Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng năm 2017 và những nhận xét, đánh giá của tác giả về vấn đề nêu trên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.59 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của đất nước thì nhu cầu về
vốn cũng ngày một tăng. Tổ chức tín dụng là một trong những trung gian tài chính
ngày càng cho thấy vai trò của mình. Và để có được nguồn vốn phục vụ kinh doanh
thì các tổ chức tín dụng chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động. Cho nên, nghiệp vụ
huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng của tổ chức tín dung. Pháp luật
quy định có bốn hình thức huy động vốn cho tổ chức tín dụng. Trong đó, huy động
vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá là hình thức mang lại hiểu quả
cao, và rất cần thiết cho các tổ chức tín dụng. Để tìm hiểu rõ vấn đề này em xin
chọn đề bài số 07: “ Tìm hiểu pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát
hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng năm 2017 và những nhận xét, đánh giá
của tác giả về vấn đề nêu trên”.

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về huy động vốn thông qua hoạt động phát hành

giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
1. Khái niệm
1.1.
Huy động vốn
Huy động vốn là việc các tổ chức tín dụng sử dụng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi,
phát hành giấy tờ có gái, thanh toán và các nghiệp vụ ngân hàng khác để huy động
những nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổ chức tín dụng. Bản
chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, tổ chức tín dụng
chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng
hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kì hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.
1.2.


Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng

1


Theo Điều 2 Thông tư 34/2013 TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 quy
định về phát hành kì phiếu, tín thiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái thiếu trong nước của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hành nước ngoài quy định như sau: Kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng
xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm:
- Kỳ phiếu: là giấy tờ có giá ngắn hạn thể hiện cam kết trả tiền vô điều kiện cho
người lập phiếu phát ra trong đó xác nhận trả một số tiền nhất định cho người thủ
hưởng quy định trên kì phiếu hoặc theo lệch của người này trả cho người khác.
- Tín phiếu: là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng (ngoài ra có Ngân hàng nhà
nước, Kho bạc nhà nước, Doanh nghiệp) phát hành nhằm mục đích huy động vốn
ngắn hạn.
- Chứng chỉ tiền gửi: Giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành chứng nhận người
sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng để huy động vốn các tổ chức và cá nhân
khác.
- Trái phiếu: giấy tờ có giá quy định nghĩa vụ của ngân hàng phải trả cho người
nắm giữ (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường trong những khoảng thời
cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi đáo hạn.
2. Đặc điểm
- Tổ chức tín dụng huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá phải có trách
nhiệm công bố công khai về việc phát hành giấy tờ có giá theo quy định, phải thanh
toán tiền gốc và lại đúng hạn và đầy đủ cho người sở hữu giấy tờ có giá và phải
thực hiện chế độ báo cáo kết quả phát hành cho Ngân hàng nhà nước theo quy định

của pháp luật.

2


- Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành được chuyển nhượng quyền sở
hữu dưới các hình thức theo quy định của pháp luật dân sự như mua, bán, cho, trao
đổi, thừa kế, cầm cố, thế chấp,…
- Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các
mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu. Đối với
kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thì phải phát hành theo hình thức chứng chỉ
được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng phát hành với người mua.
Còn đối với mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in
sẵn trên trái phiếu. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người
mua.
3. Phân loại
-

Theo thời gian:

Bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn như kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
ngắn hạn với thời hạn dưới 1 năm. Giấy tờ có giá dài hạn như trái phiếu, chứng chỉ
tiền gửi dài hạn với thời hạn từ 1 năm trở lên
-

Theo quyền sở hữu:

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành có thể thể hiện dưới hình thức
chứng chỉ hoặc ghi sổ, có thể là loại giấy tờ có ghi danh hoặc vô danh. Giấy tờ có

giá ghi danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi
tên người sở hữu và chủ sở hữu phải cung cấp giấy tờ thể hiện quyền sở hữu của
mình. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ
không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người
nắm giữ giấy tờ có giá nên có thể linh hoạt khi chuyển nhượng.

3


II.

Pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có

giá do tổ chức tín dụng phát hành
1. Khái niệm hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
1.1.
Khái niệm
Phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là hoạt động phát hành các loại
giấy tờ có giá theo quy định, trong đó, tổ chức tín dụng cam kết tả gốc, lãi cho
người mua sau thời gian nhất định nhằm mục đích huy động vốn.
1.2.

