Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khảo sát việc thực hiện một số qui định về thông tin quảng cáo thuốc năm 2014 tại thủ đô viêng chăn, lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Thông tin thuốc dưới góc độ của chính sách quốc gia về thuốc của Lào…..3
1.1.1. Chính sách quốc gia về thuốc của Lào.......................................................3
1.1.1.1. Mục tiêu của chính sách................................................................3
1.1.1.2. Các chính sách cụ thể ...................................................................4
1.1.2. Nội dung của các chính sách.......................................................................5
1.1.2.1. Pháp luật và quy định về thuốc và sản phẩm y tế:.........................5
1.1.2.1.1. Các quy định về quảng cáo thuốc………………...……..……..6
1.1.3. Thông tin về thuốc…………………………..……………...…………….7
1.1.3.1. Mục đích, đối tượng của thông tin thuốc…………………...……7
1.1.3.2. Nội dung và hình thức thông tin thuốc………………………..…8
1.1.4. Quyền và Nghĩa vụ của người sử dụng và tinh thần trách nhiệm của
người cung ứng thuốc và sản phẩm y tế……….……………..…..………9
1.1.4.1. Quyền của người sử dụng………………………………………..9
1.1.4.2. Nghĩa vụ của người sử dụng……………………………………..9
1.1.4.3. Tinh thần trách nhiệm của người cung ứng…………………….9
1.2. Quảng cáo…...…………………………………………………………….10
1.2.1. Định nghĩa…………………………………..……………………10
1.2.2. Các phương tiện quảng cáo………………………………..….…11
1.2.2.1. Truyền thông ấn phẩm……………………………………..….11
1.2.2.2.Truyền thông điện tử……………………………………………12
1.2.3. Nội dung quảng cáo………………………………………………12
1.2.4. Hình thức quảng cáo…………………………………...…………12
1.3. Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc.……13
1.3.1 Quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại Lào………………..….13
1.3.2. Quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế…………………………………….....14


1.3.2.1. Nội dung quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế………………….....14


1.3.2.2. Các hình thức quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế…………...…..14
1.3.3. Quảng cáo thuốc cho công chúng………………………...………..……17
1.3.3.1. Nội dung quảng cáo thuốc cho công chúng…………………….17
1.3.3.2. Các hình thức quảng cáo thuốc cho công chúng…………...…..18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….....20
2.1 Đối tượng nghiên cứ…………………………………………………...…..20
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………...……………..…21
2.2.1. Phương pháp hồi cứu………………………………………………..…..21
2.2.2. Phương pháp thống kê tổng hợp phân tích…………………………..….21
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn qua phiếu khảo sát………………………...…..21
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mang tính mô tả…………….……..22
2.3. Xử lý và phân tích số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu……...……...22
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………...…………….….……...23
3.1 Hoạt động quản lý nhà nước về thông tin quảng cáo thuốc cửa Bộ Y Tế
(Cục quản lý Thực phẩm và Dược của Lào)……………….………….….23
3.1.1 Tổ chức, chức năng nhiệm vụ cửa phòng quản lý thông tin quảng
Cáo-Cục Quản lý Thực phẩm và Dược của Lào.………........…………..23
3.1.2 Tình hình tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ xin phép thông tin quảng
cáo, giới thiệu thuốc…………………………………………...………...26
3.1.3 Tình hình vi phạm quy chế TTQC thuốc năm 2014 được Cục quản lý
Thực phẩm và Dược Lào phát hiện và xủ lý…………………………….30
3.2 Khảo sát tình hình quảng cáo thuốc trên thị trường………………………31
3.2.1 Kết quả khảo sát tờ rơi quảng cáo thuốc………………………..…….....31
3.2.2 Khảo sát hoạt động thông tin quảng cáo thuốc thông qua người giới
thiệu thuốc (Trình dược viên)……………….……...…………………...39
3.2.3 Khảo sát tình hình thông tin quảng cáo thuốc qua cán bộ y tế tại các
bệnh viện……….………………………………….………..…………...44
3.2.3.1 Đánh giá của CBYT về hiệu quả tác động của các hình thức



