Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
HỌC KÌ II
BUỔI 16
Ngày soạn: 5.1.2016
Ngày dạy: 9A ...................
VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố hệ thống lại kiến thức về văn xuôi Việt nam sau Cách mạng
tháng Tám
- Học sinh luyện tập một số bài về các tác phẩm thơ
B. Chuẩn bị
- Giáo viên soạn giáo án
- Học sinh đọc lại các tác phẩm
C.Tiến trình các hoạt động dạy-học
1.Ổn định
2.Kiểm tra: sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới
Hoạt động của Gviên-Hsinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
I. Lập bảng hệ thống
Giáo viên hướng dẫn học sinh
lập bảng hệ thống các tác phẩm
. Vì đây là bảng hệ thống được
lập trước khi học sinh học một
số tác phẩm nên không tìm hiểu
nội dung, nghệ thuật của từng
bài
Giai đoạn
Tác phẩm
Tác giả
Năm Stác
Thể loại
1945 - 1954 Làng
Kim Lân
1948
Truyện ngắn
1964 - 1975 Chiếc lược ngà
Ng. Quang Sáng
1966
Truyện ngắn
Ng. Thành Long
1970
Truyện ngắn
1971
Truyện ngắn
Lặng lẽ Sa Pa
Những ngôi sao Lê Minh Khuê
xa xôi
Sau 1975
Bến quê
Ng. Minh Châu
Truyện ngắn
1. Làng- Kim Lân
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
1
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
a. Hoàn cảnh sáng tác: 1948 thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, lúc
này nông dân ở các đô thị di tản ra các vùng tự do.
b. Nội dung chính: Truyện diễn tả chân thực và sinh đông tình yêu làng quê của
ông Hai- một người nông dân dời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Truyện khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu
làng, yêu nước tha thiết.
+ Đặc biệt, viêc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính
cách, diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn,
nhuần nhụy mà đặc sắc, gợi cảm.
ð Chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kỳ đầu Kháng chiến.
2. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
a. Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lao Cai mùa hè năm 1970,
sau này in trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một
truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc.
b. Ý nghĩa nhan đề
Đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn muốn thông qua việc viết về một nơi yên
tĩnh, nơi nghỉ mát nổi tiếng để ca ngợi sự cống hiến thầm lặng của những con người hết
lòng vì cuộc sống mới. Sa Pa nhìn bề ngoài lặng lẽ, nhưng Sa Pa đang góp phần vào xây
dựng cuộc sống mới với nhịp sống sôi động và khẩn trương.
c. Cốt truyện và tình huống truyện
- Cốt truyện: Đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư
trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn. Nhân vật
chính là anh thanh niên chỉ xuất hiện trong nửa giờ nhưng đã để lại trong lòng người đọc
những tình cảm tốt đẹp nhất.
- Tình huống truyện: Tình huống truyện xảy ra khi bác lái xe dừng xe cho hành
khách nghỉ trên đỉnh Yên Sơn, nơi anh thanh niên làm việc. Bác lái xe giới thiệu ông hoạ
sĩ già và cô kĩ sư trẻ làm quen với anh thanh niên. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau, nhưng
trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, giữa họ đã có sự cảm thông, quý mến thân tình.
d. Ngôi kể và điểm nhìn nghệ thuật
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Tác dụng: Thể hiện cách đánh giá khách quan của người kể đối với nhân vật (cả
nhân vật chính và nhân vật phụ), đặc biệt là nhân vật anh thanh niên hiện ra một cách
khách quan với đầy đủ phẩm chất của con người mới.
- Điểm nhìn: Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và suy
nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật
ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong truyện. Cùng với các nhân vật khác, nhân vật ông
hoạ sĩ đã góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, làm cho nhân vật anh thanh
niên hiện ra rõ nét và đáng mến hơn.
3. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
2
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt.
b. Sự việc chính
- Anh Sáu từ chiến khu về thăm nhà, gặp con.
- Bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba.
- Lúc Thu nhận ba cũng là lúc anh Sáu phải đi.
- Ở chiến khu anh Sáu làm lược ngà tặng con.
