Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

500 câu hỏi TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.52 KB, 72 trang )

500 CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KIẾN
THỨC TỔNG HỢP
1. Trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, nhà nước đầu tiên được thành lập là
nhà nước nào ?
a. Âu Việt
b. Lạc Việt
c. Văn Lang
d. Âu Lạc
2. Truyền thuyết "Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương" ra đời trong triều đại
nào ?
a. Hùng Vương
b. An Dương Vương
c. Mai Hắc Đế
d. Hai Bà Trưng
3. Người dựng nên nước Âu Lạc là ai ?
a. Đinh Bộ Lĩnh
b. Lí Bí
c. Thục Phán
d. Hùng Vương
4. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) nhằm chống lại triều đại
phong kiến nào ?
a. Phong kiến nhà Tấn
b. Phong kiến nhà Ngô
c. Phong kiến nhà Thục
d. Phong kiến nhà Ngụy
5. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do ai lãnh đạo ?
a. Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống.
b. Trần Hưng Đạo phá tan quân Nguyên.
c. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán.
d. Ngô Quyền đánh bại quân Đông Hán.


6. Người có công dẹp nạn cát cứ, thống nhất đất nước vào năm 967 là ai ?
a. Lê Hoàn
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 1


b. Lý Công Uẩn
c. Đinh Bộ Lĩnh
d. Lý Thường Kiệt
7. Hoa Lư được chọn làm kinh đô của nước ta từ thời nào ?
a. Lê Hoàn
b. Lý Thái Tổ
c. Lê Thái Tổ
d. Đinh Bộ Lĩnh
8. Nước ta được chính thức mang tên Đại Việt vào thời nào, năm bao nhiêu ?
a. Thời Đinh (968)
b. Thời Tiền Lê (980)
c. Thời Lý (1009)
d. Thời Lý (1054)
9. Nền giáo dục đại học Việt Nam xem như được bắt đầu từ thời điểm nào và với
sự kiện gì ?
a. Vào năm 1075, khi nhà Lý mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn nhân tài.
b. Dưới thời Lê Thánh Tông với sự ra đời bộ Luật Hồng Đức.
c. Vào năm 1070, với việc nhà Lý dựng Văn Miếu mở Quốc Tử Giám.
d. Thời Tây Sơn, sau khi lập lại nền thống nhất đất nước.
10. Lý Thường Kiệt đã sáng tác bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà" trong dịp nào ?
a. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 1.
b. Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 2.
c. Dời đô về Thăng Long.
d. Nhậm chức phụ quốc Thái Úy, nắm toàn bộ binh quyền trong triều để chống

giặc.
11. Câu nói đanh thép "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là của ai ?
a. Trần Hưng Đạo
b. Trần Quang Khải
c. Trần Thủ Độ
d. Trần Bình Trọng
12. Tác giả bộ binh pháp nổi tiếng "Binh thư yếu lược" của nước ta là ai ?
a. Lê Lợi
b. Nguyễn Trãi
c. Trần Hưng Đạo
d. Lý Thường Kiệt
13. Trần Bình Trọng là người đã nêu câu nói bất hủ nào ?
a. "Xin bệ hạ hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng"
b. "Bao giờ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây"
c. "Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông"
d. "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc"
14. Tác giả và tên gọi bộ lịch sử dân tộc đầu tiên của nước ta là ai ?
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 2


a. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký toàn thư.
b. Lê Văn Hưu với Đại Việt sử ký.
c. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư.
d. Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử ký.
15. Bộ Luật Hồng Đức - một công trình lập pháp lớn của thời hậu Lê - được xây
dựng và ban hành dưới thời nào ?
a. Lê Thái Tổ
b. Lê Thái Tông
c. Lê Thánh Tông

d. Lê Nhân Tông
16. Chiến thắng có ý nghĩa lớn lao của nghĩa quân Tây Sơn ở Đàng Trong năm
1875 là chiến thắng gì ?
a. Hạ thành Quy Nhơn
b. Chiếm đất Gia Đinh
c. Đánh bại quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
d. Giải phóng Quảng Ngãi và Phú Yên
17. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung vào thời điểm
nào ?
a. Sau khi đại phá quân Thanh.
b. Khi dừng lại ở Nghệ An để bổ sung lực lượng lên đường ra Bắc.
c. Trước khi kéo quân lên đường ra Bắc.
d. Trong buổi tiệc khao quân ở Tam Điệp trước Tết Nguyên Đán.
18. Tác giả của bộ Thượng Kinh ký sự, nhà y học lỗi lạc của Việt Nam thế ký
XVIII là ai ?
a. Tuệ Tĩnh c. Lê Quý Đôn
b. Ngô Nhân Tĩnh d. Lê Hữu Trác
19. Người làm nên chiến công đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật
Tảo là ai ?
a. Trương Định c. Thủ Khoa Huân
b. Thiên Hộ Dương d. Nguyễn Trung Trực
20. Danh hiệu Bình Tây Đại Nguyên Soái của Trương Định là do ai đặt ra ?
a. Triều đình phong
b. Nhân dân suy tôn
c. Nguyễn Đình Chiểu phong tặng
d. Kẻ thù kính phục gọi
21. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai ?
a. Nguyễn Quang Bích
b. Phan Đình Phùng
c. Đinh Công Tráng

d. Tống Duy Tân
22. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là ai ?
a. Nguyễn Thiện Thuật
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 3


b. Hoàng Hoa Thám
c. Nguyễn Quang Bích
d. Phan Đình Phùng
23. Người khởi xướng phong trào đưa thanh niên ra nước ngoài học tập là ai ?
a. Phan Chu Trinh với phong trào Duy Tân.
b. Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc dân Đảng.
c. Lương Văn Can với Đông kinh Nghĩa thục.
d. Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.
24. Đám tang Phan Châu Trinh được tổ chức trọng thể vào năm nào, ở đâu ?
a. Năm 1926 tại Quảng Nam
b. Năm 1925 tại Sài Gòn
c. Năm 1925 tại Quảng Nam
d. Năm 1926 tại Sài Gòn
25. Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Nguyễn An Ninh là người đã
khởi xướng và tổ chức phong trào gì ?
a. Phong trào Đông Dương đại hội.
b. Tân Việt Cách mạng Đảng.
c. Phong trào Hội kín.
d. Nam đồng thư xã.
26. Nguyễn Thái Học là lãnh tụ của tổ chức nào ?
a. Tâm Tâm xã
b. Tân Việt Cách mạng Đảng
c. Việt Nam Quốc dân Đảng

d. Đại Việt dân xã Đảng
27. Khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay có tên là gì ?
a. Đảng Cộng sản Đông Dương
b. Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Đông Dương Cộng sản đảng
d. An Nam Cộng sản Đảng
28. Tham dự hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, có mặt các đại biểu
của tổ chức nào ?
a. Cả 3 tổ chức Cộng sản ở 3 miền đất nước : Đông Dương Cộng sản Đảng
(ĐDCSĐ), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (ĐDCSLĐ), An Nam Cộng sản
Đảng (ANCSĐ).
b. ĐDCSĐ và ĐDCSLĐ
c. ĐDCSĐ và ANCSĐ
d. ĐDCSLĐ và ANCSĐ
29. Nguyên nhân chủ yếu nào làm bùng lên cao trào cách mạng 1930 / 1931 ?
a. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
b. Lòng yêu nước nồng nàn căm thù giặc sâu sắc của mọi tầng lớp đồng bào.
c. Anh hưởng của phong trào Cách mạng thế giới.
d. Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối chính trị đúng đắn.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 4