quảng cáo thuốc……………………………..…………………..45
3.2.3.2 Đánh giá của CBYT về hoạt động quảng cáo thuốc thông qua
NGTT…………………………………………………………..46
3.2.4. Khảo sát hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại một số công ty
TTHH đang hoạt động trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn………….....…48
3.2.4.1 Tỷ lệ các công ty TNHH biết quy chế thông tin quảng cáo thuốc
số 2581/2003/QĐ-BYT………..………………..……….…..…48
3.2.4.2 Mức độ lựa chọn hình thức quảng cáo thuốc cho CBYT của các
công ty TNHH…………………..............................….………..49
3.2.4.3. Đánh giá của các công ty về những quy định hồ sơ đăng ký
xét duyệt thông tin quảng cáo thuốc hiện nay……………..…..50
3.2.4.4 Đánh giá của các công ty về thời gian xét duyệt hồ sơ quảng
cáo thuốc……………………...………………………………...51
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN……………………...…..……………...…………53
4.1. Bàn luận về việc thực hiện qui chế thông tin quảng cáo thuốc……………53
4.1.1. Các loại hình thông tin quảng cần quan tâm quản lý……………………53
4.1.2. Bàn luận về tình hình thực hiện qui chế thông tin quảng cáo của các
đơn vị cơ sở……………………………………………………………55
4.2. Bàn luận về quản lý nhà nước về thông tin quảng cáo thuốc…………..…57
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………..…………...………..…59
5.1. Kết luận……………………………………………………………………59
5.1.1. Quản lý Nhà nước về hoạt động thông tin quảng cáo thuốc của
Bộ Y Tế(Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Lào)……………..………..59
5.1.2. Tình hình quảng cáo thuốc trên thị trường…………………….…….....59
5.1.3. Về tình hình thực hiện quy chế TTQC thuốc qua đánh giá của
CBYT tại các bệnh viện…………………………………….………..…60
5.1.4. Về việc thực hiện quy chế tại một số công ty TNHH trên địa bàn
Thủ đô Viêng Chăn……………………………………….……………..60



5.2. Kiến nghị…………………………………………….…………………….60
5.2.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước-Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược(Bộ Y Tế)…………………………………………..…………….60
4.2.2. Đối với các doanh nghiệp…………………..……….………………….61
4.2.3. Đối với khối bệnh viện, nhân viên y tế………………..………………...61


DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

CBYT

Cán bộ y tế

BYT

Bộ Y Tế

CC

Công chúng

CTCP

Công ty cổ phần

CTNN

Công ty nước ngoài

GTT


Giới thiệu thuốc

HS

Hồ sơ

NGTT

Người giới thiệu thuốc

QC

Quảng cáo

QL

Quản lý

SL

Số lượng

SYT

Sở y tế

TDV

Trình dược viên


TL

Tài liệu

TLQC

Tài liệu quảng cáo

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TR

Tờ rơi

TRQC

Tờ rơi quảng cáo

TTQC

Thông tin quảng cáo

ADR

Tác dụng không mong muốn của thuốc
(Adverse Drug Reactions)



DANH MỤC BẢNG TRONG ĐỀ TÀI
Số bảng

Số bảng

Trang

Bảng 3.1

Cơ cấu nhân sự của phòng quản lý TTCQ Cục Quản lý Thực phẩm

25

và Dược Lào
Bảng 3.2

Số lượng hồ sơ tiếp nhận quảng cáo thuốc qua năm 2014

28

Bảng 3.3

Chất lượng của các hồ sơ đăng ký quảng cáo trong năm 2014

29

Bảng 3.4

Số lượng các vi phạm quy chế thông tin quảng cáo được Cục Quản


30

lý Thực phẩm và Dược phát hiện và xử lý trong năm 2014
Bảng 3.5

Phân loại tờ rơi quảng cáo thuốc theo đối tượng tiếp nhận

32

Bảng 3.6

Phân loại tờ rơi quảng cáo theo loại hình doanh nghiệp phát hành

33

Bảng 3.7

Tỷ lệ tờ rơi quảng cáo thuốc đã qua xét duyệt và chưa qua xét

35

duyệt
Bảng 3.8

Phân loại tờ rơi đã qua xét duyệt và chưa qua duyệt theo loại hình

36

doanh nghiệp.