Đặc điểm
Về bản chất pháp lí: việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng thực

chất là một hành vi tổ chức tín dụng vay tiền của khách hàng thông qua hành vi
gián tiếp là bán giấy tờ có giá cho khách hàng. Cụ thể, trong quan hệ giao dịch này,
tổ chức tín dụng không có quyền sở hữu đối với giấy tờ có giá như giao dịch muabán trong dân sự. Trước khi giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng chuyển giao cho
khách hàng sở hữu như một chúng thư xác nhận quyền chủ nợ và tổ chức tín dụng
cũng chưa nhận được khoản tiền do khác hàng chuyển giao thì các chứng từ này

chưa có giá trị thực tế. Chỉ khi khách hàng chấp nhận trao đổi chứng thư đó với tổ
chức tín dụng bằng khoản tiền tương ứng thì khi đó chứng thư này mới trở thành
“giấy tờ có giá”.
Về đối tượng của giao dịch phát hành giấy tờ có giá: Đối tượng của giao
dịch này thực chất là khoản tiền mà khác hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu cho tổ
chức tín dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoản trả cho khách hàng sau một
thời gian nhất định và có kèm theo khoản lãi do các bên thỏa thuận. Chứng thư là
hình thức của giao dịch để chứng minh quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên trong
quan hệ giao dịch.
Về tư cách pháp lí: trong giao dịch phát hành giấy tờ có giá thì tổ chức tín
dụng có tư cách là người vay, còn khách hàng có tư cách là người cho vay hay chủ

4


nợ của tổ chức tín dụng. Mặc dù có tư cách là người cho vay nhưng giao dịch này
được ngân hàng và khách hàng xác lập thông qua hợp đồng có thời hạn xác định
nên theo nguyên tắc thì người cho vay không có quyền rút vốn trước kì hạn như khi
gửi lãi ngân hàng.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, nguồn vốn huy động thông qua hoạt động
phát hành giấy tờ có giá giữ vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh
doanh của tổ chức tín dụng. Đây là nguồn vốn có xu hướng ngày càng gia tăng, phù
hợp với xu hướng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao
chất lượng dịch vụ của tổ chức tín dụng.
2.

Đối tượng được phát hành giấy tờ có giá

Theo Điều 4 Thông tư 34/2013 TT-NHNN thì đối tượng được phát hành giấy tờ
có giá bao gồm:

-

Ngân hàng thương mại.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để

-

huy động vốn từ tổ chức.
Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành giấy tờ có giá theo quy định tại

Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Nguyên tắc phát hành giấy tờ có giá
3.1.
Đối với kỳ phiếu. tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi
Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành với điều kiện tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm
an toàn và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (Điều 19 Thông tư 34/2013 TTNHNN)
Các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà TCTD, chi nhành ngân hàng nước ngoài phải duy
trì bao gồm: Tỷ lệ khả năng cho tra; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao
hơn theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì ; Tỷ lệ tối đa của

5


nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Trạng thái
ngoại tệ, vàng tố đa so với vốn tự có; Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; Các
tỷ lệ gửi trung, dài hạn so với tổng dự nợ cho vay trung hạn, dài hạn (Khoản 1 Điều
130 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
3.2.

3.2.1.

Đối với trái phiếu
Chào bán trái phiếu ra công chúng

Việc chào bán trái phiếu ra công chúng phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có mức vón điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kí chào bán từ
mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán, không có các khoản
nợ phải trả quá hạn trên một năm
- Có phương án thanh toán, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt
chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công
ty thông qua
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về
điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
và các điều kiện khác
Việc chào bán trái phiếu ra công chúng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài còn phải được ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận phương án phát
hành trái phiếu. Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận phương án phát hành
trái phiếu một lần trong một năm tài chính.
3.2.2.