- Trong một trận càn của địch anh Sáu bị trúng đạn, trước lúc hi sinh anh nhờ bạn
trao lại lược cho con.
c. Tình huống truyện
- Tình huống 1: Anh Sáu về phép thăm nhà, bé Thu không chịu nhận anh là ba, đến
lúc hiểu ra thì cha con lại phải chia tay.
- Tình huống 2: Anh Sáu trở lại chiến khu và làm chiếc lược ngà để tặng con gái
nhưng anh chưa kịp trao món quà ấy cho con thì hi sinh.
d. Chủ đề
Diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu
trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
e. Thể loại – phương thức biểu đạt - ngôi kể
- Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (nhân vật ông Ba - người chứng kiến).
g. Ý nghĩa nhan đề
- Chiếc lược ngà là cầu nối tình cảm hai cha con ông Sáu.
- Chiếc lược ngà là kỷ vật của người cha vô cùng yêu con, để lại cho con trước lúc hy
sinh.
Hoạt động 2
II. Các đề tài chính
Phần này giáo viên giới thiệu cho
học sinh sau đó yêu cầu các em
tìm dẫn chứng phù hợp cho từng
nội dung( Chủ yếu là các bài trong
SGK tập 1, Các bài trong sách tập
2 giáo viên sẽ giúp các em
1. Đề tài chiến tranh
- Hình ảnh đất nước con người trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ gian khổ hy sinh nhưng
rất anh hùng.
+ Hình ảnh người lính
+ Hình ảnh người dân yêu nước
2. Đề tài lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Công cuộc lao động, xây dựng đất nước và
những quan hệ tốt đẹp của con người
III. Luyện tập
Hoạt động 3
Bài 1
Bài 1
Tóm tắt đoạn trích trong truyện
Ông Hai là một người dân làng Chợ Dầu (tên
ngắn " Làng" của Kim Lân
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
3
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
chữ là làng Phù Lưu), Bắc Ninh. Trong kháng
chiến chống Pháp, ông và gia đình phải đi tản cư
mặc dù ông muốn ở lại làng chiến đấu. Sau một
thời gian sống ở nơi tản cư, ông nghe được tin
làng mình theo giặc. Cả gia đình ông bàng hoàng
và cảm thấy nhục nhã. Rồi một hôm có người ở
làng lên cải chính lại tin đồn đó, ông Hai được tận
nơi chứng kiến và nghe kể chuyện chiến đấu của
làng mình. Ông đã đi khoe với mọi người là giặc
đốt nhẵn nhà ông và làng ông không hề theo việt
gian
Bài 2
Bài 2
Dưới đây là một phần của tryện
ngắn “Làng”- Kim Lân.
- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ
Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực
bố trả lời khe khẽ:
- Có.
Ông lão ôm khít thằng bé vào
lòng, một lúc lâu lại hỏi:
- À, thày hỏi con nhé. Thế con
ủng hộ ai?
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo
và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn
năm!
Nước mắt ông lão tràn ra, chảy
ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ
thỉ:
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con
nhỉ.
1) Qua đoạn đối thoại này, em thấy
tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?
GV: Ngô Thị Yên
Gợi ý
1. Qua đoạn đối thoại của ông Hai với con, ta
thấy;
- Ông giãi bày, tâm sự với con thực chất là
để tự giãi bày lòng mình.
- Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của
nhân vật: Đó là tình cảm thiêng liêng sâu nặng
với làng Chợ Dầu và tấm lòng thủy chung với
Kháng chiến, với Cách mạng của ông Hai.
2. Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự
hào, luôn hướng về làng Chợ Dầu quê ông.
Nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình
là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì:
- Nếu đặt tên là “Làng Chợ Dầu” thì câu
chuyện chỉ kể về cuộc sống và con người ở một
làng quê cụ thể → Ý nghĩa tác phẩm sẽ hạn hẹp.
- Đặt tên “Làng”, tiếng gọi gần gũi, thân mật,
cụ thể với bất kỳ một ai → ý nghĩa nhan đề có sức
khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của thiên
truyện ngắn.
=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là
tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm
chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy
Trường THCS Văn Hải
4
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín
của nhân vật này như thế nào?
2) Xây dựng hình tượng nhân
vật chính luôn hướng về làng Chợ
Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt
tên truyên ngắn của mình là
“Làng” mà không phải là “Làng
Chợ Dầu”?