Bảng 3.9

khảo sát việc ghi nội dung trên tờ rơi quảng cáo thuốc cho CBYT

37

Bảng 3.10 Đội ngũ người giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp

40

Bảng 3.11 Trình độ của người giới thiệu thuốc được khảo sát

41

Bảng 3.12 Những nội dung TDV được vị tuyển dụng đào tạo

43

Bảng 3.13 Tỷ lệ của các hình thức đẩy việc kê đơn thường được các TDV sử

43

dụng
Bảng 3.14 Đánh giá của CBYT về hiệu quả tác động của các hình thức quảng

45

cáo thuốc.
Bảng 3.15 Mức độ CBYT nhận được quảng cáo thuốc từ NGTT


46

Bảng 3.16 Đánh giá của CBYT về việc đưa thông tin và giải quyết thắc mắc

47

của TDV
Bảng 3.17 Tỷ lệ các công ty biết về quy chế thông tin quảng cáo thuốc

49

Bảng 3.18 Mức độ lựa chọn hình thức quảng cáo thuốc cho CBYT của các

49


công ty TNHH
Bảng 3.19 Đánh giá của các công ty về những quy định hồ sơ đăng kỹ xét

51

duyệt thông tin quảng cáo thuốc.
Bảng 3.20 Đánh giá của các công ty về thời gian xét duyệt hồ sơ quảng cáo
thuốc

51


DANH MỤC HÌNH TRONG ĐỀ TÀI
Số hình

Hình 3.1

Tên hình
Sờ đô chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý thông tin quảng

Trang
24

cáo-Cục Quản lý Thực phẩm và Dược của Lào
Hình 3.2

Sơ đồ tóm tắt quy trình giải quyết, thẩm định hồ sơ thông tin

27

quảng cáo thuốc.
Hình 3.3

Biểu đồ số lượng hồ sơ tiếp nhận quảng cáo thuốc trong giai

28

đoạn 12 tháng (năm 2014)
Hình 3.4

Biểu đồ chất lượng của các hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc

