Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Những khó khăn trong phân tuyến kỹ thuật và hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.53 KB, 30 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y
MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MODULE KINH TẾ Y TẾ

BÀI THU HOẠCH
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÂN TUYẾN KỸ THUẬT
VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Tp. HCM, 08/2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành của cá nhân em, trong tư cách là người học trò, người
thầy thuốc tương lai, em xin gửi đến thầy Nguyễn Thế Dũng nói riêng cung như toàn thể
các quý thầy cô thuộc phòng đào tạo, ban chủ nhiệm modue cũng như các thầy cô thỉnh
giảng bộ môn Kinh Tế Y tế và Quản Trị Bệnh Viện lời cảm ơn cũng như lời tri ân sâu sắc.


Quý thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức, sự hiểu biết sấu sắc về nghề nghiệp,
mà còn thông qua từng lơi nói của mình đưa đến cho chúng em những sự cảm thông,
những khía cạnh tinh thần vui buồn của nghiệp thầy thuốc. Nếu như những bài giảng
chuyên môn lý thuyết và lâm sàng cung cấp hành trang cho sinh viên chúng em trong quá
trình hành nghề tương lai, thì 2 module vừa qua đã cung cấp cho chúng em tầm nhìn nghề
nghiệp và sự hiểu biết hệ thống. Điều này giúp chúng em có điều kiện tự rèn luyện bản
thân mình với mong muốn trở thành người thầy thuốc tốt về chuyên môn và cũng am hiểu
rộng rãi về những mối tương quan xã hội trong cuộc đời hành nghề của mỉnh. Không chỉ
vậy thông qua thái độ, cách cư xử của quý thầy cô chúng em cũng tự nhận thấy những thờ
ơ của chính bản thân, nhận thấy sự chậm trễ thụ động trong thái độ làm việc để từ đó mỗi
sinh viên đều phải biết tự hoàn thiện chính bản thân mình và đóng góp cho sư tiến bộ của
từng tập thể mình cộng tác.
Với tư cách cá nhân, em cũng xin cảm ơn các anh chị các khóa đi trước, các bạn
cùng khóa đã thảo luận, góp ý cũng như phê bình thẳn thắn những khuyết điểm trong suy
nghĩ, ý tưởng của em, giúp em có cái nhìn chân thực hơn phổ quát hơn đối với nghề
nghiệp ở thực tế từng khía cạnh chuyên môn, từng khu vực địa phương.
Thông qua đây em cũng xin cảm ơn các quý thầy cô giảng viên trong module Lâm
Sàng Nhiễm đã hỗ trợ chúng em hết mình trong thời gian học tập 2 module vừa qua. Em
cũng đồng thời cảm ơn ban giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã giúp đỡ và cho phép
chúng em học tập 2 module vừa qua tại bệnh viện
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học sát với thực
tế xã hội. Môn học là 1 nét mới trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa tại Việt Nam,
nhưng cũng đã sớm cho thấy những hiệu quả, tuy chưa phải những thành công được ghi
dầu ấn cụ thể, nhưng nhờ có môn học chúng em đã thay đổi nhận thức và suy nghĩ của
bản thân theo hướng khoa học và tích cực hơn

3



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Bằng sự hiểu biết của bản thân cũng như lằng nghe sự góp ý chuyên môn của các
thầy và các anh chị, các bạn, em nhận thấy mình còn rất nhiều hạn chế, bài thu hoạch này
khó long tránh khỏi những sai sót, nông cạn. Em rất mong sau bài thu hoạch sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp thẳng thắn và chân tính từ phía quý thầy cô, các anh chị và các
bạn.
Trân trọng.
Đồng Nai, ngày 01 tháng 08 năm 2017

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua (Quản Trị Bệnh Viện và Kinh Tế Y tế), thông qua (Quản
Trị Bệnh Viện và Kinh Tế Y tế), thông qua bài giảng, các sự kiện cập nhật cả trong
chuyên môn và quản lý cũng như các chủ đề các ý tưởng được nêu ra thông qua các buổi
thảo luận, bản thân em cho rằng mô hình vận hành ngành y tế tại Việt Nam còn rất nhiều
vấn đề cần giải quyết. Các vấn đề đó có thể nêu ra điển hình như: hình ảnh ngành y tế đối
với xã hội đang giảm sút, các mâu thuẫn quan điểm và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau vô hình
chung đẩy y tế và báo chí vào cuộc xung đột gay gắt, chất lượng chăm sóc sức khỏe ban
đầu còn kém, vần đề bảo hiểm y tế, thái độ phục vụ của nhân viên y tế nhìn chung còn
nhiều cá nhân chưa thật chuẩn mực, trình độ phát triển chuyên môn ngành y tại các khu
vực khác nhau còn chênh lệch quá lớn, sự quá tải kéo dài và cách đối phó bị động của các
bệnh viện tuyến cuối…. Tất cả những vấn đề nêu trên hầu hết đều là những tiêu điểm
nóng hàng ngày trên các mặt báo, là chủ đề bàn luận của hầu hết mọi người dân và cũng
đồng thời là gánh nặng cho toàn thể ngành y tế và xã hội Việt Nam. Với quan điểm cá

nhân, em cho rằng từ góc nhìn quản lý tổng thể ta có thể thấy rằng đóng góp 1 phần
không nhỏ trong việc phát sinh và tồn tại những bất cập trên là việc tổ chức vận hành
ngành y tế chưa theo kịp với những thay đổi của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Các
khó khan về địa lý, dân cư, các biến đổi dân số, thay đổi nền kinh tế và quan điểm của
người dân về sức khỏe đã làm cho mô hình phân tuyến kỹ thuật dựa trên tổ chức phân cấp
hành chính trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội Việt Nam
Qua những quan sát và tìm hiểu về bất cập trên em cố gắng trình bày trong giới
hạn nội dung bài viết những suy nghĩ và ý tưởng của mình về những điểm yếu, điểm
mạnh của mô hình cũ, những điểm tiến bộ có thể đạt được nếu nền y tế Việt Nam có thể
áp dụng mô hình quản lý mới, những khó khan đặt ra trong việc chuyển đổi từ mô hình
quản lý cũ sang mô hình quản lý mới và những đề xuất của cá nhân em cũng như những
mong muốn sau khi lắng nghe các suy nghĩ, tầm nhìn của các anh chị - các bạn về nghành
trong giới hạn tối đa kiến thức của bản thân em.

