Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Báo cáo tổ chức và biện pháp xây dựng cống nhiêu lộc thị nghè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 67 trang )

Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT ..........................................................................................1
1.1. MỞ ĐẦU

1

1.1.1 Đơn vị thực hiện. .........................................................................................1
1.1.2 Nhân sự tham gia .........................................................................................1
1.1.3 Thời gian thực hiện: .....................................................................................2
1.2. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU. .................................................... 2
1.2.1. Các văn bản và quy định liên quan đến điều tra, khảo sát. ..........................2
1.2.2. Các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành liên quan.................................3
1.2.3. Tóm tắt nhiệm vụ, biện pháp công trình. .....................................................5
1.2.4. Tóm tắt nội dung các phương án tuyến và bố trí kết cấu công trình nghiên
cứu trong giai đoạn thiết bản vẽ thi công; ...................................................6
1.2.5. Phương pháp, mô hình, các phần mềm tính toán sử dụng để thiết kế: ......13
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
ĐẾN THI CÔNG ...................................................................................14
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ..........................................................................................14
2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực xây dựng. ........................................14
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng và thủy văn khu vực. ...................................15
2.1.3. Đặc điểm địa chất. .....................................................................................18
2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CÁC CƠ SỞ HẠ TẦNG...........................18
2.2.1. Dân sinh xã hội: .........................................................................................18
2.2.2. Hiện trạng giao thông : ..............................................................................18
2.2.3. Điện cho sản xuất và sinh hoạt: .................................................................18
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH ..................................19


2.3.1. Đặc điểm công trình. ..................................................................................19
2.3.2. Các yêu cầu đối với công tác thi công. ......................................................20
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG .....................................22
3.1. DẪN DÒNG THI CÔNG ........................................................................................22
3.1.1. Các căn cứ thiết kế. ....................................................................................22
3.1.2. Phương án dẫn dòng các thời đoạn thi công. .............................................22
3.2. YÊU CẦU GIAO THÔNG THỦY TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG. ...........24
3.3. KHAI THÁC VẬT LIỆU TẠI CHỖ. .....................................................................24
3.4. BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TÁC CHÍNH...................24
3.4.1. Công tác hố móng. .....................................................................................24
3.4.2. Công tác khai thác, vận chuyển và đắp đất đá ...........................................34
3.4.3. Công tác bê tông và bê tông cốt thép .........................................................34
Viện Thủy Công

1


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

3.4.4. Thi công lắp đặt các thiết bị cơ khí, điện và các kết cấu kim loại .............37
3.5. THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT KHÁC. .............................................39
3.5.1. Thi công cừ ván BTCT dự ứng lực tường kè ............................................39
3.5.2. Thi công cọc BTCT. ..................................................................................40
3.5.3. Thi công cầu, đường đầu cầu .....................................................................41
3.5.4. Thi công hệ khung chống khoang bơm .....................................................42
3.5.5. Thi công gia cố lòng dẫn............................................................................43
3.5.6. Thi công hoàn thiện công trình ..................................................................43
3.6. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG. .....................................43

3.6.1. Giám sát quá trình thi công ........................................................................43
3.6.2. Yêu cầu cung ứng nguyên vật liệu.............................................................44
3.6.3. Yêu cầu chất lượng thi công bê tông .........................................................45
3.6.4. Yêu cầu chất lượng công tác cốt thép: .......................................................47
3.6.5. Yêu cầu chất lượng công tác ván khuôn, đà giáo. .....................................50
3.6.6. Yêu cầu chất lượng trong công tác cơ khí, cửa van. ..................................51
3.6.7. Yêu cầu chất lượng công tác nghiệm thu...................................................51
3.7. AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ. ....................................51
3.7.1. Biện pháp đảm bảo an ninh........................................................................51
3.7.2. An toàn lao động ........................................................................................51
3.7.3. An toàn trong thi công ...............................................................................52
3.7.4. Công tác phòng chống cháy nổ ..................................................................54
3.8. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG. ........................54
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG .......................................................................56
4.1. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG .....................56
4.1.1. Công tác vận chuyển trong thi công ..........................................................56
4.1.2. Vận chuyển ván khuôn và cốt thép ............................................................56
4.1.3. Vận chuyển bê tông ...................................................................................56
4.2. TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG .................................................................56
4.3. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP VÀ PHỤC VỤ THI CÔNG...............57
4.4. TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG .................................................................................58
4.4.1. Các căn cứ để lập tổng tiến độ thi công: ....................................................58
4.4.2. Nhân lực thi công: ......................................................................................58
4.4.3. Xe máy thiết bị thi công:............................................................................59
4.4.4. Bảng tiến độ thi công: ................................................................................59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................60
5.1. KẾT LUẬN 60
Viện Thủy Công

2



Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

5.1.1. Đánh giá độ tin cậy của tài liệu cơ bản. .....................................................60
5.1.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu. ....................................................................60
5.2. KIẾN NGHỊ. .............................................................................................................60
5.2.1. Chọn biện pháp thi công công trình chính .................................................60
5.2.2. Chọn biện pháp dẫn dòng và lấp dòng.......................................................60
5.2.3. Chọn phương án bố trí tổng mặt bằng thi công .........................................61
5.2.4. Chọn phương án tổng tiến độ thi công.......................................................61

BẢNG BIỂU
Bảng 1. Phân bố địa hình lưu vực .........................................................................................15
Bảng 2. Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục công tác chính – phần xây lát .............57
Bảng 3. Máy móc, thiết bị chính cần có để thi công công trình gồm: ................................59

HÌNH VẼ
Hình 1.

Tổng thể mặt bằng công trình................................................................. 7

Hình 2.

Cắt ngang khoang cống ..........................................................................8

Hình 3.


Mặt bằng bố trí khoang bơm .................................................................. 9

Hình 4.

Qui mô cửa van ở khoang thoát nước chính .........................................10

Hình 5.

Kết cấu cửa van ở khoang thoát nước ................................................. 11

Hình 6.

Chính diện cửa van ở khoang bơm .......................................................12

Hình 7.

Kết cấu cửa van ở khoang bơm ............................................................ 12

Hình 8.

Vị trí công trình tuyến công trình trong vùng dự án ............................ 14

Hình 9.

Sơ đồ dẫn dòng thi công Phân đoạn 1 .................................................. 23

Hình 10.

Sơ đồ dẫn dòng thi công Phân đoạn 2 ..................................................23


Hình 11.

Biện pháp thi công cừ chống thấm .......................................................25

Hình 12.

Sơ đồ bố trí giải pháp thi công cọc khoan nhồi phân đoạn 1 ...............26

Hình 13.

Biện pháp thi công cọc khoan nhồi trên cạn theo phương án đắp đảo . 26

Hình 14.

Biện pháp thi công cọc khoan nhồi dưới nước trên hệ nổi................... 27

Hình 15.

Kết cấu khung vây phân đoạn 1 ........................................................... 29

Hình 16.

Biện pháp lắp đặt cửa van giai đoạn 1 .................................................. 38

Hình 17.

Biện pháp lắp đặt cửa van giai đoạn 2 .................................................. 38

Hình 18.


Biện pháp lắp đặt dầm cầu ....................................................................39

Hình 19.

Biện pháp thi công cừ BTCT dự ứng lực .............................................40

Viện Thủy Công

3


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUÁT

1.1. MỞ ĐẦU
1.1.1 Đơn vị thực hiện.
1.1.1.1.

Đơn vị tư vấn thiết kế.

