Tải bản đầy đủ (.doc) (218 trang)

Gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội nhân dân việt nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.65 KB, 218 trang )

B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

NGUYN TRN LONG

GắN ĐàO TạO VớI Sử DụNG ĐộI NGũ GIảNG
VIÊN
CủA CáC HọC VIệN, TRƯờNG Sĩ QUAN QUÂN
ĐộI
NHÂN DÂN VIệT NAM GIAI ĐOạN HIệN NAY

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR


B QUC PHềNG

HC VIN CHNH TR

NGUYN TRN LONG

GắN ĐàO TạO VớI Sử DụNG ĐộI NGũ GIảNG
VIÊN
CủA CáC HọC VIệN, TRƯờNG Sĩ QUAN QUÂN
ĐộI
NHÂN DÂN VIệT NAM GIAI ĐOạN HIệN NAY

Chuyờn ngnh: Xõy dng ng v Chớnh quyn Nh nc
Mó s: 62 31 02 03

LUN N TIN S KHOA HC CHNH TR



NGI HNG DN KHOA HC:
1. PGS, TS Phm Vn Thng
2. PGS, TS Nguyn Phng ụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày
tháng 9 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS Nguyễn Trần Long


MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
11

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN GẮN

ĐÀO TẠO VỚI SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CỦA CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN
ĐỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1.
Đội ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan và
đào tạo, sử dụng đội ngũ giảng viên của các học viện,
trường sĩ quan quân đội
1.2.
Những vấn đề cơ bản về gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ
giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội
Chương 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH
NGHIỆM GẮN ĐÀO TẠO VỚI SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CỦA CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ
QUAN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
2.1.
Thực trạng gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ giảng viên của
các học viện, trường sĩ quan quân đội giai đoạn 2011 - 2017
2.2.
Nguyên nhân và những kinh nghiệm gắn đào tạo với sử dụng
đội ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội
Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GẮN
ĐÀO TẠO VỚI SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA
CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
3.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu gắn đào tạo với sử dụng đội
ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội giai
đoạn hiện nay
3.2.
Những giải pháp tăng cường gắn đào tạo với sử dụng đội

ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan quân đội
giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

39

39
66

95
95
120

136

136

149
183
186
187
197


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Bộ Giáo dục - đào tạo

BGD - ĐT

2

Bộ Quốc phòng

BQP

3

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

4

Chính trị quốc gia

CTQG


5

Công tác đảng, công tác chính trị

CTĐ, CTCT

6

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNH, HĐH

7

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCS Việt Nam

8

Đội ngũ giảng viên

ĐNGV

9

Gắn đào tạo với sử dụng

GĐTVSD


10

Giáo dục - đào tạo

GD - ĐT

11

Học viện, trường sĩ quan

HV, TSQ

12

Nhà xuất bản

Nxb

13

Quân đội nhân dân

QĐND

14

Quân ủy Trung ương

QUTW


15

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Nhiệm vụ GD - ĐT, nghiên cứu khoa học và xây dựng các HV, TSQ
vững mạnh đòi hỏi phải phát triển đội ngũ giảng viên có số lượng đủ, cơ cấu
hợp lý, chất lượng ngày càng cao. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
của các HV, TSQ phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó GĐTVSD là nội
dung, giải pháp cơ bản. GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ là vấn
đề được tác giả ấp ủ, xác định ý tưởng nghiên cứu trong nhiều năm công tác ở
Trường Sĩ quan Lục quân 2. Những năm qua, vấn đề GĐTVSD đội ngũ giảng
viên của các HV, TSQ đã được các cấp ủy, cơ quan, các HV, TSQ quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt kết quả ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên,
GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ còn không ít hạn chế cả trong
nhận thức và hoạt động thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các
HV, TSQ trong thời kỳ mới.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của ĐCS Việt Nam về
GD - ĐT, về xây dựng đội ngũ cán bộ, các nghị quyết, chỉ thị, quy định,
hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị về GD - ĐT và
xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội; thực tiễn xây dựng đội ngũ
giảng viên của các HV, TSQ; bằng kiến thức được trang bị và kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn, luận án tập trung làm rõ: cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò các HV, TSQ; quan niệm, chức trách,

nhiệm vụ, vị trí, vai trò, đặc điểm đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ
quân đội; luận giải quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, những
vấn đề có tính nguyên tắc, tiêu chí đánh giá GĐTVSD đội ngũ giảng viên
của các HV, TSQ quân đội; đánh giá thực trạng, khái quát những kinh
nghiệm GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ quân đội. Trên cơ
sở phân tích các yếu tố tác động, luận án xác định yêu cầu, đề xuất giải
pháp tăng cường GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ quân
đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới .


6
2. Lý do chọn đề tài luận án
Các HV, TSQ quân đội là những trung tâm GD - ĐT, nghiên cứu khoa học
của quân đội và của quốc gia. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ
quan quân đội, nghiên cứu khoa học quân sự, quốc phòng, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước phụ
thuộc rất lớn vào các HV, TSQ quân đội. Đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ
quân đội là lực lượng chủ chốt thực hiện nhiệm vụ GD - ĐT, nghiên cứu khoa
học của các HV, TSQ quân đội. Đảng ta đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố
quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Điều 15, Luật giáo
dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014) xác định: “Nhà giáo giữ vai
trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [49, tr. 55]. Vì vậy, vấn
đề hàng đầu đối với các HV, TSQ quân đội là phải đặc biệt quan tâm chăm lo
xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống, năng lực sư phạm, nghiên cứu khoa học đáp ứng nhiệm vụ
GD - ĐT, nghiên cứu khoa học, xây dựng các HV, TSQ quân đội vững mạnh
toàn diện.
GĐTVSD đội ngũ giảng viên là yêu cầu khách quan, là khâu cơ
bản, quan trọng trực tiếp góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên, nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

các HV, TSQ. Thực hiện có hiệu quả việc GĐTVSD từng bước nâng cao
chất lượng, đảm bảo số lượng, cơ cấu, tính liên tục, kế thừa và phát triển
của đội ngũ giảng viên, khắc phục tình trạng hẫng hụt, bị động hoặc đào
tạo tràn lan, không có trọng tâm, trọng điểm; lúng túng trong lựa chọn, bố
trí, sử dụng đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ. Sử dụng ĐNGV trên cơ
sở kết quả đào tạo là điều kiện cơ bản phát huy năng lực, sở trường của
đội ngũ đó, đồng thời khẳng định giá trị, hiệu quả kinh tế - xã hội của quá
trình đào tạo. Mặt khác, đào tạo theo mục tiêu, yêu cầu sử dụng ĐNGV là


7
điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình đào tạo đáp ứng đòi hỏi thực
tiễn hoạt động của đội ngũ giảng viên.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của GĐTVSD đội ngũ giảng viên,
các HV, TSQ đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
và đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định trong GĐTVSD đội ngũ
giảng viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ GD - ĐT, nghiên cứu khoa
học thì đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất
cập cần khắc phục. Số lượng giảng viên còn thiếu so với yêu cầu. Cơ cấu
đội ngũ giảng viên chưa thực sự đồng bộ. Chất lượng đội ngũ giảng viên
chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá GD - ĐT, nghiên cứu khoa
học. Một số HV, TSQ đang hẫng hụt, thiếu đội ngũ kế cận, thiếu giảng viên
đầu ngành có trình độ, kinh nghiệm sư phạm và nghiên cứu khoa học. Một
bộ phận giảng viên năng lực, trình độ, kiến thức khoa học và kinh nghiệm
thực tiễn còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu
khoa học. Công tác quy hoạch chưa gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo
đội ngũ giảng viên; công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng chưa gắn kết chặt chẽ
với công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên. Một số cấp
ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị của các HV, TSQ chưa
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả GĐTVSD đội ngũ

giảng viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các HV, TSQ quân đội chưa nhận
thức đầy đủ vị trí, vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết phải GĐTVSD đội ngũ
giảng viên, chưa xác định rõ trách nhiệm thực hiện GĐTVSD đội ngũ
giảng viên. Có người được quy hoạch, đào tạo để trở thành giảng viên
nhưng khi trở về đơn vị lại không được sắp xếp, bố trí sử dụng làm giảng
viên. Tình trạng này đã dẫn đến sự lãng phí trong công tác đào tạo. Một số
khác được bố trí sắp xếp làm giảng viên, nhưng vẫn chưa được chuẩn hoá
về trình độ học vấn, thiếu vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn, công tác
nghiên cứu, giảng dạy.


8
Hiện nay, các HV, TSQ tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT,
tập trung mọi nỗ lực xây dựng đội ngũ giảng viên đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu,
chuẩn hóa về trình độ học vấn. Phát triển đội ngũ giảng viên đòi hỏi phải thực
hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó GĐTVSD phải được coi là vấn đề cơ bản,
then chốt từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Vì vậy, tác giả lựa chọn:
“Gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ giảng viên của các học viện, trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ khoa
học chính trị là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn GĐTVSD đội ngũ
giảng viên, trên cơ sở đó, xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường
GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến GĐTVSD đội ngũ

giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhâ dân Việt Nam.
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản GĐTVSD đội ngũ giảng viên
của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đánh giá đúng thực trạng và rút ra những kinh nghiệm bước đầu
GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường GĐTVSD
đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn
hiện nay.


