giá, sau đó chắt lọc những kiến thức
cần thiết rồi biên soạn thành sách với mục đích
giúp bà con có thêm kiến thức và kinh nghiệm
trong việc trồng các loại nấm.
Hy vọng quyển sách sẽ mang lại nhiều điều
bổ ích cho bà con nông dân.


Q ^hầní

KỸ THUẬT TRỒNG N ẤM RƠM

I.

L Ý DO CHỌN TRỒNG NẤM r ơ m

Trồng nấm rơm là nghề hái ra tiền. So với
các loại cây trồng khác thì trồng nấm rơm giúp
đồng vổh quay vòng nhanh, sau khi rải meo giông
khoảng 15 ngày là có thể thu hoạch.
- Người trồng nấm rơm có thể cho thu hoạch
nấm theo ý mình, chủ động đưỢc thời vụ, hạn chế
đưỢc rủi ro. Nghề trồng nấm rơm còn tận dụng


được thời gian nông nhàn, giải quyết được việc
làm cho lao động nhàn rỗi, tạo công án việc làm

thường xuyên cho lao động tại địa phương.
- Trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả
cao, tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp làm
nấm, lại có thể dùng rạ sau khi thu hoạch nấm bón
cho gốc cây, cải tạo đất trồng cây lâu nám, không
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở địa phương.
- Nấm rơm dễ trồng, mọc tốt trên các thực
liệu là phế phẩm nông nghiệp, trồng được quanh
năm trong điều kiện ỏ miền Nam khi nhiệt độ
trung bình hàng tháng từ 25 - 30°c.
II. K Ỹ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM
1.

Nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm rơm
là rơm rạ cần đạt những yêu cầu sau:
- Nguyên liệu phải sạch, để nơi không bị mưa
dột, ẩm ướt.
- Không nhiễm vi sinh vật và những loại nấm
mốc ký sinh, không có dư lượng thuốc trừ sâu
bệnh, không bị nhiễm nước phèn mặn.
- Chưa bị phân hủy hoặc mục nát.
10^"


2.

Xây dựng nhà trồng nâm


- Chọn nền đất: Chọn những nền đất cứng,
cao ráo, cao hơn mặt đất bình thường từ 0,3 0,5m. Nhà trồng được quây kín bằng nylon (bạt)
trên nóc và xung quanh, nên quay về hướng Đông
- Tây để ánh sáng phân bô" đều. Trên hai vách
chừa hai lỗ có kích thước khoảng 20 X 25cm để
làm mát. Ban đêm mở cửa đế nấm thải thán khí
COg. Ban ngày có thể che bớt ánh sáng nếu cường
độ ánh sáng quá cao.
- Bên trong nhà trồng nấm làm những giàn
kệ cách nhau 70cm, cao 2m, mỗi giàn kệ làm
thành từng ngăn, ngăn này cách ngăn kia 40cm,
dày 40cm.
3.

Meo giông

Cần phải chú ý kỹ đến việc chọn meo giốhg
vì meo giông tốt là yếu tô" quyết định sự thành
công của việc trồng nấm. Meo giốhg tốt là bịch
meo có tơ nấm phát triển trắng đều, đồng thòi bào
tử kết thành những chấm lấm tấm đỏ như muối
ớt. Meo giống từ 10 - 15 ngày tuổi đem ra trồng là
tô"t nhất.

11


4.

Bổ sung các chât dinh dưỡng


Ngoài việc coi trọng kỹ thuật chọn rơm rạ,
meo giông, cần phải chú ý bổ sung các chất dinh
dưỡng để tạo điều kiện cho tơ nấm phát triển tốt.
Các chất dinh dưỡng được trộn đều trong rơm rạ
như sau: Cứ lOOkg thực liệu cần Ikg đạm urê,
2,5kg lân supe, Ikg kali suníat. Trộn 1 lần trong
giai đoạn ủ rơm.
5.

