Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 159 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

-------------------------------

TẬP THỂ KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
(Lưu hành nội bộ)

Hưng Yên, 2015


LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ giáo dục (Educational Technology) là lĩnh vực nghiên cứu khoa
học chưa được làm rõ ở nước ta. Công nghệ giáo dục không đơn thuần là công nghệ
hóa quá trình giáo dục, cũng không là ứng dụng tâm lí để tạo ra các sản phẩm cho
giáo dục. Công nghệ giáo dục là rộng hơn, nó là tổ hợp của ba thành phần: học tập,
sư phạm và công nghệ để tạo ra những sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đối với cách
mọi người sống, truyền đạt và học tập. Thế kỉ 21, mọi cá nhân có thể tìm được
thông tin thông qua ba hồ chứa hiện đại của thông tin là: 1/ Các lớp học trực tuyến
(Online Classrooms); 2/ Các mạng xã hội (Social Networks); 3/ Các nền tảng thực
tế ảo (Virtual Reality Learning Platforms). Hiện nay, có rất nhiều nhà trường, công
ty giáo dục đang tập trung nghiên cứu, thiết kế, cung cấp đa dạng các dịch vụ giáo
dục nhằm phục vụ hiệu quả cho việc học tập của người học.
Cuốn sách này được biên soạn làm tài liệu học tập nhằm cung cấp cho sinh
viên sư phạm những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ giáo dục, đồng thời là tài
liệu tham khảo cho các giáo viên/ kĩ thuật viên đang thiết kế và vận hành các hệ
thống công nghệ giáo dục trong nhà trường và công ty giáo dục. Cuốn sách này
gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung về công nghệ giáo dục. Phần này


trình bày khái quát về lịch sự phát triển của công nghệ giáo dục, làm rõ bản chất,
đặc điểm, cách tiếp cận công nghệ giáo dục. Chương 2: Thiết kế công nghệ giáo
dục. Phần này trình bày chi tiết về ba thành phần của công nghệ giáo dục là: 1/ Học
tập (cách mọi người sẽ học tập trong công nghệ giáo dục); 2/ Sư phạm (chiến lược
sư phạm và thiết kế dạy học trong công nghệ giáo dục); 3/ Công nghệ (những công
cụ nhận thức và công nghệ multimedia trong công nghệ giáo dục). Chương 3: Các
hệ thống và mô hình công nghệ. Phần này trình bày các hệ thống và mô hình công
nghệ giáo dục hiện đại dựa trên nền tảng Web 2.0.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong biên soạn nhưng kinh nghiệm chưa nhiều
và sự hiểu biết còn chưa thấu đáo nên tài liệu này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tập thể tác giả kính mong quí học giả góp ý chân thành để tài liệu được hoàn
chỉnh hơn trong các lần tái bản sau.
Tập thể tác giả

i



MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC...... 1
1.1. Khái niệm công nghệ giáo dục ............................................................................. 1
1.1.1. Khái lược về lịch sử phát triển ............................................................................. 1
1.1.2. Bản chất của công nghệ giáo dục ........................................................................ 7
1.1.2.1. Bản chất của công nghệ .................................................................................... 7
1.1.2.2. Bản chất của giáo dục ....................................................................................... 9
1.1.2.3. Bản chất của công nghệ giáo dục .................................................................. 11
1.2. Đặc điểm của công nghệ giáo dục ..................................................................... 14
1.3. Vai trò của công nghệ giáo dục trong quá trình dạy học và học tập ........ 17
1.4. Phân loại công nghệ giáo dục ............................................................................. 19
1.4.1. Theo nội dung và truyền thông .......................................................................... 19

1.4.2. Theo kiểu học tập ................................................................................................ 20
1.4.3. Theo kiểu tương tác ............................................................................................. 21
1.5. Những cách tiếp cận công nghệ giáo dục......................................................... 22
1.5.1. Tiếp cận phần cứng (Hardware approach) ....................................................... 22
1.5.2. Tiếp cận phần mềm (Software Approach) ....................................................... 22
1.5.3. Tiếp cận hệ thống (Systems Approach) ............................................................ 25
1.6. Điều kiện thiết kế công nghệ giáo dục .............................................................. 27
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ G IÁO DỤC ......................................... 30
2.1. Học tập .................................................................................................................... 30
2.1.1. Lí thuyết học tập .................................................................................................. 30
2.1.1.1. Thuyết hành vi (Behaviorism)......................................................................... 30
2.1.1.2. Thuyết nhận thức (Cognitivism) ..................................................................... 31
2.1.1.3. Thuyến kiến tạo (Constructivism) .................................................................. 33
2.1.2. Phương thức học tập (kiểu học tập) .................................................................. 35
2.2. Sƣ phạm .................................................................................................................. 38
2.2.1. Chiến lược sư phạm (Pedagogic strategy) ........................................................ 38
2.2.1.1. Các kiểu chiến lược sư phạm .......................................................................... 38
2.2.1.2. Chương trình hướng dẫn (Programmed instruction) .................................. 43
2.2.1.3. Học tập dựa vào vấn đề (Problem-based learning)..................................... 45
2.2.1.4. Học tập dựa vào nghiên cứu trường hợp (Case-based learning) .............. 50
2.2.1.5. Học tập dựa vào truy vấn (Inquiry-based learning) .................................... 54
2.2.1.6. Học tập dựa vào dự án (Project-based learning) ........................................ 58
2.2.1.7. Học tập khám phá (Discovery learning) ....................................................... 63
2.2.2. Thiết kế dạy học (Instructional Design) ........................................................... 66
2.2.2.1. Thiết kế dạy học là gì ....................................................................................... 66
2.2.2.2. Mô hình ADDIE................................................................................................ 69
2.2.2.3. Mô hình Dick & Carey .................................................................................... 72
2.2.2.4. Mô hình ASSURE ............................................................................................. 74
2.2.2.5. Mô hình ARCS .................................................................................................. 77
2.2.2.6. Mô hình Hannafin & Peck .............................................................................. 79

2.3. Công nghệ ............................................................................................................... 81
2.3.1. Công cụ nhận thức (cognitive tools) ................................................................. 81
i


2.3.1.1. Công cụ nhận thức là gì .................................................................................. 81
2.3.1.2. Sử dụng công cụ nhận thức ............................................................................ 83
2.3.1.3. Những công cụ nhận thức phổ biến............................................................... 85
2.3.2. Công nghệ Multimedia ....................................................................................... 93
2.3.2.1. Phương tiện truyền thông (Media) ................................................................ 93
2.3.2.2. Công nghệ Multimedia .................................................................................... 95
2.3.2.3. Những công nghệ Multimedia phổ biến cho giáo dục ................................ 97
CHƢƠNG 3: CÁC HỆ THỐNG VÀ MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
HIỆN ĐẠI .................................................................................................................... 107
3.1. Các hệ thống công nghệ giáo dục hiện đại dựa vào Web .......................... 107
3.1.1. Hệ thống quản lí học tập (Learning Management System - LMS)............. 107
3.1.1.1. Khái niệm của LMS ....................................................................................... 107
3.1.1.2. Các mô hình sử dụng LMS ........................................................................... 109
3.1.1.3. Lợi ích và xu hướng phát triển của LMS .................................................... 115
3.1.2. Hệ thống quản lí nội dung học tập (Learning Content Management System LCMS)........................................................................................................................... 117
3.2. Các mô hình công nghệ chuyển giao (Technology Transfer) ................... 120
3.2.1. Chương trình hướng dẫn dựa vào Web (Web-based Programmed
Instruction).................................................................................................................... 120
3.2.2. Đào tạo dựa vào máy tính (Computer-based Traing) ................................... 121
3.2.3. Trình bày Multimedia (Multimedia Presentations) ...................................... 121
3.3. Các mô hình công nghệ dạy kèm (Technology Tutoring) ......................... 122
3.3.1. Học tập dựa vào máy tính (Computer-based learning) ................................ 122
3.3.1.1. Hệ thống dạy kèm thông minh (Intelligent Tutoring Systems) ................. 122
3.3.1.2. Mô phỏng (Simulation) và Thế giới vi mô (Microworld) ......................... 124
3.3.2. Dạy kèm trực tuyến sử dụng LMS (E-Tutoring using LMS) ...................... 126

