Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Bài luận giải pháp nào cho thực trạng quá tải bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.34 KB, 34 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

GIẢI PHÁP NÀO CHO THỰC TRẠNG QUÁ
TẢI BỆNH VIỆN

Tp. HCM, 08/2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ môn Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí
Minh. Tuy đều bận rộn với công việc của mình nhưng các thầy các cô vẫn cố gắng sắp
xếp thời gian đến với chúng em, tận tình hướng dẫn chúng em trong từng buổi học. Các


thầy, các cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong
nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nhìn nhận lại vấn đề Quản lý bệnh viện và Kinh tế
y tế nước ta hiện nay. Tấm lòng nhiệt tình và tri thức quý báu ấy đã góp phần động viên,
cổ vũ ngọn lửa đam mê, tiếp thêm sức mạnh cho chúng em trên con đường học vấn bao
la.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Thế Dũng,
người chủ nhiệm bộ môn tận tình, người Thầy đã dìu dắt chúng em từ những ngày đầu
bước vào giảng đường đại học, người không tiếc thời gian, không ngại mưa gió, để đến
lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút một, từ những vấn đề nhỏ nhất cho đến
những vấn đề mang tầm vĩ mô. Thầy cũng là người luôn rèn giũa, nhắc nhở chúng em đạo
đức con người, cái tâm của cuộc đời hành nghề y. Lớp bác sĩ mới hôm nay, xuất sắc là
nhờ ơn Thầy.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo
điều kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ
những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông mà
chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục đích
cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất
định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.
Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các
cô.
Xin cảm ơn vì tất cả!
Bình Phước, ngày 01 tháng 08 năm 2017
ABC
3



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có rất
nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế.
Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình bày về
vấn đề “Giải pháp nào cho thực trạng quá tải bệnh viện”. Một vấn đề khá nổi cộm và luôn
được quan tâm chú ý những năm gần đây.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề trọng điểm trong
nội dung này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, phân tích từng trường hợp, tìm cách lý
giải, tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy. Có các yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đến hay
không? Nếu có thì những yếu tố nào có thể can thiệp được, khắc phục được để từ đó tìm
ra và nêu lên ý kiến của bản thân em về giải pháp cho các vấn đề nêu trên.

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

iii


Tóm tắt

iv

Mục lục

v

Danh sách hình ảnh

vi

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

3

2.1/ Khái niệm quá tải bệnh viện

3

2.2/ Nguyên nhân quá tải bệnh viện


4

2.3/ Nghiên cứu quá tải bệnh viện

7

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

10

3.1/ Thực trạng quá tải bệnh viện những năm gần đây

9

3.2/ Ảnh hưởng của tình trạng quá tải bệnh viện

11

3.3/ Các giải pháp đã và đang thực hiện

13

3.4/ Ý kiến của các chuyên gia trong ngành

17

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19


Tài liệu tham khảo

21

Phụ lục

22

Phụ lục 1

22

Phụ lục 2

24

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02

Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com với từ
khóa “quá tải bệnh viện”.


Trang
3

Bệnh nhân nằm hành lang là chuyện thường thấy ở các
bệnh viện lớn.
Phòng cấp cứu Khoa Huyết học và Sốt xuất huyết bệnh
viện Nhi Đồng 1 luôn chật kín, bệnh nhi phải nằm ghép
giường.

10

Hình ảnh 04

Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com với từ
khóa “bác sĩ kiệt sức”.

12

Hình ảnh 05

Khoa cấp cứu hiện đại của Bệnh viện Nhi Đồng Thành
phố

16

Hình ảnh 03

6


11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết, bệnh viện đóng một vai trò rất quan trọng, là nhân tố không
thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Bệnh viện có rất nhiều chức năng nhiệm vụ có thể kể đến như: khám bệnh, chữa
bệnh; đào tạo đội ngũ cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học; chỉ đạo tuyến; phòng bệnh;
hợp tác quốc tế…Vậy trong các chức năng nhiệm vụ ấy thì chức năng nhiệm vụ nào là
quan trọng hàng đầu? Câu trả lời có thể chưa đạt được sự đồng thuận chung nhưng
chắc chắn rằng không ai có thể phủ nhận được việc khám chữa bệnh luôn chiếm tỷ
trọng cao trong các công việc tại bệnh viện. Bởi lẽ nhu cầu được chăm sóc sức khỏe
của người dân là nhu cầu cấp thiết hàng đầu hiện nay khi họ đến một cơ sở y tế bất kỳ
nói chung hay một bệnh viện nói riêng.
Trong những năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp
của Chính phủ, sự ủng hộ của các Bộ, Ban, Ngành, sự kết hợp của các địa phương, với
sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đội ngũ các thày thuốc, các nhà khoa học, các nhà quản
lý trong ngành Y tế, công tác khám bệnh, chữa bệnh đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng, đáng ghi nhận, như: cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của mạng lưới bệnh viện được
xây dựng, cải tạo, nâng cấp; khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ y tế thuận lợi
hơn; nhiều công nghệ, kỹ thuật y học mới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới được triển khai, áp dụng thành công, một số kỹ thuật công nghệ y học
cao như: ghép tạng (bao gồm ghép đa tạng, ghép tim, ghép gan, ghép thận...), mổ tim
hở và các kỹ thuật tim mạch can thiệp, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, ứng dụng kỹ
thuật sinh học phân tử (ADN) trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh; các kỹ thuật nội
soi trong chẩn đoán và điều trị, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương
pháp điều trị ung thư tiên tiến,…
Các chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng
được hoàn thiện, người bệnh nghèo, bệnh nhi dưới 6 tuổi, người bệnh trong diện chính
sách tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ nhiều hơn và được tiếp cận
với các dịch vụ y tế có chất lượng thuận lợi hơn. Hệ thống y tế tư nhân được khuyến
khích và tạo điều kiện để phát triển, nhiều bệnh viện tư nhân đã ứng dụng các kỹ thuật
cao trong điều trị. Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh
công tác chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.
Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đã đạt được, công tác khám bệnh, chữa
bệnh cũng còn nhiều tồn tại và không ít khó khăn, bất cập cần phải khắc phục. Đặc biệt
là trong những năm gần đây tình trạng quá tải bệnh viện trở nên ngày càng trầm trọng,
người bệnh điều trị nội trú phải nằm ghép đôi, thậm chí 3 đến 4 người trên một giường
bệnh ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến cuối của các thành phố lớn
8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
thuộc các chuyên khoa như: ung bướu, tim mạch, nhi, sản, chấn thương chỉnh hình.
Tình trạng này đã gây khó khăn, bức xúc cho người bệnh, cán bộ y tế và xã hội và tác
động tiêu cực tới chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Việc giải quyết tình trạng quá tải

này đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội và là ưu tiên hàng đầu của ngành y tế.
Vậy liệu có giải pháp nào cho ngành y tế thực trạng quá tải bệnh viện này?