30. Trong cao trào Cách Mạng 1931 / 1931, chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh
được thành lập bằng cách nào ?
a. Do nhân dân bầu cử
b. Ban chấp hành nông hội xã quản lý chính quyền dưới sự lãnh đạo của Chi bộ
Đảng.
c. Chi bộ Đảng tại các địa phương đồng thời nắm chính quyền.
d. Công nhân các nhà máy lân cận về nông thôn quản lý chính quyền.

31. Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức vào thời gian
và địa điểm nào ?
a. Tháng 3 / 1935 tại MaCao (Trung Quốc)
b. Tháng 7 / 1935 tại MaCao (Trung Quốc)
c. Tháng 3 / 1935 tại ngoại thành Hà Nội
d. Tháng 7 / 1935 tại ngoại thành Hà Nội
32. Ngay sau đại hội lần thứ I, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương là
ai ?
a. Đ/c Trần Phú
b. Đ/c Hồng Phong
c. Đ/c Hà Huy Tập
d. Đ/c Trường Chinh
33. Trong cao trào cách mạng 1936 - 1939, sự kiện mở đầu cho phong trào đấu
tranh rộng lớn của quần chúng là sự kiện gì ?
a. Sự ra đời của ủy ban hành động ở nhiều địa phương.
b. Cuộc đón tiếp của Chính phủ Pháp.
c. Cuộc vận động lập ủy ban trù bị của Đông Dương Đại hội.
d. Việc triệu tập Đông Dương Đại hội.
34. Một tác phẩm chính trị được phổ biến rộng rãi trong cao trào 1936 - 1939
giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chính sách của Đảng là tác phẩm nào ?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
c. Đề cương văn hóa Việt Nam
d. Vấn đề dân cày
35. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng ta sau
cao trào 1936 - 1939 được đánh dấu bằng sự kiện nào ?
a. Đảng rút vào hoạt động bí mật từ cuối năm 1939.
b. Nhật nhảy vào Đông Dương cùng thực dân Pháp thống trị nước ta
c. Mặt trận Việt Minh được thành lập
d. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6

36. Đảng ta xác định nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ cách mạng 1930 - 1945 là
gì ?
a. Giải phóng dân tộc
b. Giải phóng dân tộc và ruộng đất cho nông dân
c. Khởi nghĩa vũ trang
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 5


d. Đấu tranh giành quyền dân chủ
37. Mặt trận Việt Minh có tên gọi đầy đủ là gì ?
a. Việt Nam Cách mạng đồng chí hội
b. Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội
c. Việt Nam Độc lập đồng minh
d. Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội
38. Đại diện cao nhất của Chính phủ lâm thời vào tiếp nhận lễ thoái vị của Vua
Bảo Đại tại Huế là ai ?
a. Tôn Đức Thắng
b. Nguyễn Lương Bằng
c. Trần Huy Liệu
d. Cù Huy Cận
39. Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Nam bộ trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 là ai
?
a. Thái Văn Lung
b. Trần Văn Giàu
c. Huỳnh Văn Tiểng
d. Phạm Ngọc Thạch.
40. Nam bộ kháng chiến bắt đầu ở Sài Gòn vào ngày tháng năm nào ?
a. 23/11/1940 c. 23/9/1945
b. 23/11/1945 d. 02/9/1945

41. Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa nào ?
a. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
b. Cuộc binh biến Đô Lương.
c. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
d. Cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội.
42. Lực lượng vũ trang ra đời từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, sau đó được thống
nhất lại với tên gọi là gì ?
a. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
b. Cứu quốc dân
c. Việt Nam giải phóng quân
d. Vệ quốc Đoàn
43. "Thà chết tự do còn hơn sống nô lệ" câu nói ấy là của ai ?
a. Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng
b. Thư của Hồ Chủ Tịch gửi đồng bào Nam bộ
c. Quyết định kháng chiến của xứ ủy Nam bộ
d. Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
44. Hồ Chủ Tịch thay mặt cả nước tặng danh hiệu "Thành đồng Tổ quốc" cho
đồng bào Nam bộ vào thời điểm nào ?
a. Vừa bắt đầu kháng chiến (9/1945)
b. Cuối năm 1945
c. Đầu năm 1946
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 6


d. Đầu tháng 2 năm 1946
45. Có một tổ chức chính trị đứng trong mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản
Đông Dương vận động thành lập vào giữa năm 1944 nhằm tập hợp lực lượng trí
thức, sinh viên học sinh, tư sản dân tộc…, tổ chức đó là gì ?
a. Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam

b. Đảng dân chủ Việt Nam
c. Đảng xã hội Việt Nam
d. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác
46. Tháng 4/1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân
được hợp nhất với tên gọi :
a. Vệ quốc đoàn
b. Việt Nam giải phóng quân
c. Việt nam Cứu Quốc quân
d. Quân đội Nhân dân Việt Nam
47. Đại hội Quốc dân chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng
8/1945 được tổ chức tại đâu ?
a. Tân Trào
b. Pắc pó
c. Cao bằng
d. Hà Đông
48. Nơi nào diễn ra cuộc mít ting lớn giành chính quyền tại Hà Nội trong CMTT
1945 ?
a. Quảng trường Ba Đình
b. Dinh Toàn quyền Đông Dương
c. Quảng trường Nhà hát lớn
d. Vườn Bách thảo
49. Lệnh tổng tuyển cử để bầu ra Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đựơc công bố vào thời điểm nào ?
a. Ngay trong tháng 9/1945
b. Tháng 10/1945
c. Tháng 11/1945
d. Tháng 12/1945
50. Sau thành công của cuộc tổng tuyển cử, cuộc họp đầu tiên của Quốc hội
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào ngày tháng năm nào ?
a. 10/01/1946

b. 25/02/1946
c. 2/03/1946
d. 15/03/1946
51. Đồng tiền Việt Nam đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
quyết định cho lưu hành trong cả nước lần đầu tiên trong cả nước vào ngày
tháng năm nào ?
a. 01/1946
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 7