Viện Thủy Công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (HyCI)
Địa chỉ : Số 3 - Ngõ 95- Chùa Bộc – Đống Đa - Hà Nội.
ĐT : (84-4) 35633427, Fax: (84-4) 35639586
E-mail:
; Website: www.thuycong.ac.vn

1.1.1.2. Đơn vị tư vấn giám sát.
Viện Công Nghệ xây dựng – Cầu đường phía Nam
1.1.1.3. Đơn vị thi công.
Liên danh :
• Viện Thủy Công ;
• Công ty xây dựng và chuyển giao công nghệ Thủy lợi ;
• Công ty cổ phần xây dựng Thủy lợi 1 Nghệ An ;
• Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 2.
+ Nhà thầu đại diện liên danh : Viện Thủy Công.
1.1.2 Nhân sự tham gia
1.1.2.1.

Ban chủ nhiệm dự án:

Chủ nhiệm dự án:

PGS.TS Trần Đình Hòa – P. Viện Trưởng Viện Thủy Công

Đồng chủ nhiệm :

ThS. Thái Quốc Hiền - PGĐ Trung tâm CTĐBVB&ĐĐ

1.1.2.2.

Nhân sự chủ chốt:

Chủ trì Thủy công:

ThS. Thái Quốc Hiền


Chủ trì Thi công:

ThS. Trần Văn Thái

Chủ trì thiết kế cơ khí:

KS. Lê Đình Hưng

CN địa hình:

KS. Phạm Văn Hồi

CN địa chất:

ThS. Trần Thanh Tú

1.1.2.3.

Kỹ sư cán bộ tham gia:

1. KS. Vũ Tiến Thư

8. KS. Nguyễn Tiến Thắng

2. KS. Ngô Thế Hưng

9. KS. Phạm Tiến Kỳ

3. KS. Nguyễn Như Ý


10. KS. Nguyễn Duy Ngọc

4. KS. Bùi Cao Cường

11. KS. Nguyễn Đăng Huy

5. KS. Bùi Mạnh Duy

12. KS. Phùng Thái Sơn

6. KS. Trần Đình Đại

13. KS. Chu Minh Chức

7. KS. Vũ Xuân Đoàn

14. KS. Nguyễn Tuấn Anh

Viện Thủy Công

1


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

1.1.3 Thời gian thực hiện:
Ngày 20/10/2010 phê duyệt kết quả đấu thầu, gói thầu Cống kiểm soát triều
Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Quyết định số 295/QĐ-TTCN của Trung tâm điều hành

chương trình chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh). Hình thức tổng thầu EPC,
cho liên danh nhà thầu: Viện Thủy công, Cty CP XD Thuỷ lợi 1 Nghệ An, Cty
XD&CGCNTL, Cty XD&PT Nông thôn 2.
Công tác khảo sát địa hình địa chất thực hiện từ tháng 12/2010 đến 2/2011.
Công tác lập BVTC triền khai từ tháng 12/2010 đến 4/2011.
Đây là gói thầu thực hiện theo hình thức EPC do vậy Công tác tư vấn bao gồm
khảo sát và TKKT-BVTC được nhà thầu triển khai xây dựng từng phần theo hồ sơ
được duyệt.
1.2. NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Các văn bản và quy định liên quan đến điều tra, khảo sát.
- Hợp đồng số 13/HĐ-QLDA.1547 ngày 15/11/2010 giữa Ban QLDA 1547 và Liên
danh Viện Thuỷ công, Công ty Cổ phần Xây dựng Thuỷ lợi 1 Nghệ An, Công ty Xây
dựng & Chuyển giao công nghệ Thuỷ lợi, Công ty Xây dựng và Phát triển Nông thôn 2.
- Thông báo số 158/TB-QLDA1547 ngày 22/10/2010 của Ban quản lý dự án 1547
thông báo kết quả đấu thầu gói thầu số 14 của dự án Cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị
Nghè quận Bình Thạnh – quận 1.
- Quyết định số 295/QĐ-TTCN ngày 20/10/2010 phê duyệt kết quả đấu thầu, gói
thầu Cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè của Trung tâm điều hành chương trình
chống ngập nước thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức tổng thầu EPC, cho liên danh
nhà thầu: Viện Thủy công, Cty CP XD Thuỷ lợi 1 Nghệ An, Cty XD&CGCNTL, Cty
XD&PT Nông thôn 2.
- Quyết định số 527/QĐ-SNN-QLĐT ngày 30/12/2009 của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn TP Hồ Chí Minh về duyệt dự án cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị
Nghè, quận Bình Thạnh – quận 1.
- Quyết định số 3448/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/12/2009 của Bộ trưởng NN &
PTNT về phê duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Dự án thủy lợi chống ngập khu vực
TP Hồ Chí Minh, phần I: Cấp công trình, Tiêu chuẩn đảm bảo thiết kế tiêu và Tần suất
đảm bảo mưa thiết kế phục vụ tính toán thủy văn, thủy lực.
- Quyết định số 2488/QĐ-UBND ngày 25/05/2009 của chủ tịch UBND TP Hồ
Chí Minh về cho lập Dự án đầu tư xây dựng công trình cống kiểm soát triều Nhiêu

Lộc–Thị Nghè.
- Công văn số 172/BN – TL ngày 22/02/2009 của Bộ trưởng NN & PTNT về bổ
sung hạng mục cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè vào quyết định số 1547/QĐ –
TTg ngày 28/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Qui hoạch thủy lợi chống
ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Viện Thủy Công

2


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

- Căn cứ quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Các tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn ngành liên quan.
1. Công tác chuẩn bị xây lắp, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật, tổ chức lao động, lập
kế hoạch tác nghiêp, điều động sản xuất và tổ chức kiểm tra chất lượng xây lắp theo
“Tiêu chuẩn Việt Nam về tổ chức thi công 4055 – 85 TCVN”.
2. Tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật
Thực hiện thi công, giám sát theo các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của nhà
nước Nước CHXHCN Việt Nam, của ngành, cụ thể là:
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- TCVN 5308-91 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCVN-5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng - Nguyên

tắc cơ bản.
- TCVN-5640:1991 Bàn giao công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN-5638:1991 Đánh giá chất lượng công tác xây lắp.
- QPTL.D2.74 Quy phạm thi công và nghiệm thu các công trình trên hệ
thống thuỷ nông.
3. Công tác đất:
- TCVN-4447:1987 Công tác đất. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCXD 79:1980 Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng.
- 14-TCN-2-85 Công trình bằng đất - Quy trình thi công bằng biện pháp đầm
nén nhẹ.
- QPTL.1.72 Quy phạm kỹ thuật đắp đê bằng phương pháp đầm nén.
4. Công tác bê tông:
- TCVN - 4452:1987 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Quy phạm
thi công và nghiệm thu.
- TCVN - 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm
thi công và nghiệm thu.
- QPTL D6-78 Quy phạm thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép thuỷ lợi.
- 14 - TCN - 48 - 86 Quy trình thi công bê tông trong mùa nóng - khô.
- 14 - TCN - 59 - 2002: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng bê tông.
5. Vật liệu xây dựng:
- 14TCN 63-2002: Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.
Viện Thủy Công