Các giai đoạn tiến hành

a) Giai đoạn xử lý rơm

Xử lý rơm bằng nước vôi: Ngâm rơm trong
nước vôi rồi trộn đều, cần chú ý độ pH của nước
vôi trước khi xử lý bằng 11, nhưng sau giai đoạn
xử lý rơm thì độ pH trong nước còn lại 7 là thích
hỢp nhất.
b) Giai đoạn ủ rơm

- Thời gian ủ: 10 ngày.
- Trong giai đoạn này cần chú ý tối độ ẩm và
chất lượng của rơm. Rơm sau khi xử lý bằng nưóc
vôi sẽ được rải đều lên nền ximăng, cho thêm nưóc
vào (nước có độ pH = 7) để rơm có đủ độ ẩm cần
thiết, ngoài ra cần bổ sung các chất dinh dưỡng
12^



N, p, K (như đã nói ở phần trên). Sau đó, dùng
tấm nylon phủ rơm cho kín khí. Độ dày của lớp
rơm rạ khoảng 0,5m là tốt nhất. Sau thời gian ủ
7 ngày, đảo rơm một lần để tạo điều kiện cho quá
trình lên men thực liệu tôt hơn và phủ kín nylon
trở lại.
c) Giai đoạn đóng gói, cây meo

Rơm sau khi xử lý, trộn đều sẽ đưỢc đóng
thành từng khôi. Chuẩn bị một khung bằng gỗ có
dạng khối che kín 5 mặt có kích thước 0,22 X 0,15
X 0,12 m. Dùng một miếng nylon vừa đủ rộng trải
trong khung rồi cho rơm rạ đã xử lý vào khung,
sau đó nén chặt để tạo thành từng khối. Cấy meo
giốhg vào hai đầu khốĩ thực liệu, sau đó phủ kín
bằng tấm nylon trên, sau 6 ngày dỡ ra, mở tấm
nylon gói đưa vào nhà trồng. Các khối nấm được
đặt chồng lên nhau trên các kệ đã thiết kế.
d) Giai đoạn chăm sóc và thu hoạch

- Trong giai đoạn này, cần chú ý tưới nước để
đảm bảo độ ẩm cho nấm phát triển, độ ẩm thích
hỢp nhất là 90%. Dùng bình xịt thuốc để tưới là
tốt nhất. Trong những ngày nắng nóng, cần theo


dõi sự thay đổi độ ẩm của nhà trồng để có chê độ
tưới phù hỢp.
- Sau 7 ngày có thể thu hoạch đợt 1. Khi thu
hoạch, cần chú ý dùng dao nhọn xắn quanh gốc

nấm, tránh phạm vào các gốc nấm khác và làm
đứt tơ nấm.
- Sau khi thu hái, nấm rơm vẫn sinh trưởng,
phát triển nên phải tiến hành chăm sóc tốt để
tránh ảnh hưởng đến năng suất. Sau 2 - 3 ngày
thu hoạch 1 lần, sô" lần thu hoạch kéo dài từ 5 - 6
lần tuỳ thuộc vào sự chăm sóc.


- Sau khi tận thu, thực liệu trên có thể ủ
để làm phân bón, nuôi trùn... Nếu tiếp tục trồng
nấm phải được cách ly ít nhất là 5 ngày và xử lý
kỹ bằng formol để trừ các sâu bệnh hại trước khi
trồng đợt khác.
IIL K Ỹ THUẬT LÀM M EO GIỐNG NẤM r ơ m

Gồm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn meo giống câp 1
a) Môi trường cấp 1: Môi trường căn bản thường

dùng nhất là P.D.A gồm khoai tây 300g, glucose
20g, agar 20g, nưốc cất sạch đủ 1 lít. Khoai tây
rửa sạch cắt khốĩ vuông nhỏ lcm^, nấu chín lọc
xác lấy nước. Cho agar vào nước khoai tây, nấu
và khuấy cho tan đều. Thêm glucose và nước vào.
Sau khi kiểm tra pH xong, cho vào ốhg nghiệm.
Để nguội, làm nút bông quấn giấy bao'nút lại.
Hấp khử trùng ở áp suất 0,8 - latm trong 1 giờ.
b) Phân lập giống nấm: Giốhg thuần có,thể thu


nhận từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ bào
tử hoặc từ mô thịt nấm.
15