3) Em hãy nêu tên 2 tác phẩm
văn xuôi Việt Nam đã được học,
viết về đề tài người nông dân và
ghi rõ tên tác giả.
Bài tập 3
Nhận xét về nhân vật ông Hai
trong truyên ngắn “Làng” của Kim
Lân, sách bình giảng Văn học 9 có
viết: “Có lẽ chưa có ai trên đời lại
đi khoe cái sự ‘Tây nó đốt nhà tôi
rồi, đốt nhẵn’ một cách hả hê,
sung sướng thật sự như ông”.
a. Em có suy nghĩ gì về việc làm
đó của ông Hai? Để cho nhân vật
cứ “hả hê, sung sướng” trước cái
sự lí ra phải đau khổ đó có phải
Kim Lân đã đi ngược tâm lí thông
thường của người đời không? Vì
sao?
b. Hãy trình bày những hiểu biết
Năm học 2015 - 2016
Bài tập 3
Gợi ý
- Ông Hai hả hê, sung sướng đi khoe với mọi
người việc Tây đốt nhà mình bởi lẽ:
+ Nỗi vui mừng khôn siết khi biết làng
mình vẫn là làng yêu nước, làng kháng chiến
+ Tài sản riêng bị phá hủy làm sao sánh
được với danh dự thiêng liêng của làng mình.
+ Ông mất đi căn nhà- cơ nghiệp của cả
đời mình nhưng bù vào đó ông lại có niềm tự hào
về làng Chợ Dầu mà ông hằng yêu quý.
- Để cho nhân vật có những việc làm như vậy,
Kim Lân đã thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu nước
và sự đổi thay trong nhận thức của người nông
dân với cách mạng, với kháng chiến.
đó của em trong một đoạn
văn(khoảng 6-8 câu) theo cách lập
luận T-P-H. Trong đoạn có sử
dụng:
- Thành phần khởi ngữ.
- Câu kết là một câu cảm
thán.
4. Củng cố, hướng dẫn học tập
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
5
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
-
Xem lại nội dung kiến thức đã ôn tập đã học
-
Làm hoàn chỉnh các bài tập đã cho
D. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------BGH KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày .... tháng.....năm 2016
BUỔI 17
ÔN TẬP: VĂN BẢN « BÀN VỀ ĐỌC SÁCH”
KHỞI NGỮ
Ngày soạn: 5.1.2016
Ngày giảng: 9A....................
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần Văn bản « Bàn về đọc sách », phần Tiếng Việt: khởi ngữ.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn 9.
C. NỘI DUNG:
A- VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I. Đọc - tìm hiểu chung về văn bản
1.Tác giả - tác phẩm
a) Tác giả
Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách.
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời
bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau,
được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
b) Tác phẩm
Văn bản Bàn về đọc sách
- Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc
đọc sách - Bắc Kinh, 1995.
- Người dịch: Trần Đình Sử.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
6
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.
2. Đọc - chú thích
3. Bố cục
Văn bản có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”): tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần 2(Tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của
việc đọc sách ngày nay.
- Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách:
+ Cách lựa chọn sách cần đọc.
+ Cách đọc thế nào để có hiệu quả.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản.
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách:
+ Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm,
nung nấu mấy ngàn năm qua.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại.
+ Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm
tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát
hiện thế giới mới.
+ Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới.
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của
thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa
biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn
năm trước…”.
Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ
với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích
luỹ mấy nghìn năm…”
- Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu
nhận được.
3. Cách chọn và đọc sách
a) Cách lựa chọn sách
Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ.
Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lác thường gặp khi chọn sách:
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không
kịp tiêu hoá.
+ Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian.
- Cách lựa chọn sách:
+ Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
+ Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
7
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
+ Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú
ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
b. Phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc
+ Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa
đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”.
+ Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân.
- Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người.
+ Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho
tương lai.
Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện
học làm người.
Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận:
- Cần đánh vào thành trì kiên cố.
- Đánh bại quân tinh nhuệ.
- Chiếm cứ mặt trận xung yếu.
- Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra
thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”
Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc
lập luận ở phần sau.
Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn
bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện:
- Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.
III. Tổng kết
- Về nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách,
phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
- Về nghệ thuật
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở:
+ Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra
với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh
nghiệm trong cuộc sống.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động.