3


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng


- 14TCN 64-2002: Hỗn hợp Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.
- 14TCN 65-2002: Hỗn hợp bê tông thuỷ công và Bê tông thuỷ công - Phương
pháp thử.
- 14TCN 66-2002: Xi măng cho Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.
- 14TCN 67-2002: Xi măng cho Bê tông thuỷ công - Phương pháp thử.
- 14TCN 68-2002: Cát dùng cho Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.
- 14TCN 69-2002: Cát dùng cho Bê tông thuỷ công - Phương pháp thử.
- 14TCN 70-2002: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bê tông thuỷ công - Yêu
cầu kỹ thuật.
- 14TCN 71-2002: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng cho Bê tông thuỷ công Phương pháp thử.
- 14TCN 72-2002: Nước dùng cho Bê tông thuỷ công - Yêu cầu kỹ thuật.
- 14TCN 73-2002: Nước dùng cho Bê tông thuỷ công - Phương pháp thử.
- TCXD 65:1989 Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng.
- TCVN-6067:1995 Xi măng poóclăng bền sunfát. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN-2682:1999 Xi măng poóclăng thường.
- TCVN-4033:1995 Xi măng poóclăng puzơlan. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN-6069:1995 Xi măng poóclăng ít toả nhiệt. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN-6260:1997 Xi măng poóclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 2682:1992 Bao gói, ghi nhãn,vận chuyển và bảo quản.
- TCVN 6016:1995 (ISO 679:1989) Cường độ chịu nén xác định theo.
- TCVN 4030-85 Độ nghiền mịn xác định theo.
- 14 - TCN-103-1999: Phụ gia cho vữa và bê tông. Định nghĩa và phân loại.
- 14 - TCN-104-1999: Phụ gia hoá học cho bê tông và vữa. Phân loại và yêu
cầu kỹ thuật.
- 14 - TCN-105-1999: Phụ gia khoáng hoạt tính nghiền mịn cho bê tông và
vữa. Phân loại và yêu cầu kỹ thuật.
- 14 - TCN-106-1999: Phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa. Phân loại và
yêu cầu kỹ thuật.
6. Công tác cốt thép:

- TCVN-1651:1985 Thép cốt bê tông cán nóng.
- TCVN-5709:1993 Thép các bon cán nóng dùng cho xây dựng. Yêu cầu kỹ
thuật.
- TCVN-6285:1997 Thép cốt bê tông. Thép thanh vằn.
- TCXD-227:1999 Cốt thép trong bê tông. Hàn hồ quang.
7. Cơ khí - kết cấu thép:
Viện Thủy Công

4


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

- QPTL - E 3 - 80

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

Quy phạm chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép
của công trình thuỷ lợi.

8. Bảo vệ môi trường, an toàn, công tác hoàn thiện:
- TCVN-2289:1978 Quá trình sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN-2290:1978 Thiết bị sản xuất. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN-2292:1978 Công tác sơn. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN-2293:1978 Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN-3146:1986 Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn.
- TCVN-4086:1985 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung.
- TCVN-3254:1989 An toàn cháy. Yêu cầu chung.
- QPTL -1-71: Quy phạm bảo quản và sử dụng máy móc, dụng cụ đo đạc.
- TCVN 5674-92 Công tác hoàn thiện trong xây dựng thi công và nghiệm thu.

1.2.3. Tóm tắt nhiệm vụ, biện pháp công trình.
1.2.3.1. Mục tiêu
- Cùng với hệ thống thoát nước thuộc Dự án Vệ sinh môi trường TP. HCM (lưu
vực NL–TN) bảo đảm chống ngập úng cho lưu vực NL-TN;
- Kết hợp cải thiện cảnh quan môi trường trên kênh NL-TN.
1.2.3.2. Nhiệm vụ
- Chủ động kiểm soát mực nước trong kênh NL-TN nhằm đảm bảo điều kiện
chống ngập do triều và lũ trên sông Sài Gòn kể cả ảnh hưởng của nước biển dâng do
biến đổi khí hậu.
- Tăng khả năng trữ nước trong kênh NL- TN và gia tăng hiệu quả tiêu thoát
nước mưa của hệ thống nội thị thuộc Dự án Vệ sinh môi trường TP. HCM (lưu vực
NL–TN).
- Duy trì mực nước thấp cần thiết tạo điều kiện cải thiện cảnh quan môi trường.
- Xả bùn cạn, ô nhiễm trong khi cần thiết.
Như vậy nhiệm vụ của cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ được xác
định theo thứ tự ưu tiên là:
- Kiểm soát mực nước trong nội thị không vượt quá +1,00m;
- Kiểm soát mực nước trong nội thị đảm bảo môi trường – 1,00m;
- Kết hợp vận hành với các hạng mục công trình khác để thau rửa nước cải tạo
môi trường thành phố.
Trong quy hoạch tổng thể chống ngập nước cho thành phố Hồ Chí Minh công
trình cống kiểm soát triều NL-TN được xác định như sau:
- Kết cấu công trình là các dạng cống vĩnh cửu

Viện Thủy Công

5


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè


BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

- Đảm bảo cao trình cửa cống tính toán với mực nước do tổ hợp mực nước cao
nhất tần suất 0,2% tại Phú An 1,68m + nước biển dâng 0,3m + mực nước dự phòng 0,2m;
- Bề rộng và cao trình ngưỡng cống đáp ứng yêu cầu tiêu thoát nước và vận tốc
dòng chảy lớn nhất qua cống thấp hơn 1,5 m/s.
1.2.3.3. Biện pháp công trình.
Giải pháp công trình cho dự án này là xây dựng đập ngăn sông kiên cố có các
cửa van điều tiết kết hợp với trạm bơm để tiêu nước, phía trên là cầu quản lý vận hành
và tạo cảnh quan. Ứng dụng công nghệ đập trụ đỡ.
Kết cấu đập bao gồm các trụ bằng bê tông cốt thép, các trụ này chịu lực cho
toàn bộ công trình, móng trụ là các cọc cắm sâu vào nền, giữa các trụ có dầm đỡ van
liên kết với trụ, dưới dầm đỡ van và trụ là cừ chống thấm đóng sâu vào nền, các thanh
cừ liên kết với nhau, đỉnh cừ liên kết với dầm đỡ van và trụ, trên dầm đỡ van là cửa
van kết hợp với các trụ để ngăn và điều tiết nước.
Cừ chống thấm, cọc khoan nhồi được thi công trong nước bằng thiết bị trên hệ
phao nổi ngoài ra kết hợp thi công cọc khoan nhồi trên khô theo phương án đắp đảo
cát trong khung vây cừ ván thép.
Các kết cấu trụ pin, dầm đỡ van, trạm bơm được thi công trong khung vây cừ
ván thép. Cừ ván thép được đóng bao quanh vị trí các kết cấu này, đào đất phía trong
khung vây, lắp đặt hệ thống khung chống, đổ bê tông bịt đáy và bơm nước làm khô hố
móng để thi công bên trong.
1.2.4. Tóm tắt nội dung các phương án tuyến và bố trí kết cấu công trình nghiên
cứu trong giai đoạn thiết bản vẽ thi công;
1.2.4.1. Các thành phần của công trình
- Phần cống: Cống được thiết kế theo công nghệ Đập Trụ đỡ
- Phần cửa van: Cửa điều tiết theo dạng cửa clapê, cửa khoang bơm dạng cửa
trên cửa bao gồm cửa phẳng đồng trục và cửa tự động một chiều.
- Phần điều khiển vận hành công trình: Cửa van và khoang bơm được điều

khiển bằng điện và điện tử trong nhà quản lý và vận hành.
1.2.4.2. Qui mô công trình
- Cấp thiết kế công trình : Cấp I
- Cống xây dựng mới gồm có 4 khoang: 2 khoang chính bố trí giữa dòng, cửa
van điều tiết mực nước là cửa clapê. 2 khoang biên lắp cửa tự động bên trên và cửa
phẳng bên dưới. Hai khoang này đồng thời là khoang lắp đặt trạm bơm tiêu thoát nước
với công suất 48m3/s.
1.2.4.3. Kết cấu các hạng mục công trình

Viện Thủy Công

6


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng
G

1556

300

4780

300

935
4
34


60
0

150

2400

3000

m=3

R 35

G

00

m=3

167°

3550

1850

600

1850


G

1300

G
G

m=3

2090

440

G

G

6

1

2105

1

G

655

G


800

G

1835

1330
m=3

5300

G

1260

2

150

920

650

1835

4

720


1235

1330

4

925

1395

G

2

5300

G
250

1105

600

150

m=3

G

1436


1118

2900

2900

150

1260

1260

600

T

935

300

4780

300

422

Khu vùc ®ang x©y dùng

G


1338

250

m=3

G

Hình 1.