.

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Khái niệm quá tải bệnh viện:
Tình trạng quá tải bệnh viện, mặc dù chưa có định nghĩa chính xác, nhưng quá tải bệnh
viện được xem như là một hiện tượng quá đông người bệnh đến khám và/hoặc điều trị tại
cùng một thời điểm, vượt quá khả năng đáp ứng và sức chứa của một bệnh viện hoặc
khoa trong bệnh viện, vượt khả năng phục vụ dịch vụ của đội ngũ nhân viên.
Quá tải bệnh viện được chứng minh là nguyên nhân dẫn tới: gia tăng tai biến trong điều
trị, giảm chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh; gia tăng chi phí điều
trị cho người bệnh, bệnh viện và xã hội; gây những tổn hại về sức khỏe, tâm thần của bác
sĩ và nhân viên y tế.

Hình ảnh 01: Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com với từ khóa “quá tải
bệnh viện”.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Trong đó, tình trạng quá đông người bệnh điều trị nội trú được xác định thông qua chỉ số
đánh giá công suất sử dụng giườ1ing bệnh. Công suất sử dụng giường bệnh là tỷ lệ phần
trăm sử dụng giường bệnh so với kế hoạch được giao của một bệnh viện, một tuyến trong
một năm xác định. Tỷ lệ này được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số ngày điều trị
nội trú trong năm/ tích của tổng số giường bệnh của bệnh viện nhân với số ngày trong
năm (365 ngày).
Để bảo đảm hiệu quả, chất lượng của dịch vụ trong hoạt động của hệ thống khám, chữa
bệnh, Tổ chức y tế thế giới và nhiều bằng chứng khoa học khuyến cáo công suất sử dụng
giường bệnh không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá
ngưỡng trên, đặc biệt khi công suất vượt trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng
không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, xuất hiện tình trạng quá tải về sức
chứa của bệnh viện.
Bộ Y tế xác định quá tải bệnh viện thông qua chỉ số công suất sử dụng giường bệnh đối
với bệnh viện của Việt Nam như sau:
- Tình trạng ổn định khi công suất sử dụng giường bệnh: 85%-100%.
- Tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh ≥ 120%.
- Tình trạng quá tải khi công suất sử dụng giường bệnh ≥ 100% .
- Tình trạng dưới tải khi công suất sử dụng giường bệnh < 85%.
2.2/ Nguyên nhân quá tải bệnh viện:
Với mục tiêu “hạ nhiệt” tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay, Bộ Y tế đã có nhiều nghiên
cứu đánh giá để từ đó đưa ra các giải pháp cả về trước mắt lẫn lâu dài nhằm từng bước
đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng quá tải bệnh viện hiện nay. Theo đó, Ban xây dựng Đề án
giảm quá tải bệnh viện của Bộ Y tế đã phác thảo 5 nhóm nguyên nhân chính gây quá tải
bệnh viện hiện nay gồm [1]:
1. Đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng với nhu cầu và tốc độ phát triển dân số:
- Tỷ lệ số giường bệnh/1 vạn dân còn rất hạn chế, tính đến hết năm 2011 là 21,1

-

-


1

giường/1 vạn dân (không kể giường bệnh tuyến xã). Hiện đứng thứ 99 trên 142
nước theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức y tế thế giới. Trong khi tỷ lệ
trung bình của các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 47 giường/1 vạn
dân, Hàn Quốc là 86 giường/1 vạn dân, Nhật Bản là 140 giường/1 vạn dân.
Số giường bệnh trong khoảng năm 2004-2010 tăng trung bình khoảng 10.000
giường bệnh tương ứng với khoảng 6% mỗi năm. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn
không tương ứng và đáp ứng được tỷ lệ tăng của nhu cầu khám chữa bệnh và mức
độ gia tăng dân số cơ học hàng năm, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Tỷ lệ chi cho y tế từ ngân sách Nhà nước còn thấp. Trung bình giai đoạn 20062010 chi y tế chiếm từ 6,9-7,5% tổng chi ngân sách Nhà nước, đạt dưới 5% GDP,
trong khi các nước phát triển tỷ lệ này là > 10%. Tính trên đầu người đạt 31 USD,
đứng thứ 138 trên tổng số 191 quốc gia theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới

Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2012-2020, Bộ Y tế, tháng 7-2012.
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

-

-

năm 2009. Thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thấp
hơn so với Trung quốc: 85 USD; Thái Lan: 127 USD và Malaysia: 151 USD.
Đầu tư hạn chế, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại các bệnh viện tuyến dưới chưa đáp
ứng được nhu cầu. Bệnh viện tuyến tỉnh, gần như chưa có bệnh viện nào xây dựng

được khoa, phòng hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện tuyến huyện,
nhìn chung mới đạt từ 30 – 50% số trang thiết bị so với danh mục trang thiết bị
theo yêu cầu. Trạm y tế xã, đặc biệt là ở khu vực Miền Núi chỉ có 25,9% số trạm
được đánh giá là đủ trang thiết bị cơ bản5.
Dịch vụ khám chữa bệnh chưa đáp ứng nhu cầu khám bệnh và điều trị nội trú. Hiện
nay cơ số giường bệnh mới chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu điều trị nội trú của
nhân dân.