B. KHỞI NGỮ
- GV: Tổ chức cho HS ôn lại về khái niệm
khởi ngữ.
? Xác định chủ ngữ trong các câu văn?
- HS: Xác định.
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ
GV: Ngô Thị Yên
I. Đặc điểm và vai trò của Khởi ngữ
trong câu.
1. Ví dụ:
1.1 Xác định CN trong các câu:
a. Anh in đậm : không là CN
Trường THCS Văn Hải
8
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
và quan hệ với vị ngữ trong câu?
- HS: Phân biệt.
? Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa
trong câu như thế nào?
- HS: Phát hiện , nhận xét.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ?
+ Nêu đặc điểm? Vai trò của khởi ngữ
trong câu ?
- HS: Rút ra kết luận, nhận xét. HS đọc ghi
nhớ SGK.
VD1: Tạp chí này tôi đọc rồi.
B N đảo
VD2 : Tạp chí này, tôi đọc nó rồi.
Khởi ngữ.
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ .
VD1: Bông hoa này cánh mỏng quá .
Chủ ngữ
VD2: Bông hoa này, cánh mỏng quá .
Khởi ngữ
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được
lặp lại nguyên văn hoặc thay thế bằng từ
ngữ khác .
VD : Giàu, tôi cũng giàu rồi .
+ Quan hệ gián tiếp :
VD : Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ,
quan trên mới xử cho được.
Anh không in đậm : là CN .
b. Tôi là CN .
c. Chúng ta là CN .
1. 2 Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN
- Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước
CN .
- Quan hệ với VN: Các tữ ngữ in đậm
không có quan hệ trực tiếp với VN theo
quan hệ C - V .
- Ý nghĩa trong câu: dùng để nêu lên đề
tài được nói đến trong câu
* Những từ ngữ đứng trước CN, dùng để
nêu lên đề tài được nói đến trong câu là
khởi ngữ.
2. Kết luận:
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước
chủ ngữ.
- Vai trò của khởi ngữ trong câu :
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
chứa nó.
- Dấu hiệu nhận biết :
+ Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ
tữ : về , đối với .
+ Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ " thì "
II. Luyện tập
( GV tổ chức cho HS làm các bài tập sách
giáo khoa)
4. Củng cố: Gv nhấn mạnh lại những nội dung trọng tâm
5. Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học về Văn bản, Tiếng Việt, làm bài tập
còn lại.
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày ... tháng ... năm 2016
BUỔI 18
ÔN TẬP: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải
9
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn: 12.1.2016
Ngày giảng: 9A....................
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần Tập làm văn- Văn nghị luận xã hội
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn 9.
C. NỘI DUNG:
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nắm được một kiểu bài nghị luận xã hội: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo
đức.
- Nhận diện văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Rèn kĩ năng viết một văn bản nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
C. NỘI DUNG:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập lý thuyết.
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu bài học.
1. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu hỏi theo yêu tưởng , đạo lí.
cầu của GV.
- Bố cục : 3 phần :
? Bố cục của bài nghị luận về một vấn đề + Mở bài: nêu vấn đề cần bàn luận.
tư tưởng , đạo lí gồm có mấy phần ? Nêu + Thân bài: nêu ví dụ chứng minh vấn đề
nội dung của các phần đó ?.
cần bàn luận.
- HS: Trả lời: 3 phần: Mở bài: nêu vấn đề + Kết bài: Đánh giá những vấn đề cần bàn
cần bàn luận. Thân bài: nêu ví dụ chứng luận.
minh vấn đề cần bàn luận. Kết bài: Đánh - Phép lập luận : chứng minh .
giá những vấn đề cần bàn luận.
- Phân biệt :
- GV: Bổ sung, thống nhất.
+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã
? So sánh sự khác nhau giữa nghị luận về hội là từ sự việc, hiện tượng đời sống mà
một sự việc, hiện tượng xã hội với nghị nêu ra những vấn đề tư tưởng.
luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
- HS: Trả lời, nhận xét, kết luận.
là dùng giải thích, chứng minh, ...làm sáng
- GV: Bổ sung, thống nhất.
tỏ các tư tưởng đạo lí quan trọng đối với
đời sống con người.