Tổng thể mặt bằng công trình

1- Cống:
- Tổng chiều rộng thoát nước của cống: 58 m.
- Cao trình đỉnh cửa van : +2.20.
- Cao trình ngưỡng cống : -4.00.
- Cống có kết cấu bằng BTCT, xử lý nền bằng cọc khoan nhồi.
- 02 khoang cống chính đặt ở giữa lòng rạch Thị Nghè với tổng chiều rộng là
58m, dạng hở để phục vụ giao thông thủy. Mặt cắt thông nước mỗi khoang chính là
B=22,5 m và cao trình đáy -4,00m có cửa van điều tiết để tiêu và ngăn triều;
- 02 khoang cống biên cũng là khối biên tiếp nối với 02 bờ với tổng chiều rộng
là (2x12) = 24m có kết cấu hộp bằng bê tông cốt thép nối với khoang bể xả của trạm
Viện Thủy Công

7


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè


BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

bơm, không phục vụ giao thông thủy. Mặt cắt thông nước của mỗi khoang biên là B =
6,5m và cao trình đáy -4,00m.
- Chống thấm dưới đáy công trình là hàng cừ Larsen IV với chiều sâu L=6m,
được đóng từ bờ trái sang bờ phải, tổng chiều dài hàng cừ là 76,4m.
c¾t ngang khoang cèng
Tû lÖ: 1/150
+5.80

cÇu c«ng t¸c

+2.50

khe van

-4.30
-5.00

n

BTCT dÇm van M300
BTCT bÖ trô M300
Khíp nèi PVC

-66.50

-19.30
Hµng cõ lasen IV chèng thÊm


Hình 2.

Cắt ngang khoang cống

2- Cầu giao thông
Nhiệm vụ cầu là phục vụ quản lý vận hành công trình và lắp đặt hệ thống kỹ
thuật gồm đường điện, ống dẫn dầu thủy lực và chiếu sáng cảnh quan công trình. Hình
thức kiến trúc cầu sẽ được chính xác trong bước thiết kế sau, các thông số kỹ thuật
chính như sau:
- Kết cấu cầu liên hợp dầm thép + mặt cầu bê tông cốt thép.
- Tải trọng: người 400kg/m2 và xe cơ giới phục vụ duy tu bảo dưỡng tương
đương H13.
- Khổ cầu : (2+4+2) = 8m.
- Tổng chiều dài cầu: (12,95+12,9+24,15+24,15+12,9+12,95) = 100m.
3- Trạm bơm:
- Trạm bơm bố trí dọc theo 02 bờ thượng lưu của cống, gồm 02 cụm bơm: cụm
bơm số 01 nằm ở bờ tả và cụm bơm 02 nằm ở bờ hữu nối liền hai khoang biên của
cống để bơm tiêu ra sông sài gòn.
- Cụm bơm bờ trái và bờ phải đều có 04 tổ bơm, kích thước khoang bơm bờ trái
và bờ phải là 13,3m x 21,4m.

Viện Thủy Công

8


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng


- Phía thượng lưu của mỗi khoang kênh xả có bố trí cụm cửa van: phía trên là
cửa tự động một chiều, phía dưới là cửa phẳng đồng trục.
Do yêu cầu lưu lượng bơm lớn, cột nước thấp và vận hành nhanh cũng như kết cấu
gọn gàng phù hợp với mặt bằng hạn chế thiết bị bơm được chọn là loại công nghệ cao.
- Kiểu bơm chìm trục đứng
- Máy bơm và động cơ gắn liền với nhau thành một khối đặt chìm trong buồng
ống đẩy.
- Toàn bộ tổ bơm đặt dưới mực nước vận hành nhỏ nhất (-1.00m) trong kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

-1.00

2090

440

-4.00

600

- Cánh quạt của bơm có thể thay đổi góc chắn nước để nâng cao hiệu suất bơm.

-4
.0

1

-2.0 0

800


655

-3.00

-3.00

2105

-1.00

0

1

Hình 3.

Mặt bằng bố trí khoang bơm

4- Tường cánh thượng hạ lưu
Tường cánh thượng hạ lưu nối tiếp phù hợp với thiết kế kè bảo vệ bờ kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè, nhưng riêng tường hạ lưu còn phải phù hợp với quy mô đê bao
chống ngập dọc thep bờ hữu sông Sài Gòn thuộc vùng 1.
Quy mô kết cấu tường cánh thượng hạ lưu như sau:
- Kết cấu tường chắn dùng ván cừ bê tông cốt thép dự ứng lực SW600 dài 21m.
- Cao trình dầm mũ bê tông cốt thép của ván cừ +2,50m cho toàn bộ tường cánh
thượng hạ lưu.
5- Nhà quản lý vận hành
Nhà quản lý cấp II, 2 tầng kết cấu khung BTCT.
6- Cửa van và thiết bị điều khiển

a. Nhiệm vụ cửa van trên công trình
Cống có các loại cửa sau đây:
Viện Thủy Công

9


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

- Cửa giữa: là cửa cống chính được bố trí tại 02 khoang giữa cửa cống, có
nhiệm vụ tiêu thoát ngập úng, ngăn triều, duy trì mực nước môi trường trong kênh.
- Cửa tự động: Cửa tự động được lắp ghép ngay trên cửa phẳng, dưới hình thức
cửa trên cửa. Nhiệm vụ của cửa tự động là tiêu thoát nước hỗ trợ cửa giữa và trạm
bơm, vận hành tự động theo thủy triều và duy trì mực nước vệ sinh môi trường.
- Cửa phẳng: có kết cấu giống cửa tự động đồng trục, điều khiển bằng xi lanh
thủy lực. trên cửa phẳng có gắn cửa tự động lồng ghép với nhau. Nhiệm vụ của cửa
phẳng là xả bùn cát tồn đọng, pha loãng ô nhiễm trong kênh và tăng cường tiêu thoát
úng cùng với cửa giữa khi cần thiết.
b. Hình thức bố trí cửa van trên công trình
* Khoang cửa thoát nước:
+ Hình dạng và kiểu cửa:
Để đảm bảo đóng mở nhanh và giao thông thủy thuận lợi chọn kiểu cửa clapê
trục bản lề quay đặt ở đáy cửa.
+ Qui mô cửa:
Căn cứ vào giai đoạn BCĐT đã được duyệt và mặt bằng bố trí công trình cống kết
hợp với trạm bơm và nhiệm vụ công trình chọn qui mô và kích thước cửa clapê như sau:
- Cao trình đỉnh cửa:


+ 2,20 m

- Cao trình ngưỡng cống: -4,00 m
- Bề rộng khoang cống:

22,5 m

- Chiều cao cửa van:

6,20 m

- Số lượng cửa van:

02 cái

+ Chế độ làm việc cửa van ở khoang thoát nước:
Hai khoang thoát nước có kết cấu cửa van clape trục dưới. Nhằm tiết kiệm vật
liệu, làm cho kết cấu cửa gọn nhẹ, cửa van được thiết kế cửa clapê bản mặt bưng hai
bên.Cửa van làm việc hai chiều. Việc vận hành cửa van được thực hiện nhờ hệ thống
điều khiển xilanh thủy lực. có thể điều khiển ngay tại vị trí công trình hoặc nằm ở
trong nhà quản lý vận hành.