b. 04/1946
c. 11/1946
d. 9/1946
52. Ở miền Nam, với sự giúp đỡ của quân Anh, cuộc gây hấn của quân Pháp
nhằm tái xâm lược nước ta đã chính thức mở đầu bằng sự kiện nào ?
a. Phá hoại cuộc mít tinh mừng độc lập của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn
02/09/1945.
b. Đánh úp trụ sở UBND Nam Bộ và Cơ quan tự vệ TP Sài Gòn
c. Yêu cầu ta thả hết lực lượng vũ trang và tù binh Pháp
d. Chiếm đóng bến cảng Sài Gòn làm nơi dừng chân cho quân xâm lược
53. Bản tạm ước 14/09/1946 được Chính phủ ta ký với Chính phủ Pháp nhằm
mục đích gì ?
a. Gạt bỏ quân đội Tưởng Giới Thạch, tranh thủ hoà hoãn với Pháp để chuẩn bị
kháng chiến.
b. Kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố và phát triển thêm lực lượng.
c. Tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh.
d. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến Nam bộ.
54. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc
hội thông qua vào thời điểm nào ?

a. Tháng 3/1946
b. Tháng 6/1946
c. Tháng 8/1946
d. Tháng 10/1946
55. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng ta được tiến hành vào thời
gian và địa điểm nào ?
a. Tháng 2/1951 tại Cao Bằng.
b. Tháng 3/1951 tại Cao Bằng.
c. Tháng 2/1951 tại Tuyên Quang.
d. Tháng 3/1951 tại Tuyên Quang.
56. Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân dân ta được tiến hành thành mấy đợt ?
a. 2 đợt
b. 3 đợt
c. 4 đợt
d. Không phân chia thành từng đợt cụ thể
57. Tại Đại hội Đảng lần thứ II (1951), Đảng ta ra hoạt động công khai với tên
gọi là gì ?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam
b. Đảng Cộng sản Đông Dương
c. Đảng Lao động Việt Nam
d. Đảng Xã hội Việt Nam
58. Bài hát Nhạc Rừng của nhạc sỹ Hoàng Việt có nội dung phản ánh cuộc sống
gian khổ nhưng lạc quan trong kháng chiến chống Pháp ở đâu ?
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 8


a. Núi rừng Việt Bắc
b. Núi rừng Tây Nguyên
c. Miền Đông Nam bộ

d. Miền Tây Nam bộ.
59. Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết vào thời điểm nào ?
a. Sau ngày Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ.
b. Sau ngày đình chiến 20/7/1954
c. Trong lúc ta tấn công Điện Biên Phủ
d. Khi Pháp buộc phải kết thúc chiến tranh Đông Dương
60. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi hoàn toàn vào thời điểm nào ?
a. Sáng 7/5/1954
b. Trưa 7/5/1954
c. Chiều 7/5/1954
d. Tối 7/5/1954
61. Trưởng phái đoàn ta tham dự Hội nghị Genève về lập lại hoà bình cho Đông
Dương là ai ?
a. Hồ Chí Minh
b. Tôn Đức Thắng
c. Phạm Văn Đồng
d. Nguyễn Duy Trinh
62. Ngày toàn quân Pháp cuối cùng rút khỏi nước ta, miền Bắc được hoàn toàn
giải phóng là ngày nào ?
a. 20/7/1954
b. 10/10/1954
c. 16/5/1955
d. 22/5/1955
63. Tuyến đường vận tải chiến lược phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đã
được phương Tây đặt tên là đường gì ?
a. Đường 559.
b. Đường mòn Hồ Chí Minh.
c. Đường Trường Sơn.
d. Đường chiến lược Bắc - Nam.
64. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt

Nam là ai ?
a. Đ/c Phạm Hùng.
b. Luật sư Trịnh Đình Thảo.
c. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ.
d. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
65. "Nhắm thẳng quân thù mà bắn" là lời hô bất tử của ai ?
a. Nguyễn Văn Trỗi ở pháp trường
b. Nguyễn Viết Xuân trên trận địa.
c. Phạm Tuân trong cuộc chiến đấu cùng B52 Mỹ
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 9


d. Chị Út Tịch trong một trận chiến đấu
66. Trận thắng Mỹ đầu tiên trong cuộc kháng chiến ở miền Nam là trận nào ?
a. Trận Núi Thanh (cuối năm 1965)
b. Trận Vạn Tường (cuối năm 1965)
c. Cuộc bẻ gãy trận càng Jonetion City của Mỹ (1965 - 1966)
d. Trận Ấp Bắc (đầu năm 1963).
67. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ta được tổ chức vào thời
điểm nào
a. Tháng 6/1960
b. Tháng 9/1960
c. Tháng 10/1960
d. Tháng 12/1960
68. Nguyên nhân chủ yếu nào buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom đánh phá
miền Bắc vào ngày 1/1/1968 ?
a. Mỹ thất bại nặng ở cả hai miền Nam Bắc.
b. Miền Bắc đã bắn rơi và phá hủy hàng máy bay ném bom của Mỹ.
c. Miền Nam đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ.

d. Dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ.
69. Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 vào thời điểm
nào ?
a. Đầu năm 1972
b. 4/1972
c. 10/1972
d. 12/1972
70. Cột mốc nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng miền Nam
để chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công ?
a. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, xác định con đường phát triển của cách
mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.
b. Sự ra đời của Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam.
c. Phong trào Đồng Khởi nổ ra mạnh mẽ trên toàn miền Nam.
d. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
71. Tháng 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo CM miền Nam đã được thành
lập với tên gọi là gì ?
a. Trung ương Cục miền Nam.
b. Xứ ủy Nam bộ
c. Xứ ủy Nam kỳ
d. Đảng nhân dân cách mạng miền Nam
72. Bạn hãy cho biến thời điểm thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng
thành quân giải phóng miền Nam ?
a. 20/12/1960
b. 02/01/1961
c. 15/01/1961
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 10


d. 15/02/1961

73. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam làm phá sản về cơ bản "Chiến lược
chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - Ngụy ?
a. Đồng Xoài (Biên Hòa)
b. Bình Giã (Bà Rịa)
c. An Lão (Bình Định)
d. Ba Gia (Quảng Ngãi)
74. Ngày 15/10/1964 đã đi vào lịch sử đấu tranh của nhân dân miền Nam với sự
kiện ?
a. Chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
b. Cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ
Ngụy.
c. Người công nhân thợ điện Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn.
d. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
75. Trong cuộc đọ sức trực tiếp với Mỹ, chiến thắng nào có ý nghĩa mở đầu cho
cao trào thi đua đánh Mỹ trong toàn quân toàn dân miền Nam ?
Vạn Tường
a. Đắc Tô
b. Khe Sanh - Đường 9
c. Lộc Ninh
76. Chiến lược "Việt nam hóa chiến tranh" được Mỹ bắt đầu thực hiện dưới đời
Tổng thống nào của Mỹ ?
a. Eisenhower
b. Kennedy
c. Jonhson
d. Nixon
77. Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10/1974 đã quyết định nơi nào là hướng tiến
công chủ yếu ở miền Nam trong năm 1975 ?
a. Tây Nguyên
b. Trị Thiên
c. Đông Nam Bộ