Phát hành trái phiếu riêng lẻ

Đối với trái phiếu không chuyển đối

6



- Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày doanh
nghiệp chính thức đi vào hoạt động
- Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền trước năm phát hành
phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc tổ
chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài
chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cóa kiểm toán nêu ý
kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước
ngày 01 tháng 04 hàng năm chưa có báo cáo tài chính của năm liền kề được kiểm
toán thì phải có: Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi; Báo cáo tài chính quý gần nhất với
két quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán(nếu có); Báo cáo tài
chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội
đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ
hoạt động của công ty
- Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế về đảm bảo an toàn
trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp
luật chuyên ngành
- Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
và chấp thuân: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản tri, Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn
cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ
Đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền: Doanh
nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện như trái phiếu không chuyển đổi
còn cần các điều kiện sau đây:
- Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm
theo chứng quyền

7



- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành
- Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng
- Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái
phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của TCTD do nhà nước sở hữu trên 50% vốn
điều lệ phải được ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận phương án phát hành
trái phiếu một lần trông một năm tài chính.
4.

Phương thức phát hành giấy tờ có giá

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện phát
hành giấy tờ có giá theo các phương thức: trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành,
đại lý phát hành, đấu thầu (Khoản 1 Điều 13 Thông tư 34/2014 TT- NHNN)
4.1.

Trực tiếp phát hành

TCTD trực tiếp tổ chức thực hiện phát hành giấy tờ có giá cho phù hợp với đặc
điểm, điều kiện của TCTD.
4.2.

Bão lãnh phát hành

Chủ thể thực hiện: các công ty chứng khoán và các tổ chức khác (trừ tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng) được
phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành theo quy định của pháp luật.
Phương thức thực hiện:
-


Việc bảo lãnh phát hành giấy tờ có giá do một hoặc một số tổ chức đồng thời

-

thực hiện
Trường hợp nhiều tổ chức cùng thực hiện bảo lãnh thì thực hiện theo phương
thức đồng bảo lãnh

8


-

Tổ chức bão lãnh phát hành thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh với tổ

-

chức tín dụng
Phí bảo lãnh do TCTD phát hành thỏa thuận với tổ chức bảo lãnh phát hành

giấy tờ có giá
4.3.
Đại lý phát hành
Chủ thể thực hiện: gồm các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng (trừ công ty
cho thuê tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được
phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành theo quy định của pháp luật.
Phương thức thực hiện:
-


TCTD phát hành giấy tờ có giá có thể ủy quyền cho một hoặc một số tổ chức

-

cùng làm nhiềm vụ đại lý phát hành giấy tờ có giá
Tổ chức đại lý phát hành thực hiện bán giấy tờ có giá cho người mua giấy tờ
có giá theo đúng cam kết với TCTD phát hành. Trường hợp không bán hết,

-

đại lý phát hành được tar lại cho TCTD phát hành số giấy tờ có giá còn lại.
Phí đại lý phát hành giấy tờ có giá do TCTD phát hành thỏa thuận với tổ

chức đại lý phát hành giấy tờ có giá
4.4.
Đấu thầu
Chủ thể thực hiện: gồm các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng (trừ công ty
cho thuê tài chính), chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được
phép cung cấp dịch vụ đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Phương thức thực hiện:
-

TCTD phát hành giấy tờ có giá được lựa chọn các hình thức phát hành sau:

+ Đấu thầu trực tiếp tại TCTD phát hành giấy tờ có giá
+ Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian

9



+ Đấu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng
khoán
-

TCTD tự quyết định hình thức đấu thầu giấy tờ có giá và xây dựng quy trình

-

đấu thầu cụ thể cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh doanh của mình.
Việc tổ chức đấu thầu phải đảm bảo nguyên tắc bí mật về thông tin của các tổ
chức, cá nhân tham gia đấu thầu và bảo đảm bình đẳng giữa các tổ chức, các

-

nhân tham gia đấu thầu
Phí đấu thầu giấy tờ có gái do TCTD phát hành thỏa thuận với tôt chức được

III.