Hình 4.
Viện Thủy Công

Qui mô cửa van ở khoang thoát nước chính
10


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè


BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

+ Kết cấu cửa:
- Cửa clapê có kết cấu khung dầm thép hộp, bản mặt bằng thép không rỉ, dầm
đáy cửa có gắn cối bản lề trên, cối bản lề dưới được gắn trên khung.
- Liên kết khung với cửa thông qua cối bản lề trên và dưới có gắn trục quay.
Khung được đặt trong khe van và được neo giữ ở phía trên đỉnh trụ pin khi cửa van
làm việc.
- Khối cửa và khung tạo thành một khối. Khi lắp đặt và sửa chữa thì thả và kéo
cả khối lên, rất thuận tiện cho việc lắp đặt và sửa chữa khi gặp sự cố.
- Cửa được đóng mở bằng xi lanh thủy lực.

Hình 5.

Kết cấu cửa van ở khoang thoát nước

* Cửa van ở khoang bơm:
+ Hình dạng và kiểu cửa:
Cửa van ở khoang bơm là cụm cửa đặt tại đầu thượng lưu khoang kênh xả của
cụm bơm gồm cửa trên cửa. Bao gồm cửa phẳng đồng trục, cửa tự động lồng ghép
trong cửa phẳng.
Cửa tự động một chiều làm việc tự động theo con nước. Cửa phẳng đồng trục
thì đóng mở bằng xi lanh thủy lực.
+ Qui mô cửa:
Cửa phẳng đồng trục:
- Cao trình đỉnh cửa:

+2,20 m


- Cao trình ngưỡng cống: -4,00 m
- Bề rộng khoang cống:

6,5 m

- Số lượng cửa:

02 cái

Viện Thủy Công

11


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Hình 6.

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

Chính diện cửa van ở khoang bơm

+ Kết cấu cửa van:
- Cửa phẳng đồng trục có kết cấu khung thép dầm hộp, có gắn bản mặt hai bên,
sự làm việc của cửa thông qua trục trên và trục dưới của cửa. Hai trục này đồng tâm
với nhau.
- Trên cửa phẳng có đặt lồng cửa tự động một chiều ở trên để duy trì mực nước
cho môi trường.
- Cửa van được đặt trên khung, khung cửa nằm trong khe van.
- Cửa van và khung tạo thành một khối. Khi lắp ráp và sửa chữa thì kéo cả khối

lên để sửa chữa và lắp đặt.
- Cửa được đóng mở bằng xilanh thủy lực.

Hình 7.

Viện Thủy Công

Kết cấu cửa van ở khoang bơm

12


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

+ Chế độ làm việc của cửa van ở khoang bơm:
Cửa van phẳng đồng trục có kết cấu dạng cánh cửa, trục trên và dưới đồng tâm,
vận hành đóng mở bằng xi lanh thuỷ lực. Cửa van tự động một chiều nằm trong cửa
van phẳng đồng trục. Cửa van tự động làm việc theo con triều và có tác dụng duy trì
mực nước trong kênh luôn ở cao trình -1,00m.
1.2.5. Phương pháp, mô hình, các phần mềm tính toán sử dụng để thiết kế:
- Foundation analysis and design: Phân tích và thiết kế nền móng, tác giả
Joseph E Bowles
- Nền và móng, Đại học thuỷ lợi.
- Cơ học đất, tác giả R.Whitlow, NXB giáo dục.
- Thi công cầu bê tông cốt thép, Nguyễn Tiến Oanh, Nguyễn Trâm, NXB xây
dựng.
- Tính toán thiết kế các công trình phụ tạm để thi công cầu, Phạm Huy Chính
(2004), NXB Xây Dựng, Hà Nội - 2003.

- Thiết kế và Thi công hố móng sâu, Nguyễn Bá Kế (2002), NXB Xây Dựng,
Hà Nội - 2002.
- Các phần mềm sử dụng để thiết kế.
- Pilling: Chương trình tính toán móng cọc đài thấp.
- Seep/W: Chương trình tính thấm.
- Sigma/W: Chương trình phân tích ứng suất và biến dạng trong đất.
- Slope/W: Phần mềm tính toán ổn định mái dốc.
- SAP2000: Phần mềm tính toán kết cấu.
- Plaxis: Phần mềm tính toán kết cấu, nền móng công trình.

Viện Thủy Công

13


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CÔNG TRÌNH
LIÊN QUAN ĐẾN THI CÔNG
2.1.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực xây dựng.
2.1.1.1. Lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng hạ lưu của lưu vực 02 sông Đồng Nai
và Sài Gòn. Đây là vùng chuyển tiếp từ vùng gò đồi Đông Nam Bộ, cao độ địa hình
biến thiên từ cao trình + 30m (vùng phía bắc quận Thủ Đức) đến + 0,5m (phía nam

quận 7, huyện Nhà Bè). Độ dốc địa hình thấp dần từ bắc đông bắc đến tây tây nam.
Lưu vực rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè thuộc khu vực có địa hình dạng lòng chảo
độc lập với lưu vực của các rạch nhánh sông Sài Gòn. Địa hình xung quanh cao trên
+5.0m thấp dần về phía lòng rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè và sông Sài Gòn. Cục bộ có
những khu vực đất thấp hơn +1.50m ven theo rạch chính và các rạch nhánh như rạch
Cầu Bông, rạch Văn Thánh.
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong các trục tiêu thoát nước chính của
thành phố đi qua 7 quận, gồm có: bắt đầu là quận Tân Bình, bờ trái là các quận Phú
Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh và bờ phải là các quận 10, quận 3, và quận 1.
Vị trí dự án nằm tại cửa kênh Thị Nghè chảy ra sông Sài Gòn, thuộc địa bàn
Quận 1 và quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Trên bản đồ 1/50.000 tọa độ địa lý của
dự án khoảng:
10047’14” Vĩ độ Bắc
106042’47” Kinh độ Đông

Hình 8.

Vị trí công trình tuyến công trình trong vùng dự án

Viện Thủy Công

14


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

Bảng 1.