d. Tây Nam Bộ
78. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định chính thức được mang tên chiến
dịch Hồ Chí Minh từ ngày tháng năm nào ?
a. 08/04/1975
b. 12/04/1975
c. 14/04/1975
d. 25/04/1975
79. Lá cờ chiến thắng của cách mạng được kéo lên phủ Tổng thống Ngụy trong
ngày 30/04/1975 vào lúc nào ?
a. 9h30'
b. 10h45'
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 11


c. 11h30'
d. 11h
80. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước sau khi giải phóng
hoàn toàn miền Nam được tổ chức vào ngày tháng năm nào ?
a. 02/09/1975
b. 06/01/1976
c. 25/04/1976
d. 20/07/1976
81. Quốc hội lấy tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bắt đầu từ
thời gian nào ?
a. 30/03/1975
b. 02/09/1975
c. 30/4/1976
d. 02/7/1976
82. Miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng vào ngày tháng năm nào ?

a. 30/03/1975
b. 01/05/1975
c. 02/05/1975
d. 03/05/1975
83. Tại sao ngày 26/03/1931 được quyết định lấy làm ngày kỉ niệm thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ?
a. Đó là ngày thống nhất các tổ chức Đoàn trong phạm vi toàn quốc.
b. Đó là ngày Hội nghị TW Đảng đề ra "Án nghị quyết về công tác thanh niên
vận động"
c. Là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định chính thức thành lập Đoàn.
d. Đó là ngày TW Đảng đề ra nhiệm vụ "Cần kíp tổ chức ra thanh niên cộng sản
Đoàn".
84. Hội nghị BCH TW Đảng tháng 3/1937 đã quyết định thành lập một đoàn thể
cách mạng của thanh niên với tên gọi là gì ?
a. Đoàn Thanh niên Cứu quốc
b. Đoàn Thanh niên Phản đế
c. Đoàn Thanh niên Dân chủ
d. Đoàn Thanh niên Cộng sản
85. Để tập hợp lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành Chính quyền trong Cách
mạng tháng 8, lực lượng Thanh niên Tiền phong Nam bộ đã chính thức ra mắt
vào thời điểm nào ?
a. 03/1945
b. 05/1945
c. 06/1945
d. 07/1945
86. Đầu năm 1946, TW Đảng chủ trương thành lập một tổ chức tập hợp đoàn kết
rộng rãi mọi tầng lớp thanh niên công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, công
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 12



chức, thanh niên các tôn giáo, các dân tộc… tên gọi của tổ chức đó là gì ?
a. Liên đoàn Thanh niên Việt Nam
b. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
c. Đoàn Thanh niên Cứu quốc
d. Thanh niên khai trí
87. Tại sao ngày 9/1/1950 đã trở thành ngày học sinh-sinh viên toàn quốc ?
a. Đó là ngày thành lập Đoàn học sinh Sài Gòn-Chợ Lớn.
b. Đó là ngày thành lập Liên đoàn học sinh-sinh viên Việt Nam.
c. Đó là ngày Đoàn học sinh Sài Gòn-Chợ Lớn ra hoạt động công khai.
d. Đó là ngày diễn ra cuộc biểu tình tuần hành của học sinh-sinh viên Sài GònChợ Lớn.
88. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đoàn được tổ chức vào thời gian
và địa điểm nào ?
a. Tháng 2/1950 tại Hà Nội
b. Tháng 5/1950 tại Hà Nội
c. Tháng 2/1950 tại Thái Nguyên
d. Tháng 5/1950 tại Thái Nguyên
89. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên
Lao động Việt Nam vào năm nào ?
a. 1950
b. 1955
c. 1960
d. 1969
90. Bạn hãy cho biết thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của
Đoàn ?
a. Cuối năm 1954
b. Cuối năm 1955
c. Cuối năm 1956
d. Cuối năm 1957
91. Bạn hãy cho biết thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của

Đoàn ?
a. 03/1961
b. 04/1961
c. 05/1961
d. 06/1961
92. Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được vinh dự mang tên Bác Hồ kính
yêu vào thời điểm nào ?
a. 10/1969
b. 12/1969
c. 03/1970
d. 05/1970
93. Phong trào "Ba sẵn sàng" của ĐVTN miền Bắc được TW Đoàn phát động
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 13


vào thời điểm nào ?
a. 1961
b. 1963
c. 1965
d. 1967
94. Phong trào "Năm xung phong" của ĐVTN miền Nam được phát động trong
dịp nào ?
a. Đại hội lần thứ 3 Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
b. Đại hội lần thứ 1 Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách Mạng miền Nam.
c. Đại hội lần thứ 4 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
d. Đại hội lần thứ 2 Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách Mạng miền Nam.
95. Đảng Cộng Sản Việt Nam là sự kết hợp giữa các yếu tố nào ?
a. Phong trào yêu nước của nhân dân VN với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.
b. Chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân đang phát triển mạnh.

c. Chủ nghĩa MácLênin với phong trào CN và phong trào yêu nước.
d. Phong trào công nhân VN với sự hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc.
96. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra vào thời điểm nào ?
a. 12/1975
b. 05/1976
c. 9/1976
d. 12/1976
97. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng xác định nhiệm vụ hàng đầu
của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là gì ?
a. Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.
b. Bảo vệ tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.
c. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN
d. Đẩy mạnh cải tạo XHCN
98. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra vào thời điểm nào ?
a. 06/1986
b. 08/1986
c. 10/1986
d. 12/1986
99. Nguyễn Thái Bình là một tấm gương hy sinh vì nước, trước lúc hy sinh anh
là ?
a. Một Đoàn viên TNCS
b. Một thanh niên yêu nước.
c. Một chiến sĩ biệt động
d. Một cán bộ của phong trào SVHS miền Nam
100. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam là một tổ chức tập hợp "Thanh niên
Việt Nam từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu chống Pháp đuổi Nhật" được thành
lập lúc nào ?
a. Tại hội nghị lần thứ 8 của TW Đảng tháng 5/1941.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 14