29

trong năm 2014

Hình 3.5

Biểu đồ phân loại tờ rơi quảng cáo thuốc theo đối tượng tiếp

32

nhận
Hình 3.6

Biểu đồ phân loại tờ rơi quảng cáo theo loại hình doanh nghiệp

33

phát hành
Hình 3.7

Biểu đồ tỷ lệ tờ rơi quảng cáo thuốc đã qua xét duyệt và chưa

35

qua xét duyệt
Hình 3.8

Biểu đồ phân loại tờ rơi đã qua xét duyệt và chưa qua xét xuyệt

36

theo loại hình doanh nghiệp
Hình 3.9


Biểu đồ đội ngũ người giới thiệu thuốc của các doanh nghiệp

41

Hình 3.10

Biểu đồ trình độ cửa người giới thiệu thuốc được khảo sát

42

Hình 3.11

Biểu đồ tỷ lệ các hình thức thúc đẩy việc kê đơn thường được

44

các TDV sử dụng
Hình 3.12

Biểu đồ đánh giá của CBYT về hiệu quả tác động của các hình

45

thức quảng cáo thuốc
Hình 3.13

Biểu đồ mức độ CBYT nhận được quảng cáo thuốc từ NGTT

46


Hình 3.14

Biểu đồ đánh giá của CBYT về việc đưa thông tin và giải quyết

47

thắc mắc của TDV


Hình 3.15

Biểu đồ mức độ lựa chọn hình thức quảng cáo thuốc cho CBYT

50

của các công ty TNHH
Hình 3.16

Biểu đồ đánh giá của các công ty về những quy định hồ sơ đăng

51

kỹ xét duyệt thông tin quảng cáo thuốc
Hình 3.17

Biểu đồ đánh giá của các công ty về thời gian xét duyệt hồ sơ
quảng cáo thuốc

52



ĐẶT VẤN ĐỂ
Sau đại hội thường thứ II của quốc hội của Lào khóa VII đã nghiên cứu
xem xét tỉ mỉ và sâu sắc về nội dung của luật pháp về thuốc và sản phảm y tế.
Với chính sách đổi mới của Đảng ngành Dược Lào đã có nhiều khởi sắc, đã đề
ra phương hướng tổ chức ngành dược và trang thiết bị y tế bao gồm: lập lại trật
tự trong sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc và trang thiết bị y
tế, nghiêm trị việc sản xuất và buôn bán thuốc giả, có chính sách bảo hộ sản
xuất trong nước; khai thác tiềm năng các thành phần kinh tế trong nước và mở
rộng hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài đầu tư vốn, kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dược
và trang thiết bị y tế, đặc biệt là công nghiệp sản xuất nguyên liệu làm thuốc.
Nhiệm vụ hàng đầu của ngành dược Lào hiện nay là phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đảm bảo cung ứng đủ có chất lượng đến người
dân, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả đến người tiêu dùng,
chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt vì vậy các hoạt động liên quan đến thuốc
như sản xuất, phân phối, thông tin, quảng cáo, hoạt động tiếp thị cần được quản
lý theo qui định riêng. Để thực hiện Nghị định của chính phủ ngày 12/11/2003
Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ký quyết định số 2581/2003/QĐ-BYT về việc ban hành
quy chế quản lý thông tin quảng cáo thuốc, thực phẩm và sản phẩm y tế.
Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước và sự phát triển của ngành
Dược Lào, trong những năm gần đây, thị trường dược phẩm trở nên đa dạng,
phong phú với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
trong và ngoài nước với hàng chục ngàn loại thuốc. Hoạt động tiếp thị với
những chính sách, chiến lược, nghệ thuật ngày càng áp dụng một cách bài bản
hơn đặc biệt chú trọng tăng cường quảng cáo thuốc bằng nhiều hình thức.
1



Trong quá trình quảng cáo, nhiều doanh nghiệp đã nghiêm túc tuân thủ các quy
định của nhà nước, nhưng cũng còn một số doanh nghiệp vi phạm qui chế.
Những vi phạm này ở nhiều mức độ khác nhau, đã gây nhiều tác động xấu đến
người sử dụng thuốc và ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn, hiệu quả. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:''Khảo sát việc thực
hiện một số qui định về thông tin quảng cáo thuốc năm 2014 tại Thủ đô
Viêng Chăn, Lào'' Với 02 mục tiêu sau.
1. Phân tích thực trạng về quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại Thủ
đô Viêng Chăn, Lào.
2. Phân tích thực trạng hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại Thủ đô Viêng
Chăn, Lào năm 2014.
Từ trước tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý hoạt động thông
tin quảng cáo thuốc tại Lào. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này là hết sức
cần thiết.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Thông tin thuốc dƣới góc độ của chính sách quốc gia về thuốc của Lào
1.1.1.Chính sách quốc gia về thuốc của Lào:
Để có lập trường và định hướng trong tổ chức quản lý việc thực hiện và
kiểm tra chất lượng thuốc trên lãnh thồ cả nước. Bao gồm sản xuất, xuất nhập
khẩu, tìm kiếm mua sắm thuốc và lưu thông phân phối, quảng cáo và sự vận
dụng thuốc và sản phẩm y tế gồm có sự phát triển nguồn nhân lực về thuốc, sự
hợp tác kỹ thuật với quốc tế và nghiên cứu khoa học.
1.1.1.1. Mục tiêu của chính sách:
Chính sách quốc gia về thuốc là một phần chính sách của ngành y tế có
mục đích nhằm làm cho mọi người dân đều nhân được sự bình đẳng với các
dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trên cả nước.

Mục tiêu chung của chính sách quốc gia về thuốc chính là nhằm vào để
khuyến khích chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho người dân trong công tác phòng và
chữa bệnh thông qua sự bảo đảm sau:
 Có đầy đủ thuốc thiết yếu với giá cả hợp lý, đặc biệt là nội dung cho người
dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi kể cả người nghèo, người
dân tộc.
 Mỗi loại thuốc phải có chất lượng, an toàn và có hiệu quả cao được sử dụng
điều trị hợp lý cho cán bộ y tế và người tiêu dùng.
 khuyến khích phát triển việc mở rộng thế mạnh sử dụng thuốc cổ truyền.
Chính sách quốc gia về thuốc đã qui định nội dung, giải pháp cụ thể, định
hướng cho toàn bộ các hoạt động của ngành dược, có thể coi Chính sách quốc

3


gia về thuốc như kim chỉ nam xuyên suốt các hoạt động của ngành y tế Lào
trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. [1;6]
1.1.1.2. Các chính sách cụ thể:
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y Tế
triển khai thực hiện các chính sách cụ thể sau:[1]
 Bảo đảm tổ chức thực hiện chính sách quốc gia về thuốc thông qua sự vận
dụng pháp luật, các quy định thích hợp có liên quan đến sự quản lý thuốc và
đã được củng cố kịp thời.
 Đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân bằng cách lựa chọn
thuốc phù hợp dựa vào danh mục các thuốc thiết yếu.
 Đáp ứng đủ số lượng thuốc có hiệu quả điểu trị, an toàn, có chất lượng với
giá cả hợp lý đến người sử dụng thông qua sự khuyến khích sử dụng các sản
phẩm có tên quốc tế (Generic Name).
 Bảo đảm cho thuốc khi lưu hành phải được cấp phép, an toàn, hiệu quả và
chất lượng thông qua quá trình thẩm định đăng kí thuốc, kiểm tra và cấp