2.Luyện tập
Đề bài: Tinh thần tự học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề. HS làm việc cá nhân.
1. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luân: Tinh thần tự học
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 10
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Loại bài : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Yêu cầu : nêu suy nghĩ về tinh thần tự học trong học sinh nói riêng và mỗi con
người nói chung.
- Phương pháp nghị luận: Giải thích.
Hoạt động 2: GV cho HS trao đổi, thảo luận hình thành dàn bài chung cho bài văn.
2. Lập dàn bài
Mở bài :
- Giới thiệu tinh thần tự học và nêu khái quát đặc điểm, vai trò của tinh thần tự học
đối với học sinh.
Thân bài :
a, Giải thích :
- Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập mà không cần sự nhắc nhở của thầy
cô, cha mẹ.
- Tinh thần tự học còn thể hiện ở chỗ tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của nhân
loại qua sách vở, báo chí........
b, Đánh giá ý nghĩa của tự học :
- Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh, thể hiện sự sáng tạo,
ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động tiếp thu những tri thức có ích, làm
hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có
thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp để tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lí, phù hợp với việc học tập trên lớp.
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà
trường nhằm nâng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình một thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu
được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
Kết bài :
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học
sinh.
- Cần phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất
của nhân loại .
Hoạt động 3: Giáo viên cho học sinh viết các đoạn văn (chia nhóm) theo dàn ý trên,
chú ý khi viết bài vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn, cách kết hợp
miêu tả, tự sự vào bài viết.
HS: Viết theo yêu cầu, đọc trước lớp. Lớp góp ý, bổ sung, sửa chữa cho hoàn thiện.
GV: Cho điểm những bài làm tốt.
IV. Củng cố:
- GV: Nhận xét ưu nhược điểm các bài viết của học sinh.
V. Dặn dò:
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 11
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
-------------------------------------------------------------------------PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày ... tháng ... năm 2016
BUỔI 19
ÔN TẬP: VĂN BẢN TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Ngày soạn: 25.1.2016
Ngày giảng: 9A....................
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần Văn bản Tiếng nói của văn nghệ, phần Tiếng Việt: Các
thành phần biệt lập.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn 9.
C. NỘI DUNG:
A- VĂN BẢN: TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
I- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1- Tác giả :
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 12
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt, không chỉ
nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn nhạc kịch ông còn là một cây bút lí luận phê bình
sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ rất sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để
lại những tác phẩm nổi tiếng..
- Sáng tác của Nguyễn Đình Thi có nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu
luận phê bình ... Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông gắn bó chặt chẽ với cụôc đời hoạt
động cách mạng, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ.
- Các tác phẩm chính : Xung kích (tiểu thuyết) Thu đông năm nay (truyện),
Người chiến sĩ (thơ), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận), Bên bờ sông Lô (truyện ngắn),
Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (tiểu luận), Con nai đen
(kịch), Vỡ bờ (tiểu thuyết) ...
- Tác giả đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đựoc viết 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề
văn học (lí luận phê bình, xuất bản 1956), có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua
những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.
2- Tác phẩm :
a) Nội dung :
- Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 thời kỳ đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp. Những năm này chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệ
thuật mới gắn bó với đời sồng kháng chiến vĩ đại của nhân dân, đậm đà tính dân tộc đại
chúng. Vì thế nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với
đời sống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng
nói của văn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân
thành của người nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức
mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một
cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong
hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó
là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái
tim.
b) Nghệ thuật
Là bài văn nghị luận đặc sắc :
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế
để khẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luện.
- Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.
c) Chủ đề
Nguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ là mối dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ
sĩ với bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho
con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 13
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
II- CÁC DẠNG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 1 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?
Gợi ý : HS nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. Cụ thể :
- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và
với chính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng,
không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc
chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ
càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống,
hoạt động, những vui buồn gần gũi.
- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “đời cứ
tươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong
cuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc.
Đề 2 : Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?
Gợi ý :Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người
nhưng từ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ ...”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa
của văn nghệ đối với con người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích :
- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ?
- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc
sống sẽ ra sao ?
- Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với
tâm hồn cảm xúc của chúng ta ?