3.3.3. Học tập hợp tác qua máy tính (Computer-supported collaborative learning)
........................................................................................................................................ 128
3.3.4. Hội nghị truyền hình (Videoconferencing) .................................................... 130
3.4. Các mô hình công nghệ huấn luyện (Technology Coaching) ................... 131
3.4.1. Huấn luyện trực tuyến sử dụng LCMS (E-Coaching using LCMS) .......... 131
3.4.2. Công nghệ di động hợp tác (Collaborative Mobile Technology) ............... 134
3.4.3. Mạng xã hội (Social Network) ........................................................................ 135
3.5. Một số phần mềm thiết kế bài giảng E-learning phổ biến ........................ 135
3.5.1. Adobe Presenter ................................................................................................ 135
3.5.2. LectureMaker .................................................................................................... 138
3.6. Các công nghệ CSCL (Computer-Supported Collaborative Learning) 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 146

ii


iii



CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm công nghệ giáo dục
1.1.1. Khái lược về lịch sử phát triển
Công nghệ giáo dục là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới. Mục đích của công
nghệ giáo dục là giúp mọi người học tập theo nhiều con đường một cách dễ dàng hơn,
nhanh hơn, chắc chắn hơn và ít tốn kém hơn. Nếu xem
lại lịch sử phát triển của công nghệ giáo dục thì nó có
nguồn gốc xa xưa, có thể bắt đầu từ những công cụ xuất
hiện rất sớm như các bức tranh trên vách hang [59]
[64], phát minh ra giấy viết (2000 năm TCN tại Trung

Quốc và năm 750 SCN tại Châu Âu), sau đó là ngành in
(nghề in khắc gỗ đã có ở Trung Quốc từ thế kỷ VI , ở
Châu Âu là từ thế kỷ XII), các loại bàn phím để tính

Hình 1.1. Bàn tính sử dụng

toán, viết chữ trên bảng đen đã được sử dụng cách đây

cho lớp học trong thế kỉ 20

ít nhất hàng nghìn năm, sách và tờ rơi đã giữ một vai trò
nổi bật trong giáo dục thông qua những lời giảng của nhà giáo [6].
Đầu thế kỉ 20, các máy nhân bản như máy in giấy nến Gestetner (được phát
minh bởi David Gestetner và sản xuất chiếc máy đầu tiên ở nước
Anh năm 1906) và các thiết bị khuôn in (là những tấm mỏng
bằng bìa các tông, nhựa hoặc kim loại cắt sẽ những mô hình hoặc
chữ trên nó) được sử dụng để sản xuất các bản sao chép ngắn
(thường từ 10 – 15 bản sao) sử dụng cho lớp học hoặc gia đình
[89]. Những năm 1940 được xem là kỉ nguyên của những máy in
Gestetner, nó được hàng nghìn người sử dụng cho đến những
năm 1970. Phát minh của Gestetner đã mang đến sự thành công
vượt bậc cho công ty của ông (Gestetner Cyclograph), hàng chuỗi
văn phòng quốc tế, chi nhánh bán hàng và cung cấp dịch vụ sản
phẩm như giấy nến, lăn mực, khuôn in... được thành lập.

Hình 1.2. Máy tin
Gestetner khổ A4

Việc sử dụng các phương tiện cho mục đích dạy học thường được bắt nguồn từ
thập niên đầu của thế kỉ 20 với sự ra đời của các bộ phim về giáo dục (năm 1990) và

các máy dạy học bằng cơ khí của Sidney Pressey ( năm1920) [75]. Nó được sử dụng
đầu tiên trong lĩnh vực quân sự nhằm đánh giá các chiến thuật và khả năng chiến đấu
1


của các binh sĩ trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau đó, các bộ phim và những
máy móc kèm theo (chẳng hạn như máy chiếu) được sử dụng với qui mô lớn trong
việc đào tạo quân đội trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Khái niệm “siêu văn bản” (hypertext) được bắt nguồn từ
việc mô tả “thiết bị lưu trữ - Memex” từ sự kết hợp giữa khái
niệm “bộ nhớ” (memory) và “chỉ số” (index) của Vannevar Bush
năm 1945 [11]. Khái niệm “thiết bị lưu trữ - Memex” được xem
như là một thiết bị, trong đó các cá nhân có thể nén và lưu trữ tất
cả các cuốn sách của họ, hồ sơ và thông tin liên lạc nhằm tạo ra

Hình 1.3. Kĩ sư

sự linh hoạt và tốc độ trong tìm kiếm thông tin. Siêu văn bản là

Vannevar Bush

sự hiển thị văn bản trên một máy tính hoặc các thiết bị điện tử

năm 1945

khác, trong đó có các “siêu liên kết” (hyperlinks) đến các văn
bản khác mà người đọc ngay lập tức có thể truy cập hoặc phương thức mở dần dần văn
bản theo các cấp độ chi tiết (StretchText) được kích hoạt bằng một con chuột, tự bấm
phím hoặc chạm vào màn hình. Ý tưởng về “siêu văn bản” của Vanevar Bush là khái
niệm có bản xác định cấu trúc của Word Wide Web (WWW) với các trang thường

được viết trong HyperText Markup Language (HTML).

Hình 1.4. Máy chiếu slide trong những năm 1960
Máy chiếu slide (trang trình bày) lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong
những năm 1950 [62], như một hình thức giải trí trong gia đình, các thành viên trong
gia đình thường tụ tập để xem trình chiếu các slide chụp hình ảnh trong các kì nghỉ
hoặc sự kiện của gia đình. Đồng thời, máy chiếu slide cũng sử dụng rộng rãi trong các
cơ quan, tổ chức giáo dục. Ngày nay, công nghệ dựa vào trình diễn, dựa vào ý tưởng
2


rằng mọi người có thể học nội dung qua thính giác và thị giác, tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau như steaming audio & video (Multimedia được vận chuyển đến người
sử dụng bởi một nhà cung cấp dịch vụ), bài thuyết trình powerpoint, truyền thanh
(void-over). Hoặc có thể trình diễn gián tiếp bằng những phương tiện trung gian như
CD-ROM, Catssette, tập tin kĩ thuật số lưu trong máy tính...
Những thanh tính Cuisenaire được nghĩ ra bởi một nhà giáo Bỉ là Georges
Cuisenaire trong những năm 1920 đã được sử dụng rộng rãi từ những năm cuối thập
niên 1950 [53]. Thanh tính Cuisenaise là những thanh gỗ có độ dài màu sắc khác nhau
từ 1cm đến 10cm (hình 1.5), nó khởi nguồn từ ý tưởng giúp trẻ tìm thấy những điều
thú vị của giai điệu âm nhạc, nốt nhạc trong toán học. Vào
những năm 1930, thanh Cuisenaise được sử dụng lần đầu tại
một trường tiểu học ở Thuin, Bỉ, sau đó mọi người dễ dàng
nhận thấy người học ở đó học tập toán nhanh hơn hầu hết
người học khác trên thế giới [13]. Trong năm 1954, chuyên gia
giáo dục Caleb Gattegno đã thành lập công ty Cuisenaise
Company, và cuối những năm 1950, thanh tính Cuisenaise đã