phép kinh doanh khuyến khích từng bước nâng cao tiêu chuẩn các thuốc sản
xuất trong nước.
 Nâng cao việc sử dụng thuốc hợp lý thông qua các quy định về đào đức và
quảng cáo thuốc.
 Để cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, có hiệu quả và an toàn và giá cả hợp
lý. Các thuốc giữ nguyên chất lượng trong thời hạn sử dụng để giảm bớt thiết
hại không cần thiết.
 Đề đảm bảo thuốc đã được cấp phát, phân phối và sử dụng hợp lý có hiệu
quả cao trong sự điều trị người bệnh và đề giảm bớt rơi vãi, thiệt hại, phí tổn
và nguy hiểm gây ra từ sử dụng thuốc không hợp lý.
 Để đáp ứng đủ tài chính đối với tổ chức thực hiện kế hoạch chính sách quốc
gia về thuốc, trong việc tìm kiếm và đáp ứng thuốc thiết yếu có chất lượng,
4


đủ số lượng, giá cả hợp lý phù hợp với các lĩnh vực của nhà nước để quản lý
thuốc, khuyến khích sử dụng thuốc trong nước.
 Sử dụng thuốc và phương pháp chữa bệnh cổ truyền khác nhau có hiệu quả,
an toàn trong phòng và chữa bệnh để đẩy mạnh sử dụng thuốc cổ truyền
trong hệ thống dịch vụ y tế tại các khu vực có điều kiện thuận lợi.
 Tìm hiểu và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, cung ứng
thông tin thuốc rõ ràng để hỗ trợ tổ chức thực hiện chính sách quốc gia về
thuốc.
 Củng cố tổ chức và hoạt động quản lý chính sách quốc gia về thuốc, đánh giá
kết quả tổ chức thực hiện và ảnh hưởng đến kế hoạch chính sách quốc gia về
thuốc một cách thường xuyên đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn.
 Bảo đảm dịch vụ cung ứng về thuốc có hiệu quả kể cả khu vực nhà nước và
khu vực tư nhân thông qua sự huấn luyện cán bộ phù hợp và đầy đủ ở cả
mức độ của hệ thống trong phòng và chữa bệnh.
 Cập nhật thông tin về thuốc, tận dụng các nguồn lực của nước ngoài, tăng

cường phát huy sự hợp tác với nước ngoài để hoàn thiện, phát triển tổ chức
thực hiện chính sách quốc gia về thuốc.
1.1.2. Nội dung của các chính sách:
1.1.2.1. Pháp luật và quy định về thuốc và sản phẩm y tế
Để đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách quốc gia về thuốc thông qua sự
vận dụng pháp luật, các quy định hợp lý có liên quan đến sự quản lý đã được
cập nhật.
 Để đảm bảo thuốc được cấp phép có thể phổ biến trên thị trường toàn lãnh
thổ có chất lượng, hiệu quả và an toàn, bộ y tế đề ra các quy định pháp luật
về thuốc và sản phẩm y tế đã được ban hành tháng 04 năm 2000.
 Ban hành bổ sung các quy định, quy chế có liên quan đến tổ chức thực hiện
luật pháp về thuốc và sản phẩm y tế, các quy định phải được xét lại theo từng
5


giai đoạn khi cần thiết. Các hoạt động như đã nói trên phải có hợp tác với
các ngành khác có liên quan kể cả nhà nước, tư nhân và tổ chức quốc tế.
 Phải đáp ứng nguồn lực cần thiết và hợp lý cho Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược Lào có thể tổ chức hoạt động các quy định luật pháp một cách liên tục.
 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Lào phải phối hợp với các ngành khác có
liên quan, có tinh thần trách nhiệm trong tổ chức thực hiện luật pháp làm có
hiệu lực.
 Tổ chức thực hiện các quy định về luật của thuốc và sản phẩm y tế phải được
theo sát phù hợp với các quy định về quản lý.
1.1.2.1.1. Các quy định về quảng cáo thuốc
Để củng cố sử dụng thuốc hợp lý thông qua áp dụng nguyên tắc quy chế
đạo đức đối với quảng cáo thuốc.
 Bộ y tế bảo đảm được quảng cáo thuốc và sản phẩm y tế phải dựa vào thông
tin khoa học chính xác và quảng cáo đến đại chúng phải có được huấn luyện,
đào tạo việc cấp phép cho quảng cáo được thực hiện bởi Cục Quản lý Thực