ủy quyền tổ chức đấu thầu.
Đánh giá ,nhận xét pháp luật về hoạt động huy động vốn thông qua

1.

hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Đánh giá, nhận xét về hoạt động huy động vốn thông qua hình thức phát
hành giấy tờ có giá của một số tổ chức tín dụng quý II năm 2017

Các số liệu dưới đây được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của ngân hàng

BIDV, Vietcom Bank, Vietin Bank, VP Bank và MB Bank được công bố trên
website chính thức của các ngân hàng.
Bảng 1: Thống kê số nợ phải trả thông qua hoạt động nhận tiền gửi và phát
hành giấy tờ có giá quý IV năm 2016 (31/12/2016)
Ngân hàng

Nhận tiền gửi(triệu đồng)

BIDV
Vietcombank
Vietinbank
VP Bank
MB Bank

726.021.696
590.514.344
655.060.148
123.787.572
194.812.397

Phát hành giấy tờ có
giá(triệu đồng)
55.445.705
10.286.376
23.849.453
48.650.527
2.366.953

Bảng 2: Thống kê số nợ phải trả thông qua hoạt động nhận tiền gửi và phát
hành giấy tờ có giá quý II năm 2017 (30/6/2017)


10


Ngân hàng

Nhận tiền gửi(triệu đồng)

BIDV
Vietcombank
Vietinbank
VP Bank
MB Bank

811.512.264
649.747.438
666.327.688
129.614.198
203.309.909

Phát hành giấy tờ có
giá(triệu đồng)
66.642.041
13.037.014
23.870.675
65.828.432
2.758.538

Thông qua hai bảng số liệu trên, rút ra được những đánh giá, nhận xét cơ bản sau:
Huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá được các TCTD

sử dụng phổ biến và tạo được nguồn vốn lớn cho TCTD, đặc biệt là đối với ngân
hàng BIDV và VP Bank đã có được nguồn vốn lớn, lần lượt lên tới 66.642.041;
65.828.432 triệu đồng. Các ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, MB
Bank cũng thu được thêm những nguồn vốn 13.037.014 ; 23.870.675; 2.758.538
triệu đồng. Đặc điểm của hoạt động phát hành giấy tờ có giá là giúp các ngân hàng
này huy động được khoản vay trung và dài hạn để phục vụ cho các khoản đầu tư
trung và dài hạn của mình mà chỉ có thể huy động được từ việc nhận tiền gửi. Đồng
thời, qua báo cáo tài chính hợp nhất nhiều năm ngân hàng liên tiếp của nhiều ngân
hàng khác nữa thì lượng vốn huy động được từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá
của ngân hàng đa số chỉ xếp sau huy động vốn từ nhận tiền gửi và nguồn vốn huy
động từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá cũng ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, nhìn vào hai bảng trên thì ta cũng thấy được sự chênh lệch vẫn
còn rất lớn giữa huy động vốn nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Ví dụ
Ngân hàng BIDV hoạt động nhận tiền gửi thu được nguồn vốn vô cùng lớn
811.512.264 triệu đồng, phát hành giấy tờ có giá thu được 66.642.041 triệu đồng.
Lượng vốn này cũng gần bằng vốn huy động được của VP Bank là 65.828.432 triệu
đồng. Nhưng chệnh lệch giữa huy động vốn thông qua nhận tiền gửi và phát hành
giấy tờ có giá cũng là rất lớn, phát hành giấy tờ có giá chỉ bằng 8,1% so với nhận

11


tiền gửi. Hoặc điểm hình như Vietcombank, vốn từ nhận tiền gửi lên đến
649.747.438 triệu đồng nhưng vốn huy động từ hoạt động phát hành giấy tờ có giá
lại rất thấp, chỉ có 13.037.014 triệu đồng, chỉ khoảng 2%.
Thống kê từ quý IV năm 2016 và quý II năm 2017 thì chênh lệch giữa hai
kênh huy động vốn dường như vẫn không có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, dựa vào
những còn số trên, ta có thể chia BIDV, Vietcombank. Vietinbank, VP Bank, MB
Bank thành các nhóm theo tỷ lệ huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá và nhận
tiền gửi như sau: Nhóm 1, chiếm tỷ lệ thấp nhất là Vietcom Bank, Vietin Bank bằng