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt


v

Mục lục

vi

Danh sách hình vẽ

vii

Danh sách bảng biểu

viii

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Phân tuyến y tế và vai trò của phân tuyến
2.2/ Những quy định cơ bản của phân tuyến y tế:

3

3

2.3/ Các mô hình phân quyền y tế của các nước tham khảo:

3

2.4/ So sánh hiệu quả mang lại và những bất cập đề ra
của các mô hình phân tuyến y tế hiện nay
2.4.1/ So sánh hiệu quả giữa mô hình phân tuyến kỹ thuật theo
cấp hành chính nhà nước và mô hình phân vùng y tế

7

2.4.2/ Những khó khăn trong việc chuyển đổi mô hình

8

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

10

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13

Tài liệu tham khảo

16

Phụ lục: THÔNG TƯ 43 /2013/ TT-BYT


17

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03

Tổ chức hệ thống y tế quốc gia Indonesia, 2014.
Tổ chức cấu trúc và tương tác thẩm quyền giữa cơ quan
sức khỏe cộng đồng và cơ quan bảo vệ sức khỏe quốc
gia Thái Lan
Cơ cấu tỷ trọng của các thành phần y tế, chi phí và quỹ
hoạt động trong mô hình y tế Australia

DANH SÁCH HÌNH VẼ

7

Trang
4
6
7



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới.
ICU: Đơn vị chăm sóc tích cực chống độc.
BHYT: Bảo Hiểm Y Tế.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Đối với mỗi người chúng ta, sức khỏe luôn là khái niệm quan trọng hàng đầu, và ở
một mức độ nhất định, sức khỏe dường như cũng là mục địch cuối cùng của cuộc sống.
Sức khỏe cho bản thân chúng ta, và cho những người thân thuộc, khi những khía cạnh này
bị tổn thương sẽ thật khó để mỗi người cấu thành nên khái niệm hạnh phúc cho bản thân.
Cũng với những vai trò đặc biệt quan trọng vừa nêu, nếu nói rộng hơn, sức khỏe
cũng chính là mục đích xây dựng đồng thời là thước đo giá trị cho sự tiến bộ của một xã
hội. Một xã hội phát triển, nhất thiết phải là một xã hội khỏe mạnh với đầy đủ các kiến
thức, công cụ và bộ phận chuyên trách về khoa học sức khỏe, cũng như mỗi cá nhân trong
xã hội cần được đáp ứng một cách tốt nhất về mọi mặt của nhu cầu sức khỏe. Ta có thể
thấy tất cả những yếu tố cần thiết cho sức khỏe kể trên cũng chính là những thành tố cho
khái niệm về y tế, một trong những trụ cột xã hội.
Là một mảng lớn nổi bật trong bức tranh tổng thể về xã hội. Y tế rất cần có những
chế định, những quy cách và phương thức đặc biệt để phát huy tối đa vai trò của mình, tận
dụng hữu ích nhất các nguồn lực được hỗ trợ từ lĩnh vực khác, cũng như thật sự là nền

tảng để phát triển những yếu tố cấu thành xã hội. Đó là sứ mệnh đầy ưu ái nhưng cũng
chứa đựng muôn vạn thách thức.
Với cách nhìn như thế, chúng ta thấy rằng y tế nằm trong xã hội, thúc đẩy xã hội
và chịu rang buộc tương hổ với các yếu tố khác trong xã hội bằng định chế pháp lý và đạo
đức. Vậy khi xã hội có sự biến đổi, các yếu tố khác trong xã hội biến đổi và chính bản
thân ngành y tế cũng đổi thay không ít thì liệu rằng những chế định pháp lý và đạo đức kế
thừa từ trước có còn hoàn toàn phù hợp. Thực tế cho thấy hiện trạng chế định pháp lý và
đạo đức dành cho ngành y hiện tại đã bộc lộ rất nhiều yếu điểm gây giảm sút và kiềm hãm
chất lượng chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe, mà một trong số đó có thể thấy
nổi cộm là vấn đề phân tuyến trong y tế.
Nhưng nguồn lực xã hội luôn có những hạn định riêng, việc thay thế toàn bộ một
hệ thống pháp lý kéo theo sau là toàn bộ hệ thống phân bổ trách nhiệm, công cụ và nhân
lực y tế là rất khó khăn. Hơn nữa, bên cạnh pháp lý, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố tâm
lý xã hội.
Đổi mới là nhu cầu chắc chắn cần thiết và cần thiết một cách cấp bách

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Phân tuyến kỹ thuật trong Y Tế và vai trò của hoạt động phân tuyến trong y
tế:
Có thể nói tuy rằng hiện tại, phân tuyến y tế đã bộc lộ rất nhiều yếu điểm trong công
tác tổ chức phân bổ nguồn lực, nhưng trong tổng thể quá trình phát triển xã hội của
Việt Nam, không thể phủ nhận rằng mô hình y tế phân tuyến là giai đoạn cần thiết phải
trải qua. Nói về các thế mạnh của mô hình y tế phân tuyến, tại kỳ họp thứ 8 quốc hội
khóa XIII (20/10/2014 – 28/11/2014), bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nêu 3 ưu
điểm nổi bật của mô hình này:

_ Giúp cho việc quản lý các đối tượng người bệnh tại mỗi cơ sở
_ Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực của các cơ sở y tế tuyến dười, thuận lợi cho
người bệnh.
_ Duy trì tuyến điều trị, giảm chi phí không cần thiết và giảm tải cho các cơ sở khám
chữa bệnh tuyến trên
Đặt hoàn cảnh trong một sự tổng hòa các yếu tố kinh tế - chính trị - xã hội, mô hình
phân tuyến cùng với các ưu điểm kể trên đã phát huy không ít tác dụng. Với một nguồn
lực giới hạn, ngành y tế không thể đầu tư ở mức cao cấp và hiện đại cho tất cả các cơ
sở khám chữa bệnh, mà cần đầu tư một cách trọng điểm tại một số các trung tâm lớn
tập trung đầy đủ các thành tố xã hội khác như: dân số, trung tâm hành chính, đầu mối
giao thông, mức độ phát triển kinh tế xã hội.
Với đặc trung đầu tư trọng điểm như vậy, mô hình phân tuyến là cần thiết nhằm mục
đích tạo ra môi trường với những tiêu chí sàng lọc, định hướng đúng nhất đối tượng
cần thiết phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu.
2.2/ Những quy định cơ bản của phân tuyến điều trị:
Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn
1. Phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám
bệnh, chữa bệnh.
2. Căn cứ vào yêu cầu về phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt
động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện
kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phân tuyến chuyên môn, kỹ
thuật.
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3. Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật không làm hạn chế sự phát
triển kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 3. Các tuyến chuyên môn kỹ thuật
1. Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh sau
đây:
a) Bệnh viện hạng đặc biệt
b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế
c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến
cuối về chuyên môn kỹ thuật
2. Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ ngành khác, trừ các
bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này
3. Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao
gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức
năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá
công an tỉnh
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
4. Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh sau đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn
b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức
c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
5. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
a) Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ
chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y
tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định (bằng
văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân phù hợp

với quy định của Thông tư này.
2.3/ Các mô hình phân quyền trong y tế các nước tham khảo:
Mô hình phân tuyến kỹ thuật trong y tế tham khảo của Indonesia:
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Với đặc trưng địa lý là quốc gia được tạo thành bởi rất nhiều đảo, điều kiện liên kết tự
nhiên của xã hội Indonesia nhìn chung tương đối khó khan. Chính vì điều kiện tự nhiên
sẵn có này, ngành y tế Indonesia ngay từ buổi đầu được thành lập bởi bộ phân quân y Hà
Lan đã đi theo mô hình địa phương hóa các cơ sở y tế. Sau khi giành độc lập vào 1945,
chính phủ chủ trương quốc hữu hóa, xây dựng nền y tế chủ yếu dựa vào cơ sở y tế công
lập, nhưng chỉ 1 năm sau đó các nguồn lực giành cho bệnh viện công cạn kiệt chính phủ
buộc phải chia sẻ vai trò với các cơ sở tư nhân vốn mang nhiều tính địa phương. 1997
cuộc suy thoái kinh tế chính trị trên toàn châu Á đã làm suy sụp nghiêm trọng các nguồn
lực của Indonesia, lúc này để giảm bớt gánh nặng trước mắt, nhà nước buộc phải gia tăng
12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
quyền tự quản của các cơ sở y tế dẫn đến hệ lụy nền y tế không còn tính tập trung thống
nhất, các cơ sở y tế vốn mang nhiều tính địa phương nay gần như tách khỏi thẫm quyền
quản lý của các cơ quan quản lý sức khỏe nhà nước. Năm 2007, chính phủ ban hành luật
sửa đổi quy định rõ các cơ sở y tế có vai trò hỗ trợ cho các cơ quan quản lý sức khỏe nhà
nước, nhưng cũng vẫn chưa đưa ra quy định và giới hạn rạch ròi về thẫm quyền của các
bên.
Mô hình phân tuyến kỹ thuật trong y ế tham khảo của Thái Lan:

Nhìn chung ngành y tế Thái Lan có mô hình phân tuyến khá giống với mô hình y tế Việt
Nam. Trong đó bộ y tế có chức năng chính trong công tác chăm sóc sức khỏe xã hội và
một số các chức năng hành chính khác đươc quy định bởi luật. Cơ cấu quản lý của bộ y tế
không chỉ là cơ quan chủ quản trung ương mà được chia thành 2 cấp: trung tâm và các
tỉnh. Cấp quản lý trung tâm của bộ y tế bao gồm văn phòng tổng thư ký và 3 tổ hợp cơ
quan chức năng: tổ hợp phát triển dịch vụ y tế, tổ hợp phát triển sức khỏe cộng đồng và tổ
hợp dịch vụ hỗ trợ sức khỏe cộng đồng. Quản lý bộ y tế cấp tỉnh bao gồm các hoạt động
giám sát, hỗ trợ và tổ chức tất cả các hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
người dân tại các huyện của các cơ quan y tế tuyến huyện, bệnh viện huyện.

Ngoài những điểm chung của mô hình phân tuyến dựa trên tổ chức hành chính nhà nước.
Y tế Thái Lan còn có những phương thức tổ chức và phân công mang đặc điểm chuyển
tiếp từ mô hình phân tuyến sang mô hình phân vùng như: Ngoài các hoạt động quản lý hệ
thống y tế quốc gia, cấp quản lý trung tâm của bộ y tế còn có trách nhiệm tổ chức các hệ
thống y tế mang tính khu vực, dựa trên các đặc tính địa lý - xã hội và không tuân theo các
giới hạn về địa giới hành chính. Về mặt chuyên môn, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện
là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu là chăm sóc sức khỏe ban đầu và một số chuyên khoa
sơ bộ. Đối với tất cả các chuyên khoa lâm sàng sâu đều thuộc phân cấp của tuyến tỉnh –
khu vực. Ở khía cạnh khác, từ năm 1997, chính phủ Thái Lan cũng quy định tất cả các
hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng đều thuộc cấp
quản lý trung tâm bộ y tế, trong đó có công tác đào tạo nhân lực y tế, và bộ y tế có thẫm
quyền phân bổ điều động nguồn lực của các cấp y tế địa phương nhằm chia sẻ gánh nặng
với chính phủ theo 1 kế hoạch định sẵn.