phẩm và Dược Lào cho các thuốc thiết yếu không cần đơn của thầy thuốc.
 Bộ y tế cam đoan mỗi hoạt động quảng cáo phải dựa vào pháp luật và các
quy định, quy chế đã được áp dụng hiện nay trong nước và nguyên tắc quy
chế đạo đức của tổ chức y tế thế giới(WHO) để khuyến khích quảng cáo
thuốc.
 Các hình thức quảng cáo thuốc phải được kiểm tra và đánh giá bởi Cục Quản
lý Thực phẩm và Dược Lào dựa trên thông tin đăng ký thuốc. Với các thuốc
được nhập theo nhu cầu đặc biệt và không cần cấp đăng ký thuốc thì không
được phép quảng cáo.
 Sở y tế phải giám sát, kiểm tra liên tục các hoạt động quảng cáo tuân thủ
theo các quy định về quảng cáo thuốc.

6


1.1.3. Thông tin về thuốc:
1.1.3.1. Mục đích, đối tƣợng của thông tin thuốc:
Thuốc là phương tiện, là công cụ rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu
được trong công tác phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, bất cứ thuốc nào, dù hiệu
lực điều trị cao cũng khó tránh khỏi được những tác hại cho cơ thể; có thể coi
thuốc là con dao hai lưỡi đối với người sử dụng. Xét về bệnh trạng, có những
bệnh có thể chữa bằng phương pháp không dùng thuốc, với những bệnh bắt
buộc phải dùng thuốc thì khi chỉ định, khi dùng thuốc cần hiểu đầy đủ, chính
xác về thuốc cũng như theo dõi tỷ mỉ diễn biến bệnh trạng. Vì lợi ích sức khoẻ
của người bệnh, vì chất lượng cuộc sống con người, thuốc phải được sử dụng
hợp lý, an toàn và hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích lớn nhất của thông tin
thuốc. [8;9;14]
Thông tin về thuốc là một trong những chính sách cụ thể phải dáp ứng đầy
đủ các thông tin thuốc chính sau:[1]
 Phải tạo thành tài liệu tham khảo về mặt khoa học độc lập và đáng tin cậy

nhằm để củng cố chẩn đoán, kê đơn của thầy thuốc, phân phối thuốc để tiến
đến việc sử dụng thuốc hợp lý. Tài liệu như trên phải được phổ biến, kể cả
khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
 Các tài liệu chính thực của Bộ Y Tế như: Hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn
điều trị, danh mục thuốc thiết yếu quốc gia phải được củng cố thường xuyên
và phân phối cho cán bộ y tế mỗi bậc kể cả lĩnh vực nhà nước, tư nhân và
học viện cho huấn luyện đạo tạo.
 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Lào phải xuất bản tạp chí về thuốc thường
xuyên, tap chí đó cần phải bao hàm thông tin về thuốc đã được đăng ký mới,
kết quả của sự kiểm tra bởi các trung tâm kiểm soát chất lượng thuốc, thông
tin về sử dụng thuốc đúng đắn hợp lý và tuân thủ các quy định, quy chế. Phải
phân phối tạp chí đó cho cán bộ y tế ở mỗi bậc trong cả nước.
7


 Bộ Y Tế tiếp tục thu thập dữ liệu chính xác về sử dụng thuốc. Thông tin đó
cần phải được đưa đến đánh giá và phải báo cho cán bộ y tế ở mỗi bậc, thông
tin đó phải được sử dụng trong sự quản lý hệ thống cung ứng tốt hơn để phát
hiện và xét lại phương thức không cần thiết trước sự phát triển hệ thống như
trên.
1.1.3.2. Nội dung và hình thức thông tin thuốc:
Thông tin thuốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hướng dẫn lựa
chọn kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Thông tin thuốc phải
đảm bảo tính khách quan, trung thực chính xác, phải đảm bảo quyền lợi cho
người bệnh; thông tin thuốc mang tính hai chiều, nhiều đối tượng và nhiều cấp
thông tin. Thông tin về thuốc phải đáp ứng đầy đủ các nội dung chính sau:[6;
12]
- Cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin cần thiết của thuốc.
- Thông tin cho thầy thuốc kê đơn.
- Thông tin cho dược sỹ và nhân viên bán thuốc.