b. Sau CMT8 thành công
c. Vào thời điểm khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ.
d. Vào thời điểm khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ.
101. Các nhiệm vụ chính của toàn dân được Hồ Chủ tịch đề ra trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ là gì ?
a. 3 sẵn sàng, 5 xung phong
b. Chống giặt đói, giặt dốt, giặt ngoại xâm
c. Tăng cường sản xuất, đẩy lùi nạn đói
d. Toàn dân cố gắng đóng góp vào công cuộc kiến quốc và chống giặc ngoại
xâm.
102. "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lệ". Xuất xứ của câu nói này?
a. Tuyên ngôn độc lập
b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
c. Lời kêu gọi Nam bộ kháng chiến
d. Lời thề của chiến sỹ quân nhân Nam kỳ trong ngày Nam bộ kháng chiến.
103. Sau thắng lợi của hiệp định Genève, ban chấp hành TW Đảng đã hưởng
ứng lời kêu gọi của Chính phủ về khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh bằng những phong trào nào ?
a. 3 sẵn sàng, 5 xung phong
b. Ngày thứ 7 lao động kiến thiết Tổ quốc
c. Toàn dân thực hiện sạch làng, tốt ruộng
d. Phải quan tâm đến việc xây dựng và khôi phục lại nước nhà.
104. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên
Lao động Việt Nam vào thời điểm nào ?
a. Ngày 13/5/1955
b. Tháng 8/1954
c. Ngày 19/10/1955

d. Năm 1957
105. Ngày 25/8/1963, một cuộc biểu tình của 5.000 SVHS tại chợ bến Thành đã
làm dấy lên phong trào đấu tranh sôi sục của tuổi trẻ miền Nam. Một nữ sinh đã
ngã xuống trong cuộc vùng lên này, trở thành biểu tượng cho ngọn lửa sức sống
của tuổi trẻ. Đó là ai ?
a. Phi Yến
b. Quách Thị Trang
c. Nguyễn Thị Minh Khai
d. Lê Thị Hồng Gấm
106. Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ hai miền Nam Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ những năm 1960 là phong trào gì ?
a. Dẻo tay cày hay tay súng
b. 3 sẳn sàng, 5 xung phong
c. Vai trăm cân, chân ngàn dặm
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 15


d. Tất cả vì miền Nam thân yêu
107. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên được mang tên Bác Hồ kính yêu từ ngày
tháng năm nào ?
a. Tháng 3/1970
b. Tháng 9/1969
c. 1976
d. Đầu năm 1970.
108. Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh được đổi tên thành Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ?
a. Lần thứ 4 họp từ ngày 14 đến 20/12/1976
b. Lần thứ 3 họp từ ngày 14 đến 20/12/1976
c. Lần thứ 4 họp từ ngày 17 đến 22/10/1979

d. Lần thứ 3 họp từ ngày 03 đến 10/02/1980
109. Tên gọi đầu tiên của Thành đoàn thời kỳ chống Mỹ là gì ?
a. Khu Đoàn
b. Thành Đoàn
c. Ban vận động Thanh niên
d. Ban cán sự Thanh niên.
110. Lớp huấn luyện Cán bộ Thanh niên đầu tiên của thời kỳ chống Mỹ do khu
ủy Sài Gòn-Gia Định trực tiếp tổ chức tại đâu ?
a. Căn cứ An Phú Đông
b. Căn cứ Dương Minh Châu
c. Căn cứ Rừng Già-Rừng Xanh (Trảng Bàng - Tây Ninh)
d. Căn cứ rừng Sác
111. Trong phiên toà ngày 24/5/1962, địch kết án tử hình 4 đồng chí Lê Hồng
Tư, Lê Quang Vịnh, Huỳnh Văn Chính, Lê Văn Thành về việc mưu sát đại sứ
Mỹ Nolting. Bạn hãy cho biết hiện nay đ/c nào còn sống ?
a. Tất cả các đồng chí này đều đã là liệt sỹ
b. Tất cả đều còn sống
c. Chỉ có đ/c Lê Hồng Tư còn sống
d. Chỉ có đ/c Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh còn sống
112. Đồng chí Trần Quang Cơ (Tám Lượng) hy sinh trong trường hợp nào ?
a. Bị địch bắt và xử tử hình
b. Bị địch bắt và tra tấn đến chết ở bốt Bà Hòa
c. Địch phát hiện và tấn công vào căn cứ ban cán sự HSSV ở Mỹ Hạnh - Đức
Hòa - Long An.
d. Bệnh nặng mất trên đường đi công tác.
113. Trận đầu ra quân đánh Mỹ bằng vũ trang của Thành đoàn là trận nào ?
a. Vụ đặt mìn giết Mc Namara của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
b. Vụ tấn công tòa đại sứ Mỹ (cũ) ở đường Hàm Nghi làm phó đại sứ Alexis
Jonhson bị thương.
c. Vụ giết tên Wiliam Thomas, chuyên viên cao cấp của không quân Mỹ tại

500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 16


đường Ngô Thời Nhiệm và vụ ném thủ pháo vào xe đại sứ Mỹ Nolting.
d. Vụ "làm thịt" lính Mỹ trên đường phố sau khi anh công nhân Nguyễn Văn
Bảy bị lính Mỹ đánh chết.
114. Câu nói "Tôi rất tiếc không đủ lựu đạn để giết chết những tên cầm đầu bọn
xâm lược" trước tòa án địch ngày 24.5.1962 là câu nói của ai ?
a. Trần Quang Cơ
b. Lê Quang Vịnh
c. Võ Thị Thắng
d. Lê Hồng Tư
115. Tổng đoàn học sinh Sài Gòn-Gia Định, trung tâm công khai của phong trào
HSSV Sài Gòn-Gia Định được thành lập vào năm nào ? Do ai làm chủ tịch ?
a. 15/10/64 do học sinh Nguyễn Chơn Trung làm chủ tịch
b. 1950 do học sinh Nguyễn Văn Ơn làm chủ tịch
c. 1970 do học sinh Lê Văn Nuôi làm chủ tịch
d. 1972 do học sinh Lê Văn Nghĩa làm chủ tịch
116. Danh hiệu "Anh hùng mìn gạt" được dùng để chỉ một anh hùng lực lượng
vũ trang, đứa con của đất thép thành đồng, người đã nghiên cứu ra vũ khí chế
tạo đánh xe tăng Mỹ. Bạn cho biết đó là ai ?
a. Phạm Văn Cội
b. Phạm Văn Hai
c. Tô Văn Đực.
d. Lê Minh Xuân.
117. Đồng chí Hồ Hảo Hớn, Bí thư khu đoàn Sài Gòn-Gia Định 1965-1967 hy
sinh trong trường hợp nào ?
a. Bị địch phục kích bắn chết trên đường vào nội thành công tác năm 1968.
b. Bị địch bắt đày ra Côn Đảo và chết trong chuồng cọp năm 1970.