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


Mô hình tổ chức y tế thảm khảo Australia:
Theo viện nghiên cứu sức khỏe và phúc lợi Australia, hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe
nước này là 1 mạng lưới bao gồm nhiều thành công lập và tư nhân cùng phần tham gia
bao gồm các tổ chức chuyên môn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, các tổ chức hỗ trợ,
nghiên cứu, gây quỹ,…tất cả thuộc cấp quản lý cao nhất là bộ quản sức khỏe Australia.
Khác với các mô hình tổ chức y tế chúng ta đã xem xét ở trên, ngành y tế Australia không
dùng mô hình tổ chức nhà nước áp dụng cho sự phân cấp quản lý hay phân tuyến kỹ thuật
đối với các cơ sở y tế. Mà cốt lõi của mô hình Australia đang sử dụng có thể thấy nổi bật
lên 2 thành tố chính: thành phần tư nhân và thành phần công lập.
Với thể chế nhà nước liên bang, cơ cấu quản lý thành phần y tế công lập cũng được mô
phỏng tương tự với các cấp: địa phương, tiểu bang và liên bang. Thành tố y tế công lập có
vai trò cung cấp hệ thống hoạt động và chịu trách nhiệm trước các cấp chủ quản tương
ứng của chính phủ từ địa phương đến liên bang về chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực và
tài chính. Các đơn vị bệnh viện khám chữa bệnh thuộc hệ thống công lập đều thuộc cấp
quản lý của tiểu bang
Bên cạnh thành tố công lập, thành tố tư nhân có vai trò cung cấp các dịch vụ y tế về mặt
khám chữa bệnh, các hoạt động chuyên môn bệnh viện, các đội ngũ bác sĩ gia đình, bác sĩ
chuyên khoa và các nghiên cứu sinh chuyên sâu. Thành tố này cũng bao gồm cả các tổ

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hoạt động tài trợ cho các chương trình đào tạo nhân lực
và nghiên cứu y tế.
Như vậy, điểm nổi bật trong mô hình y tế Australia là hình thức quán lý phân vùng theo
địa lý. Chính phủ có vai trò cung cấp bộ máy pháp lý và định hướng phát triển, các thành
phần tư nhân cung cấp các dịch vụ chuyên môn. Về chuyên môn, y tế Australia hoạt động
với vai trò lớn thuộc về các bác sĩ đa khoa – bác sĩ gia đình với công tác chăm sóc sức

khỏe ban đầu

.
2.4/ So sánh hiệu quả mang lại và thách thức đề ra giữa các mô hình tổ chức y tế:
2.4.1/ So sánh hiệu quả giữa mô hình phân tuyến kỹ thuật theo cấp hành chính
nhà nước và mô hình phân vùng y tế
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Xét về mô hình phân tuyến kỹ thuật dựa theo tổ chức hành chính có thuận lợi lớn nhất
là đầu tư trọng điểm, giúp tiết kiệm tối đa các nguồn lực eo hẹp đầu tư cho y tế, dễ
dàng quản lý vì cơ cấu quản lý được quy định và giám sát bởi cơ cấu phân cấp hành
chính tương ứng sẵn có.Nhưng ngược lại mô hình này tỏ ra yếu kém trong việc vận
hành ngành y tế trong trường hợp các đặc thù địa lý, dân cư và kinh tế xã hội phức tạp.
Những yếu tố gây khó khan cho mô hình phân tuyến theo hành chính có thể kể đến
như:
_ Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện đại, thực tế cần thiết và đã thật sự xuất
hiện những mô hình dân cư không tuân thủ theo các phân định về địa giới hành chính.
Vd: Khu đô thị Đại Học Quốc Gia TPHCM, là 1 mô hình đại học với khu campus tập
trung hàng chục ngàn sinh viên có phạm vi nằm trên cả địa giới của quận Thủ Đức
TPHCM và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương và tiếp giáp sát cạnh với thành phố Biên
Hòa – trung tâm kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
_ Tại những khu vực tiếp giáp địa giới hành chính, các khu vực cao nguyên, hải đảo
việc phải di chuyển nhiều để tuân thủ mô hình phân tuyến theo hành chính thật sự là
rào cản đối với việc tiếp cận các dịch vị chăm sóc y tế.
_ Việc phân tuyến theo cấp hành chính luôn tạo ra hiệu ứng tâm lý phân biệt giữa tuyến
trên và tuyến dưới trong đại bộ phận người dân và đối với cả nguồn nhân lực y tế. Trên
phương diện người dân, định kiến phân biệt trên – dưới là động lực để vượt tuyến lên

những tuyến trên gây ùn tắc, quá tải ở các tuyến trên, thực tế đã có những bệnh viện
tuyến huyện được đầu tư xây mới rất hiện đại với nhiều trang thiết bị tốt nhưng chẳng
ai muốn sử dụng dịch vụ tại đó, điều này đã tạo nên sự lãng phí trầm trọng và đi ngược
lại hoàn toàn với mục địch đầu tư trong điểm và sử dụng tối ưu hóa nguồn lực xã hội
của ngành y tế. Trên phương diện là nhân viên y tế, người trực tiếp cung cấp dịch vụ
khám chữa bệnh, hầu hết các y bác sĩ đều muốn được làm việc tại các trung tâm lớn,
điều này gây ra rất nhiều hạn chế cho nguồn nhân lực tuyến dưới cả về chất và lượng.
Như vậy chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lại ngày càng đi xuống và
việc người dân quay lưng với tuyến dưới ngày càng gia tăng.
Những nhược điểm của mô hình phân tuyến kỹ thuật theo cơ cấu hành chính được khăc
phục rất tốt với phương pháp phân chia khu vực. Mô hình này dựa trên các đặc điểm
của địa lý, dân cư, xã hội để phân bổ nguồn lực, sự phân công dựa trên vai trò chuyên
môn giữa chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị đặc hiệu không tạo ra xu hướng tâm lý
phân biệt trên dưới. Đồng thời mô hình này cũng tạo ra bộ khung định hướng cho sự
phát triển của thành phần y tế tư nhân, đảm bảo hoạt động của hoạt động bảo hiểm y tế,
phát triển xu hướng y tế lấy phòng ngừa làm gốc với mô hình bác sĩ gia đình và vai trò
chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2.4.2/ Những khó khan trong việc chuyển đổi mô hình:
Trong công tác quản lý và xây dựng mô hình y tế ở Việt Nam và ở cả những nước có
mô hình tương đồng như Thái Lan thực tế đều đã có những bước đi nhằm chuyển đổi
và khắc phục mô hình, nhưng những bước đi này ít nhiều vẫn chưa cho thấy sự khác
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
biệt triệt để mà hầu như chỉ là những mô hình đan xen rả rác giữa mô hình phân bố kỹ
thuật y tế theo vùng trên nền tảng vẫn là mô hình phân tuyến kỹ thuật theo cấp hành
chính vì vậy hiệu quả chuyển đổi cũng chưa cao và sau thời gian dài hoạt động, hầu hết
các bệnh viện khu vực cho thấy vai trò hoạt động tương tự như một bệnh viện tuyến