9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Gắn đào tạo với sử dụng đội ngũ giảng viên
của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận, thực tiễn, thực trạng, kinh nghiệm, yêu cầu và giải pháp GĐTVSD đội
ngũ giảng viên của các HV, TSQ. Các số liệu điều tra, khảo sát, tổng kết thực
tiễn được giới hạn từ năm 2011 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Là hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của ĐCS Việt Nam về
GD - ĐT, xây dựng đội ngũ nhà giáo và Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.
* Cơ sở thực tiễn: Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
GĐTVSD đội ngũ giảng viên ở các HV, TSQ; nghiên cứu các báo cáo tổng
kết về CTĐ, CTCT, công tác cán bộ, công tác GD - ĐT của các HV, TSQ, cơ
quan chức năng của quân đội; tổ chức điều tra, khảo sát thực tế của tác giả
luận án ở các HV, TSQ trong toàn quân. Ngoài ra, tác giả tham khảo, kế thừa,
tiếp thu có chọn lọc thành tựu, kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa
học có liên quan đến đề tài luận án.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa
học chuyên ngành, liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp lôgic, lịch
sử, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn; điều tra, khảo sát, thống kê, so sánh
và phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận giải làm rõ quan niệm và tiêu chí đánh giá GĐTVSD đội ngũ
giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.


10
- Từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm GĐTVSD đội ngũ giảng viên
của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo gắn với sử
dụng đội ngũ giảng viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam giai

đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm rõ và phong phú thêm lý luận về xây dựng đội
ngũ giảng viên, trực tiếp là những vấn đề lý luận về GĐTVSD đội ngũ giảng
viên của các HV, TSQ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho
QUTW, BQP, Tổng cục Chính trị, đảng ủy, ban giám đốc, ban giám hiệu các
HV, TSQ quân đội xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
GĐTVSD đội ngũ giảng viên giai đoạn hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các nhà
trường quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục công trình
của tác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



11
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên
quan đến đề tài luận án
1.1. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề cán bộ và công tác cán
bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tại hội thảo lý luận giữa ĐCS Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung
Quốc: “Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm
của Trung Quốc (2004)”, một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ lý luận của Đảng
Cộng sản Trung Quốc đã đề cập đến kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. Tham luận của tác giả Hạ Quốc
Cường về “Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền,
tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro” [11] đã
chỉ rõ phải nắm chắc khâu quan trọng là xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao,
xây dựng đội ngũ nhân tài.
Trong bài “Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng
lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” [64], tác giả Tống Hiểu Quần
cho rằng phải thông qua việc kiên trì học tập lý luận và rèn luyện thực tế, chọn
người và dùng người theo tiêu chuẩn khoa học, cải tiến tác phong, thắt chặt liên hệ
máu thịt với nhân dân, ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa hình thức, quan liêu.
Bàn về vai trò của các trường Đảng trong công tác đào tạo cán bộ, tác
giả Giả Cao Kiến có bài “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt
công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” [40]. Tác giả cho rằng cần phải đào tạo
theo phân tầng cương vị lãnh đạo.
Trong tham luận của Chu Phúc Khởi “Xuất phát từ đại cục, hướng
tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [41],

tác giả cho rằng phải xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây
dựng đội ngũ cán bộ dự bị có tố chất cao là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài,


12
bảo đảm cho đường lối của Đảng “100 năm không lay chuyển”. Về công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận, tác giả Chu Phúc Khởi cho rằng nội
dung của công tác này bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, quản lý.
Theo tác giả, để thực hiện các nội dung ấy cần nắm vững và thực hiện tốt
các việc: xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi; chế độ hóa, quy phạm hóa
chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu của công tác
cán bộ; mở rộng dân chủ trong tuyển chọn; đào tạo đa dạng theo nguyên
tắc “thiếu gì bù nấy”; quản lý động thái, bảo đảm số lượng và chất lượng
cán bộ; kiên trì dự trữ và kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn những
cán bộ chín muồi vào ban lãnh đạo; nắm đầu nguồn tuyển chọn từ sinh viên
tốt, giỏi ở các trường đại học và cao đẳng, sau đó đào tạo, rèn luyện ở cơ sở
một cách có kế hoạch. Những ý kiến của tác giả về công tác đào tạo, quy
hoạch, rèn luyện và sử dụng cán bộ dự bị có thể xem là kinh nghiệm để tác
giả luận án tiếp tục nghiên cứu GĐTVSD đội ngũ giảng viên của các HV,
TSQ quân đội hiện nay.
Trong bài viết “Lý luận và thực tiễn công tác giáo dục cán bộ của Đảng
Cộng sản Trung Quốc” [99], Giáo sư Lý Triệu Văn đã khái quát năm
nguyên tắc GD - ĐT: Lấy con người làm gốc, đào tạo theo nhu cầu; đào tạo
cán bộ đảm bảo chất lượng; phát triển toàn diện, chú trọng năng lực; liên
hệ thực tế, học để sử dụng; tiến tới cùng thời đại, cải cách sáng tạo.
Chương trình giảng dạy phải bao quát bốn mặt: nền tảng lý luận; nhãn quan
thế giới; tư duy chiến lược và tu dưỡng tính đảng. Định hướng tư duy giảng
dạy: chia loại, tùy theo tính chất GD - ĐT và tầng nấc cán bộ để bố trí lớp
và xác định nội dung; đào tạo theo nhu cầu; học viên là chủ thể. Ngoài ra,
một số vấn đề liên quan đến cải cách nội dung giảng dạy, đặc biệt coi trọng

bồi dưỡng năng lực cho cán bộ gắn với nhu cầu cải cách, mở cửa của Trung
Quốc. Những khái quát nói trên là kinh nghiệm đúc rút từ quá trình tiến