khoảng 2-4%, các ngân hàng này dường như ưu tiên chia đều các kênh huy động
vốn, vì tỷ lệ huy động vốn từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
cũng khá cao, xấp xỉ bằng hoạt động phát hành giấy tờ có giá. Nhóm hai, BIDV và
MB Bank khoảng 8-10% , tức là cũng chỉ có hoạt động huy động vốn cho thông
qua phát hành giấy tờ có giá hơn một chút, nhưng cơ bản các TCTD này cũng chia
đều nguồn vốn từ các kênh huy động khác nữa. Nhóm ba, với tỷ lệ huy động vốn
phát hành giấy tờ có giá cao vượt trội là VP Bank với khoảng 50%, tỷ lệ phát hành
giấy tờ có giá cao cũng đồng thời giảm bớt khoản huy động vốn từ các kênh huy
động khác, các khoản vay tổ chức tín dụng khác của ngân hàng này là 15.835.898
triệu đồng và khoản nợ vay ngân hàng nhà nước và Chính phủ là 1.103.686 triệu
đồng.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mức
độ cao, mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại vào
năm 2020 ngoài vai trò đi đầu của ngân hàng Nhà nước thì TCTD cũng góp phần
rất quan trọng. TCTD là đầu tàu cung cấp nguồn vốn để doanh nghiệp phát triển.
Để phát huy vai trò của mình, TCTD cần phải chủ động việc huy động vốn từ vốn
nhãn rỗi của nền kinh tế. Các TCTD ở nhóm ba cần tiếp tục phát huy khả năng huy
động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá như đã có. Các TCTD

12


thuộc nhóm một như Vietcom Bank cần tích cực cải thiện chủ động hoạt động huy
động vốn hơn, để có thêm được nguồn vốn, ổn định lâu dài hơn là những nguồn
vốn vay từ Ngân hàng nhà nước và các TCTD khác.
2.

Đánh giá, nhận xét về quy dịnh của pháp luật huy động vốn thông qua
hoạt động phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng


Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của
các TCTD và được quy định cụ thể, chi tiết tại các văn bản pháp luật. Giao dịch
phát hành giấy tờ có giá lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh ngân hàng, Hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hiện nay, Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy
định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chửng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, văn bản này vẫn
có một số điểm chưa hoàn thiện nên đã có sửa đổi, bổ sung. Sự ra đời của Thông tư
16/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 34/2013/TT-NHNN, các nhà làm
luật đã khắc phục được những chồng chéo quy định phát hành giấy tờ có giá của
Thông tư 34/2013/TT-NHNN với Luật chứng khoán sửa đổi, bổ sung năm 2010;
Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán; Luật doanh
nghiệp 2014; Nghị định số 90/2011/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh
nghiệp.
Theo Thông tư 34 quy định, một trong các điều kiện phát hành trái phiếu của tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là phải được sự chấp thuận của
ngân hàng nhà nước (khoản 6 Điều 20). Thông tư 16/2016 đã sửa đổi điều khoản
này theo hướng giao quyền chủ động quyết định hoạt động kinh doanh lớn hơn cho
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tạo điều kiện để các tổ chức
tín dụng hợp tác phát triển dễ dàng hơn, phù hợp với mục tiêu hội nhập của đất
nước.

13


Những quy định về pháp luật huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy
tờ có giá của tổ chức tín dụng năm 2017 cơ bản cho ta thấy được rằng những quy
định của pháp luật khá đầy đủ, cụ thể, tạo nên hành lang pháp lí cho các TCTD hoạt
động một cách có hiệu quả nhất.
Mặc dù các quy định của pháp luật có đầy đủ và cụ thể đến mấy đi chăng nữa
thì pháp luật vẫn luôn phải thay đổi theo sự pháp triển của xã hội, thay đổ theo nền

kinh tế. Cho nên nhưng quy định về huy động vốn thông qua hoạt động pháp hành
giấy tờ có giá hiện nay tuy đầy đủ nhưng sau này vẫn có thể venh so với thực tế.
Điều này có thể được khắc phục bằng sự theo dõi sát sao của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cũng như những sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
Và quan trọng hơn nữa chính là ở khả năng của các tổ chức tín dụng cần liên tục
thích nghi với sự biến đổi của nền kinh tế để có những mục tiêu, chiến lược phát
triển cho phù hợp.

KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là một trong những
biện pháp huy động vốn đem lại hiệu quả cao nhất, đáp ứng được cho nhu cầu
nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn này ngày một gia
tăng nên cũng đòi hỏi các tổ chức tín dụng cần cải tiến, nang cao hơn nữa chất
lượng dịch vụ cũng như phát huy sự chủ động trong hoạt động huy động vốn để
xứng đang với vai trò và nhiệm vụ của mình trong nền kinh tế hiện đại.

14



×