2. Năng lực về công tác khám chữa bệnh tuyến dưới còn nhiều hạn chế:
- Năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo bệnh viện còn chưa đồng bộ, chủ yếu là đội
-

-

-

-

-

-

ngũ bác sĩ và chưa qua đào tạo về công tác quản lý, lãnh đạo.
Cán bộ y tế phân bổ không hợp lý giữa các tuyến, cán bộ có năng lực chuyên môn
cao chủ yếu làm việc ở bệnh viện lớn và ở các thành phố lớn.
Trình độ chuyên môn của tuyến dưới đặc biệt là tuyến huyện còn nhiều hạn chế,
nhiều cơ sở không đủ bác sĩ, đặc biệt thiếu các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ có
trình độ tay nghề cao, nhân lực y tế nhìn chung chưa đáp ứng về số lượng và chất
lượng.
Cán bộ được đào tạo có trình độ tay nghề cao không muốn về công tác tại tuyến

dưới, hoặc từ tuyến dưới có xu hướng chuyển về làm việc tại các bệnh viện tuyến
trên.
Bệnh viện tuyến tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng
sâu, vùng xa. Trung bình bệnh viện tuyến tỉnh còn từ 3,2%-24,1% tổng số dịch vụ
kỹ thuật chuyên môn theo quy định phân tuyến kỹ thuật chưa thực hiện được.
Bệnh viện tuyến huyện về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các kỹ thuật theo
quy định phân tuyến kỹ thuật, trung bình các bệnh viện huyện còn 27,9% (dao
động từ 12,2%-31,5%) số dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến chưa được thực hiện,
trong đó số kỹ thuật chưa thực hiện được thuộc lĩnh vực nội khoa, nhi khoa có tỷ lệ
cao hơn cả.
Trạm y tế xã đóng vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh, giải quyết
khoảng 35% tổng số lượt khám bệnh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu trang thiết bị y tế
cơ bản xảy ra ở phần lớn các trạm y tế xã thuộc khu vực miền núi, chỉ 25,9% số
trạm được đánh giá là đủ trạng thiết bị cơ bản theo danh mục quy định của Bộ Y tế;
31,2% số trạm là thiếu trang thiết bị cơ bản theo yêu cầu6.
Bổ sung các hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật; thuốc bảo
hiểm y tế chưa tương ứng với phân tuyến kỹ thuật; quy định chuyển tuyến từ tuyến
dưới lên tuyến trên và tuyến trên xuống tuyến dưới chưa được cập nhật thường
xuyên. Trong bệnh viện, sắp xếp, bố trí khoa phòng nhiều nơi còn chưa hợp lý.
Phân hạng bệnh viện chưa hợp lý, chưa gắn với phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật.
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Chưa có cơ chế giám sát và chế tài đối với các bệnh viện duy trì quá tải, hoặc
không có giải pháp giảm tải.
Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, trong quy trình

khám chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, hẹn khám.

3. Cơ chế tài chính và tác động không mong muốn của một số chính sách
- Cơ chế phân bổ ngân sách Nhà nước chưa khuyến khích phát triển chuyên môn

-

-

-

bệnh viện và phần nào hạn chế trong việc tăng giường bệnh đặc biệt ở các tỉnh
nghèo, khó khăn, do vẫn chủ yếu dựa vào các chỉ số mang tính hành chính như quy
mô giường bệnh và hạng bệnh viện mà chưa dựa vào chỉ số hoạt động bệnh viện.
Cơ chế giao quyền tự chủ và thu viện phí theo dịch vụ y tế trong bệnh viện, đã bộc
lộ một số mặt trái như tăng cung, kích cầu đối với dịch vụ khám chữa bệnh, gây
nguy cơ lạm dụng xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao, kéo dài ngày điều trị7. Trong
khi, bệnh viện lại hạn chế tuyển dụng lao động, tạo gánh nặng công việc lớn hơn
cho cán bộ y tế.
Giá viện phí chậm thay đổi để phù hợp với giá thị trường, giá dịch vụ cùng một kỹ
thuật thì tại bệnh viện các tuyến trung ương và các tuyến tỉnh, huyện không chênh
lệch, hoặc chênh lệch không đáng kể, phần nào đã thúc đẩy việc tự vượt tuyến của
người bệnh.
Chính sách bảo hiểm y tế không hợp lý, việc mở rộng quyền lợi của người được
bảo hiểm y tế, được thanh toán viện phí cả khi tự ý vượt tuyến với tỷ lệ mức thanh
toán 70% (lên tuyến huyện); 50% (lên tuyến tỉnh) và 30% (lên tuyến trung ương),
cũng làm tăng nhu cầu điều trị dồn về bệnh viện tuyến trên.

4. Tăng gánh nặng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh
- Bệnh lây nhiễm đã và đang được khống chế ổn định. Tuy nhiên sự xuất hiện của


-

-

một số bệnh dịch lây nhiễm (cúm A H1N1, cúm A H5N1, sốt xuất huyết Dangue,
bệnh tay-chân-miệng...) trong những năm qua đã làm cho lượng bệnh tăng dồn dập
theo từng thời điểm nhất định. Gây nên tình trạng quá tải trầm trọng ở các bệnh
viện, chuyên khoa truyền nhiễm như bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện bệnh
nhiệt đới Trung ương, bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2…
Bệnh không lây nhiễm điển hình là bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư, đái tháo
đường, bệnh phổi mạn tính gia tăng mạnh, từ 39% tổng số lượt điều trị năm 1986
tăng lên đến 50% năm 1996 và 66,3% năm 2009. Chỉ tính riêng bệnh ung thư, tỷ lệ
mắc mới so với 10 năm trước tăng khoảng 6% đối với nam và 35% đối với nữ.
Mỗi năm ước tính có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mắc mới. Bệnh không
lây nhiễm chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài,
nhưng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh mạn tính/ bệnh không
lây nhiễm tại tuyến cơ sở còn hạn chế.
Nhu cầu sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tăng còn do sự gia tăng dân số cơ học,
gia tăng tai nạn giao thông, thay đổi mô hình bệnh tật do sự biến đổi khí hậu, gánh
nặng bệnh tật gia tăng và do sự gia tăng của tuổi thọ trung bình. Mặt khác, độ bao
phủ của Bảo hiểm y tế tăng trong thời gian qua từ 44,6% năm 2008 lên 63% năm
13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2011 đã xóa bớt rào cản tài chính, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dịch vụ
y tế cũng là yếu tố tác động làm tăng nhu cầu khám chữa bệnh.
5. Tâm lý lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân

- Đời sống của nhân dân được nâng cao, người dân có nhận thức cao hơn về nhu cầu

-

-

-

chăm sóc sức khỏe, có xu hướng lựa chọn dịch vụ tốt nhất. Đồng thời điều kiện
giao thông đi lại, thông tin thuận tiện, người dân có xu hướng tìm nơi cung cấp
dịch vụ có chất lượng tốt hơn. 75% người bệnh đến khám tại các bệnh 15
viện tuyến trên là người bệnh vượt tuyến, trong khi 56% số người bệnh đó là hoàn
toàn có thể khám chữa bệnh tại tuyến dưới; 50% số người bệnh điều trị nội trú ở
tuyến trên là người bệnh tự vượt tuyến.
Tâm lý của người bệnh luôn coi trọng uy tín, chuyên môn, kỹ thuật của tuyến trên;
50-80% người bệnh vượt tuyến ở các bệnh viện tuyến trên là do người bệnh tin
tưởng vào uy tín của bệnh viện tuyến trên.
Người dân chưa quen với việc đặt lịch hẹn khám chữa bệnh.