13
hành công tác GD - ĐT cán bộ của Trung Quốc mà tác giả luận án có thể
chắt lọc, kế thừa để thực hiện mục đích, nội dung nghiên cứu.
Những nghiên cứu của cán bộ lý luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc
cho thấy, các tác giả đều thống nhất quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định
sự thành công của cải cách mở cửa. Công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng ban
lãnh đạo các cấp là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Định hướng,
giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung
vào các vấn đề: Kiên trì đường lối chính trị; đấu tranh chống tham nhũng.
Nắm chắc các nguyên tắc, các khâu, các nội dung của công tác cán bộ. Coi
trọng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với các khâu quan trọng nhất như đào
tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, tạo nguồn...
1.2. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề cán bộ và công tác cán
bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
Nghiên cứu về công tác cán bộ đã được các cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu
lý luận của Đảng, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đề cập. Bài viết
“Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”
[97] của UnkẹoSipasợt, đã khẳng định: Yếu tố quyết định để tổ chức thực hiện
thắng lợi đường lối, chính sách là công tác tổ chức, cán bộ. Đào tạo cán bộ lãnh
đạo và quản lý trong cơ chế thị trường vừa phải có tinh thần đổi mới, vừa phải
giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc như: phải quán triệt quan điểm giai
cấp, tạo sự bình đẳng cho tài năng nảy nở và phát huy, nhất là đối với cán bộ
xuất thân từ công nhân, con em nông dân, gia đình có công với cách mạng, dân
tộc thiểu số, phụ nữ. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế, khoa học công
nghệ phát triển như vũ bão phải nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, vừa
phải quan tâm việc đưa cán bộ đi nước ngoài học tập.

Trong bài “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông


14
thôn mới trong giai đoạn hiện nay” [6], tác giả Bun thoong Chítmany cho
rằng, để nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng phải nâng cao năng lực
lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở ở nông thôn. Theo đó,
phải hoàn thiện các khâu nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí,
sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ; tổ chức thi tuyển công chức; tăng
cường tiếp nhận bố trí những sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các
trường cao đẳng, đại học làm công chức cơ sở để tạo nguồn cán bộ chủ chốt;
tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá; lắng nghe ý kiến của nhân
dân…
Lit thi Sisouvong trong bài viết “Đột phá về công tác cán bộ” [43] , đã bàn
về một trong bốn chính sách đột phá để hoàn thành kế hoạch xóa đói, giảm nghèo
đưa nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát
triển. Theo tác giả, cần phải đột phá về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là bồi
dưỡng cán bộ. Cần phải bảo đảm đủ về số lượng và chỉ tiêu biên chế trong cơ quan
hệ thống chính trị và các ngành. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tập
trung vào bốn vấn đề quan trọng: đánh giá cán bộ; xây dựng kế hoạch cán bộ tổng
thể; bố trí, luân chuyển cán bộ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ; kế thừa, thay thế cán bộ;
chế độ, chính sách đối với cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ phải khách quan, công
tâm. Ngăn chặn và từng bước khắc phục tình trạng lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ
theo dòng họ, địa phương, bè phái. Trước khi đưa cán bộ vào quy hoạch phải tham
vấn rộng rãi, sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nghiên cứu và thực hiện
chính sách bố trí sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề
về cơ sở nhằm bổ sung lực lượng lao động, đồng thời tạo nguồn nhân lực trẻ trưởng
thành từ thực tế. Đặc biệt coi trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội
ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn phát

triển mới của nước Lào.


15
Chay Sinhsuvan, “Đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn
Lào hiện nay” [7], đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở. Theo tác
giả, để đổi mới hệ thống chính trị cơ sở cần phải nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ. Do đó, phải lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng những người ưu tú,
có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt nhất trong cộng đồng các bộ
tộc Lào ở cơ sở. Vấn đề này phải được coi là giải pháp cơ bản đổi mới hệ
thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay.
Môn thạ thíp Khun vi han, “Đánh giá cán bộ diện Ban thường vụ thành
ủy quản lý ở Thủ đô Viêng Chăn, Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
trong giai đoạn hiện nay" [55], cho rằng có đánh giá đúng cán bộ mới có cơ
sở quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Những nghiên cứu của một số tác giả Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào, đều khẳng định: công tác cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác
xây dựng đảng mà Đảng nhân dân cách mạng Lào phải nắm chắc. Ở nhiều
phương diện, các tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của cán bộ, tạo nguồn cán
bộ, quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sử dụng cán bộ... và coi đó
như những giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của Đảng trong thời kỳ mới.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
luận án
2.1. Những công trình nghiên cứu về công tác giáo dục, đào tạo.
Đảng bộ Học viện chính trị (2015), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp
hành Đảng bộ Học viện Chính trị khóa XIV tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Học
viện lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 - 2020)” [15]. Trong đó, Đảng ủy Học viện
đã tổng kết thực trạng nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Học viện trong 5 năm
qua, bao gồm: Đào tạo cán bộ trung, sư đoàn được 94 lớp với số lượng học