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng


Phân bố địa hình lưu vực

TT

Cao độ (m)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

> 5,0

1651,98

48,69

2

4,0÷5,0

379,31

11,18

3

3,0÷4,0


504,03

14,86

4

2,0÷3,0

245,23

7,23

5

1,5÷2,0

311,30

9,18

6

1,3÷1,5

215,04,

6,34

7


< 1,3

86,00

2,53

Khu vực có cao độ nhỏ hơn +1,50m tập trung chủ yếu ở lưu vực rạch Cầu
Bông, Cầu Sơn, Văn Thánh thuộc quận Bình Thạnh.
2.1.1.2. Khu vực tuyến xây dựng công trình
Khu vực tuyến xây dựng công trình Nhiêu Lộc – Thị Nghè không chỉ có cống
mà còn gồm nhiều các công trình khác nhau như cống ngầm xả nước thải và tuyến Mê
trô. Địa hình tuyến xây dựng công trình có đặc điểm :
+ Lòng rạch Thị Nghè chỗ sâu nhất có cao trình khoảng -4,50m ;
+ Bờ tả là đường Phú Mỹ và dân cư có cao độ cao nhất +1,50m và thấp nhất
+1,15m;
+ Bờ hữu là Nhà máy liên hợp Ba Son ;
+ Tuyến cống ngầm xả nước thải nằm độ sâu -20,00m ;
+ Tuyến Metro đi trên cao.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng và thủy văn khu vực.
2.1.2.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 27oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 40oC,
nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 13,8oC.
2.1.2.2. Gió.
Mùa gió Đông Bắc, hướng gió vào thời kỹ đầu mùa tháng XI đến tháng I chủ
yếu là Bắc và vào thời kỳ sau là Đông Nam.
Mùa gió Tây Nam, hướng gió trong năm từ Tây Tây Nam đến Tây Nam.
2.1.2.3. Độ ẩm
Độ ẩm tương đối thay đổi theo mùa, trung bình năm độ ẩm đạt 77,5% các tháng
mùa mưa độ ẩm cao hơn mùa khô. Độ ẩm cao nhất trong tháng VII đến tháng XI,
ngược lại trong các tháng mùa khô nhất là tháng I – IV.

2.1.2.4. Mưa
Lưu lượng mưa năm và tháng phân bố không đều. Mùa mưa ngắn, độ biến động
lớn. Mưa thường có 2 đỉnh : đỉnh thứ nhất rơi vào tháng VI, VII ; đỉnh thứ hai rơi vào
tháng IX hoặc tháng X với mùa mưa lượng mưa chiếm 85% tổng lượng mưa năm.
Viện Thủy Công

15


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

2.1.2.5. Triều
Thủy triều biển Đông
Thủy triều biển Đông có biên độ dao động từ 3,5m – 4,0m, lên xuống mỗi ngày
2 lần với 2 đỉnh xấp xỉ nhau và 2 chân chênh nhau khá lớn. Thường thì thời gian giữa
2 chân và 2 đỉnh vào khoảng 12 giờ đến 12 giờ 30 phút. Trong 1 tháng có 2 lần triều
cường và 2 lần triều kém cũng khác nhau. Trong 1 năm đỉnh triều cao thường xuất
hiện từ tháng IX đến tháng II năm sau, đỉnh triều thấp thường xuất hiện từ tháng V đến
tháng VIII.
Ven biển Đông mức nước đỉnh triều trung bình vào khoảng 1,2 – 1,3m, các
đỉnh cao có thể đạt đến 1,5 – 1,6m và mức nước chân triều trung bình từ -2,6m đến 2,8m, các chân triều thấp có thể đạt -3,0m.
Trên vùng hạ du (cửa sông)
Trên vùng cửa sông mức nước cũng dao động liên tục theo chu kỳ ngày đêm, chu
kỳ tháng, năm và nhiều năm như trên biển. Trong đó, dao động ngày đêm là lớn nhất.
Trong ngày đêm có 2 lần triều lên triều xuống (chế độ bán nhật triều không đều).
Tất cả các dao động đều giảm dần từ biển lên thượng lưu do tiêu hao năng
lượng dọc theo chiều dài sông và do sức cản của lưu lượng dòng chảy nguồn.
Phân tích liệt thống kê mức nước đỉnh triều tại Phú An ta thấy, tất cả các giá trị

Hmax cao nhất đều xuất hiện trong những năm gần đây:
Năm 1999 Hmax = 141 – 143 cm;

Năm 2003 Hmax = 141 – 143 cm;

Năm 2000 Hmax = 135 (2 lần);

Năm 2004 Hmax = 140 – 141 cm;

Năm 2001 Hmax = 138 – 140 cm;
Năm 2002 Hmax = 143 – 145 cm;

Năm 2007 Hmax đạt 148 cm (cao
nhất trong vòng 50 trở lại đây).

2.1.2.6. Lũ
Mực nước cao nhất trong 10 năm (1999-2008) đo tại trạm Phú An trong thời kỳ
mùa mưa có lũ thượng nguồn là +1,49m, thấp hơn mực nước triều cao nhất trong mùa
khô là +1,55m.
Theo báo cáo đề xuất cấp công trình và tiêu chuẩn thiết kế dự án thủy lợi chống
ngập úng thành phố Hồ Chí Minh do Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam thống kê thời
gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất trong năm trên sông Đồng Nai và trên sông Bé tại
Phước Hòa đồng thời với mực nước đỉnh triều cao nhất cùng thời gian hoặc sau 1-5
ngày, cho thấy rằng từ Nhà Bè trên sông Đồng Nai và từ Phú An trên sông Sài Gòn trở
xuống, ảnh hưởng của lũ thượng nguồn là không đáng kể.
2.1.2.7. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Dựa vào kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng do Bộ Tài Nguyên & Môi
Trường đưa ra năm 2008, sự thay đổi về lượng nước trung bình và mực nước biển
dâng trung bình khu vực Nam Bộ tương ứng với 3 kịch bản phát thải thấp, trung bình
và cao :

Viện Thủy Công

16


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

+ Lượng mưa trung bình mùa khô (tháng XII – V) giảm. Lượng mưa trung bình
mùa mưa (IX – XI) tăng thêm (%) như sau:
Phần trăm lượng nước tăng thêm
Năm

Thấp

Trung bình

Cao

2020

2,6

2,6

2,8

2050


6,3

6,8

6,5

2100

8,5

13

16,5

Lượng mưa trung bình vào năm 2100 tăng thêm so với hiện nay khoảng
1,1% ;1,6% và 1,8% tương ứng kịch bản thải thấp, trung bình và cao.
+ Mực nước biển trung bình ở khu vực Nam Bộ tăng thêm ứng với các kịch bản
phát thải:
Lượng nước tăng thêm
Năm

Thấp

Trung bình

Cao

2020

11cm


28cm

65cm

2050

12cm

30cm

75cm

2100

12cm

33cm

100cm

2.1.2.8. Mưa gặp triều cường
Theo tải liệu hiện có của các trạm Tân Sơn Nhất và trạm Phú An thấy rằng
trong 10 năm qua (1999-2008) đã có 10 trận mưa lớn hơn 83mm (tương ứng với mưa
chu kỳ 2 năm) và 254 lần có đỉnh triều cao hơn 130mm (tương ứng với triều hàng
năm) trong phạm vi lệch pha 3 giờ so với đỉnh mưa, chỉ duy nhất có 1 lần mưa lớn gặp
triều cường vào tháng 9 năm 2003 (mưa 97,2mm và đỉnh triều max 137 cm). Điều này
cho thấy tần suất chập xảy ra mưa lớn gặp triều cường nhỏ hơn rất nhiều so với tần
suất xuất hiện độc lập của mưa hoặc triều.
2.1.2.9. Hiện tượng ngập úng