tỉnh theo phân cấp hành chính chứ chưa thực hiện đúng chức năng phân vùng trách
nhiệm và đảm nhận vai trò chăm sóc sức khỏe cho một vùng dân cư.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
Trong thời gian vừa qua, chất lượng và thái độ phục vụ của ngành y tế được xoáy sâu
hơn bao giờ hết trên các chủ điểm của xã hội. Người dân ngày càng trở nên lo ngại với
chất lượng y tế và ngày càng than phiền với thái độ phụ vụ y tế. Và không khó để
chúng ta thấy những vấn đề trên hầu hết đều có điểm chung là xảy ra tại tuyến y tế cơ
sở - xã hội vẫn thường gọi là “tuyến dưới”.
Có thể nói tại thời điêm hiện tại, tuyến dưới là nơi chính là tâm điểm nhức nhối của y
tế, cũng tại đây các chính sách quản lý mang lại rất ít hiệu quả thực tế. Nếu được hỏi và
trả lời thật long, chắc hẳn có rất ít người dân muốn sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế tại
tuyến cơ sở, và ngược lại nếu đứng ở khía cạnh ngành y tế cũng chắc chắc không nhiều
bác sĩ thật sự muốn làm việc gắn bó lâu dài với công tác khám chữa bệnh tại tuyến cơ
sở. Điều này tạo ra một nghịch lý trong công tác phát triển y tế, việc thiếu thốn các
dịch vụ chăm sóc y tế cơ sở mà nổi trội là số bác sĩ hành nghề trong dân số quy ước
còn quá thấp trên dân số chung khiến xã hội đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành y, sau khi
hoàn thành đào tạo lại không nhiều bác sĩ muốn làm việc tại tuyến cơ sở, người dân
cũng quay lưng với tuyến cơ sở, vô hình chung việc đâu tư đào tạo ngành y lại khiến
cho chính ngành y trở nên quá tải tại các trung tâm lớn. Vần đế mâu thuẫn trên rõ rang
đến từ cả 2 phía, ngành y tế và người dân, nhưng trước hết và phần lớn chúng ta cân
nhìn nhận những bất cập, thiếu sót và những trách nhiệm của y tế trong vấn đê trên.
Các bất cập trong việc phối hợp hoạt động giữa tuyến trên và tuyến dưới chúng ta có
thể kể đến điển hình như:

_ Tuyến dưới hoạt động chưa thật sự đúng với chức năng y tế cơ sở. Chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt động của tuyến dưới thật ra chỉ là việc lược bỏ và đơn
giản hóa các tổ chức – khoa phòng chuyên môn của một bệnh viện lớn tuyến trên.
+ Thứ 1: Việc lược bỏ và đơn giản hóa như vậy làm cho tuyến y tế cơ sở trở nên kém
cõi trong quan điểm lựa chọn bệnh viện của xã hội. Và ở 1 mức độ nào đó, chúng ta
buộc phải thừa nhận xã hội đã đúng, vì mặc nhiên rằng giản lược chuyên môn cũng
chính là hạ thấp chuyên môn
+ Thứ 2: Nếu rập khuôn mô hình tuyền trên 1 cách đơn giản hóa, thì vô hình chung
tuyến dưới cũng chỉ là “chữa bệnh” tức là chăm sóc sức khỏe 1 cách bị động
_ Tổ chức tuyến dưới quá rườm rà, phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả, lãng phí. Ví dụ:
điển hình cho việc này là phân chia trách nhiệm và cơ quan hành chính và nhân sự giữa
18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trung tâm y tế dự phòng huyện và bệnh viện đa khoa huyện. Ta thấy rằng, nhiệm vụ
chính của y tế dự phòng là phòng bệnh, mà nền y tế cần lầy phòng bệnh làm gốc thì
việc phân chia tuyến cơ sở thành 2 bộ khung nhân sự khiến cho các thủ tục trở nên
quan lieu rườm rà. Ở khía cạnh chuyên môn, mọi công tác dự phòng cũng đều cần sự
hỗ trợ của các kỹ thuật y khoa đạt tiêu chuẩn, việc này càng cần thiết hơn một khi
tuyến y tế cơ sở trực tiếp đối diện với 1 dịch bệnh bùng phát, khi đó hệ thống phòng
xét nghiệm, kho thuốc, phòng cấp cứu phòng ICU, phòng cách ly cần được phối hợp
nhịp nhàng nhất có thể.
_ Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân lực ở tuyến dưới không tốt. Có rất nhiều chính
quyền địa phương và nhiều tuyến y tế cơ sở đã đưa ra hàng loạt chính sách thu hút
nhân tài sai lầm như việc: hỗ trợ nhà ở, trợ cấp khoảng tiền lớn vài tram triệu cho các
bác sĩ trẻ về làm việc tại địa phương sau khi hoàn thành chương trình bác sĩ đa khoa.
Hãy khoan nói đến những sai phạm của tuyến dưới trong việc thực hiện những lời hứa
trên, bản thân chính sách hỗ trợ như vậy cho dù có làm tốt thì cũng đã là 1 sai lầm. Sai