Hình 1.5. Thanh tính


được sự chập nhận của nhà giáo ở 10.000 trường học tại hơn

Cuisenaise

100 quốc gia và sử dụng rộng rãi trong những năm 1960 và 1970 [13]. Trong năm
2013, tại thành phố Lugano, Thụy sĩ, công ty Primo đã phát triển một rô bốt để dạy trẻ
4 tuổi lập trình máy tính đơn giản tương tự nhu cách bé 5 tuổi được dạy toán bằng
thanh tính Cuisenaise [66].
Năm 1960, trường Đại học Illinois tại Chicago (University of Illinois at Chicago
- UIC), Mĩ đã khởi xướng một hệ thống “Chương trình logic cho hoạt động dạy học tự
động” (Programmed Logic for Automatic Teaching Operations – PLATO) cho các lớp
học dựa trên cơ sở liên kết mạng máy tính đầu – cuối, ở đó, người học có thể tiếp cận,
truy cập tài nguyên thông tin trong một khóa học đặc biệt khi nghe các bài giảng được
ghi nhận thông qua hình thức thiết bị kết nối từ xa, giống như truyền hình/ truyền
thanh [19]. Trong suốt những năm 1960, PLATO vẫn la một hệ thống nhỏ, chỉ hỗ trợ
một lớp học duy nhất của thiết bị đầu – cuối. Những năm 1972, PLATO bắt đầu
chuyển đổi sang hệ thống mạng chủ mới cho phép hỗ trợ lên đến hàng nghìn người sử
dụng cùng một lúc. Nhiền khái niệm hiện đại trên máy chủ được phát triển trên nền
tảng PLATO, bao gồm: các diễn đàn (forums), bản tin (message broads), kiểm tra trực
tuyến (online testing), thư điện tử (e-mail), các phòng chát (chat rooms), tin nhắn tức
3


thời (instant messaging), chia sẻ màn hình từ xa (remote screen sharing), các trò chơi
(mutiplayer games).
Trong giữa năm 1960, giáo sư tâm lí học Patrick
Suppes và Richard C. Atkinson tại Đại học Stanford đã thử
nghiệm với việc sử dụng máy tính để dạy học toán và chính
tả qua máy điện tín (teletypes) cho người học tiểu học trong
khuôn viên trường Palo Alto Unified ở California [83] [84].

Năm 1963, Bernard Luskin với vai trò là giám đốc điều
hành (CEO) của tám trường cao đẳng và đại học, đã cài đặt
máy tính đầu tiên trong trường cao đẳng cộng đồng để hỗ

Hình 1.6. Mô hình máy

trợ giảng dạy. Làm việc với Đại học Stanford và những

điện tín ASR 33 được

người khác, ông được giúp đỡ phát triển về “dạy học với sự

sử dụng vào năm 1978

hỗ trợ của máy tính” (computer-assisted instruction - CAI).
Luận án tiến sĩ của ông tại UCLA (University of California, Los Angeles) năm 1970
đã phân tích những khó khăn, trở ngại cho việc dạy học với sự hỗ trợ của máy tính.
Năm 1971, Ivan Illich đã xuất bản cuốn sách có ảnh hưởng to lớn là
“Deschooling Society” (tạm dịch là: Sự buông bỏ đi quá trình suy nghĩ đi cùng với
trường học), trong đó ông đã hình dung ra khái niệm “học tập qua mạng” (learning
webs) như là một mô hình cho mọi người vào mạng để học tập khi họ cần. Những
năm 1970 và 1980 chứng kiến những đóng góp đáng kể trong việc học tập dựa vào
máy tính (computer-based learning) của Murray Turoff và Starr Roxanne Hiltz tại
Viện Công nghệ New Jersey [39][39], cũng như phát triển ở Đại học Guelph ở Canada
[56]. Năm 1976, Bernard Luskin ra mắt Đại học Cộng đồng Coastline như là một “đại
học không giới hạn” (college without walls) sử dụng kênh truyền hình KOCE-TV để
thực hiện. Năm 1980, truy cập nội dung môn học/ khóa học đã trở lên khả dĩ ở nhiều
thư viện đại học, trong “đào tạo dựa vào máy tính” (computer-based training) hoặc
“học tập dựa vào máy tính” (computer-based learning) đã bắt đầu có sự tương tác giữa
người học và máy tính.

Năm 1980, truyền thông số hóa và kết nối mạng trong giáo dục bắt đầu phát
triển mạnh mẽ. Các cơ sở giáo dục bắt đầu khai thác những lợi thế của nó để cung cấp
các khóa học đào tạo từ xa sử dụng mạng máy tính để truyền thông tin. Những hệ
thống E-learning sớm nhất dựa trên đào tạo/học tập dựa vào máy tính thường là sự
nhân bản, lặp lại cách thức dạy học độc đoán, chuyên chế. Trong đó, vai trò chính của
4


E-learning là công cụ để chuyển giao kiến thức, nó đối lập với các hệ thống E-learning
phát triển sau này nhằm hỗ trợ học tập hợp tác qua máy tính, khuyến khích sự trao đổi,
chia sẻ kiến thức. Năm 2008, Hội đồng Châu Âu đã thông qua một tuyên bố ủng hộ
tiềm năng của E-learning cho việc thúc đẩy cải cách giáo dục trên toàn EU [68].
Những năm 1980, hội nghị truyền hình (videoConferencing) phát triển mạnh mẽ
trên nền tảng mạng lưới truyền tải kĩ thuật số [18]. Đó là một hệ thống thiết bị (bao
gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều
địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền mang Internet, WAN, Lan để đưa các tín hiệu
âm thanh và hình ảnh của mọi người đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng
họp. Nó thỏa mãn được nhu cầu “giao tiếp ảo” của mọi người, như là một loại “phần
mềm hợp tác” (Collaborative software). Ví dụ như với mạng ISDN, đảm bảo tối
thiểu tỷ lệ bit (thường là 128 kilobit/s) để nén và truyền video. Vào những năm 1980,
thiết bị và phần mềm cho hội nghị truyền hình tương đối đặt tiền, chi phí cao. Vào
những năm 1990, hội nghị truyền hình dựa trên giao thức Internet đã trở thành hiện
thực, các công nghệ nén video hiệu quả hơn đã được phát triển, cho phép thực hiện hội
nghị truyền hình dựa trên máy tính để bàn (PC) hoặc máy tính cá nhân. Từ những năm
2000, hội nghị truyền hình đã được phổ biến rộng rãi thông qua các dịch vụ internet
miễn phí như Skype, Ichat, Facebook, mặc dù chất lượng thấp những hội nghị truyền
hình cho phép thực hiện ở tất cả các vị trí với một kết nối internet. Từ những năm
2010, công nghệ về hội nghị truyền hình được phát triển mạnh mẽ, nó vượt ra khỏi
phạm vi phòng họp chỉ với các thiết bị cầm tay. Các nhà cung cấp dịch vụ hội nghị
truyền hình cũng đã cung cấp các dịch vụ với độ nét cao HD 1280x720.