Lưu vực NL-TN có rất nhiều điểm ngập kể cả vùng cao: công viên Chiến Thắng,
Hoàng Văn Thụ cũng như khu vực thấp Văn Thánh, Nguyễn Hữu Cảnh, ngã tư Hàng
Xanh. Ngập xảy ra khi có mưa lớn, triều cường, và mưa lớn ở thời kỳ triều cường.
Nguyên nhân và xu thế ngập.
2.1.2.10. Ngập do mưa
- Hệ thống cống nội chưa hoàn chỉnh;
- Hiệu quả thoát nước của hệ thống cống nội thị kém do vật cản tại các cửa vào
và bổi tắc trong cống ;
- Mưa thực tế lớn hơn mưa thiết kế ;

Viện Thủy Công

17


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

2.1.2.11. Ngập do triều và lũ trên sông Sài Gòn
- Gây ngập trực tiếp cả trong mùa mưa lẫn mùa mưa cho hơn 300ha thuộc lưu
vực các rạch Văn Thánh và Cầu Bông ;
- Khi triều cường cùng với mưa lớn, mực nước trong kênh Nhiêu Lộc dâng cao
làm giảm khả năng thoát nước của hệ thống cống cấp II dẫn đến ngập ở các vùng cao.
- Trong tương lai, diện tích ngập sẽ tăng lên khi mực nước biển dâng do biến
đổi khí hậu và cốt nền bị hạ thấp do lún theo thời gian của nền đất yếu.
2.1.2.12. Ngập do đất nền bị lún
Với đặc điểm của nền đất yếu ở tpHCM, theo thời gian, nền đất yếu bị lún với
tổng độ lún có thể lớn hơn 20% chiều dày của lớp đất yếu do:
- Tải trọng tác dụng trên nền đất yếu kể cả đất đắp tôn nền ;

- Bơm hút nước ngầm trong các tầng chưa nước bên dưới ;
- Biến dạng từ biến của đất sét yếu.
2.1.3. Đặc điểm địa chất.
Khảo sát địa chất tuyến công trình thấy rằng có 8 lớp địa chất phân bố từ trên
xuống dưới, các lớp này có tính chất cơ lý khác nhau, xen kẹp giữa đất dính và đất không
dính. Trong lớp địa tầng này có 2 lớp đất yếu trên mặt, với nền đất yếu có chiều dày hơn
30m, ảnh hưởng tới ổn định công trình, đặc biệt là khả năng xói lở, thấm công trình.
2.2.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ CÁC CƠ SỞ HẠ TẦNG

2.2.1. Dân sinh xã hội:
Lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè rộng khoảng 33,93 km2 , trong đó khoảng 1450
ha dân cư đông đúc với khoảng 1.200.000 dân ( ước tính từ số liệu của CDM) như thể
hiện ở hình 8.3. Phần còn lại chủ yếu là đát quốc phòng, sân bay, công viên và kênh
rạch. Kinh tế của lưu vực chủ yếu là thương mại, dịch vụ và một ít sản xuất thủ công
mỹ nghệ, không có sản xuất công nghiệp.
Trong khu vực xây dựng cống Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngoài đất quốc phòng phía
bờ hữu, có một ít hộ dân ở ven theo bờ tả. Vì vậy, ảnh hưởng và tổn thất không lớn và
ít phức tạp khi thực hiện xây dựng cống NL - TN.
2.2.2. Hiện trạng giao thông :
- Đường Phú Mỹ đi qua qua khu dân cư thuộc địa phận quận Bình Thạnh
- Đường nội bộ trong nhà máy đóng tàu Ba Son thuộc địa phận quận 1
- Tuyến metro đi nổi phía thượng lưu cầu Ba Son (chuẩn bị được xây dựng).
2.2.3. Điện cho sản xuất và sinh hoạt:
Hệ thống điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và cho sinh hoạt được phủ kín
trên toàn địa bàn TP Hồ Chí Minh. Vùng dự án nằm giáp ranh giưa quận Bình Thạnh
và quận 1 rất gần hệ thống lưới điện quốc gia nên việc đấu nối điện để phục vụ thi
công và cho quản lý vận hành công trình sau này rất dễ dàng . Điểm đấu điện thuận lợi
và gần nhất hiện nay chỉ cách công trình khoảng 200m.

Viện Thủy Công

18


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH

2.3.

2.3.1. Đặc điểm công trình.
2.3.1.1. Phạm vi công trình, địa bàn xây dựng.
Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè là công trình ngăn triều kết hợp tiêu thoát
nước bằng trạm bơm. Vị trí công trình nằm ở hạ lưu kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đổ ra
sông Sài Gòn là ranh giới giữa phường Bến Nghé, Quận 1 và Phường 22, Quận Bình
Thạnh – TP Hồ Chí Minh.
Trong khu vực công trình hiện có một số dự án đã, đang và sẽ thi công có ảnh
hưởng đến cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè như:
+ Tuyến đường ống thoát nước thải D3000mm của dự án vệ sinh môi trường
Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được thi công xong phần đường ống ở sâu dưới lòng kênh
(cao trình đáy ống tại vị trí công trình khoảng -17m. Hiện nay đang thi công giếng thu
nước giáp ranh với vị trí cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
+ Dự án thanh thải chướng ngại vật cầu Ba Son bao gồm việc phá dỡ các trụ
của cầu đã bị hư hỏng. Dự án hiện đang được triển khai thực hiện ngay trong phạm vi
cống Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
+ Gói thầu số 10 : Nạo vét lòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang thi công ở
phía thượng lưu của cống.

+ Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tuyến đường trên cao ngay phía trên
phía thượng lưu cống đang chuẩn bị được xây dựng.
2.3.1.2. Tóm tắt đặc điểm công trình và khối lượng xây dựng.
Cống được thiết kế theo công nghệ Đập trụ đỡ bao gồm các trụ bằng bê tông cốt
thép, các trụ này chịu lực cho toàn bộ công trình, móng trụ là các cọc cắm sâu vào nền,
giữa các trụ có dầm đỡ van liên kết với trụ, dưới dầm đỡ van và trụ là cừ chống thấm
đóng sâu vào nền, các thanh cừ liên kết với nhau, đỉnh cừ liên kết với dầm đỡ van và
trụ, trên dầm đỡ van là cửa van kết hợp với các trụ để ngăn và điều tiết nước.
Cửa van điều tiết cho công trình có 02 loại là cửa van Clape trục dưới điều tiết
cho hai khoang thoát nước chính mỗi cửa rộng 22,5m, cao 6,2m và cửa phẳng kiểu
cánh cửa kết hợp cửa tự động thủy lực mỗi cửa rộng 6,5m điều tiết cho hai khoang
trạm bơm. Các cửa van (trừ cửa tự động trên cửa phẳng) được điều khiển bằng xi lanh
thủy lực.
Phía thượng lưu các trụ biên T1, T3 là hai khoang trạm bơm với tổng công suất là
48m /s, mỗi bên bô trí 04 tổ máy công suất 6m3/s/tổ. Loại máy bơm chìm trục đứng.
3

Phía trên trụ pin bố trí cầu công tác vận hành kết hợp tạo cảnh quan cho khu
vực với chiều rộng mặt cầu 8,0m gồm 02 nhịp cầu thép liên hợp bê tông và 02 nhịp
biên dạng dầm sàn liên hợp tạo thành nhà đặt thiết bị điều khiển.
Nhà quản lý công trình và trạm biến áp được đặt bên bờ trái (thuộc phường 22 –
quận Bình Thạnh). Quy mô nhà cấp II, 2 tầng với diện tích 80m2.