lầm lớn nhất và trước nhất là việc thu hút đối tượng bác sĩ trẻ vừa hoàn thành chương
trình bác sĩ đa khoa, với vốn kiến thức của 1 bác sĩ trẻ, sẽ không nhiều bác sĩ đủ tự tin
hành nghề tại tuyến dưới. Gần như tất cả các bác sĩ đa khoa sau khi ra trường đều cần
phải được tiếp tục đào tạo nâng cao, chuyên sâu mới có thể hành nghề 1 cách vững
vàng. Sai lầm thứ 2 là việc các nhà quản lý dùng các yếu tố mang tính xã hội như nhà
ở, hỗ trợ khoản tiền lớn để thu hút nhân tài. Chúng ta đều biết ngành y là 1 ngành rất
đặc thù, trong đó các bác sĩ sau khi qua những năm tháng dài học tập rèn luyện, bản
thân mỗi người đều biết kiến thức y học là không có giới hạn, hiểu biết về sức khỏe
thay đổi theo từng ngày từng giờ, cập nhật kiến thức; kỹ thuật; phương pháp; phác đồ
điều trị cần được duy trì liên tục, chính vì vậy điều kiện mà hầu hết mọi bác sĩ đều ưu
tiên nghĩ đến chính là điều kiện để tiếp tục học tập nâng cao tay nghề chứ không hẳn là
“tiền” hay “nhà”. Phải nói rằng việc đầu tư mạnh cho việc thu hút nhân lực như vậy ít
nhiều đã thể hiện quyết tâm rất cao trong việc cải thiện chất lượng tuyến dưới. Nhưng
đối tượng và phương cách thực hiện chính sách thu hút nhân lực còn thiếu khoa học và
chưa thật phù hợp với đặc thù ngành y tế.
_ Chế định phân tuyến được vận hành kèm theo chính sách bảo hiểm y tế còn tồn tại
nhiều bất cập. Xuất phát từ quan điểm xem nhẹ tuyến y tế cơ sở, rất nhiều người dân
chấp nhận khám chữa bệnh vượt tuyến và không cần thiết áp dụng đúng mức BHYT.
Điều này chẳng những không giúp ích trong việc giảm tải áp lực đối với các trung tâm
y tế tuyến trên mà còn gây ra những khoảng hoang phí khi người dân chấp nhận không
dùng BHYT.
_Cũng xất phát từ vấn đề BHYT đối với tuyến dưới, thói quen làm việc quan liêu của
cán bộ y tế thường dẫn đến việc dùng thẫm quyền của cơ sở tuyến dưới nhằm mục đích
chuyển tuyến vô tội vạ. Việc chuyển tuyến sai phạm này không dựa vào yếu tố chuyên
môn, không dựa vào các cân nhắc về điều kiện kỹ thuật mà hầu hết dựa vào cac mối
quan hệ quen biết cá nhân, hoặc cán bộ y tế sẵn sàng đùn đẩy trách nhiệm cho tuyến

19



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trên khi có yêu cầu chuyển tuyến từ phía bệnh nhân và gia đình bệnh nhân nhằm hưởng
BHYT tối đa.
_ Tay nghề chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và dịch vụ khám chữa bệnh tại các tuyến
y tê cơ sở nhìn chung còn thấp. Khi xét đến việc người dân gần như quay lưng với
tuyến y tế cơ sở, ngoài việc phê pháng lối suy nghĩ theo đám đông, ưa thích được phục
vụ một cách quá mức cần thiết của đại đa số dân chúng, chúng ta cũng buộc phải thẳng
thắn thừa nhận rằng chất lượng tuyến y tế cơ sở chưa tốt, và cũng vì đó thật khó để yêu
cầu bệnh nhân không vượt tuyến. Không thể nói rằng tất cả các nhân viên y tế tuyến
dưới đều không tốt, nhưng nhìn chung đại đa số là chưa thật tốt. Cũng trên tinh thần
đó, chúng ta cũng rất cần phải xem xét lại vai trò của hệ đào tạo bác sĩ chuyên tu và vai
trò của các bác sĩ này ở mức độ nào trong toàn bộ hệ thống y tế. Đồng ý rằng việc đào
tạo bác sĩ hệ chuyên tu là lối thoát cực kỳ nhanh chóng cho thời kỳ khủng hoảng nhân
lực trong và sau thời chiến, nhưng có thể thấy nếu mô hình đào tạo nhấn mạnh yếu tố
chất lượng như vậy sẽ để lại cái giá không mấy dễ chịu cho mô hình y tế hiện đại. Bác
sĩ hệ chuyên tu có thời gian trải nghiệm lâm sàng rất dài, nhưng nếu đứng trên góc nhìn
của lĩnh vực chuyên môn, việc từng trải lâm sàng nhưng thiếu thốn nền tảng lý thuyết y
cơ sở và khoa học cơ bản hỗ trợ sẽ dẫn đến những sự chủ quan và ngộ nhận trong thực
hành lâm sàng và các quyết định lâm sàng vô hình chung sẽ mang tính máy móc hàng
loạt và hạn chế sự tư duy.
_ Mô hình phân tuyến kỹ thuật trong y tế dựa vào phân cấp hành chính đã vô tình tạo
ra thế độc quyền đối với các cơ sở công lập và đây cũng chính là khe hở về mặt quản lý
chuyên môn để các cơ sở y tế tư nhân lợi dụng và cung cấp dịch vụ khám chứa bệnh 1
cách không cần thiết. Để lý giải cho việc này, ta xem xét: thu nhập bình quân đầu
người ở Việt Nam còn thấp, chiếm đa số tỷ lệ người dân là những người có mức thu
nhập thấp và trung bình, điều này đặc ra thực tế rằng như cầu khám chữa bệnh cua
người dân chủ yếu tập trung vào các cơ sở nhà nước có mức phí dịch vụ thấp và BHYT
rẻ, như vậy nếu phân tuyến theo địa giới và cấp hành chính thì người dân tại mỗi huyện
mỗi phường chỉ có duy nhất sự lựa chọn là bệnh viện hoặc trung tâm y tế tại đĩa