2.3/ Nghiên cứu về quá tải bệnh viện:
“Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất giải
pháp khắc phục” của các tác giả Lê Quang Cường, Lý Ngọc Kính, Khương Anh Tuấn,
Trần Thị Mai Oanh, Trịnh Ngọc Thành, Nguyễn Thị Minh Hiếu, Dương Huy Lương,
Nguyễn Thị Thắng và cộng sự thuộc Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế được công
bố năm 2011 [2].
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2008-2009, điều tra thực tế tại 3 miền trên toàn quốc
với 27 bệnh viện bao gồm 5 bệnh viện tuyến Trung ương, 10 bệnh viện tuyến tỉnh bao
gồm cả bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 12 bệnh viện tuyến huyện ở 6 tỉnh/thành phố.
Tiêu chí đánh giá quá tải bệnh viện dựa vào chỉ số tỉ lệ sử dụng giường và số lượng bệnh
nhân mà bác sĩ khám/ngày, trong đó tỉ lệ sử dụng giường > 85% được coi là quá tải và <

65% được coi là dưới tải.
Kết quả nghiên cứu:
-

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện: Tình trạng quá tải là phổ biến tại hầu hết các
bệnh viện ở các tuyến, đặc biệt quá tải trầm trọng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
Tỉ lệ sử dụng giường thường xuyên trên 100% và dao động từ 120% đến 150%,
thậm chí tới 200% ở một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K và
bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Tình trạng quá đông bệnh nhân xuất
hiện cả ở khu vực phòng khám lẫn khu vực điều trị nội trú: 2-3 bệnh nhân nội
trú/giường, 1 bác sĩ phòng khám phải khám 60-100 bệnh nhân/ngày là phổ biến. 2

Nghiên cứu thực trạng quá tải, dưới tải của hệ thống bệnh viện các tuyến và đề xuất
giải pháp khắc phục, Bộ Y tế, 2011.
2

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Nghiên cứu này cũng phác họa một số yếu tố được cho là nguyên nhân quá tải bệnh viện:
-

-

Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng trong khi chỉ tiêu giường
bệnh thấp và tăng không tương xứng với nhu cầu khám chữa bệnh.
Chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến dưới không đảm bảo dẫn tới mất lòng tin của
bệnh nhân và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược: 80%

bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại tuyến Trung ương là do họ tin tưởng vào dịch vụ
ở tuyến Trung ương; tỉ lệ bệnh nhân vượt tuyến ở bệnh viện tuyến Trung ương là
75%; 90% bệnh nhân khám chữa bệnh ở Khoa khám bệnh bệnh viện Nhi Trung
ương có thể khám chữa bệnh tại tuyến dưới; 56% bệnh nhân nội trú ở bệnh viện
Phụ sản là đẻ thường hoặc viêm nhiễm nội khoa có thể chữa tại tuyến dưới, thậm
chí tại trạm y tế xã; 58% bệnh nhân ở bệnh viện tuyến tỉnh và 20,7% bệnh nhân ở
bệnh viện tuyến huyện có thể xử lý tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Tác động của một số chính sách:
Chính sách tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới các bệnh viện tăng cường các hoạt
động liên doanh liên kết trong đầu tư cung ứng dịch vụ (chủ yếu là trang thiết bi y
tế kỹ thuật cao) làm tăng tính đa dạng trong cung ứng dịch vụ để hấp dẫn bệnh
nhân. Các bệnh viện tăng các hoạt động tiếp thị thu hút bệnh nhân tới sử dụng dịch
vụ và giữ cả những bệnh nhân thuộc phân tuyến kỹ thuật của tuyến dưới lại để điều
trị làm tăng thu thêm cho bệnh viện.
Chính sách giá viện phí và BHYT trong đó giá và cơ chế chi trả không phù hợp,
không khuyến khích người bệnh có BHYT sử dụng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế
tuyến dưới cũng như không đảm bảo được hoặc khuyến khích các cơ sở y tế tuyến
dưới cung cấp dịch vụ (ví dụ: giá thu không bù chi, cùng một dịch vụ nhưng ở
tuyến trên được thanh toán cao hơn trong khi quy định chuyển tuyến lại lỏng lẻo)
dẫn tới bệnh nhân có xu hướng bỏ tuyến, vượt tuyến để khám chữa bệnh ở tuyến
trên.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Thực trạng quá tải bệnh viện những năm gần đây:

Tình trạng các bệnh viện công quá tải bệnh nhân diễn ra đã nhiều năm nay. Nhiều người
bệnh nằm ghép một giường là chuyện khá phổ biến và phải chấp nhận.
“Thử hỏi các bác sĩ! Bắt các anh 4 người ngồi trên 1 giường bệnh có chịu được không ?!”
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã hỏi lãnh đạo bệnh viện K Tân Triều khi bà
tận mắt chứng kiến 4 bệnh nhân nằm truyền trên 1 giường bệnh. Bệnh viện K Tân Triều
vốn là bệnh viện mới, được xây dựng trong lộ trình giảm tải cho bệnh viện K Hà Nội mà
còn xảy ra tình trạng như thế, huống chi là những bệnh viện tuyến Trung ương khác.
Báo điện tử Công Luận ngày 15-12-2016 có bài viết “Qúa tải bệnh viện: Căn bệnh vẫn
trầm kha!” ghi nhận: Toàn bệnh viện Bạch Mai có 2300 giường bệnh thực kê nhưng
thường xuyên có 4000 bệnh nhân điều trị nội trú, 6000 bệnh nhân khám ngoại trú/ngày.
Tại Viện Tim mạch Quốc gia, số bệnh nhân điều trị nội trú luôn gấp đôi số giường thực kê
(525 bệnh nhân/278 giường bệnh), nghĩa là hầu như giường bệnh nào cũng phải nằm
ghép. Không riêng bệnh viện Bạch Mai, một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, tình
trạng quá tải cũng diễn ra khá trầm trọng ở các bệnh viện như Phụ sản Trung ương, K
Trung ương,... Đặc biệt tại bệnh viện K Trung ương cơ sở 1, tình trạng nằm ghép 2-3 bệnh
nhân/giường bệnh vẫn phổ biến ở hầu hết ở các khoa điều trị, xạ trị. Tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh, tình trạng quá tải tại một số bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Ung bướu,
Nhi đồng 1 còn diễn ra trầm trọng hơn.