Những năm 1990, công nghệ máy tính phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong
lĩnh vực sản xuất, phân phối và lưu trữ, cùng với đó là hàng loạt các phần mềm dạy
học multimedia được sản xuất và sử dụng trong các cơ sở đào tạo. Với sự ra đời của
World Wide Web (WWW), sự kết hợp giữa công nghệ thông và truyền thông (ICT –
infomation & communication technology), nhà giáo đã bắt tay vào sử dụng công nghệ
mới để khai thác những lợi thế của trang web theo định hướng multimedia (văn bản,
hình ảnh, âm thanh, video, mô phỏng...), đó là những hệ thống thực tế ảo trực tuyến
dựa trên siêu văn bản (Hypertext Markup Language), mô phỏng dựa trên Web (Webbased simulation - WBS) để tạo ra các trang web cùng với những hướng dẫn dạy học
đơn giản, hiệu quả cho người học học tập. Mô hình “giao tiếp qua máy tính”
(Computer-mediated communication - CMC), nơi mà cho phép các dạng tương tác
giữa người học và nhà giáo hướng dẫn thông qua máy tính trung gian. Ngoài ra, sự
5


phát triển của WWW và ICT cung cấp cho giáo dục các công cụ quản lí người học, nội
dung học tập và duy trì cộng đồng học tập.
Năm 1994, các “trường trung học trực tuyến” (online high school) đầu tiên được
thành lập, bắt đầu ở Úc, New Zealand, Bắc Mĩ và Anh, thường ở những nơi có mật độ
dân số thấp, học tập bằng phương tiện thông thường khó khăn và tốn kém để cung cấp.
Những mô hình này tiếp tục được nhân rộng ra nhiều lĩnh vực và phát triển về chiều
sâu theo hướng tăng cường sự tương tác giữa nhà giáo và người học, đối thoại trực
tuyến, người học được nghiên cứu nội dung học tập của mình một cách độc lập, và sau
đó gặp gỡ với giám thị để thực hiện kiểm tra. Ngày nay, số lượng trường học trực
tuyến, dạy học trực tuyến đã tăng lên đáng kể ở trên thế giới, đặc biệt là ở Canada và
Hoa Kỳ. Một số các trường học trực tuyến đã được tích hợp vào các trường công lập,
nơi người học có thể ngồi trong phòng thí nghiệm trên máy tính và học tập trực tuyến.
Người học có thể hoàn toàn học ở nhà, hoặc có thể kết hợp bất kì các công việc cá
nhân với các lớp học trực tuyến. Ở Việt Nam, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA
thành lập năm 2008 là một điển hình cho mô hình trường học trực tuyến, đã và đang
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Những năm 2000, sự xuất hiện của nhiều công nghệ di động và sự phủ sóng
khắp mọi nơi đã tạo ra một sự thúc đẩy mới cho việc xây dựng các kịch bản học tập
hướng vào sở thích của cá nhân với khả năng học tập ở khắp mọi nơi với tín hiệu di
động có sẵn, nó là một bước tiến xa hơn E-learning (cho phép người học học ở nhà với
máy tính) [16] [17]. Khái niệm “học tập di động” (mobile learning hay M-learning)
xuất hiện, nó được định nghĩa là học tập qua nhiều bối cảnh, qua tương tác nội dung và
xã hội, sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại thông minh, máy nghe nhạc
mp3, máy tính bảng, máy tính cầm tay. Đó là một hình thức giáo dục từ xa, công nghệ
M-learning tập trung vào tính di động của người học và tương tác với các công nghệ di
động, khả năng truy cập và học tập ở khắp mọi nơi. Những phần mềm học tập ứng
dụng trên công nghệ M-learning bắt đầu thay thế những cuốn sách, sổ ghi chú nhỏ, nó
tạo ra môi trường học tập suốt đời và tự học.
Ngày nay, công nghệ giáo dục là một phần quan trọng của xã hội hiện đại, nó là
một xu hướng cho việc tiếp cận nội dung học tập và thiết kế dạy học theo hướng
nghiên cứu và thiết kế các công cụ nhận thức. Công nghệ giáo dục đóng vai hết sức
quan trọng như một giàn giáo cho việc quan sát và phản ánh, đó là những nền tảng để
xây dựng kiến thức. Nó trao quyền cho người học để suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của
6


kiến thức và kiểm soát kiến thức của họ, chứ không phải là sự tái tạo kiến thức của nhà
giáo. Để làm được việc này, công nghệ giáo dục phải làm được tất cả những gì của các
nhà thiết kế dạy học (Jonassen 1994). Bản chất sự tương tác của công nghệ và sức
mạnh xử lí thông tin của nó, cho phép nó tạo ra các công nghệ giáo dục được phát triển
theo chức năng như một đối tác của trí tuệ với người học nhằm khuyến khích sự tham
gia và tạo điều kiện cho tư duy phê phán, của sự học tập bậc cao. Việc sử dụng các
phần mềm phổ biến như thư điện tử (e-mail), bảng tính (spreadsheets), cơ sở dữ liệu
(databases), đa phương tiện (mutilmedia), siêu đa phương tiện (hypermedia)... cho
phép người học đồng thời xây dựng kiến thức và biểu diễn chúng.
1.1.2. Bản chất của công nghệ giáo dục

1.1.2.1. Bản chất của công nghệ
Thuật ngữ “Techlonogy” (Công nghệ) trong tiếng Anh tức là “khoa học về nghề
bằng tay” (science of craft), có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “techne” (nghệ thuật, kĩ
năng và sự khéo léo của bàn tay) và “logia” (logy – hậu tố tạo thành tên của lĩnh vực
khoa học nghiên cứu, có cấu trúc “sciences-logy”, ví dụ: biology (sinh học), geology
(địa chất học), psychology (tâm lí học)... trong đó có Technology [52]) là tập hợp các
kĩ thuật, kĩ năng, phương pháp và qui trình được sử dụng trong sản xuất hàng hóa, dịch
vụ hoặc hoàn thành các mục tiêu (ví dụ như nghiên cứu khoa học).
Thuật ngữ

“công nghệ” có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm “kĩ thuật”

(technique), nó có lịch sử bằng chính cuộc sống của loài người, loài người sử dụng
công nghệ bắt đầu từ việc chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên thành các công cụ
đơn giản để phục vụ cho mục đích, nhu cầu của họ, ví dụ như khám phá ra lửa từ đá
lửa, sử dụng đồ đá để tạo ra các công cụ săn bắn... Trải qua sự phát triển trong thời
gian lịch sử, mức độ phức tạp của công nghệ tăng dần lên như điện thoại thông minh,
internet, ô tô, máy bay... mang lại giá trị cho cuộc sống, đồng thời cũng có những công
nghệ mang đến gánh nặng cho cuộc sống như vũ khí hạt nhân, máy bay chiến đấu,
súng đạn, chất thải ô nhiễm... Công nghệ đã làm thay đổi cuộc sống và văn hóa của
con người, tạo nên cuộc sống văn minh của con người giữa tự nhiên và xã hội.
Trước thế kỉ 20, thuật ngữ “công nghệ” không phổ biến trong tiếng Anh và
thường dùng để chỉ những mô tả hoặc nghiên cứu nghệ thuật hữu ích, đặc biệt là
những tạo tác thuộc về cơ khí [34]. Mặt khác, trong tiếng Anh cũng không tồn tại sự
phân biệt rõ ràng nào về “kĩ thuật” (technique) và “công nghệ”, vì thế đều gọi chung là
“công nghệ”. Tuy nhiên, cuộc “Cách mạng công nghiệp lần thứ hai” (Second
7