phương đó – yếu tố độc quyền đã được thể hiện, và theo quy luật bất di bất dịch, độc
quyền sẽ sinh ra thao túng. Mặc khác, đối với các cơ sở y tế tư nhân như các phòng
khám đa khoa, các bệnh viện tư nhân,…nhìn chung không chịu ảnh hưởng phân tuyến
theo phân cấp hành chính và chiếm ưu thế về tính tinh gọn nhanh lẹ trong việc cung
cấp dịch vụ nếu so với các cơ sở nhà nước, chính vì vậy thu hút được sự ưa chuộng của
các đối tượng dân cư thu nhập cao. Từ điểm này các cơ sở tư nhân liên tục đưa ra các
gói dịch vụ làm hài lòng người bệnh nhưng trên thực tế chưa kể đến giá dịch vụ cao,
mà chính bản thân các sự hài lòng đó được đánh đổi bởi những bất cập nếu xét về
chuyên môn thậm chí đôi khi còn gây hại cho chính người bệnh. Ví dụ điển hình cho
việc này là nhiều trung tâm tư nhân chỉ định bắt buộc gây mê 1 cách thường quy cho
tất cả các bệnh nhân nội soi tiêu hóa với hình thức là gói dịch vụ nội soi không đau và
giá thành rất cao.

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Ngành y tế cũng như bất cứ một lĩnh vực quản lý xã hội nào, đều cần có sự phân tuyến và
phân cấp để vận hành 1 cách nhịp nhàng và hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng,
mô hình phân tuyến y tế tại Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm lạc hậu và những điểm bất cập
trong vận hành. Nhu cầu đặt ra hiện nay là cần đổi mởi và cải tiến mô hình phân tuyến kỹ
thuật nhằm đáp ứng với những đổi thay của môi trường kinh tế xã hội, văn hóa, dân cư.
Việc đổi mới mang tầm quan trọng không chỉ cho việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế
tuyến cơ sở, giảm tình trạng quá tải liên tục tại các trung tâm y tế lớn các bệnh viện tuyến
cuối mà nó còn hàm chứa việc định hướng phát triển nền y tế Việt Nam theo kịp với xu
hướng của y tế thế giới, lấy phòng bệnh làm gốc và nhấn mạnh vai trò của công tác chăm

sóc sức khỏe ban đầu với mô hình bác sĩ gia đình.
Trong quá trình đổi mới mô hình phân tuyến y tế, cần thừa nhận rằng chúng ta phải hướng
đến hình mẫu nền y tế của các nước phát triển nơi y tế đạt được sư phát triển mạnh, thể
hiện tối đa vai trò trong việc bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên điều đó không có
nghĩa chúng ta sao chép hoàn toàn mô hình của nước phát triển vì lý do rất rõ: chúng ta
không thể có được nguồn lực vững mạnh như nước phát triển, trình độ dân trí chúng ta
chưa tốt như nước phát triển và sự hỗ trợ của xã hội đối với ngành y tế tại Việt Nam cũng
không thể so sánh với các nước khác. Chính vì vậy chúng ta cần có 1 lộ trình đổi mới
riêng từng bước và phù hợp với từng đặc điểm của xã hội Việt Nam, các chi tiết tiếp thu
từ mô hình nước ngoài cần được nhấn mạnh việc phải hiệu chỉnh sao cho phù hợp nhất
với toàn cảnh hiện tại của Việt Nam.
4.2/ Kiến nghị:
Dựa trên nhu cầu đổi mới mô hình và tổng thể thực trạng chung của ngành y tế, chúng ta
có thề xem xét những phương hướng giải quyết cụ thể sau đây:
_ Đặt ra chuẩn hành nghề cho nhân viên y tế một các thống nhất toàn hệ thống, xây dựng
hệ thống sát hạch thường xuyên đối với mỗi bác sĩ hành nghề, và công tác sát hạch phải
được đảm bảo hoàn toàn trong sạch. Việc này được xem như là giải pháp duy nhất để
đóng góp sự cải thiện cho hệ thống y tế trên tất cả các lĩnh vực. Đồng ý rằng việc đòi hỏi
trình độ chuyên môn từng chuyên khoa sâu phải đồng đều giữa bác sĩ tuyến đầu và các
chuyên gia đầu ngành tuyến cuối phải đồng đều hoặc các chuyên gia đầu ngành phải có
kiến thức đa khoa tổng quát rộng rãi như bác sĩ tuyến đầu là không thể, tuy nhiên đối với
từng bác sĩ hành nghề chúng ta cần có những quy chuẩn chất lượng tối thiểu, tránh tối đa
những sai lầm đáng tiếc xuất phát từ chuyên môn quá chênh lệch giữa tuyến đầu và tuyến
21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
cuối như hiện tại. Việc này cũng nhằm phục vụ cho bước chuyển đổi thành phần nhân lực
ngành y tế, như đã nêu ở trên, hầu hết các bác sĩ trải qua hệ thống đào tạo chuyên tu đều