- Thông tin cho người dùng thuốc.
- Thông tin nâng cao dân trí.
Có nhiều tài liệu thông tin về thuốc như: Dược thư Quốc gia; sách hướng
dẫn sử dụng thuốc, tạp chí thực phẩm và thuốc; các tài liệu phổ biến, huấn
luyện, đào tạo; tài liệu chuyên khảo, nghiên cứu, các loại danh mục thuốc...
Thông tin về thuốc là một trong những chính sách cụ thể trong Chính
sách quốc gia về thuốc của Lào được Chính phủ chỉ đaọ các bộ, ngành có liên
quan phối hợp với Bộ Y tế thực hiện: Thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng, thông qua giáo dục phổ thông, thông qua các hội nghị, hội thảo và các
thông tin quảng cáo.[1; 2]
8


1.1.4. Quyền và Nghĩa vụ của ngƣời sử dụng và tinh thần trách nhiệm của
ngƣời cung ứng thuốc và sản phẩm y tế.
1.1.4.1. Quyền của ngƣời sử dụng
Người sử dụng thuốc và sản phẩm y tế có quyền chính là:[3]
 Quyền được sử dụng sản phẩm có chất lượng, an toàn đến cuộc sống, sức
khỏe và phù hợp với mục đích của người sử dụng.
 Quyền được thông tin đầy đủ và chính xác về nội dung, đặc tính, ảnh hưởng
và nguồn gốc xuất sứ của thuốc và sản phẩm y tế từ người cung ứng.
 Quyền có ý kiến hoặc đề xuất về giá cả, chất lượng, kĩ thuật và đặc tính của
dịch vụ về thuốc và sản phẩm y tế.
 Quyền khiếu nại đến Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Lào và ngành có
liên quan theo quy định, pháp luật khi mình nhận được tác dụng phụ tổn thất
khác của thuốc và sản phẩm y tế có ảnh hưởng đến sức khoẻ và quyền lợi.
1.1.4.2. Nghĩa vụ của ngƣời sử dụng
Người sử dụng thuốc và sản phẩm y tế có nghĩa vụ chính là:[3]
1. Sử dụng thuốc và sản phẩm y tế theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc sự
hướng dẫn của dược sỹ hoặc theo nhãn thuốc đã được xác định.

2. Báo cáo và phản hồi cho bộ y tế có liên quan về thuốc và sản phẩm y
tế không có chất lượng hoặc/và không có an toàn.
3. Chủ động trong sự tham gia lắng nghe truyền bá thông tin về mặt
chuyên môn về thuốc và sản phẩm y tế.
1.1.4.3. Tinh thần trách nhiệm của ngƣời cung ứng
Đơn vị cung cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp
có gây thiệt hại đến người sử dụng vì thuốc và sản phẩm y tế đó không có chất

9


lượng, không an toàn, giá cả không hợp lý hoặc quảng cáo, không đúng như
thực tế.[3]
1.2. Quảng cáo:
1.2.1. Định nghĩa:
Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu về quảng cáo trong các sách giáo
trình chuyên ngành về quảng cáo học:
- Quảng cáo là một loại thông tin phải trả tiền, có tính đơn phương, không dành
cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một
sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục đích, một ứng viên một tổ
chức nào đó được nêu danh trong quảng cáo. [11]
- Quảng cáo là sự truyền đạt thông tin, thường phải trả tiền, có tính thuyết phục
tốt về sản phẩm (Hàng hoá và dịch vụ) hoặc các tư tưởng của các nhà bảo trợ
thông qua các phương tiện khác nhau.[13]
- Hoạt động nhằm mục đích làm cho người ta biết đến một nhãn hiệu, nhằm
kích thích công chúng mua một sản phẩm, dùng một dịch vụ v.v…
Các định nghĩa về quảng cáo trên tuy có nhiều cách diễn đạt khác nhau
nhưng có rất nhiều điểm chung trong việc xác định khái niệm quảng cáo. Tuy
nhiên trong phạm vi đề tài này, dưới góc độ nghiên cứu quản lý nhà nước về
quảng cáo nói chung và quảng cáo thuốc nói riêng, chúng tôi xin trích dẫn khái

niệm quảng cáo trong Pháp lệnh về quảng cáo như sau:
 Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh,
hàng hoá, dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ
không có mục đích sinh lời.