16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình ảnh 02: Bệnh nhân nằm hành lang là chuyện thường thấy ở các bệnh viện lớn.
(Ảnh: Zing.vn)
Quá tải bệnh viện đã trở thành hiện tượng phổ biến, là tình trạng chung của tất cả các
bệnh viện lớn, vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Vậy hãy thử tưởng tượng xem, một
khi xảy ra tình huống khẩn cấp mà nhiều người phải nhập viện như có dịch bệnh xảy ra,

công nhân ngộ độc thực phẩm, tai nạn liên hoàn, hay thảm họa thiên nhiên,... thì chúng ta
lấy đâu ra chỗ để khám chữa bệnh? Đó là tất cả các tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc
nào, thậm chí là đã xảy ra rất nhiều, nếu chúng ta không có một biện pháp triệt để, hiệu
quả, thì chúng ta sẽ mãi chỉ là tạm bợ, được tới đâu hay tới đó khi đối mặt. Lúc đó, quá tải
bệnh viện sẽ như một quả bóng bay, bị bơm hơi quá mức chịu đựng, để rồi nổ tung.
Dịch sốt xuất huyết bùng nổ hè năm nay 2017 ở Hà Nội đã trở thành tin nóng trên khắp
các đài báo. Báo điện tử Vietnamnet có nhiều bài viết như “Sốt xuất huyết: Nhà giàu cũng
bị từ chối nhập viện vì quá tải”, “Sốt xuất huyết 19 người chết: Trưng dụng hội trường,
bác sĩ ngồi hành lang”,... Tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày có tới 8001000 bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám, nhưng số nhập viện chỉ chiếm 5-8%. Để tránh
quá tải, các bệnh viện quán triệt chỉ cho nhập viện những trường hợp nặng, nguy cơ sốc.
Có nhiều bệnh nhân đi tới 4 bệnh viện nhưng đều bị từ chối nhập viện.
Sốt xuất huyết leo thang như vậy đã khiến Hà Nội sắp dẫn đầu cả nước về số bệnh nhân
mắc. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, các năm trước, mỗi năm trung
bình Hà Nội chỉ có từ 5000-6000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chỉ riêng năm 2009 là
16000 ca mắc và 4 ca tử vong, hay gần 15500 ca vào năm 2015. Năm nay chưa vào dịch
17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chính số ca mắc đã lên đến gần 13000 trường hợp, 5 ca tử vong, số mắc cao gấp 17 lần so
với cùng kỳ, nhiều quận huyện số mắc cao gấp gần 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái [3].
Với tình hình mắc như vậy, đã dẫn đến quá tải ở một số bệnh viện tuyến Trung ương như
tình trạng 500 bệnh nhân đến khám một buổi sáng.
Không riêng gì Hà Nội, Sài Gòn cũng đang trong tình trạng nguy ngập vì dịch sốt xuất
huyết. Không chỉ bệnh nhân trong thành phố, Sài Gòn còn phải gánh thêm bệnh nhân từ
các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ. Các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, bệnh viện
Bệnh Nhiệt đới sẽ có nguy cơ “vỡ trận” vì quá tải nếu tình hình sốt xuất huyết vẫn còn gia
tăng.
Dịch sốt xuất huyết vốn là dịch lưu hành hằng năm ở nước ta. Về lý, nó không thể gây ra

tình trạng quá tải trầm trọng như vậy, nhưng thực trạng thì...

Hình ảnh 03: Phòng cấp cứu Khoa Huyết học và Sốt xuất huyết bệnh viện Nhi Đồng 1
luôn chật kín, bệnh nhi phải nằm ghép giường.
(Ảnh: Zing.vn)
3.2/ Ảnh hưởng của tình trạng quá tải bệnh viện:
Ngày 23-9-2016, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực y tế do Bộ
Y tế tổ chức tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việt Nam hiện mới đạt
tỉ lệ 7,8 bác sĩ /vạn dân và 20 cán bộ y tế/vạn dân, trong khi mức trung bình của thế giới
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
lần lượt là 20 và 50. Điều này cho thấy Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng số lượng cũng
như chất lượng cán bộ y tế.
Kết hợp với tình trạng quá tải bệnh viện đã khiến cho cung không đủ cầu, nhân lực đã
thiếu còn thêm thiếu. Thời gian khám chữa bệnh cho bệnh nhân ít đi, đặc biệt là bệnh
nhân đến khám chữa bệnh tại khu vực Khoa Khám bệnh làm cho các bác sĩ không có đủ
thời gian khám và tư vấn cho bệnh nhân Nhiều bệnh viện đã phải bố trí làm thêm giờ,
tăng thời gian làm tại Khoa Khám bệnh để tránh ùn tắc bệnh nhân. Điều này đã dẫn đến
tăng khối lượng công việc của nhân viên y tế. Điển hình như trong đợt dịch sốt xuất huyết
tại Hà Nội tháng 8-2017 này, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã phải mở thêm 3
phòng khám chuyên về sốt xuất huyết, bác sĩ phải làm việc 12-14 tiếng/ngày để chống
dịch. Báo điện tử Vietnamnet ngày 11-8-2017 đưa tin: “Quá tải bệnh nhân, các bệnh viện
phải huy động toàn bộ nhân lực, triệu tập hết bác sĩ đi học quay trở lại, làm việc tăng 200300% so với ngày thường, 7-8 giờ tối vẫn chưa được về. Nhiều người vừa trực đêm sáng
hôm sau vẫn làm nối ca luôn. Một bác sĩ chia sẻ: Bữa trưa thường bắt đầu lúc 14 giờ và
bữa tối thường sau 22-23 giờ 30, có hôm mệt không nuốt nổi.”

