Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

DÂN CHỦ xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 17 trang )

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


Nội dung
I. Khái niệm dân chủ XHCN
II. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
III.Quá trình đổi mới nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
IV. Một số vấn đề nảy sinh trong việc thực hành dân chủ trực tiếp
V. Một số giải pháp


I. Khái niệm
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình
thức tổ chức nhà nước của giai
cấp công nhân với hệ thống chính
trị tương ứng mà đặc trưng cơ bản
là thừa nhận quyền lực chính trị
của giai cấp công nhân, của quảng
đại quần chúng nhân dân lao
động.
- Nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa là một
tập hợp các thiết chế nhà nước, xã hội
được xác lập, vận hành và từng bước
hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện
trên thực tế, ngày càng đầy đủ các
quyền lực chính trị của giai cấp công
nhân, của các giai cấp và các tầng lớp
nhân dân khác và của toàn xã hội.



II. Đặc điểm cơ bản của nền dân chủ XHCN
1.Là nền dân chủ mang tính lịch sử
2.Là nền dân chủ mang bản chất giai cấp của giai
cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ đại chúng,
dân chủ cho đại đa số.
3.Là nền dân chủ có tinh chất dân tộc, đồng thời lại
mang tính nhân loại.
4. Là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử- là nền
dân chủ tự tiêu vong.


III. Quá trình đổi mới nền dân chủ ở Việt Nam
1. Thứ nhất, chế độ dân
chủ xã hội chủ nghĩa
hiện nay là chế độ dân
chủ đầu tiên trong lịch
sử chính trị của Việt
Nam


2. Chế độ dân chủ đầu tiên của Việt Nam được xác lập
thông qua quá trình đấu tranh giành và giữ độc lập dân
tộc với xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ người Việt
Nam chứ không phải thông qua con đường dân chủ nghị
trường như nhiều nước khác trên thế giới


3. Quá trình xây dựng và phát triển
nền dân chủ ở Việt Nam phải luôn
hoàn thiện, phải kết hợp giữa tiêu

chí và thực tế để nền dân chủ của ta
được trọn vẹn.


4. Nguyên tắc nhất
nguyên chỉ có một giai
cấp lãnh đạo nền dân
chủ thông qua chính
đảng của nó, là phù hợp
với quá trình phát triển
của Việt Nam.


5. Quá trình
phát triển dân
chủ ở Việt Nam
là kết quả của
toàn bộ hệ
thống chính trị,
toàn dân cùng
tham gia


IV. Một số vấn đề nảy sinh trong việc thực
hành dân chủ trực tiếp
1.

2.

Vấn đề tính hình thức


Tính hình thức có nghĩa là một
việc chỉ được thực hiện bên ngoài
hay trên bề mặt, nhưng không có
sự thay đổi thực chất.

Nguyên nhân: Thiếu nguồn lực.
Vấn đề người tham gia

Hiện nay có một số ý kiến cho
rằng người dân thụ động và không
mong muốn tham gia tích cực vào
công tác quản lý ở địa phương.

Nguyên nhân: Pháp lệnh còn hạn
chế và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
vẫn chưa có khả năng thực hiện
toàn diện những nhiệm vụ mà
Pháp lệnh giao cho họ.


V. Một số giải pháp
1.

Tăng cường khuôn khổ pháp lý cho Pháp
lệnh và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở



Nhận thức của không ít chính quyền địa

phương, lãnh đạo cơ quan và doanh
nghiệp, kể cả người dân về Pháp lệnh còn
hạn chế, coi Pháp lệnh này chỉ là một
chính sách như bao chính sách khác.



Cần xác định rõ vị trí của Pháp lệnh hay
Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trong
mối quan hệ với những chính sách hay
phong trào xã hội khác.


2. Tạo động cơ khuyến khích cho
việc tham gia thực hành dân
chủ trực tiếp ở cơ sở
 Hiện nay, động cơ khuyến
khích dân chủ trực tiếp còn
hạn chế, đối với cả người dân
và cán bộ.
 Nên áp dụng các biện pháp
khuyến khích không chỉ với
các cán bộ dân cử mà cả đối
với các tổ chức đoàn thể để họ
tham gia nhiều hơn vào công
tác quản lý ở địa phương.


3. Tạo điều kiện và tạo quyền cho
người dân tham gia





Tạo điều kiện để công dân có
quyền hợp pháp của họ theo Pháp
lệnh và các văn bản quy phạm pháp
luật khác sẽ đòi hỏi nhiều cố gắng
của Nhà nước, các tổ chức đoàn
thể.
Thực tế cho thấy, ở những nơi có
sự hợp tác hiệu quả giữa các tổ
chức dựa vào cộng đồng, các tổ
chức chính trị - xã hội với các thể
chế chính quyền ở cấp xã, huyện và
tỉnh thì người dân có thể phát huy
được quyền làm chủ của mình.


4.

Mở rộng các vị trí bầu cử


Một vấn đề đang được thảo luận ở Việt Nam là có nên để người dân trực
tiếp bầu chọn chủ tịch UBND xã không.



Một số nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, các cán bộ do người dân lựa

chọn trực tiếp được tôn trọng hơn, thực hiện chức trách, nhiệm vụ hiệu
quả hơn.

5.

Xây dựng một số thể thức bầu cử dân chủ


Vấn đề nổi cộm nhất ở Việt Nam hiện nay là tình trạng “bỏ phiếu đại
diện”, nghĩa là người đứng đầu hộ gia đình hoặc đại diện của một hộ bỏ
phiếu cho tất cả mọi thành viên có quyền bỏ phiếu trong gia đình.



Việc công khai quá trình đề cử sẽ khuyến khích được người dân tham gia
nhiều hơn vào bầu cử và sàng lọc những quan chức làm việc kém hiệu
quả, không trung thực trong danh sách đề cử.


6.

Mở rộng các hình thức tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND tỉnh,
thành phố và đại biểu Quốc hội


Cần tăng số lượng và chất lượng đại biểu chuyên trách HĐND tỉnh,
thành phố để giám sát ở cơ sở, và cần đào tạo để đại biểu chuyên
trách trở nên chuyên nghiệp trong hoạt động.




Cần khuyến khích việc tạo thêm các kênh tiếp xúc giữa cử tri với
đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, thành phố thông qua các
đường dây nóng hoặc các biện pháp khác nhằm tăng cường sự tham
gia và củng cố lòng tin của người dân.


7.

Tăng cường năng lực đáp ứng của chính quyền các cấp và doanh
nghiệp nhà nước trong việc phát huy dân chủ trực tiếp
 Hiện vẫn tồn tại quan niệm coi vấn đề cải thiện dân chủ trực tiếp
chỉ là chức trách của chính quyền cấp cơ sở (cấp xã), còn các cơ
quan, doanh nghiệp hầu như không liên quan trực tiếp.
 Do đó, cần thực hiện dân chủ trực tiếp một cách đồng bộ ở cấp xã,
và ở cả cơ quan, doanh nghiệp.


CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ QUAN TÂM THEO
DÕI
XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN!!!
NHÓM 3

www.theme
gallery.com




×