Industrial Revolution) trong thế kỉ 20 đã làm thay đổi đáng kể cách sử dụng thuật ngữ

“công nghệ”. Ý nghĩa của các thuật ngữ này đã thay đổi khi Thorstein Veblen (18571929) là một nhà xã hội học người Mĩ, dịch ý tưởng khái niệm của người Đức
“Technik” (kĩ thuật) và “Technologie” (công nghệ). Theo đó, nhiều từ điển và học giả
đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về hai thuật ngữ này, nhưng đều có chung quan điểm
cho rằng:
Kĩ thuật là một sản phẩm của sự sáng tạo của con người, nó phục vụ cho việc tổ
chức cuộc sống và ảnh hưởng đến cách sống con người. Không có kĩ thuật thì không
thể nghĩ đến cuộc sống con người trong tự nhiên và xã hội. Kĩ thuật bao gồm tập hợp
các thực thể đối tƣợng nhân tạo định hƣớng theo sử dụng, và tập hợp các hành
động và thiết kế của con ngƣời mà ở đó các tạo tác ra đời và sử dụng (Ropohl, G.
1999). Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kĩ thuật chính là những công cụ lao
động, hệ thống máy móc, phƣơng tiện sản xuất được tạo ra trên cơ sở các qui luật tự
nhiên (chủ yếu là những qui luật vật lí) để phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc mục
đích sử dụng của con người.
Thuật ngữ “công nghệ” được sử dụng để chỉ một tập hợp các kĩ thuật, nó thường
là hệ quả của kĩ thuật khi con người nghiên cứu các phương pháp, qui trình, kĩ năng sử
dụng kĩ thuật để xử lí các đối tượng tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho sản
xuất. Ví dụ, người học thường sử dụng các linh kiện điện trở, tụ điện, vi xử lí, thiết bị
cơ khí, cảm biến... để sáng tạo các rô bốt với các chức năng khác nhau để phục vụ cho
sản xuất hoặc cuộc sống. Có thể hiểu, công nghệ là khoa học nghiên cứu về phương
pháp, qui trình, kĩ năng sử dụng các tập hợp kĩ thuật để gia công, xử lí các sản phẩm
tự nhiên nhằm tạo ra một dạng sản phẩm vật chất hoặc phi vật chất phục vụ cho sản
xuất. Đối tượng của công nghệ là các quá trình xử lí được thực hiện ở đối tượng lao
động nhờ các phương tiện kĩ thuật trong một phạm vi quá trình sản xuất nhất định. Từ
khái niệm trên cho thấy, công nghệ có cấu trúc gồm 4 thành tố sau (hình 1.7):

8


Hình 1.7. Các thành tố của công nghệ
- Kĩ thuật: tập hợp máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất, công cụ cùng với

các đặc trưng đầu vào và đầu ra của nó. Những thực thể đối tượng kĩ thuật tạo nên
phần cứng của công nghệ trong việc xử lí thông tin và biến đổi vật liệu.
- Con người: kĩ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, đạo đức... trong việc tiếp cận
thông tin, sự hỗ trợ của mọi người. Nó đóng vai trò chủ động trong công nghệ.
- Thông tin: những tri thức tích lũy trong công nghệ trước đó, phương pháp, bí
quyết, công thức... Nó đóng vai trò trung tâm, tạo lên sức mạnh của công nghệ.
- Tổ chức, quản lí, điều hành: sự điều phối các thành phần trên trong việc nhận
thức, thiết kế, đánh giá, điều chỉnh... Nó tạo ra động lực của công nghệ.
1.1.2.2. Bản chất của giáo dục
Thuật

ngữ

“Education”

(Giáo

dục)

trong tiếng

Anh có

gốc La-tinh là

“educatus”, quá khứ phân từ “educare” (“bring up, rear, educate” – “tạo dựng, nuôi
dưỡng, giáo dục”), nguồn gốc trong tiếng Ý là “educare”, Tây Ban Nha là “educar”,
Pháp là “éduquer”, nó liên quan đến thuật ngữ “educere” (“bring out, lead forth” – “lấy
ra, tiến ra”) [29]. Theo “Từ điển Thế kỉ” (Century Dictionary), “educere” của một đứa
trẻ thường để chỉ sự tham chiếu đến sự nuôi dưỡng cơ thể (bodily nurture), trong khi

“educare” liên quan thường xuyên hơn đến trí óc (mind). Không thể tuyên bố chung
rằng ý nghĩa chính của giáo dục là vẽ ra, lấy ra hoặc mở ra các năng lực của trí óc, mà
phải là sự tạo dựng, nuôi dưỡng từ bên trong trí óc [29]. Nghĩa là người học phải là
chủ thể của quá trình giáo dục để nuôi dưỡng trí óc, chứ không phải ai khác, hoặc sự tô
vẽ, mở ra hoặc áp đặt giá trị từ bên ngoài.
Theo Từ điển Hán – Việt [35], thuật ngữ “giáo dục” gồm hai chữ “giáo” và
“dục”. Chữ “giáo” có nghĩa thứ nhất là “dạy dỗ”, “chỉ bảo”, thậm chí là “sai khiến”,
“nhồi sọ” (tức là sự tô vẽ, mở ra hoặc áp đặt từ bên ngoài), nhưng cũng có nghĩa thứ
hai là “truyền thụ, truyền lại cho đời sau”, “giáo ư hậu duệ” (tức là sự tiếp nhận lại,
mua lại cái gì đó của đời trước). Chữ “dục” có nghĩa thứ nhất là “sinh đẻ và nuôi
nấng” (tức là sự tăng trưởng về cơ thể, thể chất), nhưng cũng có nghĩa thứ hai là “nuôi
cho khôn lớn”, “làm cho tôi khôn lớn” (tức là sự tăng trưởng về trí óc). Như vậy, thuật
ngữ “giáo dục” trong Từ điển Hán – Việt nếu xét ở nghĩa thứ hai thì hoàn toàn tương
đồng về nghĩa của từ trong những tiếng phương Tây gồm education (tiếng Anh),
éducation (Pháp), educazione (Ý)...
9


Giáo dục là một quá trình, trong đó người học chủ động tạo ra các phương thức
học tập cho chính mình, qua đó, họ nhận thức lại những kinh nghiệm và giá trị xã hội
(kiến thức, kĩ năng, giá trị, niềm tin và thói quen ) của một nhóm người được chuyển
giao từ thế hệ này sang thế hệ khác và đồng thời phát triển kinh nghiệm đó ở chính
mình để trở thành một thành viên của xã hội, góp phần phát triển xã hội. Đối tượng
của giáo dục là các quá trình xử lí những kinh nghiệm và giá trị xã hội được thực hiện
ở chính người học trong một phạm vi học tập nhất định. Ngƣời học phải là chủ thể
của quá trình giáo dục, người học chính là “nhà sản xuất” quá trình giáo dục cho
chính họ bằng những công cụ nhận thức có trong tay, nguyên liệu đầu vào của quá
trình giáo dục là người học và sản phẩm đầu ra của quá trình ấy cũng chính là người
đó nhưng có một tư duy khác, kiến thức khác, năng lực khác và một cách hành xử
khác. Còn môi trường xunh quanh như nhà trường, nhà giáo, bạn bè hay gia đình chỉ là

chất xúc tác, thúc đẩy, hỗ trợ cho quá trình tự giáo dục của người học.
Để có thể hiểu về cấu trúc của giáo dục thì cần phải suy ngẫm xem những yếu
tố nào tác động đến quá trình xử lí những kinh nghiệm và giá trị xã hội được thực hiện
ở người học. Theo Dewey [69], quá trình giáo dục có hai mặt, đó là mặt tâm lí và mặt
xã hội, và không mặt nào có thể coi là phụ thuộc vào mặt kia hoặc có thể coi nhẹ bất
cứ mặt nào. Mặt tâm lí là cơ sở, đó là nhưng kinh nghiệm, khả năng của người học tạo
nên điểm xuất phát cho mọi sự giáo dục. Mặt xã hội phản ánh mục tiêu/ kết quả của
giáo dục, quá trình giáo dục giúp người học xử lí những kinh nghiệm và giá trị xã hội
thành những cái tương đương mang giá trị xã hội cho bản thân.
TÂM LÍ
Đầu vào