viên tốt nghiệp là 4246 cán bộ, đào tạo giảng viên khoa học xã hội, nhân văn


16
cấp chiến thuật, chiến dịch là 54 lớp với số lượng học viên tốt nghiệp là 821
giảng viên; đào tạo thạc sĩ được 696; đào tạo tiến sĩ được 136 tiến sĩ. Hiện
nay Học viện Chính trị có 51 (giáo sư, phó giáo sư); 111 tiến sĩ; 158 thạc sĩ; 2
nhà giáo nhân dân, 9 nhà giáo ưu tú đang công tác và hàng trăm GS, PGS, TS,
ThS, NGND, NGUT đã về hưu nhưng vẫn tham gia, thực hiện nhiệm vụ giáo
dục, đào tạo của Học viện. Phần lớn số cán bộ trên là giảng viên. Đảng ủy
Học viện Chính trị đã tổng kết, đánh giá chung, trong đó nhấn mạnh: “…tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ về chương trình, nội dung,
phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng dạy học, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm…” [15, tr. 53]. Đảng ủy Học
viện Chính trị đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu như sau: Trong nhiệm kỳ tới
phấn đấu đảm bảo 70-80% giảng viên có trình độ sau đại học, trong đó có trên
40% tiến sĩ; 45-50 giáo sư, phó giáo sư. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ
giáo dục, đào tạo hàng năm. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện mô hình, mục tiêu,
chương trình, nội dung đào tạo của các đối tượng; 85% bài giảng khá và tốt
trong đó có 35-40% bài giảng tốt. Hàng năm có 0-15% giảng viên dạy giỏi
cấp Học viện, trong nhiệm kỳ có 5-10 giảng viên đạt tiêu chuẩn giảng viên
giỏi cấp bộ; 100% cán bộ, giảng viên hoàn thành và vượt chỉ tiêu định mức
lao động khoa học hằng năm. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chương trình, nội
dung đào tạo, bồi dưỡng từng đối tượng theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại
hóa”, đào tạo theo chức danh gắn với trình độ học vấn, giảm thời gian dạy lý
thuyết, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu của học viên. Bảo đảm tính kế
thừa, liên thông, khắc phục sự trùng lặp nội dung giữa các cấp học, bậc học,
sát thực tiễn và đáp ứng mục tiêu đào tạo. Thực hiện khâu đột phá đổi mới nội
dung với đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học, phát triển toàn
diện phẩm chất và năng lực người học theo mục tiêu đào tạo, nhất là năng lực

tư duy khoa học, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn,


17
gắn quá trình học tập, rèn luyện với hoạt động khoa học của học viên. Tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện
kỹ thuật hiện đại vào giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động của người
dạy và người học.
Kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm
bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng ngày càng cao. Quy
hoạch đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
sư phạm, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin của cán bộ, giảng viên. Gắn
đào tạo, bồi dưỡng, đi thực tế đảm nhiệm các chức danh chỉ huy tại các đơn vị
với bố trí, sử dụng, luân chuyển trong nội bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ,
giảng viên. Có chính sách phù hợp để thu hút đội ngũ nhà giáo có trình độ
chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học đã
chuyển công tác hoặc nghỉ hưu tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thị Việt Nga (2012) “Hợp tác giáo dục Việt Nam - UNESCO
và những tham khảo cho Việt Nam về quan điểm của UNESCO trong giáo
dục đại học” [57], kỷ yếu Hội thảo khoa học: Vai trò của các tổ chức quốc tế
tại Việt Nam, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. Trong tham luận hội
thảo khoa học quốc tế này tác giả đã khẳng định: Tổ chức giáo dục, khoa học
và văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) có hai văn kiện quan trọng về vấn đề
giáo dục đại học:
Thứ nhất: “Tuyên ngôn thế giới về giáo dục đại học cho thế kỷ XXI tầm
nhìn và hành động” , ký ở Paris ngày 09/10/1998 bởi 182 quốc gia trong đó
có Việt Nam.
Thứ hai: “Tuyên bố của Hội nghị quốc tế UNESCO về giáo dục đại
học” (Paris, ngày 05-08 tháng 7 năm 2009). Hội nghị này có chủ đề: “Sự
năng động mới của giáo dục đại học và nghiên cứu để cho tiến bộ và phát

triển của xã hội”.