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm
Đề 1 :
Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản Tiếng nói của văn
nghệ ?
Gợi ý :
- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :
+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức
mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một
cách sống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong
hoàn cảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.
+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó
là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái
tim.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích cho
nhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức
mạnh đặc trưng của văn nghệ.
III- BÀI TẬP VỀ NHÀ :
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 14
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm
Đề 2 :
Tác phẩm nghệ thuật đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả
năng kỳ diệu đến như vây ?
Gợi ý : Học sinh cần phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ
diệu của nó. Cụ thể các ý chính sau :
- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó
đến với người đọc, người nghe.
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu,
ghét, nỗi vui, buồn của con người trong đời sống sinh động. Tư tưởng của nghệ thuật
không khô khan, trìu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc. Từ đó tác phẩm văn
nghệ lay động cảm xúc đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm ...
- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọi
người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng
của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền sâu sắc.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :
Đề 1 :
Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.
Gợi ý : Học sinh viết thành bài văn đảm bảo các ý chính sau :
- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn
nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên
trong của con người. Nội dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ
gửi gắm trong đó.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất
cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta
bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc.
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận.
Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động,
là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người
nghệ sĩ.
Đề 2 :
Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của
tác phẩm ấy đối với mình.
Gợi ý : Đây là bài tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của
mỗi cá nhân, vì vậy không áp đặt tác phẩm văn nghệ cụ thể để học sinh tự lựa chọn ảnh,
tranh, phim, truyện, thơ ... chỉ yêu cầu học sinh nêu được nội dung, phân tích ý nghĩa, tác
động của tác phẩm ấy đối với mình.
B. TIẾNG VIỆT: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 15
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
* Hoạt động 1.
GV: Câu gồm những thành phần nào?
* Gv đưa bảng phụ: Vd SGK( tr18).
? Gọi Hs đọc.
* Chú ý các từ in nghiêng, gạch chân.
GV: Những từ này thể hiện nhận định gì của
ng nói đối với sv đc nói đến trong câu?
HS:- Độ tin cậy
*GV kết luận: những từ ngữ đó được gọi là
thành phần tình thái của câu.
GV: Thế nào là thành phần tình thái? Vd?
I. Thành phần tình thái
1. Vd/ sgk tr18
- Chắc : Thể hiện thái độ tin cậy cao.
- Có lẽ : Thể hiện thái độ tin cậy chưa
cao.
2. kết luận: Thành phần tình thái
được dùng để thể hiện thái độ của
người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu.
Ví dụ : hình như, chắc, có lẽ…
-> ko tham gia diễn đạt nghĩa sv trong
câu
* Hoạt động 2.
=>thành phần tình thái
* Bảng phụ
II. Thành phần cảm thán
? H đọc.
1.Vd
GV: Các từ : ồ. trời ơi có chỉ sự vật, sự việc Ồ, Trời ơi,=>bộc lộ hiện tượng tâm lý
không?
của người nói.
HS: Không.
GV: Những từ này có tác dụng gì trong câu? - Chỉ cảm xúc của người nói, Trạng
*GV kết luận: những từ ngữ đó được gọi là
thái, tình cảm của người nói.
thành phần cảm thán.
GV: Em hiểu thế nào là thành phần cảm => thành phần cảm thán.
thán? Vd?
2. Kết luận: Thành phần cảm thán
được dùng để bộc lộ tâm lí của người
nói ( vui, buồn, mừng, giận)
Ví dụ : ô, ôi, a, than ôi…
=> Các tp TT, CT là những bộ phận
ko tham gia vào việc diễn đạt nghĩa
sự việc của câu nên được gọi là thành
* Gv có vd sau: Ôi Tổ quốc! Giang sơn phần biệt lập.
hùng vĩ.
GV: Ôi Tổ quốc! có phải là tp cảm thán ko?
Vì sao?
HS: Không
* Gv: Chú ý phân biệt tp cảm thán với cau
đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc.
*GV: Những tp ko tham gia vào diễn đạt
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 16
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
nghĩa sv trong câu như: thành phần tình thái,
cảm thán đc gọi là phần biệt lập
? Thành phần nào là tthành phần biệt lập?
Cảm thán, tình thái?