NGƯỜI HỌC

Quá trình
giáo dục

XÃ HỘI
Đầu ra

Hình 1.8. Các thành tố cơ bản của giáo dục
Mặt tâm lí và mặt xã hội có quan hệ hữu cơ với nhau, chúng chi phối là lệ thuộc
lẫn nhau. Nếu chỉ giáo dục bằng tâm lí thì giáo dục đó mang tính hình thức, giúp người
học có những ý niệm về những kinh nghiệm và giá trị xã hội nhưng không nảy sinh
những ý niệm về cách sử dụng chúng như thế nào. Mặt khác, giáo dục bằng xã hội thì
giáo dục là sự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với nền văn minh, đã coi giáo dục là sự
điều chỉnh cho phù hợp với nền văn minh, đã coi giáo dục như một quá trình bị ép
buộc từ bên ngoài và dẫn đến việc bắt cá nhân phải lệ thuộc vào trạng thái xã hội định
sẵn.
10



1.1.2.3. Bản chất của công nghệ giáo dục
Thế kỉ 21, sự bùng nổ của tri thức mới và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
và công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin truyền thông đã tạo lên một xã hội
bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực, nơi mà mọi người có thể tiếp cận
thông tin một cách nhanh chóng, ở mọi lúc, mọi nơi, chỉ dựa vào một thiết bị công
nghệ nào đó. Trong lĩnh vực giáo dục, hàng loạt các phần mềm giáo dục, website giáo
dục, thư viện số, sách điện tử, đa phương tiện bằng số hóa... đã tạo ra các phương thức
giáo dục rất đa dạng như đào tạo từ xa, học trực tuyến qua mạng, học qua các phần
mềm học tập, học qua các video chia sẻ trên internet, giao tiếp qua mạng, môi trường
học tập ảo, m-learning, học tập qua truyền hình internet IPTV, truyền hình theo yêu
cầu VOD... đã không còn mới mẻ, xa lạ với người học. Người học có thể học bất cứ
lúc nào có thời gian và trao đổi trực tiếp với nhà giáo thông qua internet, có nhiều
công cụ trong tay để chia sẻ thông tin của mình qua blog, website, diễn đàn, e-mail,
các trang mạng xã hội như facebook, youtube... Tất cả điều này tạo ra một xã hội học
tập, mang tính cách mạng trong giáo dục, mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người,
đó là kết quả của sự ứng dụng những thành tựu công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông
tin và truyền thông – ICT) vào trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài những công nghệ giáo
dục mang tính số hóa và truyền thông hiện đại, vẫn có những công nghệ giáo dục
mang tính truyền thống như các đồ chơi giáo dục, mô hình học tập, tranh ảnh, máy
trình chiếu thông tin, sách và tài liệu học tập, CD học tập... Vì vậy có thể hiểu về định
nghĩa của “công nghệ giáo dục” như sau:
Công nghệ giáo dục (Educational technology) là khoa học nghiên cứu về
các quá trình xử lí những kinh nghiệm và giá trị xã hội bằng những công cụ kĩ
thuật dựa trên cơ sở nhận thức của ngƣời học nhằm tạo ra các sản phẩm vật chất
hoặc phi vật chất phục vụ hiệu quả cho việc học tập của ngƣời học. Đối tượng
nghiên cứu của công nghệ giáo dục là quá trình xử lí những kinh nghiệm và giá trị xã
hội bằng những công cụ kĩ thuật dựa trên cơ sở nhận thức của người học. Công nghệ
giáo dục là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nó đồng nghĩa với việc gắn kết công

nghệ với quá trình giáo dục (gồm lí thuyết học tập, phong cách học tập, chiến lược sư
phạm, thiết kế dạy học...), đó là một ngành kĩ thuật, một khoa học thiết kế hoặc một
nghề. Công nghệ giáo dục có thể được định nghĩa đơn giản như là những ứng dụng có
hệ thống của những kiến thức khoa học đến việc thực hiện các nhiệm vụ/ công việc
trong giáo dục.
11


Kết quả của công nghệ giáo dục là những sản phẩm của quá trình “thiết kế công
nghệ giáo dục” (educational technology design) thực sự hữu ích cho việc nâng cao
hiệu quả học tập của người học, do đó, để có thể hiểu về cấu trúc của công nghệ dạy
học thì cần phải suy ngẫm về những thành tố nào cấu thành một thiết kế công nghệ
giáo dục và những bộ môn khoa học nào liên quan đến những thành tố đó. Công nghệ
giáo dục được chấp nhận rộng rãi như là việc áp dụng của tiếp cận hệ thống trong thiết
kế hệ thống học tập trên cơ sở các khoa học của học tập, sư phạm, công nghệ để mang
lại hiệu quả trong quá trình giáo dục. Công nghệ giáo dục không đồng nghĩa với dạy
học, giáo dục, học tập hoặc kĩ thuật, mà sự tổ hợp của tất cả các khía cạnh này nhằm đi
đến một phương thức hình thành nhân cách người học. Cấu trúc của công nghệ giáo
dục được mô tả như sau (hình 1.9):

Hình 1.9. Các thành tố của công nghệ giáo dục
(1) Học tập (Learning): bao gồm những lí thuyết học tập (learning theory),
phương thức học tập (learning type), động lực học tập (affect) và trình độ học tập
(learning level). Nó phản ánh mặt tâm lí của giáo dục.
(2) Sư phạm (Pedagogy): bao gồm triết lí giáo dục (educational philosophy),
chiến lược sư phạm (pedagogic strategies), thiết kế dạy học (instructional design), kĩ
thuật dạy học (teaching techniques). Nó phản ánh mặt xã hội của giáo dục.