Chọn tai nấm có hình trứng, gọt sạch gốc. Lau
nấm và tay người cấy bằng cồn alcool, khử trùng
dao cấy. x ẻ đôi tay nấm, dùng dao cứa nhẹ ở phần
thân gần mũ nấm rồi cho nấm vào ốhg nghiệm.
Tiến hành vô trùng bằng đèn cồn.
c)

ủ tớ: ủ tơ nấm thuần ở nơi ấm, sau 4 - 5

ngày tơ nấm sẽ phát triển đầy ốhg nghiệm; khi
đó có thể nhân nhiều ra bằng cách cấy truyền.
Không được cấy truyền giống quá 3 lần.

Tơ nấm trên môi trường cấp 1


2.

Giai đoạn meo giông câp 2

Thường gọi là meo bó - dạng chuyển tiếp sang
meo thành phẩm cấp 3. Cây meo bó dài được đặt
thẳng trong bịch meo cấp 3 giúp meo phát triển
đồng đều, sỢi meo trong bịch có cùng tuổi.
a) Nguyên liệu: Chọn rơm lúa mùa có cọng dài,

thích hỢp để tơ phát triển, tuốt bỏ bớt lá, cắt khúc
khoảng 12cm, dùng dây nylon tước nhỏ cột quấn
quanh 8 - 1 0 cọng thành 1 bó nhỏ. Nếu dùng thân
cây mì làm nguyên liệu thì lựa thân cây mì già, róc
hết vỏ xanh, chặt khúc khoảng 12cm, chẻ thành
thanh nhỏ, róc bỏ ruột, phơi nắng cho thật khô.
Bảo quản 1 thời gian ngắn không để lâu vì dễ bị
mọt. Ngoài ra cũng có thể dùng lúa.

Tơ nấm trên môi trường cấp 2


b) Môi trường: Ikg rơm bó (thân mì hoặc lúa)

ngâm trong nước vôi 1%, bột ngô 150g và cám 50g
nấu đặc trộn vào rơm bó (thân mì hoặc lúa).
c) Hấp khử trùng: 1,5 atm/giờ.
d) Cấy meo: Từ ốhg nghiệm meo cấp 1, dùng
dao cấy cắt 1 phần thạch có meo chuyển vào chai
meo bó trong điều kiện vô trùng.
e) ủ meo: 15 - 25 ngày với nhiệt độ 30 - 35°c
f) Chọn giống: Chọn chai phát triển nhanh,
không bịch; loại bỏ chai xấu, có bịch.
3.

Giai đoạn meo giông câp 3
a) Bao bì: Để làm meo, dùng chai thủy tinh

trong suốt hay bao túi pp kích thước nhỏ, chịu
được áp suất cao. Để làm bịch tưới trồng, dùng túi

PE kích thước 22 X 36cm.
b) Nguyên liệu: Dùng một trong sô" các nguyên
liệu rơm, rạ, trấu, mùn cưa, cùi ngô. Ngô, cám
phải mới, khô, không ẩm, không mốc.
c) Môi trường: Rơm, rạ Ikg, cám 50g, ngô 150g,
nước vôi 1%. Rơm rạ cắt ngắn 2 - 3cm phơi thật
khô, trưốc khi làm meo ngâm nưóc vôi 1%, khoảng
2 giờ vớt ra để ráo nước đến khi đủ độ ẩm. Ngô,
cám trộn nước vôi đủ độ ẩm trước khoảng 2 giờ.
18^


Trộn đều các nguyên liệu, giậm đạp cho mềm,
xong cho vào chai hay bịch.
d) Khử trùng: Hấp khử trùng chai meo và bịch

meo pp ở 1,5 atm trong 1 giờ. Hấp khử trùng bịch
trồng PE 90 - 100'’C trong 4 - 6 giờ.
e) Cấy meo: Trong điều kiện vô trùng, lấy một
cây meo bó cho vào bịch môi trường hay chai môi
trường đã hấp.
f) ủ meo; Meo nấm ủ ở nhiệt độ 30 - 35°c sau

6 ngày sẽ đầy.
g) Chọn meo: Chăm sóc meo thường xuyên để

loại bỏ meo nhiễm mốc ngay.