c. Bị địch bắt và tra tấn đến chết ở bốt Bà Hòa-Chợ Lớn năm 1967.
d. Bị bom đánh vào chiến khu Dương Minh Châu năm 1969.
118. Trong phong trào SVHS thời chống Mỹ, tên gọi "Tam giác sắt" ám chỉ khu
vực nào ?
a. Ngã 7 Lý Thái Tổ - Bàn Cờ - Vườn Chuối.
b. Đại học Văn khoa - Dược khoa - Nông lâm
c. Mật khu Hố Bò Củ Chi - Căn cứ Thạnh An Sông Bé - Chiến khu Dương Minh
Châu Tây Ninh.
d. Ngã 3 biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào.
119. Bài hát "Người mẹ Bàn Cờ" của nhạc sĩ sinh viên Trần Long Ẩn ra đời
trong phong trào nào ?
a. Chống Lonnol tàn sát Việt Kiều.
b. Chống quân sự hóa học đường.
c. Đốt xe Mỹ.
d. Chống văn hóa nô dịch lai căn mất gốc.
120. Phần thưởng cao quý nhất mà Đảng và Nhà nước đã tặng cho Thành Đoàn
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 17


TP. Hồ Chí Minh từ trước đến nay là gì ?
a. Huân chương độc lập hạng II, danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang.
b. Huy chương Giải phóng, Huân chương Quyết thắng.
c. Huân chương Sao vàng.
d. Huy chương Vì thế hệ trẻ.
121. Tiếng bom Sa diện là hành động hào hùng của người thanh niên yêu nước.
Bạn hãy cho biết đó là ai?
a. Lương Ngọc Quyến
b. Hà Tùng Mậu
c. Lê Hồng Sơn

d. Phạm Hồng Thái.
122. Anh hùng La Văn Cầu trong kháng chiến chống Pháp đã có hành động
dũng cảm như thế nào ?
a. Lấy thân mình làm giá súng
b. Lấy thân mình chèn pháo
c. Chặt một cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu
d. Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
123. Văn nghệ báo chí SVHS là một hình thức đấu tranh rất sôi nổi phong phú
của tuổi trẻ TP thời chống Mỹ mang đậm tính chiến đấu và tính dân tộc. Xin cho
biết tên của một vũ khúc nổi tiếng với hình tượng nước Việt Nam hình chữ S
được kết thành bởi những chiếc nón lá của các nữ diễn viên mặc áo dài tứ thân ?
a. Vũ khúc Mẹ Việt Nam
b. Vũ khúc Tiếng trống hào hùng
c. Vũ khúc Việt Nam quê hương ta
d. Vũ khúc Mơ ngày hòa bình
124. Góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại ngày 34/04/1975, Thành đoàn đã có
hơn 200 liệt sĩ hi sinh trong nhiều trường hợp khác nhau. Trong đó có đồng chí
hy sinh vì pháo địch ngay tại cửa ngõ Thành phố trong ngày Thành phố sắp
được giải phóng. Tên của anh đã được đặt cho một cơ sở in lớn của Thành phố.
Đó là :
a. Đ/c Nguyễn Sơn Hà
b. Đ/c Bùi Minh Trực
c. Đ/c Lê Quang Lộc
d. Đ/c Trần Triệu Luật.
125. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày tháng năm nào ? Tại đâu ?
a. 19/5/1900 tại Làng Kim Biên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
b. 19/5/1890 tại Làng Kim Biên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
c. 19/5/1890 tại Làng Hoàng Trù - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
d. 19/5/1890 tại Làng Kim Biên - huyện Nam Đàn - tỉnh Hà Tĩnh.
126. Năm 1910 trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng

lại ở đâu? làm gì ?
a. Phan Rang - dạy học.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 18


b. Phan Thiết - liên lạc với các sĩ phu yêu nước.
c. Phan Thiết - dạy học.
d. Quy Nhơn - dạy học.
127. Từ Cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày
tháng năm nào? Khi ấy người bao nhiêu tuổi ?
a. 6/5/1911 - 21 tuổi.
b. 5/6/1911 - 21 tuổi.
c. 6/5/1911 - 20 tuổi.
d. 5/6/1911 - 23 tuổi.
128. Trong thời gian từ 1917 đến 1921 tại Pháp Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập,
tham gia và được đề cử vào những tổ chức nào?
a. Đảng xã hội Pháp.
b. Hội những người Việt Nam yêu nước.
c. Đảng Cộng sản Pháp.
d. Tất cả đều đúng.
129. "Bản án chế độ thực dân Pháp" của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản tiếng
Pháp xuất bản đầu tiên, tác giả ký tên là gì?
a. Nguyễn Tất Thành
b. Hồ Chí Minh.
c. Nguyễn Ái Quốc.
d. Nguyễn Văn Ba.
130. Trong thời gian bị giam ở Quảng Tây (Trung Quốc) Bác Hồ đã sáng tác tập
thơ nổi tiếng nào?
a. Ngục Trung nhật ký.

b. Lên núi.
c. Cảnh rừng Việt Bắc.
d. Thăm Khúc phụ.
131. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người". Bác Hồ đã nói câu này trong thời gian nào?.
a. Thăm và nói chuyện tại lớp học chính trị của các giáo viên cấp II, III toàn
miền Bắc ngày 13/9/1958.
b. Thăm và nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ mẫu giáo tháng 9/1959.
c. Nói chuyện với Đoàn nhân dịp 26/3/1966.
d. Thăm và nói chuyện tại Đại hội lần 3 của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam
24/3/1961.
132. Câu nói nổi tiếng đã trở thành chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do"
được Bác Hồ nói trong thời gian nào?
a. 7/7/1946
b. 17/7/1966.
c. 17/6/1956
d. 17/6/1966.
133. Bác Hồ được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 19


gian nào?.
a. Khóa I - 1946.
b. Khóa I - 1947
c. Khóa I - 1945.
d. Khóa I - 1944.
134. Đại hội Quốc dân (8/1945) đã bầu đồng chí Hồ Chí Minh làm:
a. Chủ tịch Đảng.
b. Chủ tịch Quốc hội lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

c. Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng.
d. Tổng bí thư BCH TW Đảng.
135. " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công".
Hai câu thơ trên được chủ tịch Hồ Chí Minh nói lần đầu tiên vào dịp:
a. Hội nghị hợp nhất mặt trận Liên Việt - Việt Minh 3/1951.
b. Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng 1/1960.
c. Thư gởi phụ nữ toàn quốc nhân kỉ niệm 50 năm ngày quốc tế phụ nữ.
d. Đại hội thanh niên tích cực lao động XHCN.
136. Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập tại:
a. Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang - Hà Nội.
b. Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Quạt - Hà Nội.
c. Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Buồm - Hà Nội.
d. Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Gai - Hà Nội.
137. Quận 2 và quận 9 được thành lập vào năm nào :
a. 1996.
b. 1997.
c. 1998
d. 1999.
138. Chợ Bến Thành ngày nay được xây dựng và khánh thành từ ngày tháng
năm nào?
a. 28/3/1912.
b. 28/3/1913.
c. 28/3/1914
d. 28/3/1915
139. Một người Thầy của đất Gài Gòn có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất
nước là:
a. Trịnh Hoài Đức.
b. Nguyễn Đình Chiểu.
c. Lê Quí Đôn.