Hình ảnh 04: Kết quả tìm kiếm qua website www.google.com với từ khóa “bác sĩ kiệt

sức”.
Tình trạng nhân viên y tế không được nghỉ bù, nghỉ trực đầy đủ theo quy định có thể làm
ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên y tế và chất lượng dịch vụ. Nghiên cứu của bác sĩ Tait
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
D. Shanafelt và cộng sự trên tạp chí Archives of Internal Medicine [4] cho biết bác sĩ làm
việc quá sức dễ mắc những sai lầm, thiếu đồng cảm và chữa trị với chẩn đoán mang tính
chủ quan. Họ cũng dễ bỏ nghề, một xu hướng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống
y tế, phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sĩ. Ở Việt Nam, tình trạng hàng loạt bác sĩ bệnh
viện công bỏ việc chuyển sang làm tư được ngành y tế gọi là “chảy máu trắng”: bác sĩ đã
thiếu lại còn thiếu hơn.
Ngoài ra, quá tải bệnh viện còn ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và an toàn của bệnh
nhân. Tình trạng quá tải giường bệnh, quá đông bệnh nhân sẽ dẫn đến nguy cơ không đảm
bảo chất lượng và an toàn của bệnh nhân. Việc kê thêm giường bệnh, nhận quá đông bệnh
nhân trong khi diện tích mặt bằng không tăng, cơ sở vật chất đầu tư không hợp lý và đúng
thiết kế, thiếu nhân lực sẽ dẫn tới các bệnh viện không đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ
thuật vận hành theo quy định.
3.3/ Các đề pháp giảm tải đã và đang thực hiện:
Chống quá tải bệnh viện không chỉ riêng ngành y tế mà còn là của toàn xã hội.
Trước thực trạng quá tải bệnh viện trở thành điểm nóng của đất nước, hàng loạt giải pháp
vừa trước mắt vừa lâu dài đã được Nhà nước tích cực triển khai như cải tạo, đầu tư xây
mới nhiều bệnh viện; thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh; đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật cho tuyến dưới; thực hiện luân phiên bác sĩ; ban hành tiêu chí đánh giá chất lượng
bệnh viện; cải tiến quy trình khám chữa bệnh; thí điểm mô hình bác sĩ gia đình,... Cụ thể
Chỉ thị số 08/CT-TTg “Về tăng cường các giải pháp giảm quá tải bệnh viện, mở rộng
mạng lưới bệnh viện vệ tinh” do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11-3-2016 chỉ thị
[5]:

1. Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

tập trung chỉ đạo mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, ưu tiên đầu tư cho các
bệnh viện vệ tinh đảm bảo có đủ điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.
2. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tuyến trên tăng cường chuyển giao kỹ thuật và
chuyên môn cho tuyến dưới, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, một tiêu chí đánh
giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của các bệnh viện; công bố danh sách
các bệnh viện đủ tiêu chuẩn làm bệnh viện hạt nhân để các bệnh viện vệ tinh lựa
chọn đề xuất hỗ trợ chuyên môn; khẩn trương ban hành quy định để các chuyên
gia, bác sĩ giỏi ở các bệnh viện hạt nhân có trách nhiệm tham gia khám, chữa bệnh
ở các bệnh viện vệ tinh. Không phân biệt bệnh viện nhà nước hay bệnh viện tư
nhân trong lựa chọn bệnh viện hạt nhân, bệnh viện vệ tinh.
3. Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, nhóm giải
pháp giảm quá tải bệnh viện, đặc biệt là:
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng
mới bệnh viện ngoài công lập, hợp tác với các bệnh viện nhà nước theo tinh thần

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về một số cơ
chế, chính sách để phát triển y tế.
- Thực hiện chế độ cơ sở y tế tuyến trên định kỳ cử chuyên gia, bác sĩ đến khám,
chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến dưới, nhất là ở các vùng khó khăn; chế độ luân phiên
có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống hỗ trợ y tế từ xa
(telemedicine) trong việc hội chẩn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, tư vấn, hội thảo,

đào tạo giữa các bệnh viện.
- Hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở trên cơ sở gắn với mô hình bác sĩ gia đình bảo đảm
phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng vùng, miền. Triển khai nhân rộng kết quả
thực hiện thí điểm mô hình bác sĩ gia đình.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn ODA
cho việc đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện thực hiện mục
tiêu giảm quá tải. Bộ Tài chính bố trí đủ, kịp thời kinh phí để triển khai các giải
pháp giảm quá tải bệnh viện theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các bệnh viện
trên địa bàn tham gia Đề án bệnh viện vệ tinh; ưu tiên bố trí ngân sách địa phương
để các bệnh viện vệ tinh trên địa bàn đủ điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật
từ các bệnh viện hạt nhân; có chính sách ưu tiên thu hút nguồn nhân lực y tế chất
lượng làm việc lâu dài tại các cơ sở y tế khám, chữa bệnh tại các địa phương.
6. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực
hiện có hiệu quả Chỉ thị. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Một khâu được cho là đột phá giúp giảm quá tải bệnh viện tuyến trên là phát triển tuyến
dưới để người dân được khám, điều trị ngay tại địa phương mình. Theo đó, Đề án bệnh
viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020 đã được ngành y tế cùng các địa phương tích cực triển
khai với việc hình thành mô hình bệnh viện vệ tinh của năm chuyên khoa đang quá tải
nhiều nhất là sản, nhi, ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình.
Sở Y tế TPHCM cũng đã đưa ra 10 giải pháp trước mắt và lâu dài, cần tiến hành đồng bộ
để giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối như [6]:
-

Tiếp tục triển khai và phát huy hiệu quả của đề án “Bệnh viện vệ tinh”, “Khoa vệ
tinh”, “Phòng khám vệ tinh” của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của thành phố
cho các bệnh viện tuyến tỉnh và BV quận, huyện của thành phố. Hiện nay, các bệnh
viện thành phố đã mở 23 phòng khám vệ tinh và 7 khoa vệ tinh tại các bệnh viện

quận, huyện. Ngoài ra, Bệnh viện Từ Dũ thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện
Phụ sản Tiền Giang, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau và Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng;
Bệnh viện Ung Bướu thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa
và Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ; Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành lập bệnh viện vệ
tinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau và Bệnh viện
Nhi đồng Cần Thơ; Bệnh viện Nhi đồng 2 thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện
21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