18
Cả hai văn kiện này đều nhấn mạnh vai trò của giáo dục cũng như triết
lý của giáo dục, đào tạo đại học. Giáo dục đào tạo đại học không những đào
tạo sinh viên có kiến thức vững chắc và biết vận dụng sáng tạo trong hoàn
cảnh hiện thời và cả cho tương lai mà còn đào tạo những công dân có ý thức
trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ hòa bình nhân quyền và những giá trị dân chủ.
Tác giả cho rằng giáo dục, đào tạo đại học là cơ hội tốt để thúc đẩy những giá
trị và hành vi cần thiết cho phát triển bền vững. Giáo dục, đào tạo đại học
đem lại cho thế hệ trẻ hiểu biết và nhận thức đúng về lối sống và sự tôn trọng
cuộc sống của những người khác, của cộng đồng xã hội, tôn trọng sự đa dạng
văn hóa và trách nhiệm với thế giới xung quanh.
Bài tham luận này cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến
công tác giáo dục, đào tạo đại học của các HV, TSQ quân đội trong thời kỳ
đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế,
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Mai Hữu Thỉnh (2016), “Đánh giá chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo” [70]. Trong bài báo khoa học này tác
giả đã đề cập, phân tích, luận giải rõ những vấn đề cơ bản sau:
Một là, chất lượng đào tạo và phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo,
đánh giá chất lượng đào tạo. Xây dựng, luận giải quan niệm, yếu tố cấu thành
chất lượng đào tạo, vị trí, vai trò của chất lượng đào tạo; nội dung, phương
thức đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong đó đánh giá đúng chất lượng đào tạo
là vấn đề đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xác định chủ trương, biện pháp nâng
cao chất lượng đào tạo.
Hai là, cần xác định đúng mục đích, chủ thể, lực lượng đánh giá chất
lượng đào tạo. Xác định rõ và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của chủ thể,
lực lượng đánh giá chất lượng đào tạo. Xác định và thực hiện đầy đủ nội
dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức biện pháp đánh giá chất

lượng đào tạo. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra đánh giá chất lượng đào tạo.


19
Phát huy vai trò của các cơ quan khảo thí, đảm bảo chất lượng trong đánh giá
chất lượng đào tạo.
Ba là, những công việc chủ yếu trong đánh giá chất lượng đào tạo, bao
gồm: Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung, phương thức đánh giá chất
lượng đào tạo; xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy đánh giá chất
lượng đào tạo; tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm tra, thanh tra đánh giá
chất lượng đào tạo; tổ chức hội thảo khoa học, tập huấn chuyên môn, nghiệp
vụ về đánh giá chất lượng đào tạo; tổ chức các hội nghị sơ, tổng kết, rút kinh
nghiệm về đánh giá chất lượng đào tạo.
Trần Thanh Tùng (2016), “Nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh, Đại học
Quốc gia Hà Nội” [98]. Trong bài báo khoa học này, tác giả đi sâu đánh giá,
phân tích thực trạng chỉ rõ những ưu điểm, thành tựu, đặc biệt là những hạn
chế, khuyết điểm, yếu kém, chưa ngang tầm của nội dung, hình thức, phương
pháp, chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Tác giả
cho rằng cần chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm
thì mới có cơ sở đề xuất chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
quốc phòng - an ninh cho sinh viên. Theo đó tác giả cho rằng để nâng cao
chất lượng giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục
quốc phòng và an ninh thuộc Đại học quốc gia Hà Nội. Phải thực hiện đồng
bộ nhiều nội dung, biện pháp, trong đó tác giả đề xuất 4 giải pháp cơ bản là:
củng cố, kiện toàn, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trung
tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh; tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình,
hình thức, phương pháp giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên; đẩy
mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu dạy học, từng bước hiện đại hóa trang,
thiết bị dạy học; phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự giác của sinh viên
trong quá trình học tập môn Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Phan Thị Lê Dung (2015), “Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy
môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam” [12]. Trong bài báo


20
khoa học này, tác giả cho rằng việc vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy
môn học này đã cho thấy những hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam. Từ
thực tiễn và kinh nghiệm vận dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn học
trên, tác giả đề xuất bốn giải pháp ứng dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy môn
Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam ở Trường đại học Sư phạm Hà Nội
như sau: Một là, xây dựng chiến lược lập bản đồ tư duy; Hai là, xây dựng và
nắm vững, ứng dụng hiệu quả phần mềm hỗ trợ lập bản đồ tư duy; Ba là, ứng
dụng linh hoạt bản đồ tư duy trong giảng dạy môn học; Bốn là, phát huy mặt
tích cực, song không tuyệt đối hóa bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Đường
lối cách mạng của ĐCS Việt Nam.
Bùi Thị Thu Hương (2014), “Hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo tại
các trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay” [39]. Trong đề tài nghiên cứu
khoa học này tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu, tổng kết thực tiễn, đánh giá rõ thực
trạng tình hình hợp tác quốc tế ở trường đại học công lập trên địa bàn thành phố
Hà Nội với những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm trên các phương diện tính
chất, quy mô, hình thức, nội dung hợp tác quốc tế trong đổi mới chương trình,
nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, đào tạo đại học; nghiên cứu, ứng
dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học; tổ chức liên kết đào tạo; sử
dụng lao động sư phạm; quản lý, giáo dục, rèn luyện sinh viên; bảo đảm cơ sở
vật chất, trang, thiết bị dạy học. Từ thực trạng đó đề tài đã rút ra một số nguyên
nhân ưu điểm, nguyên nhân hạn chế khuyết điểm; tổng kết một số kinh nghiệm
bước đầu và hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo tại các trường đại học. Đề tài
đã cung cấp một số thông tin, đánh giá, xây dựng bức tranh toàn cảnh về hợp tác
quốc tế, đồng thời đề xuất những giải pháp tương đối đồng bộ, khả thi và những

kiến nghị có cơ sở khoa học về tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
đào tạo đại học, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục, đào tạo đại học ở Việt Nam.