Viện Thủy Công

19


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè


BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

Lòng dẫn thượng, hạ lưu được gia cố bằng rọ đá thép bọc PVC, hai bờ được
bảo vệ bằng kè có kết cấu tường cừ BTCT dự ứng lực, bên trên là khuôn viên trồng cỏ.
2.3.1.3. Các đặc điểm thi công công trình.
1) Tiến độ thi công
Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một dự án cấp bách nhằm giải quyết một
trong những vấn đề bức xúc nhất của thành phố hiện này là tình trạng ngập úng do
triều cường, mưa nên dự án này được cho phép thực hiện theo hình thức EPC. Sau khi
ký hợp đồng đã tiến hành khởi công xây dựng công trình ngày 9/12/2010.
2) Biện pháp thi công.
Phần móng công trình bao gồm cừ chống thấm, cọc khoan nhồi được thi công
trong nước bằng thiết bị trên hệ phao nổi. Ngoài ra còn kết hợp thi công cọc khoan
nhồi trên khô theo phương án đắp đảo cát trong khung vây cừ ván thép để đẩy nhanh
tiến độ thi công công trình.
Các kết cấu trụ pin, dầm đỡ van, trạm bơm được thi công trong khung vây cừ
ván thép. Cừ ván thép được đóng bao quanh vị trí các kết cấu này, đào đất phía trong
khung vây, lắp đặt hệ thống khung chống, đổ bê tông bịt đáy và bơm nước làm khô hố
móng để thi công bên trong.
Gia cố lòng dẫn bao gồm việc nạo vét đáy kênh, rải vải địa kỹ thuật, thả rọ đá
được thi công bằng các thiết bị trên hệ phao nổi ngay tại lòng sông.
2.3.1.4. Đặc điểm công tác giải phóng mặt bằng
Do công trình nằm trong khu vực nội thành đồng thời là ranh giới hành chính
giữa hai quận. Ngoài ra, khu vực xây dựng công trình nằm trong phạm vi đất của Xí
nghiệp liên hiệp Ba Son liên quan đến an ninh Quốc Gia nên công tác đền bù giải
phóng mặt bằng cũng có những khó khăn nhất định mặc dù số hộ dân phải di dời tái
định cư là không nhiều.
Mặt khác do mặt bằng thi công công trình rất chật hẹp nên cần phải tận dụng
một phần đường Phú Mỹ làm mặt bằng công trường.
Ngoài ra, Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là tuyến đường thủy nội địa cấp VI do

Sở Giao thông Vân tải quản lý, phía trong có gói thầu nạo vét lòng kênh thuộc dự án
Vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang được thi công nên trước khi triển khai
xây dựng công trình cần phải có phương án đảm bảo an toàn giao thông đường thủy
được Sở Giao thông Vận tải thông qua và bàn giao tuyến luồng cho Chủ đầu tư và đơn
vị thi công triển khai thi công.
2.3.2. Các yêu cầu đối với công tác thi công.
Mặc dù được thiết kế theo công nghệ đập Trụ đỡ, tuy nhiên do yêu cầu về mặt
tiến độ nên dự kiến sẽ chia làm hai phân đoạn, mỗi phân đoạn chiếm gần 2/3 chiều
rộng lòng kênh nên ít nhiều cũng gây cản trở đến giao thông thủy do đó yêu cầu trong
quá trình thi công phải luôn tuân theo hướng dẫn của trạm điều tiết giao thông thủy
nhằm đảm bảo an toàn cho công trình thi công và các phương tiện giao thông khác.
Viện Thủy Công

20


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

Yêu cầu đối với đơn vị thi công phải có đầy đủ năng lực máy móc thiết bị và
phải tuân thủ biện pháp thi công do Tư vấn đề xuất thì mới đáp ứng được tiến độ đề ra.
Tất cả các hạng mục công trình được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế thi
công đảm bảo chính xác về mặt kích thước, cao độ và phạm vi dung sai cho phép của
các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật Việt Nam hiện hành. Vật liệu xây dựng đáp ứng
đúng chất lượng yêu cầu trong các tiêu chuẩn, quy phạm, hợp đồng. Những vật tư,
thiết bị không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã… theo yêu cầu thì không
sử dụng và đưa ngay ra khỏi công trường. Khi lấy mẫu thử nghiệm tại hiện trường có
sự chấp nhận, xác nhận bằng văn bản của tư vấn giám sát, giám sát Ban A. Tiến hành
nghiệm thu từng giai đoạn thi công, đạt yêu cầu mới thi công tiếp.


Viện Thủy Công

21


Cống KST Nhiêu Lộc – Thị Nghè

BC Tổ chức và Biện pháp xây dựng

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XÂY DỰNG
3.1.

DẪN DÒNG THI CÔNG

3.1.1. Các căn cứ thiết kế.
-

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;

-

Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐBGTVT ngày 17/05/2005 của Bộ giao
thông vận tải về Quản lý đường thủy nội địa;

-

Căn cứ thông tư 40/2010/TT-BGTVT ngày 31/12/2010 của Bộ Giao thông
Vận tải quy định về công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và
chống va trôi trên đường thủy nội địa.


-

Căn cứ Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa 22TCN 269-2000 kèm theo
Quyết định số 4099/2000 QĐ-BGTVT ngày 28/11/2000 đã được sửa đổi bổ
sung theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải.

-

Căn cứ tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002 ;

-

Căn cứ điều kiện mặt bằng khu vực thi công trình ;

-

Căn cứ tiến độ phát huy hiệu quả ngăn triều vào tháng 11/2011 do chủ đầu tư
yêu cầu ;

-

Căn cứ tình hình thi công các gói thầu thuộc dự án Vệ sinh môi trường Nhiêu
Lộc – Thị Nghè có liên quan đến công trình.

Do đặc thù của kết cấu công trình phải thi công trên lòng sông nên việc dẫn
dòng trong quá trình thi công là một vấn đề quan trọng.
Theo thiết kế cơ sở, toàn bộ công trình chính thi công trong 7 phân đoạn, và kéo
dài trong 2 năm. Toàn bộ quá trình thi công cọc được thực hiện trên hệ nổi nhưng để

đảm bảo mục tiêu là công trình phát huy hiệu quả ngăn triều vào tháng 11/2011 theo
chỉ đạo của thành phố thì việc bố trí thi công như thiết kế cơ sở rất khó thực hiện. Do
đó căn cứ điều kiện tự nhiên, tiến độ giải phóng bàn giao mặt bằng công trường và yêu
cầu giao thông thủy, tư vấn chúng tôi dự kiến bố trí tổ chức lại thi công theo 2 phân
đoạn. Phân đoạn 1 thi công trụ T1, T2, dầm van và khoang bơm bên bờ trái, phân đoạn
2 thi công trụ T3, dầm van giữa trụ T2, T3 và khoang bơm bên bờ phải.
3.1.2. Phương án dẫn dòng các thời đoạn thi công.
3.1.2.1. Dẫn dòng thi công phân đoạn 1.
Thi công trụ T1, T2, dầm van khoang cống giữa trụ T1, T2 và khoang bơm số 1
(bên bờ trái), dẫn dòng qua phần sông còn lại của bờ phải, phần này đồng thời là luồng
tuyến cho các phương tiện giao thông thủy qua lại. Theo khảo sát địa hình chiều rộng
lòng sông đoạn này là khoảng 80m, chiều rộng phần lòng sông còn lại để dẫn dòng thi
công là 30m và được nạo vét đến cao trình -3.00 phục vụ cho giao thông thủy và tăng
diện tích thoát nước. Cao trình đỉnh khung vây ∇khung vây = +1,80 m.

Viện Thủy Công

22


×