Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.69 KB, 5 trang )
Sinh lý dạ dày
Dạ dày là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nối thực quản với ruột
non, dạ dày tiếp nhận thức ăn từ thực quản, nhào trộn thức ăn với
dịch vị (một hỗn hợp gồm chất nhầy, acid chlohydric, enzym tiêu
hóa) tạo thành vị chấp (chyme) – dạng thức ăn bán lỏng, dễ tiêu
hóa, rồi co bóp tống vị chấp xuống ruột non để tiêu hóa và hấp thu
Lớp niêm mạc dạ dày gồm hàng triệu tuyến dạ dày, giúp tiết
400 – 800 ml dịch vị sau mỗi bữa ăn.
Các tuyến dạ dày được cấu tạo từ 4 loại tế bào: tế bào tiết
nhầy, tế bào thành, tế bào chính và tế bào nội tiết. Mỗi loại tế bào
sản xuất một sản phẩm đặc trưng phục vụ cho quá trình tiêu hóa ở
dạ dày.
Tế bào tiết nhầy tiết ra các chất nhầy phủ bên ngoài niêm mạc
dạ dày, các chất nhày này chứa nhiều ion bicarbonat HCO3- giúp
trung hòa acid dạ dày.
Tế bào thành sản xuất 2 hoạt chất quan trọng là: yếu tố nội tại
và acid HCl. Yếu tố nội tại có thể liên kết với vitamin B12 từ đó
giúp hấp thu vitamin B12 ở ruột, vitamin B12 là một chất dinh dưỡng
có vai trò trong việc hình thành nên tế bào hồng cầu. Acid HCl giúp
bảo vệ cơ thể bằng cách giết các vi khuẩn gây hại trong thực phẩm
và giúp tiêu hóa protein bằng cách phân giải chúng thành dạng dễ
tiêu hóa hơn. Để tạo thành acid HCl, tế bào thành có một loại bơm
có tên bơm H+ hay bơm proton giúp bơm các ion H+ vào dịch vị tạo
nên acid HCl.
Tế bào chính sản xuất 2 loại enzym quan trọng: pepsinogen và