Tơ nấm trên môi trường cấp 3


^ 1 9


2

KỶ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ

qM

ấm bào ngư khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ
thuật cao. Tận dụng nhân lực nhàn rỗi và nguyên
liệu sẵn có để trồng nấm giúp tăng thêm thu nhập
cho nông dân.
Nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, có giá trị
dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể
chất đạm, đường bột, nhiều vitamin và khoáng
chất, đồng thời là dưỢc liệu quí trong việc duy trì,


bảo vệ sức khỏe, phòng chông nhiều bệnh kể cả
ung thư, u bướu và cũng là nguồn hàng xuất khẩu
có giá trị.
I.

NGUYÊN LIỆU
Nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm

là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenlulose (như rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm)
và không có nhựa ngăn meo nấm phát triển (như
gỗ cao su, xoài, so đũa, thân bắp, cùi bắp...)

Nguyên liệu sau khi qua xử lý, ủ chín, phối
trộn chất dinh dưỡng, vô bịch, hấp tiệt trùng, cấy
meo giốhg. Sau 20 - 25 ngày, tơ nấm mọc đầy bịch
phôi, lúc này đem bịch phôi vào nhà trồng nấm
chăm sóc, sau đó thu hoạch quả thể.
II. CHUẨN BỊ NHÀ TRỒNG NẤM
Vật liệu: Làm nhà trồng nấm bằng tre, lá,
lưới, nylon. Có thể tận dụng sàn nhà để treo bịch
phôi nấm, xung quanh nhà trồng nấm có thể bao
lưới cước hoặc nylon để giữ độ ẩm, hạn chế côn
trùng giúp nấm phát triển tốt.
21


Nhà trồng nấm: Phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng
khí, dễ thoát nước và giữ được độ ẩm. Các bịch
phôi nấm có thể xếp đặt trên các bệ (bằng tre hay
sắt) hoặc treo dưối các thanh ngang, mỗi hàng
cách nhau 20 - 30cm, mỗi dây có thể treo từ 6 10 bịch phôi, cách nhau 20 - 25cm. Tốt nhất, bô"
trí dàn treo theo từng khốỉ một, mỗi khổi rộng từ
1,4 - l,6m , chiều dài tùy theo nhà trồng. Mỗi khôi
chừa các lốĩ đi để tiện chăm sóc và thu hái.
Trước khi đUa nấm vào nhà trồng, cần khử
trùng nhà nấm bằng vôi bột, cứ Im^ rải đều lOOg
vôi bột xung quanh nền nhà trồng nấm.
Sau khi nhà trồng nấm chuẩn bị xong thì đUa
bịch phôi nấm vào chăm sóc.


III. ĐƯA BỊCH PHÔI NẤM VÀO NHÀ TRồNG

Chọn những bịch có sỢi tơ nấm mọc trắng đều,
sau đó tiến hành tháo nút bông phía trên miệng
bịch phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 - 4 đường
dài khoảng 3 - 4cm trên bịch phôi, để sang ngày
hôm sau mối phun tưới nước.
Nước tưối nấm phải sạch, không phèn, không
chứa chất độc gây hại cho nấm và nên tưới bằng
bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới
nước nhiều hay ít tùy theo độ ẩm không khí của
nhà trồng nấm. Bình quân tưới 2 lần/ngày, nếu
khô thì tưới 3 - 4lần/ngày.
Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm
đạt 85 - 90%. Nhiệt độ thích hỢp 25 - 32°c, nhiệt
độ tốì ưu 27 - 28°c. Ánh sáng khuếch tán (có thể
đọc sách được) là điều kiện thích hỢp nhất để tạo
quả thể nấm phát triển.
Cách tưới: Không tưới thẳng lên bịch phôi mà
phun xịt như mưa nhẹ rơi, tưới ướt các vách, nóc
và nền nhà để tạo độ ẩm cần thiết cho nhà trồng
nấm. Tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít, mỗi
ngày tưối 2 - 4 lần (khi mUa dầm ẩm ướt, không
cần tưới). Lưu ý là tránh để giọt nước bắn thẳng
vào nụ nấm làm hư nụ.
ir^.. 23


IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN L ư u Ý

- Nhạy cảm với môi trường: Ngoài các tác
nhân ảnh hưởng như nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh

sáng,... nấm bào ngư đặc biệt nhạy cảm với tác
nhân gây ô nhiễm môi trường như hóa chất, thuốc
trừ sâu, các kim loại nặng, kể cả trong nguyên liệu
cũng như không khí và môi trường xung quanh
khu vực nuôi trồng. Trong điều kiện ô nhiễm trên,
tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc ngừng tạo quả thể. Vì
vậy, khi nấm bào ngư phát triển tốt thì nấm thu
hoạch được chắc chắn sẽ là một loại rau sạch.
- Dịch bệnh gây hại nấm: Chủ yếu là mốc
xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ. Đốì với
mốc xanh, có thể hạn chế bằng cách khử trùng
tốt nguyên liệu hoặc tăng độ pH. Đối với ấu trùng
ruồi nhỏ, để ngăn ngừa nhà trồng cần có lưới chắn
và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh.
- Dị ứng do bào tử nấm bào ngư: Nếu hít
phải có thể gây khó thở, nổi nhiều mẩn đỏ ở tay,
nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo
khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho
nhà trồng.

24^


Q^hân 3
KỸ THUẬT TRỔNG NẤM ĐỔNG

I.




ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI

- Nấm đông cô (nấm hương) có tên khoa học
là Lentinus edodes.
- Tai nấm đông cô có hình tán dù.
- Không có vòng cổ và bao gốc.

25


II. QUY TRÌNH TRỒNG NẤM đ ô n g
1.



Chọn gỗ

- Chọn cây thân gỗ mềm, không chứa tinh
dầu, độc tô" và không sâu bệnh.
- Tốt nhất nên dùng gỗ tươi để trồng nấm.
- Gỗ thường được đốh vào đầu mùa thu đến
mùa xuân.
2.

C ắt khúc

- Sau khi đã chọn thân gỗ, tiến hành cắt
thành từng khúc:
+ Đường kính: 5 - 20cm
+ Chiều dài: 1 - l,2m

- Chú ý; không làm sây sát lớp vỏ.
3.

Xử lí gỗ khúc

- Đem các khúc gỗ đạt tiêu chuẩn như trên
đi rửa sạch.
- Dùng nưốc vôi đặc quét vào hai đầu khúc gỗ
để chống nhiễm khuẩn và sự xâm nhập của nấm
dại vào khúc gỗ.


xếp gỗ để ráo nhựa
Sau khi xử lí xong, xếp gỗ vào những cây có
tán hoặc mái hiên, phơi gỗ khoảng 7 - 1 5 ngày
nhằm làm se nhựa trong cây để sau này không
ảnh hưởng đến sự phát triển của sỢi nấm.

4.

5.

Đục gỗ và vô meo

- Đục gỗ: Tùy theo đường kính khúc gỗ mà sổ
hàng đục lỗ nhiều hay ít.
- Lấy búa chuyên dùng hoặc lấy khoan tạo lỗ
trên đoạn gỗ: đường kính l,5cm, sâu 3 - 4cm, cứ
cách 15 - 20cm tạo một lỗ, hàng nọ cách hàng kia
7 - lOcm, các lỗ so le nhau.

,^ ^ 2 7


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×