d. Võ Trường Toản
140. Có 1 trường thi ở Sài Gòn dành cho các thí sinh từ Bình Thuận trở vào, cứ
3 năm tổ chức 1 kỳ thi gọi là "Thi hương", trường thi đó hiện nay là:
a. Nhà thiếu nhi thành phố
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 20


b. Trường Cao Đẳng Sư Phạm
c. Nhà văn hóa thanh niên
d. Trường Cao Đẳng Sân Khấu Nghệ Thuật
141. Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 1911 ở đây còn có
một địa danh nổi tiếng của TP.HCM. Bạn hãy cho biết địa danh đó là gì và xây
dựng từ năm nào?
a. Công trường Mê Linh - 1900.
b. Bến Bạch Đằng - 1900
c. Cột cờ Thủ Ngữ - 1900.
d. Bến Khánh Hội - 1900.
142. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào
ngày tháng năm nào; bản tuyên bố này được ký kết ở đâu?.
a. 8/8/1964 - tại Manila.
b. 8/8/1965 - tại Jakarta.
c. 8/8/1966 - tại Kualalupur
d. 8/8/1966 - tại Bangkok.
143. Chân dung bức tượng đồng Bác Hồ với thiếu nhi đặt trước Ủy Ban Nhân
dân thành phố hiện nay là của tác giả :
a. Họa sĩ Diệp Minh Châu
b. Họa sĩ Ca Lê Thắng
c. Họa sĩ Huỳnh Công Nhân.
d. Họa sĩ Thẫm Đức Tụ.

144. "... Những đoàn quân đẹp tựa thiên thần, đạp đỉnh Trường Sơn, vượt sóng
Cửu Long tiến về thành phố. Đêm lảnh lót tiếng ca quan họ, nghe ngọt ngào
giọng hát cải lương, hò mái đẩy ngân nga dìu dặt, giọng bài chòi tha thiết nhớ
thương. Mừng họp mặt bốn phương dũng sĩ, quê hương ta ra ngõ gặp anh
hùng...". Đó là trích đoạn của bài văn bia tại :
a. Nghĩa trang liệt sĩ thành phố.
a. Nghĩa trang liêt sĩ 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc.
b. Đền Bến Dược - Củ chi
c. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
145. Sài gòn được chính thức đổi tên là Thành Phố Hồ Chí Minh vào thời gian
nào :
a. 30/4/1976.
b. 01/5/1976.
c. 02/7/1976.
d. 02/9/1976.
146. Chùa Một cột ở Hà Nội - một di tích văn hoá lịch sử cuả dân tộc được xây
dựng dưới thời :
a. Tiền Lê
b. Lý
c. Trần
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 21


d. Hậu Lê
147. Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Saì Gòn đóng căn cứ đầu tiên tại :
a. Chiến khu rừng Sác (Cần Giờ)
b. Sóc Tà Thiết (Lộc Ninh)
c. Củ Chi.
d. 18 thôn vườn trầu.

148. Đền thờ Quốc tổ, nơi tưởng niệm các vua Hùng đặt tại :
a. Thảo cầm viên Thành Phố
b. Bảo tàng lịch sử thành phố
c. Khu du lịch văn hoá Suối Tiên
d. Cả 3 câu trên đều sai
149. Vào thế kỷ thứ 13, ai là người có công đầu đánh đuổi quân xâm lược
Nguyên Mông:
a. Trần Thủ Độ.
b. Trần Quang Khải.
c. Trần Hưng Đạo.
d. Trần Quốc Toản.
150. Dưới đây có một tác phẩm không phải của Nam Cao, đó là:
a. Đôi mắt.
b. Vợ chồng A Phủ.
c. Lão Hạc.
d. Chí Phèo.
151. "Hoàng Lê Nhất Thống Chí" là tác phẩm của ai ?
a. Khuyết danh.
b. Ngô Gia Văn Phái.
c. Nguyễn Dữ.
d. Nguyễn Trãi.
152. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX diễn ra:
a. Từ ngày 18 tháng 4 năm 2001 đến ngày 21 tháng 4 năm 2001.
b. Từ ngày 19 tháng 4 năm 2001 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001.
c. Từ ngày 20 tháng 4 năm 2001 đến ngày 23 tháng 4 năm 2001.
d. Từ ngày 21 tháng 4 năm 2001 đến ngày 24 tháng 4 năm 2001.
153. Mục tiêu "Đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đến năm
2020" được xác định trong dịp nào?
a. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII.
b. Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam giữa nhiệm kỳ VII.

c. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII.
d. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX.
154. Theo các văn kiện của đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX
thì nước ta phấn đấu đến năm 2010, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình
quân là:
a. Tăng gấp 1,5 lần với năm 2000.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 22


b. Tăng nhiều nhất gấp đôi so với năm 2000.
c. Tăng gấp đôi so với năm 2000.
d. Tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000.
155. Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001
- 2010) là:
a. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
c. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
d. Phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và
bảo vệ môi trường.
156. Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX là đại hội của:
a. Trí tuệ, Dân chủ, Đoàn kết, Đổi mới.
b. Giàu mạnh, Công bằng, Dân chủ, Văn minh.
c. Phát triển, Đoàn kết, Dân chủ, Cải cách.
d. Trí tuệ, Công bằng, Dân chủ, Đổi mới.
157. Theo đánh giá tổng quát của Đảng trong các văn kiện trình đại hội đại biểu
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX về kết quả thực hiện tình hình kinh tế-xã
hội qua 5 năm (1996-2000) là:
a. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua đã tận dụng tối đa tiềm năng và
khả năng phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều mặt khó