* Hoạt động 3. Luyện tập
? Đọc yc bài tập?
GV : HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu ?
HS làm bài tập theo nhóm ?
HS lên trình bày ? Giải thích ?
GV : Củng cố, kết luận.
GV : Tai sao nói thành phần cảm thán, thành
phần tình thái là thành phần biệt lập ?
HS : ko tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự
việc của câu nên được gọi là thành phần
biệt lập.
GV : HS đọc bài tập 2 và xác định yêu cầu ?
HS làm bài tập theo nhóm ?
HS lên trình bày ? Giải thích ?
GV : Củng cố, kết luận.
HS đọc bài tập 3 và xác định yêu cầu ?
HS làm bài tập theo nhóm ?
HS lên trình bày ? Giải thích ?
GV : Củng cố, kết luận.
Tác giả chọn từ "chắc" thể hiện sự phán
đoán vì người nói là bạn thân của "anh".
GV: Ngô Thị Yên
III. Luyện tập:
1/ Bài 1:Xác định phần tình thái, cảm
thán:
- a. Thành phần tình thái : Có lẽ.
- b. Thành phần cảm thán : Chao ôi.
- c. Thành phần tình thái : Hình như.
- d. Thành phần tình thái : Chả nhẽ.
2/ Bài 2: Xếp các từ ngữ sau theo
trình tự tăng dần độ tin cậy
- Chắc là, chắc hẳn, chắc chắn-->chỉ
độ tin cậy cao.
Hình như- dường như- có vẻ như-->
chỉ độ tin cậy thấp.
Ví dụ : Dường như mọi việc đã ổn.
Ví dụ : Hình như em không được
khoẻ.
Ví dụ : Có lẽ snh phải lên đường
trước khi trời sáng...
Bài tập 3.
-Từ : Chắc chắn có độ tin cậy cao
nhất.
- Từ : Hình như có độ tin cậy thấp.
Câu : Với lòng mong nhớ của anh,
chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy
xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ
anh.
Bài tập 4.
Trường THCS Văn Hải 17
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
GV : Hướng dẫn.
4. Củng cố: Gv nhấn mạnh lại những nội dung trọng tâm
5. Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học, làm bài tập còn lại.
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày ... tháng ... năm 2016
BUỔI 20
ÔN TẬP: VĂN BẢN « MÙA XUÂN NHO NHỎ »
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 18
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
Ngày soạn: 15.2.2016
Ngày giảng: 9A....................
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần Văn bản Mùa xuân nho nhỏ, phần TLV : Nghị luận về một
sự việc hiện tượng xã hội.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn 9.
C. NỘI DUNG:
I. VĂN BẢN: MÙA XUÂN NHO NHỎ
-Thanh HảiA. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút
có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Ông từng là
một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một
nhà văn.
- Thơ Thanh Hải chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.
- Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở
đó cho đến lúc qua đời.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ ra đời năm 1980 trong một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ đang nằm trên
giường bệnh, ít lâu sau ông qua đời.
a. Nội dung: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với
đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho
đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
b. Nghệ thuật:
+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.
+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh
giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.
+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.
C. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời.
B. CÁC DẠNG ĐỀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
* Đề 1:
Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ
“Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
* Gợi ý:
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý
nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 19
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân
dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và
cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc
2. Dạng đề 5 hoặc 7điểm:
* Đề 1: Suy nghĩcủa em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải
*Gợi ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả.
- Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ .
- Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp
đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
b. Thân bài
*Mùa xuân của thiên nhiên
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã
qua các hình ảnh thơ đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim
chiền chiện
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ gợi cảm, gợi tả.
+ Đảo cấu trúc câu.
+ Sử dụng màu sắc, âm thanh…
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay
tôi hứng”.
-> Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân
* Mùa xuân của đất nước
- Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu.
- Hình ảnh biểu tượng: người cầm súng, người ra đồng
-> hai nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng đất nước.
- Hình ảnh ẩn dụ: lộc non ( chồi non, lá non, sức sống của mùa xuân, thành quả hạnh
phúc) trong câu thơ: “ Lộc giắt đầy trên lưng. Lộc trải dài nương mạ”
- Nghệ thuật.
+ Nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
+ Hình ảnh so sánh, nhân hoá đẹp: “Đất nước như vì sao - Cứ đi lên phía trước”
-> ngợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ
về đất nước.
* Tâm niệm của nhà thơ.
- Là khát vọng được hoà nhập, cống hiến vào cuộc sống của đất nước
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, mỗi người phải biết sống,
cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng của
mỗi người….
c. Kết luận:
- Bài thơ mang tựa đề thật khiêm tốn nhưng ý nghĩa lại sâu sắc, lớn lao.
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 20
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong
sáng.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
* Đề 1:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-> 15 dòng diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước
chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên.
Gợi ý:
- Nêu và phân tích được những suy nghĩ của bản thân về nguyện ước chân thành của
nhà thơ:
+ Đó là nguyện ước hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến cho cuộc đời
chung.
+ Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.
+ Ước nguyện đó vô cùng cao đẹp.
+ Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc
đời.
Đề 2. Viết một đoạn văn ( từ 15-20 dòng) nêu cảm nhận của em về một khổ thơ trong bài
thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
* Đề 2:
Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải.
* Gợi ý :
a. Mở bài:
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp
đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.
b. Thân bài
- Mùa xuân của thiên nhiên rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua
hình ảnh, âm thanh, màu sắc...
- Mùa xuân của đất nước: Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho
hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất
mát.
-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 21
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà
nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.
-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.
- Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm
mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang
đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.
c. Kết luận:
- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong
sáng.
Đề 3. Làm sáng tỏ nhận định: “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thể hiện
tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải.
II. TLV : CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
A/Lý thuyết
I/Phân loại:
Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời
sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận
xã hội.
II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích,
phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích,
chứng minh, bình luận.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…)
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…)
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý
nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa
của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận
(…)
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 22
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ
tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?)
Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn
luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn
chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học
tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội
ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
b. Thân bài:
* Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu
biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung
chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã
nêu ở trên:
- Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện
tượng bàn luận (…).
* Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Về phía cơ quan chức năng (…)
- Về phía mỗi cá nhân (…)
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 23
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:
Lưu ý:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã
hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị
luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện
tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
DÀN Ý CHUNG:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)
b. Thân bài:
* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại
thành một luận đề ngắn gọn.
* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài
văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặcnghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở
trên (…)
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn
“chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…).
II. Bài tập vận dụng
Bài 1 : Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi
công cộng.Ngồi bên hồ dù là hồ đẹp nổi tiếng người ta cũng tiện tay vứt rác xuống...Em
hãy viết bài văn nói về hiện tượng trên và thể hiện suy nghĩ của mình.
Bài 2 : Đề bài: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Bài 2 : Đề bài: Từ bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy trình bày suy nghĩ của em về
lòng tri ân của thế hệ trẻ ngày nay đối với quá khứ cội nguồn.
4. Củng cố: Gv nhấn mạnh lại những nội dung trọng tâm
5. Dặn dò: Về nhà ôn tập lại các kiến thức đã học, lập dàn ý chi tiết cho 2 bài tập TLV.
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------PHẦN KÝ DUYỆT
Văn Hải, ngày ... tháng ... năm 2016
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 24
Giáo án Phụ đạo Ngữ Văn 9
Năm học 2015 - 2016
BUỔI 21
ÔN TẬP: VĂN BẢN « VIẾNG LĂNG BÁC »
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Ngày soạn: 15.2.2016
Ngày giảng: 9A....................
A. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần Văn bản Mùa xuân nho nhỏ, phần TLV : Nghị luận về một
sự việc hiện tượng xã hội.
B. TÀI LIỆU BỔ TRỢ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỹ năng Ngữ Văn 9.
C. NỘI DUNG:
I. VĂN BẢN: « VIẾNG LĂNG BÁC »
Viễn Phương
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Tác giả:
- Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê ở tỉnh An Giang. Tham gia hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực
lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.
- Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn
cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường
- Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ lời di chúc” (1972); “Như mấy mùa
xuân” (1978)
2. Tácphẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976, lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành. Tác giả cùng đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác.
b. Nội dung và nghệ thuật
GV: Ngô Thị Yên
Trường THCS Văn Hải 25