Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

BT chương 6 giải bài tập sách truyền động điện ned mohan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.41 KB, 2 trang )

Chương 6
2 . Định nghĩa stato và roto
Trong các máy điện đều có 2 phần, phần cố định gọi là stato, và phần quay gọi là
roto, hai phần này được tách biệt khe hở không khí. Roto quay quanh một trục cố
định được hỗ trợ bởi vòng bi. Stato được gắn cố định trên đế đỡ động cơ.

3. Tại sao sử dụng vật liệu có độ từ thẩm cao cho stato
và roto cho máy điện ? Kết cấu là những lá thép xếp
chồng ?
- Sử dụng vật liệu có độ từ thẩm cao để giảm tổn hao về từ, giảm tổn hao do từ trễ,
tang từ thông móc vòng. Xếp chồng các lá thép để hạn chế dòng điện Fuco.

8. Lực tác dụng lên dây dẫn mang điện trong từ
trường ?
Biểu thức tổng quát của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện:
α: là góc hợp bởi véc tơ cảm ứng từ B và véc tơ chiều cường độ dòng điện I.
Lực từ có:
Điểm đặt: tại đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều
Phương chiều: tuân theo qui tắc bàn tay trái (còn gọi là quy tắc Fleming)
Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho chiều của các đường sức từ xuyên vào
lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều dòng điện, khi đó ngón tay
cái choãi ra 90o chỉ chiều của lực từ tác dụng.

11. Máy điện chuyển đổi năng lượng từ dạng này sang
dạng khác như thế nào ?
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG


Có hai nguyên tắc cơ bản chi phối hoạt động các máy điện để chuyển đổi giữa điện
năng sang cơ năng
1) Lực từ được sinh ra trong dây dẫn mang điện đặt trong từ trường


2) Suất điện động cảm ứng trong dây dẫn chuyển động trong từ trường
Nguyên lý hoạt động của động cơ:
Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động
(rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây
trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường,
sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh
trục hay 1 mômen.

15. Những thông số trên máy điện ?
Ngoài công suất và tốc độ định mức, trên nhãn máy còn ghi điện áp định mức,
dòng điện định mức. Trong trường hợp của máy điện xoay chiều, còn có hệ số
công suất và tần số hoạt động định mức.



×