12



(3) Công nghệ (Technology): bao gồm công nghệ Multimedia, công cụ nhận
thức (cognitive tools), kĩ năng thiết kế (Instructional methods). Nó phải ánh những
công nghệ cho lĩnh vực giáo dục.
(4) Thiết kế công nghệ giáo dục (Educational Technology Design): bao gồm kĩ
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo... của con người trong việc tổ hợp thành phần của học
tập, sư phạm và công nghệ để thiết kế mục tiêu và các mô hình giáo dục như giáp mặt,
từ xa, nhóm nhỏ, trực tiếp, hội nghị... Nó đóng vai trò chủ động, tạo ra linh hồn trong
công nghệ giáo dục. Sản phẩm của quá trình thiết kế công nghệ giáo dục là những
phần mềm học tập, website học tập, sách điện tử, bài giảng điện tử... thực sự hữu ích
và hiệu quả trong việc học tập của người học.
Cần phải nhìn nhận từ các quá trình giáo dục (bao gồm dạy học và học tập) có
tính hoàn chỉnh, toàn diện để có thể hiểu về bản chất của công nghệ giáo dục. Bản chất
chung nhất của công nghệ giáo dục là:
(1) Cở sở của công nghệ giáo dục là khoa học;
(2) Công nghệ giáo dục nghiên cứu sự ảnh hưởng của khoa học và công nghệ
vào trong giáo dục, mà trực tiếp là quá trình xử lí các kinh nghiệm và giá trị xã hội
bằng công nghệ. Nó là khoa học nghiên cứu ứng dụng thực tế.
(3) Công nghệ giáo dục là liên tục năng động, áp dụng phương pháp sản xuất
hiệu quả và tiến bộ.
(4) Công nghệ giáo dục chấp nhận trường học như một hệ thống. Trong hệ
thống đó, vật liệu học tập và người học đóng vai trò là đầu vào; phương pháp, chiến
lược, kĩ thuật và việc giảng dạy, kiểm tra với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ có
chức năng nghe nhìn là các yếu tố của quá trình; đầu ra là các phương thức học tập
phản ánh khả năng của người học.
(5) Sử dụng thiết bị công nghệ nghe nhìn hỗ trợ trong quá trình giáo dục không
thể được gọi là công nghệ giáo dục, vì nó chỉ phản ánh khía cạnh quá trình của công
nghệ giáo dục, mà không phải ánh khía cạnh đầu vào và đầu ra. Nhưng nếu nó được sử
dụng để giúp người học đạt được mục tiêu giáo dục thì nó có thể đặt trong danh mục
công nghệ giáo dục.

(6) Chương trình dạy học (programmed instruction) hay công nghệ dạy học
(instructional technology) chỉ là một phần của công nghệ giáo dục, bởi vì người học tự
học tập trong chương trình dạy học, nó không cho phép sự tương tác giữa nhà giáo và
13


người học. Theo Hiệp hội Truyền thông và Công nghệ Giáo dục (Association for
Educational Communications and Technology – ACET, 2004) [77], công nghệ dạy
học (instructional technology) được định nghĩa là một dạng của công nghệ giáo dục.
Công nghệ dạy học (instructional technology) nhƣ là khoa học nghiên cứu và ứng
dụng các công cụ kĩ thuật để thiết kế, phát triển, sử dụng, quản lí, đánh giá của
quá trình và các tài nguyên/ nguồn lực học tập. Nó làm giảm vai trò của nhà giáo
trong quá trình giáo dục.
(7) Công nghệ kĩ thuật không phải là công nghệ giáo dục, bởi vì các công nghệ
kĩ thuật là để sản xuất ra tivi, radio, máy ghi âm, video và máy quay, máy chiếu, máy
tính... được sử dụng trong giáo dục như công cụ hỗ trợ nghe nhìn. Trong giáo dục,
công nghệ kĩ thuật chỉ được xem như là phần cứng (hardware).
(8) Công nghệ giáo dục không thể giải quyết mọi vấn đề của giáo dục, nó chỉ có
thể sử dụng thành công trong dạy học và hệ thống dạy học.
(9) Sẽ sai lầm khi cho rằng, công nghệ giáo dục sẽ thay thế vai trò của nhà giáo
trong giáo dục vào một ngày nào đó. Bởi vì trong ba yếu tố đầu vào, quá trình và đầu
ra của công nghệ giáo dục, thì xử lí đầu vào (vật liệu học tập và đặc điểm học tập của
người học) chính là công việc của nhà giáo.
(10) Công nghệ giáo dục chỉ phát triển được lĩnh vực nhận thức, không có lĩnh
vực tình cảm. Miền tình cảm chỉ có thể phát triển khi có sự tương tác giữa nhà giáo và
người học. Do đó, công nghệ giáo dục không thể thay thế hết vai trò của nhà giáo.
Tóm lại, công nghệ giáo dục không chỉ giới hạn phạm vi ở việc sử dụng các
thiết bị nghe nhìn, multimedia số hóa và những thiết bị phần cứng, cùng với việc sử
dụng các nguyên tắc tâm lí và lí thuyết giáo dục để mang lại những cải tiến cho quá
trình dạy học và học tập. Công nghệ giáo dục là rộng hơn, nó là nghiên cứu và ứng

dụng một cách thông minh và đúng đắn những yếu tố có sẵn về nguồn lực con
ngƣời và nguồn lực vật chất cho việc nâng cao của quá trình dạy học và học tập,
đồng thời cung cấp những giải pháp thích hợp cho các vấn đề trong giáo dục.
1.2. Đặc điểm của công nghệ giáo dục
Từ nghiên cứu tổng thể về bản chất của công nghệ giáo dục nêu trên, có thể chỉ
ra những đặc điểm cơ bản của công nghệ giáo dục như sau:
1. Tính hệ thống hóa

14


Hệ thống hóa là trung tâm của công nghệ giáo dục. Hệ thống hóa tức là tiến
hành từng bước, có logic và tiệm tiến của một tập hợp các thao tác hoặc hoạt động.
Tính hệ thống là một thuộc tính căn bản của công nghệ, như là một quá trình được
thiết kế một cách tỉ mỉ, được chia thành các nguyên công, từng bước nhỏ qui định và
các qui tắc tiến hành công việc một cách chặt chẽ. Công nghệ giáo dục nhấn mạnh vào
cách tiếp cận hệ thống vào mọi khía cạnh của giáo dục như:
- Lập kế hoạch và tổ chức giáo dục;
- Tâm lí học của học tập;
- Phát triển chương trình đào tạo và thiết kế khóa học;
- Những sản phẩm của vật liệu dạy học và học tập;
- Phương pháp trình bày và truyền đạt thông tin, lưu trữ và phục hồi;
- Việc phân bổ và quản lí nguồn lực con người và nguồn lực vật chất;
- Những hiệu quả chi phí trung gian trong giáo dục;
- Sự sáng tạo;
- Đánh giá kết quả liên tục và thông tin phản hồi.
Hệ thống hoá phản ánh tính chất chặt chẽ của các hoạt động trong công nghệ
giáo dục. Một hệ thống công nghệ giáo dục thường bao gồm ba thành tố: đầu vào, đầu
ra và hệ thống vật thể kĩ thuật. Có thể mô tả như sau (hình 1.10):
Không gian

Đầu vào

Thông tin
Thời gian

Hệ thống vật thể
kĩ thuật

Không gian

(Biến đổi – Vận tải
– Lưu trữ)

tin
Thời gian

Thông

Đầu ra

Hình 1.10. Các thành tố cơ bản của hệ thống công nghệ giáo dục
- Đầu vào: Thông tin về đặc điểm tâm sinh lí, hoạt động nhận thức và những vật
liệu học tập.
- Đầu ra: Thông tin về mục tiêu phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, kinh
tế, sản xuất, thị trường. Đầu ra phải mền dẻo, phân hóa nhiều loại thích nghi với yêu
cầu xã hội và người học.