21
Đỗ Anh Văn (2016), “Đánh giá thực trạng và mối liên quan giữa kết
quả học tập với kết quả thi tuyển sinh của sinh viên trường đại học Y dược
Thái Bình” [98]. Trong bài báo này tác giả đã tập trung nghiên cứu, luận giải
một số vấn đề lý luận về mối liên hệ giữa kết quả học tập với kết quả thi tuyển
sinh của sinh viên trường đại học Y dược Thái Bình. Đánh giá thực trạng kết
quả thi tuyển sinh và kết quả học tập của sinh viên cho thấy. Sinh viên có kết
quả học tập đạt loại giỏi chiếm tỷ lệ cao nhất là khối kiến thức ngành (10,2%)
và thấp nhất là kết quả học tập khối kiến thức cơ bản (6,6%). Tác giả đã
nghiên cứu luận giải, thống kê, phản ánh thực tiễn mối liên hệ giữa kết quả
học tập của sinh viên với kết quả thi tuyển sinh môn toán, môn hóa học và
môn sinh học. Trên cơ sở đó tác giả nhận định: kết quả học tập khối kiến thức
cơ sở ngành, khối kiến thức ngành và kết quả tốt nghiệp, có liên quan đến kết
quả thi môn toán học. Điều đó thể hiện ở việc sinh viên có kết quả thi môn
toán học cao thì học tập tốt các môn kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức
ngành và đạt kết quả tốt nghiệp cao. Vì vậy, Nhà trường cần có chính sách ưu
tiên đối với những sinh viên có kết quả học tập môn toán học cao để lựa chọn
được sinh viên có khả năng học tốt chương trình đào tạo ngành y, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của Trường đại học Y dược Thái Bình.
Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2014) “Đánh giá chất lượng đào tạo ở Học
viện Báo chí - Tuyên truyền theo tiêu chuẩn AVN” [33], Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp học viện.
Đề tài đã nghiên cứu, phản ánh những vấn đề lý luận, thực tiễn về tiêu
chuẩn AVN, lý luận về tiêu chuẩn chất lượng đào tạo đại học, vị trí, vai trò
của tiêu chuẩn chất lượng đào tạo đại học. Phản ánh đầy đủ hệ thống tiêu

chuẩn AVN coi đó là những dấu hiệu chuẩn mực, thước đo chất lượng đào tạo
cần được nghiên cứu ứng dụng vào đánh giá chất lượng đào tạo đại học của
Học viện Báo chí và tuyên truyền theo tiêu chuẩn AVN. Khẳng định vị trí, vai
trò, sự cần thiết phải đánh giá chất lượng đào tạo đại học theo tiêu chuẩn


22
AVN. Xác định luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá chất lượng
đào tạo theo tiêu chuẩn AVN ở Học viện Báo chí và tuyên truyền. Xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học theo tiêu chuẩn AVN ở Học
viện Báo chí và tuyên truyền. Đề xuất một số giải pháp cơ bản đánh giá chất
lượng đào tạo đại học theo tiêu chuẩn AVN ở Học viện Báo chí và tuyên
truyền giai đoạn hiện nay.
Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo
dục (2015) “Giáo dục đại học, chất lượng và đánh giá” [78]. Cuốn sách này
là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả bàn về công tác đánh giá chất lượng
giáo dục đại học, chất lượng giáo dục đại học gồm: Đánh giá giảng viên, đánh
giá chất lượng chương trình, nội dung giảng dạy đại học, đánh giá chất lượng
thực hiện các hình thức, phương pháp giảng dạy; đánh giá kết quả học tập;
đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học; đánh giá năng lực hoạt động theo
nhóm… Để thực hiện các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo đại
học, các tác giả đã đưa ra nhiều nội dung, biện pháp, trong đó TS Phạm Xuân
Thanh đã chỉ ra hai cách tiếp cận: Thứ nhất, đánh giá đồng nghiệp và sản
phẩm, tác giả cho rằng đây là xu thế hiện nay trên thế giới đang thực hiện;
Thứ hai, đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua bộ chỉ số thực hiện có sự
giao thoa với quan niệm và cách làm thứ nhất mà PGS, TS Ngô Doãn Đãi đã
trình bày trong công trình này.
2.2. Những công trình nghiên cứu về công tác cán bộ, xây dựng đội
ngũ cán bộ.
Trần Lưu Hải (2014) “Một số vấn đề về công tác cán bộ trong hoạt

động cầm quyền của Đảng ta hiện nay” [29]. Tác giả đã khái quát những ưu
điểm, hạn chế của công tác cán bộ trên các phương diện xây dựng tiêu chuẩn cán
bộ, đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ; chỉ ra một số vấn đề và giải pháp thực hiện bao gồm: tiếp tục đổi mới
công tác đánh giá cán bộ; tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán


23
bộ, đáp ứng nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài; tiếp tục đẩy mạnh luân chuyển
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tạo sự chuyển biến sâu sắc về đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo yêu cầu tăng cường chất lượng,
tinh giảm biên chế hành chính; cải cách hệ thống chính sách về cán bộ; đổi mới
công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ; tăng cường công tác giáo dục, quản
lý cán bộ của cấp ủy các cấp.
Nguyễn Sĩ Dũng, “Quan chức không được bổ nhiệm con cháu, người
nhà” [13]. Trong bài viết này, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ
nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng lựa chọn được một đội ngũ cán bộ vừa
có đức, vừa có tài luôn là mong muốn của toàn thể nhân dân ta. Song thực tế
cho thấy, công tác cán bộ lâu nay vẫn còn không ít bất cập, nhất là tình trạng
“chọn người nhà chứ không chọn người tài”. Theo tác giả, những vụ việc như
vậy không chỉ làm cho đội ngũ cán bộ suy yếu về năng lực, phẩm chất mà còn
khiến người dân phai nhạt niềm tin. Vì vậy, việc bổ nhiệm nhân sự phải có
những nguyên tắc cụ thể chứ không phải là những quy trình chung chung.
Nguyên tắc bao trùm phải là tất cả quan chức không được bổ nhiệm con,
cháu, người thân của mình. Theo ông, dân giao quyền lực cho cán bộ để bảo
vệ và phục vụ nhân dân chứ không phải là thứ để ban phát. Hơn nữa, việc lựa
chọn người nhà thay vì người tài sẽ gây xung đột lợi ích, tạo sự bất bình đẳng
trong việc trao cơ hội cho các công dân khác.
Vũ Ngọc Hoàng, “Muốn chống lợi ích nhóm phải kiểm soát được
quyền lực” [34],. Theo tác giả, khi quyền lực không được kiểm soát sẽ dẫn

đến tha hóa cán bộ và các tổ chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý. Tác giả đã
phân biệt rõ lợi ích chính đáng với “lợi ích nhóm”. Lợi ích chính đáng (của
một người, một nhóm) là lợi ích phù hợp với lợi ích chung của quốc gia, dân
tộc, góp phần và bổ trợ cho lợi ích chung; không mâu thuẫn, không gây thiệt
hại cho lợi ích chung. Ngược lại, “lợi ích nhóm” (theo nghĩa tiêu cực) thì mâu


24
thuẫn với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; gây hại cho lợi ích chung, cho
cộng đồng, làm suy yếu và gây tổn thất nghiêm trọng đối với lợi ích chung.
“Lợi ích nhóm” là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành các “nhóm
lợi ích”. Tham nhũng ghế, tham nhũng quyền lực, chức vụ, tham nhũng chính
sách… đều liên quan đến “lợi ích nhóm”. “Lợi ích nhóm” cũng chính là một
kiểu tham nhũng có tổ chức, tham nhũng nghiêm trọng nhất. Tác giả cho rằng,
Đảng ta đã chỉ rõ 4 nguy cơ: nguy cơ về tụt hậu, về tham nhũng, nguy cơ
chệch hướng, nguy cơ “diễn biến hòa bình”. Bốn nguy cơ này đều liên quan
đến “lợi ích nhóm”, do “lợi ích nhóm” tác động. Theo tác giả, chúng ta nên có
văn hóa cách chức và từ chức. Ở các nước, dù không có trách nhiệm trực tiếp
nhưng nếu để xảy ra sai phạm, người quản lý cũng sẽ từ chức. Nếu chỉ kiểm
điểm, rút kinh nghiệm thì chưa đủ sự răn đe và cũng có nghĩa là “vô tình”
dung túng để các hiện tượng tiêu cực phát triển. Tác giả cho rằng bổ nhiệm
người nhà là biểu hiện của tham nhũng quyền lực, của “lợi ích nhóm”. Để
khắc phục những căn bệnh trên theo tác giả, giải pháp đầu tiên phải kiểm soát
quyền lực. Khi quyền lực không được kiểm soát thì mặt trái của nó chính là
tác nhân quan trọng nhất làm tha hóa cán bộ, tha hóa những con người được
trao quyền lực, rồi tha hóa cả bộ máy, làm cho bộ máy bị biến chất, không còn
là nhà nước của dân, mà dần dần thành nhà nước phản bội nhân dân. Trong
bất kỳ điều kiện nào, sự tha hóa quyền lực ở cán bộ và các cơ quan lãnh đạo
quản lý, đều là nguyên nhân lớn nhất làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, văn
hóa suy đồi, dân tộc bị mất dần sức mạnh nội sinh, xã hội trì trệ và quốc gia

không thể hưng thịnh, không có đủ sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu
XHCN tốt đẹp mà nhiều người đã từng mong ước cũng trở nên xa vời và mơ
hồ. Về lựa chọn, sử dụng cán bộ, theo tác giả vấn đề đầu tiên phải dân chủ
trong phát hiện nhân tài. Từ các nguồn, các kênh thông tin khác nhau, các
đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức có cơ chế phát hiện nhân tài, giới


×