khăn, yếu kém.
b. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua vẫn còn thấp so với sự phát triển
trong khu vực. Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội đã từng bước được cải thiện và
tiến bộ đáng kể.
c. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua vẫn còn thấp so với tiềm năng và
khả năng phát triển. Tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều mặt khó khăn, yếu
kém.
d. Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua tương đương so với tiềm năng và
khả năng phát triển. Tình hình kinh tế-xã hội từng bước được cải thiện và phát
triển.
158. Theo đánh giá của văn kiện đại hội Đảng lần IX thì cuối năm 2000 ngành
xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp đã tạo được 3 mặt hàng chủ lực:
a. Gạo, cà phê và dầu thô.
b. Gạo, hạt điều và hàng thủy sản.
c. Gạo, tiêu và hàng thủy sản.
d. Gạo, cà phê và hàng thủy sản.
159. Theo đánh giá của văn kiện đại hội Đảng lần IX, từ năm 1995 đến năm
2000, sản lượng của một số sản phẩm quan trọng tăng nhanh. Điển hình như:
a. Sản lượng dầu thô gấp 2.1 lần, điện gấp 1.8 lần, thép cán gấp hơn 3 lần, xi măng gấp hơn 2 lần, vải các loại gấp 1.5 lần, giấy các loại gấp 1.7 lần.
b. Sản lượng dầu thô gấp 2 lần, điện gấp 3 lần, thép cán gấp hơn 3.5 lần, xi măng gấp hơn 2.5 lần, vải các loại gấp 2.5 lần, giấy các loại gấp 1.9 lần.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 23


c. Sản lượng dầu thô gấp 2.5 lần, điện gấp 2.6 lần, thép cán gấp hơn 3.3 lần, xi măng gấp hơn 2.2 lần, vải các loại gấp 1.5 lần, giấy các loại gấp 2 lần.
d. Sản lượng dầu thô gấp 2.4 lần, điện gấp 2.3 lần, thép cán gấp hơn 2.9 lần, xi măng gấp hơn 2.8 lần, vải các loại gấp 1.9 lần, giấy các loại gấp 2 lần.
160. Theo đánh giá tình hình kinh tế-xã hội đất nước trong 5 năm qua (19962000) của văn kiện đại hội Đảng lần IX thi cơ cấu các ngành kinh tế đã từng
bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: tỷ trọng nông lâm
ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 27.2% xuống còn 24.3%; Công nghiệp và xây
dựng từ 28.7% tăng lên 36.6% và dịch vụ từ 44.1% xuống còn 39.1%. Kết quả

này đã:
a. Đạt được mục tiêu đề ra trong đại hội Đảng lần thứ VIII.
b. Vượt được mục tiêu đề ra trong đại hội Đảng lần thứ VIII.
c. Vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong đại hội Đảng lần thứ VIII.
d. Đạt được một số ít mục tiêu đề ra trong đại hội Đảng lần thứ VIII.
161. Một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm (2001-2005)
là:
a. Tích cực hội nhập kinh tế khu vực, mở rộng kinh tế đối ngoại có chọn lọc.
b. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế có chọn lọc, mở rộng kinh tế đối ngoại.
c. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng tối đa kinh tế đối ngoại.
d. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại.
162. Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VII diễn ra vào thời gian
nào?
a. Từ ngày 18 tháng 12 năm 2000 đến 22 tháng 12 năm 2000.
b. Từ ngày 19 tháng 12 năm 2000 đến 23 tháng 12 năm 2000.
c. Từ ngày 20 tháng 12 năm 2000 đến 24 tháng 12 năm 2000.
d. Từ ngày 21 tháng 12 năm 2000 đến 25 tháng 12 năm 2000.
163 Theo văn kiện đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần VII thì tổng sản
phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2000 là:
a. 1360 USD.
b. 1365 USD.
c. 1370 USD.
d. 1375 USD.
164. Định hướng đến năm 2005 thì tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu
người tại thành phố Hồ Chí Minh dự kiến phải đạt là:
a. 1800 USD.
b. 1900 USD.
c. 2000 USD.
d. 2100 USD.
165. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí minh thành phố Hồ Chí Minh lần VII

nhiệm kỳ 2001 - 2005 diễn ra trong thời gian nào ?
a. Từ ngày 24/3 - 26/3/2001.
b. Từ ngày 28/4 - 30/4/2001.
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 24


c. Từ ngày 17/5 - 19/5/2001.
d. Từ ngày 01/ 6 - 03/6/2001.
166. Chương trình công tác Đoàn & phong trào thanh thiếu niên TP. Hồ chí
minh lần VII nhiệm kỳ 2001 - 2005 có mấy nhiệm vụ cơ bản ?
a. Có 3 nhiệm vụ cơ bản.
b. Có 4 nhiệm vu cơ bản
c. Có 6 nhiệm vụ cơ bản.
d. Có 7 nhiệm vụ cơ bản.
167. Khẩu hiệu hành động của thanh thiếu niên TP. Hồ Chí Minh lần VII nhiệm
kỳ 2001 - 2005 là:
a. Thanh niên thành phố rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng, nâng cao kiến
thức, xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b. Thanh niên thành phố tích cực học tập, rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng,
năng động, sáng tạo, xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
c. Thanh niên thành phố rèn luyện nhân cách, nâng cao trình độ, trau dồi lý
tưởng, năng động, xung kích trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
d. Thanh niên thành phố rèn luyện nhân cách, trau dồi lý tưởng, năng động, sáng
tạo, xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
168. Chương trình hành động cách mạng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh - TP. Hồ Chí Minh lần VII nhiệm kỳ 2001 - 2005 là:
a. Chương trình: Mưu sinh lập nghiệp, Khuyến học - tài năng; Tuổi trẻ về

nguồn; Tuổi trẻ giữ nước; Công tác xã hội; khỏe vì nước và Vi đàn em.
b. Chương trình: Vì sự phát triển của thanh niên; Xung kích vì Tổ Quốc, vì cộng
đồng; Vi đàn em; Mưu sinh lập nghiệp; Công tác xã hội và khỏe vì nước.
c. Chương trình: Vì sự phát triển của thanh niên; Xung kích vì Tổ Quốc, vì cộng
đồng; Vi đàn em; Khuyến học tài năng; Mưu sinh lập nghiệp và Công tác xã hội.
d. Chương trình: Vì sự phát triển của thanh niên; Xung kích vì Tổ Quốc, vì cộng
đồng và Vi đàn em.
169. Dự án của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - TP. Hồ Chí Minh lần
VII nhiệm kỳ 2001 - 2005 là:
a. Tham gia thực hiện chương trình 3 giảm; Tham gia hỗ trợ 18 phường xã
nghèo; Chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Tham gia
thực hiện trật tự văn minh đô thị
b. Tham gia thực hiện chương trình 3 giảm; Tham gia hỗ trợ 18 phường xã
nghèo; Chăm sóc & giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Xây dựng
trung tâm hoạt động dã ngoại thanh thiếu niên thành phố (tại Cần Giờ).
c. Tham gia thực hiện chương trình 3 giảm; Phổ cập THCS cho thanh niên;
Tham gia hỗ trợ 18 phường xã nghèo; Chăm sóc & giáo dục trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn.
d. Tham gia thực hiện chương trình 3 giảm; Xây dựng 90% phường xã có tổ
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC TỔNG HỢP
Page 25


×