15



- Hệ thống vật thể kĩ thuật: Tập hợp các kĩ thuật có chức năng: biến đổi thông
tin (kĩ thuật xử lí thông tin, kĩ thuật đo, điều khiển, điều chỉnh), truyền tải thông tin và
lưu trữ thông tin trong không gian và thời gian. Hệ thống vật thể kĩ thuật tác động đến
tất cả các khía cạnh của quá trình giáo dục như nội dung dạy học, phương pháp và
chiến lược dạy học và học tập, quản lí học tập, kiểm tra và đánh giá...
2. Tính phƣơng tiện
Đặc điểm này tương ứng với việc sử dụng phương tiện kĩ thuật truyền thông và
đồ dùng dạy học. Phương tiện truyền thông nghe nhìn được khởi đầu bằng việc lựa
chọn, sản xuất và sử dụng thiết bị nghe nhìn, tiếp theo là việc gây tín nhiệm để sử dụng
chúng. Ngày nay, bên cạnh những định hướng mới trong công nghệ giáo dục, đặc biệt
là ứng dụng ICT trong giáo dục, thì những dụng cụ và các phương tiện phổ thông vẫn
có vai trò quan trọng trong giáo dục. Các phương tiện ngày càng mở rộng do sự phát
triển của các ngành khoa học kĩ thuật mang lại thuận lợi cho việc thiết kế công nghệ
giáo dục. Đến nay, đã có hàng loại phương tiện kĩ thuật truyền thông hiện đại ra đời
như: máy quay và video, máy tính, máy tính bảng và các thiết bị di động, các mạng xã
hội, webcam, công cụ E-learning, hệ thống quản lí lớp học, lớp học ảo, hội nghị truyền
hình... có vai trò như là nền tảng “phần cứng” cho việc thiết kế công nghệ giáo dục.
3. Tính khoa học
Công nghệ giáo dục là nghiên cứu và thực hành nhằm tạo thuận lợi cho học tập
và cải thiện hiệu suất bằng việc thiết kế, phát triển, sử dụng, quản lí và đánh giá hợp lí
các qui trình và nguồn lực công nghệ cho việc học tập. Công nghệ giáo dục đề cập đến
tất cả ứng dụng có giá trị và tin cậy trên cơ sở những lí thuyết học tập. Chẳng hạn như
các phần mềm giáo dục, thiết bị giáo dục, cũng như qui trình và kĩ năng sử dụng chúng
đều bắt nguồn từ những nghiên cứu khoa học, và trong những bối cảnh cụ thể thì nó đề
cập đến những lí thuyết, thuật toán hoặc quá trình khám phá bằng kinh nghiệm, “thử sai” để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực giáo dục, đây chính là những hoạt động nghiên
cứu khoa học. Do đó, đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của công nghệ giáo dục là
những kĩ năng được hình thành và phát triển trên cơ sở lí thuyết nhận thức và hoạt
động nghiên cứu khoa học. Vì vậy, giữa công nghệ giáo dục và hoạt động nghiên cứu
khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
4. Tính mục đích


16


Mục đích của công nghệ giáo dục là tạo sự dễ dàng và cải thiện môi trường học
tập cho người học. Nó mang đến cho người học, nhà giáo và những phương tiện kĩ
thuật tương ứng trong một con đường, cách thức giáo dục hiệu quả. Để đạt được mục
đích này, các nhà công nghệ giáo dục phải tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản
sau:
(1) Xác định nhu cầu giáo dục của cộng đồng;
(2) Xác định mục tiêu của giáo dục;
(3) Phát triển chương trình đào tạo phù hợp;
(4) Xác định chiến lược sư phạm thích hợp;
(5) Xác định những nguồn lực con người và nguồn lực vật chất;
(6) Vị trí những trở ngại chính trên con đường học tập của người học;
(7) Đề xuất khắc phục những trở ngại đưa ra ở trên;
(8) Quản lí toàn bộ hệ thống của giáo dục.
5. Tính thực tiễn
Công nghệ giáo dục là một lĩnh vực khoa học mang tính chất thực hành hơn là
tính chất học thuật. Kết quả của công nghệ giáo dục phải là những hành động ứng
dụng thực tế nhằm tạo điều kiện và nâng cao hiệu suất học tập. Tính thực tiễn của công
nghệ giáo dục nhấn mạnh đến việc thực hành những giải pháp mới và sáng tạo trong
việc giải quyết tất cả những vấn đề, trở ngại, khó khăn trên con đường học tập của
người học, làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu học tập của mọi người bằng tất cả những
nguồn lực có sẵn. Trong công nghệ giáo dục, những giá trị thực tiễn thu nhận được
quan trọng hơn là những giá trị lí thuyết.
1.3. Vai trò của công nghệ giáo dục trong quá trình dạy học và học tập
Sự phát triển của công nghệ giáo dục đã hoàn toàn làm thay đổi quan điểm về
quá trình dạy học và học tập, nó giống như một cuộc cách mạng hóa hoàn toàn hệ
thống giáo dục trên thế giới. Những nhà giáo từng là người thông dịch duy nhất của

kiến thức cho người học và sách giáo khoa là nguồn tài nguyên duy nhất, thì giờ đây,
công nghệ giáo dục đã mở ra một lĩnh vực mới với những chức năng mới của nhà giáo
là quản lí tài nguyên và quản lí học tập. Ngày nay, công nghệ giáo dục đã cung cấp
cho nhà giáo hàng loại các phương tiện truyền thông để hỗ trợ và bổ sung cho công
17


việc dạy học của mình, nó chi phối đến mọi khía cạnh của quá trình dạy học của nhà
giáo như: xác định ý đồ học tập, lựa chọn chủ đề, xác định các tình huống kích thích
nhu cầu học tập, xác định phương tiện truyền thông, quản lí học tập và đánh giá kết
quả thực hiện, cuối cùng là sửa đổi, điều chỉnh dạy học dựa vào kết quả đánh giá. Có
thể khái quát một số vai trò chính của công nghệ giáo dục trong quá trình dạy học và
học tập như sau:
- Công nghệ giáo dục đã cung cấp những công cụ nhận thức làm phong phú quá
trình giáo dục, nó đã chuyển một lớp học thụ động thành một lớp học năng động và
tương tác với âm thanh – hình ảnh, mô hình, phòng học e-learning, lớp học tương tác
thông minh... đã tác động mạnh mẽ đến sự chú ý, quan tâm và học tập chủ động của
người học.
- Công nghệ giáo dục đã hiện đại hóa môi trường dạy học và học tập trong các
cơ sở giáo dục, nơi mà người học có thể tiếp cận mọi thông tin nhanh chóng và chính
xác nhờ những chương trình thiết kế trên máy tính.
- Công nghệ giáo dục đã bổ sung vào chương trình dạy học của nhà giáo những
bài giảng có cấu trúc chặt chẽ cho mục đích phụ đạo, bồi dưỡng hoặc luyện tập cho
người học. Người học có thể được đào tạo để tự học tập theo những hướng dẫn đã định
sẵn, nhà giáo được giải phóng khỏi những gánh nặng trong viện rèn luyện thường
xuyên việc học tập của trò.
- Thông qua việc tổ chức có hệ thống những nội dung và tài liệu hướng dẫn,
công nghệ giáo dục đã cung cấp cho nhà giáo những tư liệu dạy học, kho tài nguyên
phong phú để sử dụng cho công việc sáng tạo và cải tiến chất lượng dạy học, giúp tiết
kiệm thời gian thực hiện.

- Việc đào tạo và sử dụng công nghệ giáo dục sẽ góp phần vào sự phát triển
chuyên môn của nhà giáo. Nó trang bị cho nhà giáo những công cụ và phương pháp
khoa học để giải quyết những vấn đề giáo dục. Nó khắc sâu một quan điểm khoa học
và khí chất khoa học trong nhà giáo và người học.
- Công nghệ giáo dục đã cải tiến quá trình dạy học và học tập, làm cho nó trở
lên hiệu quả hơn. Máy chiếu LCD, máy tính, máy quay, truyền hình... đã làm phong
phú và hỗ trợ cho việc truyền tải kiến thức có hiệu quả.

18


×