không được trang bị kiến thức hàn lâm căn bản một cách đầy đủ và bộc lộ rất nhiều
khuyết điểm khi nằm chung trong hệ thống y tế Việt Nam, tuy nhiên nếu loại biên mô
hình đào tạo này 1 cách quá nhanh và nóng vội chúng ta sẽ phải đối đầu với việc khủng
hoảng nhân lực khi mà xét về số lượng, Việt Nam vẫn thiếu bác sĩ, hơn nữa những bất cập
của đào tạo chuyên tu không hoàn toàn chính xác khi xét cho từng cá nhân cụ thể, và
chúng ta cần những cá nhân điển hình tốt như vậy tiếp tục phục vụ trong công tác bảo vệ
sức khỏe người dân.
_ Đặt ra quy chuẩn hành nghề về chuyên môn chung cho cả thành phần y tế nhà nước và
thành phân y tế tư nhân. Điều này tao ra quy phạm thực hành lâm sàng chung cho tất cả
các cơ sở khám chữa bệnh, không kể là công lập hay tư nhân. Sở dĩ chúng ta cần làm như
vậy bởi vì, đối với nền y tế phát triển nhất thiết phải có sự cạnh tranh công bằng giữa các
cơ sở y tế cả với công lập hay tư nhân, bênh cạnh đó chúng ta cũng cần hạn chế tối đa các
biện pháp thu hút hay quảng bá của các cơ sở tế bằng những biện pháp có phần lệch lạc
về chuyên môn, gây ra những khoảng chi trả không cần thiết đối với bệnh nhân, tiến tới
tạo tiền đề để cả các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào hoạt động BHYT.
_ Phát triển mô hình bệnh viện khu vực theo đúng chức năng vùng trách nhiệm, tại các cơ
sở y tế tuyến quận huyện cần mở rộng phạm vi khám chữa bệnh vượt qua giới hạn của địa
giới hành chính, cung cấp dịch vụ khám chứa bệnh cho các bất kỳ người dân tại khu vực
dân cư có điều kiện đi lại tiếp cận dễ dàng. Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội Việt Nam
chưa thể đáp ứng và chuyển đổi ngay mô hình phân tuyến y tế theo hình mẫu các nền y tế
phát triển, việc này là bước đệm để tiến đến hình thành mô hình y tế chịu trách nhiệm
theo phân vùng địa lý dân cư và không còn phụ thuộc theo phân cấp hành chính.
_ Thúc đẩy phát triển chuyên ngành bác sĩ gia đình và hỗ trợ cơ sở môi trường làm việc
cho các bác sĩ gia đình trong bước đầu hành nghề. Cụ thể cần đào tạo đội ngũ bác sĩ gia
đình từ các bác sĩ đã hoàn thành chương trình đa khoa tổng quát, tạo điều kiện cập nhật
kiến thức phương pháp phác đồ 1 cách liên tục đối với các bác sĩ gia đình hành nghề tại
các đơn vị dân cư. Quy định thẫm quyền của bác sĩ gia đình trong việc chỉ định các khảo
sát cận lâm sàng, trong việc giới thiệu và phân luồng bệnh nhân tiếp tục đến các cơ sở y tế
chuyên khoa. Mô hình bác sĩ gia đình có thể xem là chìa khóa chính cho việc giảm tải cho
các trung tâm y tế tuyến cuối cũng như việc chuyển đổi mô hình phân tuyến kỹ thuật

trong y tế.
_ Cho phép người dân sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế thuộc các địa giới hành
chính lân cận 1 cách thuận tiện theo nhu cầu người dân. Ví dụ: người dân tại các vùng
giáp ranh hành chính của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương hoặc vùng giáp ranh quận 9 và
quận Thủ Đức được phép khám chữa bệnh và hưởng mức bảo hiểm y tế tối đa khi đến
khám chữa bệnh tại bệnh viện quận Thủ Đức. Điều này chẳng những cho thấy yếu tố
vùng trách niệm trong phân tuyến, đồng thời nếu xem xét ở 1 mức độ nào đó chính sách
này sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở y tế về chất lượng của dịch vụ y tế cung cấp cho
người dân. Tất cả chúng ta đều dễ dàng nhận thấy rằng, với mô hình phân tuyến y tế hiện
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nay, cứ mỗi cơ sở y tế tuyến dưới chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho 1 vùng hành
chính, và việc chịu trách nhiệm này lại có mức độ độc quyền rất cao, ví dụ như: mỗi
huyện có 1 bệnh viện huyện, mỗi quận thuộc thành phố lại có 1 bệnh viện quận, như vậy
vô hình chung tạo ra tư thế độc quyền của cơ sở y tế nhà nước. Hệ lụy của tư thế độc
quyền này là nạn quan liêu của 1 bộ phận nhân viên y tế tuyến dưới. Điều này đã làm ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ y tế cũng như hình ảnh người thầy thuốc trong
xã hội hiện nay.
_ Tạo điều kiện, đồng thời đặt ra chế định bắt buộc công tác tái đào tạo nâng cao tay nghề,
cập nhật nghiên cứu đối với tất cả nhân viên y tế tại tất cả các cơ sở y tế. Đối diện với
thực trạnh hiện nay chúng ta cần nhìn nhận rằng, công tác đào tạo và học tập của thầy
thuốc thuộc các cơ sở y tế tuyến dưới là không tốt, điều này tạo ra cách biệt quá lớn về
mặt tay nghề và phác đồ điều trị giữa các tuyến y tế, chính điều này đã góp phần đào sâu
thêm những định kiến của xã hội về các tuyến y tế cơ sở, tạo ra tâm lý ưa chuộng các
tuyến chuyên khoa sâu mà xem nhẹ công tác phân luồng y tế và chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Chỉ khi nào việc đào tạo liên tục trở thành hoạt động thường quy và bắt buộc đối với
tất cả đội ngũ nhân viên y tế thì chất lượng hệ thống y tế mới được thay đổi.


23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thông tư Số: 43 /2013/ TT-BYT, Bộ Y Tế
[2] Thông tư 21/ 2017 tt byt sửa đổi danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh kèm
theo thông tư 43/2013 ttbyt
[3] World Health Organization, Regional Office for South-East Asia. The Republic of
Indonesia health system review. Health systems in transition. Vol-7, Number -1
[4] The Kingdom of Thailand health system review (Health Systems in Transition, Vol.
5 No. 5 2015)
[5] Cổng thông tin điện tử Viện Sức Khỏe và Phúc Lợi Australia. Bài viết “Australia’s
Health System”
Truy cập ngày 01-08-2017 từ />[6] Cổng thông tin điện tử tổ chức Cộng Đồng Quốc Tế Về Kinh Tế Dược Phẩm và
Theo Dõi Nghiên Cứu. Bài viết “Australia – Medical Services (Devices)”
Truy cập ngày 01-08-2017 từ />
24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

PHỤ LỤC: THÔNG TƯ 43 /2013/ TT-BYT

BỘ Y TẾ
Số: 43 /2013/ TT-BYT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ
Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật
đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ
máy của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết phân tuyếnchuyên môn kỹ thuật
đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ
thuật, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ
thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà
nước và tư nhân trong toàn quốc, trừ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ
Quốc phòng quản lý.
Điều 2. Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ
thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau
đây viết tắt là Phân tuyến kỹ thuật) là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám
25



×