-

-

-

-

-

-

-

-

Nhi đồng tỉnh Đồng Nai và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận; Bệnh viện Chấn
thương chỉnh hình thành lập bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh

Thuận, Bệnh viện Đa khoa tinh Khánh Hòa và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang.
Tiếp tục triển khai đề án luân phiên bác sĩ từ các bệnh viện thành phố xuống các
bệnh viện quận, huyện còn gặp khó khăn trong bổ sung nguồn nhân lực; và bác sĩ từ
bệnh viện quận, huyện xuống các trạm y tế đảm bảo mỗi trạm có ít nhất 1 bác sĩ và
phấn đấu có 2 bác sĩ trong thời gian tới. Trong năm 2015, đã có 595 bác sĩ đi luân
phiên tại 17 bệnh viện quận huyện, 19 trạm y tế và 5 trung tâm thuộc Sở Lao động
Thương binh Xã hội.
Thực hiện các biện pháp giảm tải ngay ở từng bệnh viện như tăng bàn khám, kê
thêm giường, ứng dụng công nghệ thông tin rút ngắn thời gian làm thủ tục hành
chính, tăng giờ làm việc kể cả ngày nghỉ và ngoài giờ; đẩy mạnh hoạt động điều trị
ngoại trú, như phẫu thuật trong ngày, giường lưu; chuyển ngược bệnh nhân đã được
chẩn đoán, điều trị ổn định, với kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh viện tuyến dưới
tiếp tục điều trị.
Tăng cường phối hợp công – tư, sử dụng nguồn giường bệnh hiện chưa sử dụng hết
công suất tại các bệnh viện ngoài công lập, nghiên cứu các cơ sở pháp lý triển khai
thí điểm để các bệnh viện đang quá tải có thêm cơ sở 2, hiện bệnh viện Nhân dân
115 đang phối hợp với bệnh viện Thành Đô, bệnh viện Ung bướu phối hợp với
bệnh viện Hồng Đức.
Triển khai quy trình chủ động phối hợp và hỗ trợ của các bệnh viện thành phố với
bệnh viện quận, huyện và bệnh viện quận, huyện với các Trạm y tế; triển khai “quy
trình phản ứng nhanh” trong cấp cứu người bệnh tại mỗi bệnh viện và liên viện
bước đầu cứu sống nhiều trường hợp nặng và tạo niềm tin cho người bệnh khi đến
khám chữa bệnh tại một số bệnh viện quận, huyện
Tăng số giường bệnh và chất lượng giường bệnh, nhiều dự án, công trình xây dựng
đang được triển khai: Xây thêm bệnh viện Nhi đồng thành phố, bệnh viện Ung
bướu cơ sở 2 (thêm được 2.000 giường); cải tạo, xây mới lại các bệnh viện hiện
hữu: bệnh viện huyện Bình Chánh, bệnh viện huyện Củ Chi, bệnh viện quận Gò
Vấp… Thành phố đã thông qua đề án xây dựng 3 bệnh viện cửa ngõ tại khu vực Củ
Chi, Hóc Môn và Thủ Đức.
Tăng số lượng và năng lực nguồn nhân lực y tế cả về nhân lực chuyên môn và nhân

lực quản lý, tăng quy mô đào tạo bác sĩ của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chuẩn
hóa năng lực chuyên môn bác sĩ theo hệ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2.
Tăng năng lực và chất lượng khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, bao gồm bệnh viện
quận, huyện và trạm y tế bằng việc chuyển giao kỹ thuật, sử dụng kho dữ liệu phác
đồ điều trị của Sở Y tế, nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại trạm y tế phường xã,
xây dựng và phát triển hệ thống bác sĩ gia đình tại các trạm y tế trong thời gian tới.
Bệnh viện tuyến tỉnh khu vực phía Nam phải phát triển đồng bộ là điều kiện không
thể thiếu trong công tác giảm tải để hạn chế tình trạng người dân các tỉnh đổ dồn về
thành phố chữa bệnh. Bên cạnh đó, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền cho
người dân về chất lượng của các bệnh viện quận, huyện, tỉnh tạo sự an tâm và niềm
tin cho người dân.
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Những giải pháp đó đã mang lại kết quả tích cực ban đầu. Tiêu biểu như Bệnh viện Nhi
Đồng Thành phố nằm trong Đề án quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh Thành phố Hồ
Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025, là bệnh viện nhi hiện đại nhất đất nước và là
bệnh viện được đầu tư lớn nhất khu vực phía Nam kể từ sau năm 1975 đã chính thức đi
vào hoạt động ngày 16/1/2017.

Hình ảnh 05: Khoa cấp cứu hiện đại của Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố
(Ảnh: Infonet.vn)
Đối với phương án giảm tải khu vực điều trị nội trú, đã có 37/39 bệnh viện tuyến Trung
ương ký cam kết không để người bệnh nằm ghép giường tính đến tháng 6/2017.
Theo thống kê của Bộ Y tế, các bệnh viện hạt nhân đã tổ chức được 386 lớp đào tạo
chuyển giao kỹ thuật cho 7051 cán bộ chuyên môn, chuyển giao được 791 kỹ thuật từ
bệnh viện hạt nhân cho bệnh viện vệ tinh giúp giảm tỉ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên
tuyến trên, đạt từ 65-100% số ca chuyển tuyến như: Tim mạch giảm tới 98,5%, ung thư

giảm tới 97%, ngoại khoa giảm tới 98,5%, sản khoa giảm tới 99%, nhi khoa giảm tới 73%
so với trước khi triển khai mô hình bệnh viện vệ tinh. Theo báo cáo của Sở Y tế Thành
phố Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2017, số lượt khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến
trên của thành phố giảm 1% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi các bệnh viện quận
huyện lại tăng đến 16%, tư nhân tăng đến 17% [7]. Điều này cho thấy giảm tải nhờ các
bệnh viện vệ tinh đã bước đầu đạt được kết quả.

23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy quá tải bệnh viện vẫn đang là bài toán quá khó giải
đối với ngành Y tế. Thực tế, thấy các giải pháp mà Bộ Y tế đang quyết liệt triển khai vẫn
chưa giải quyết được phần nào tình trạng quá tải, các bệnh viện lớn vẫn đông nghẹt lượt
khám, người bệnh vẫn phải nằm hành lang, nằm ghép giường, mỗi khi tới mùa dịch thì
nhân viên y tế làm không ngơi tay. Bởi, nhiều bệnh viện được xây mới khang trang nhưng
người bệnh không tìm đến, nhiều bệnh viện vệ tinh đã được chuyển giao kỹ thuật nhưng
người bệnh ở địa phương vẫn vượt tuyến. Sâu xa cũng bởi do tâm lý đổ lên tuyến trên
khám chữa bệnh, ít tin tưởng vào y tế tuyến dưới, bệnh viện tuyến dưới không thể thuyết
phục bệnh nhân ở lại, y tế dự phòng dưới cơ sở không làm tốt công tác phòng bệnh cho
người dân, nên các bệnh viện tuyến trên không những không có dấu hiệu giảm tải mà quá
tải đã trở thành tình trạng bất khả kháng của các bệnh viện này.
Thẳng thắn nhìn nhận, các bệnh viện đã rất nỗ lực để giảm tải trong thời gian qua. Tuy
nhiên, để giải “bài toán” quá tải thì không thể chỉ có lời cam kết “trên giấy” mang tính
hình thức hoặc áp dụng những giải pháp tình thế như “san” bệnh nhân giữa các khoa,
phòng hoặc kê thêm giường ở hành lang… Điều quan trọng hơn cả là công tác giảm tải
phải được thực hiện một cách quyết liệt dựa trên giải pháp khả thi, phù hợp điều kiện thực
tế, đặc biệt là cải thiện chất lượng hệ thống cơ sở vật chất của các bệnh viện. Có như vậy
thì mới mong hết cảnh nằm ghép và bệnh nhân mới hết khổ được.

3.4/ Ý kiến của các chuyên gia trong ngành [8]:
Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, Trưởng
văn phòng đại diện TP.HCM, nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM:
“Do thực trạng của ngành y tế nước nhà, trước đây chúng ta chưa tổ chức mạng lưới bác
sĩ gia đình trong hệ thống y tế nên việc quá tải bệnh viện ngày càng nghiêm trọng khiến
cho bệnh viện không làm đúng vị trí, không làm được vai trò, chức năng nhiệm vụ của
tuyến chữa bệnh trong phân cấp điều trị. Việc quá tải bệnh viện, việc chưa có mạng lưới
bác sĩ gia đình ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoạt động của bệnh viện; người dân
khó tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hiệu quả.”
Bác sĩ Võ Xuân Sơn-Khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng:
“Những gì Bộ Y tế đã và đang làm thể hiện nỗ lực giải quyết giảm tải của mình. Từ tăng
giá viện phí, đến thông tuyến BHYT, rồi giao quyền tự chủ cho bệnh viện, và bây giờ là
chuyển bệnh viện thành doanh nghiệp. Nhưng có vẻ như còn lâu lắm những cố gắng đó
mới mang lại được hiệu quả giảm tải thực sự.
Con đường đi rất đúng, rất phù hợp với sự chuyển đổi từ một nền y tế bao cấp sang một
ngành dịch vụ. Vậy mà vẫn còn tới 4 người bệnh nằm trên một cái giường. Bài toán giảm
tải không thể giải quyết ngày một ngày hai được. Nhưng đã hơn 1 năm kể từ khi các bệnh

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
viện ký cam kết không để bệnh nhân nằm đôi. Việc tăng giá viện phí cũng đã đi được một
chặng đường khá dài. Vậy mà vẫn tồn tại cảnh 4 bệnh nhân nằm chung một giường.
Thực ra mà nói, số lượng giường bệnh của chúng ta không đến nỗi quá ít so với những
nước có cùng mức thu nhập. Nhưng sự quá tải của chúng ta lại rất ấn tượng, giống như ở
những nước nghèo hơn chúng ta rất nhiều. Trên thực tế, chúng ta có khá nhiều bệnh viện,
trạm y tế còn trống, không có hoặc chỉ lèo tèo vài ba bệnh nhân. Chúng ta đã lãng phí một
nguồn lực lớn về y tế khi để những bệnh viện, những trạm y tế đó vắng vẻ, trong khi bệnh

nhân tập trung vào các bệnh viện tuyến trên. Sai lầm phân tuyến trong quá khứ sẽ còn đeo
đuổi chúng ta một thời gian nữa, khi mà những biện pháp Bộ Y tế đưa ra chưa phát huy
hiệu quả.
Để giải quyết bài toán quá tải, cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có những
biện pháp mà Bộ Y tế không chủ động được.”
PGS Ngô Minh Xuân:
“Nếu mô hình Bác sĩ gia đình được đầu tư, phát triển đúng mức sẽ giúp người dân được
chăm sóc sức khỏe toàn diện và sẽ chủ động hơn trong phòng bệnh. Các phòng khám bác
sĩ gia đình còn có thể giúp sàng lọc, giải quyết phần lớn các bệnh lý thông thường, giảm
bớt các ca chuyển tuyến, góp phần giảm tải BV, giảm bớt gánh nặng thời gian và công
việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan và đặc biệt, tiết kiệm được kinh phí nằm viện
cho bệnh nhân, kinh phí bảo hiểm y tế,… Y học gia đình chính là chìa khóa để giải quyết
cùng lúc 2 vấn đề: giảm chi phí y tế và giảm quá tải bệnh viện”.
Bác sĩ Võ Đức Chiến, giám đốc BV Nguyễn Tri Phương:
“Ngoài nguồn ngân sách nhà nước thì còn có thể huy động nguồn vốn từ tư nhân để đầu
tư xây dựng BV. Huy động bằng phương thức PPP (hợp tác công – tư), Nhà nước tạo điều
kiện cho các dự án PPP phát triển, giao những đơn vị đủ năng lực đầu tư trọn gói, hoặc
cho tư nhân đầu tư, khai thác trong vòng 20-30 năm rồi giao lại cho Nhà nước. Nhà nước
cần có những chính sách đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Lâu nay chúng ta kêu giảm
tải, làm hài lòng người bệnh nhưng cứ loay hoay cơ sở vật chất cũ, bình cũ rồi rượu cũng
cũ thì không giải quyết được gì. Đây là những giải pháp năng động để giải quyết câu
chuyện cơ sở vật chất cho các BV.”

25


×