10


 Người quảng cáo: Là tổ chức cá nhân có nhu cầu quảng cáo về hoạt động
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
 Sản phẩm quảng cáo: Là sản phẩm thể hiện nội dung quảng cáo, hình
thức quảng cáo.
 Người phát hành quảng cáo: Là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm quảng cáo
đến người tiêu dùng bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, tổ chức quản
lý mạng thông tin máy tính, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao,
hội chợ, triển lãm và tổ chức cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo
khác .
 Xúc tiến quảng cáo: Là hoạt động tìm kiếm thúc đẩy cơ hội ký kết hợp
đồng dịch vụ quảng cáo và cung ứng các dịch vụ quảng cáo.
 Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: Là tổ chức cá nhân thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động quảng cáo
nhằm mục đích sinh lời [15].
Đối với khái niệm quảng cáo, theo định nghĩa trong pháp luật quảng cáo
2011, nội dung và hình thức quảng cáo phải phù hợp với chất lượng, thông tin
đã được cấp đăng ký chỉ được phép thực hiện quảng cáo khi đã được cấp phép
bởi cơ quan có thẩm quyền. [2]
1.2.2. Các phƣơng tiện quảng cáo:
Các phương tiện quảng cáo theo đặc trưng có thể chia thành 2 loại chính:
truyền thông ấn phẩm và truyền thông điện tử gồm có bằng tiếng Lào, tiếng dân
tộc và tiếng anh.[4]

1.2.2.1. Truyền thông ấn phẩm:
Truyền thông ấn phẩm là phương tiện quảng cáo chính như giấy tờ bao gồm
thông tin một cách văn bản hoặc hình ảnh bằng có tên riêng.
Truyền thông ấn phẩm bao hàm báo, tạp chí, tờ rơi, sử kí… v.v.[4]
11


1.2.2.2. Truyền thông điện tử:
Truyền thông điện tử là phương tiện quảng cáo bằng cách tạo ra các chương
trình phát thanh, truyền hình hoặc internet loại khác sau đó là phổ biến qua
đường dây máy phát (máy phát vô tuyến điện), sóng điện.
Truyền thông điện tử bao gồm các chương trình truyền hình, phát thanh, loa
phòng thanh, phim quảng cáo, nhạc quảng cáo, các băng đĩa ghi âm, ghi hình
quảng cáo, internet…v.v.[4]
1.2.3. Nội dung quảng cáo:
Nội dung quảng cáo là những thông tin mà chủ quảng cáo muốn thể hiện
nhằm thông báo, giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Nội dung chính là nêu lên
một số ích lợi , động cơ, đặc điểm , hay lý do tại sao công chúng cần sử dụng
sản phẩm. Nó chứng minh rằng sản phẩm sẽ đem lại những ích lợi đã hứa hẹn.
Nội dung quảng cáo phải chính xác, trung thực phản ánh đúng tính năng,
tác dụng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản
xuất -kinh doanh -dịch vụ và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận [10].
Những thông tin về hoạt đọng kinh doanh, hang hoá, dịch vụ phải đảm
bảo tính trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng. [15]
1.2.4. Hình thức quảng cáo:[10;15]
Hình thức quảng cáo là các cách thức thể hiện nội dung quảng cáo, có thể
bằng lời văn, hình minh hoạ, biểu tượng, màu sắc... Trong một quảng cáo trên
ấn phẩm, người quảng cáo phải quyết định tiêu đề, lời văn, cách minh hoạ, và

màu sắc.
12


Nếu quảng cáo trên truyền thanh thì người quảng cáo phải lưạ chọn kỹ
lưỡng lời lẽ, chất giọng (tốc độ đọc, nhịp điệu, âm điệu, rõ ràng), và cách diễn
cảm (Ngắt quãng, thở dài, vui vẻ, căng thẳng, lo âu...).
Nếu quảng cáo trên truyền hình hay trình bày trực tiếp thì ngoài việc cần
phải sử dụng tất cả các yếu tố trên còn phải thêm vào ngôn ngữ của cơ thể (ngôn
ngữ không lời). Người thể hiện nội dung phải chú ý đến nét mặt, cử chỉ, quần
áo, tư thế, kiểu tóc...
Nếu quảng cáo trên sản phẩm hay bao bì của nó thì người quảng cáo phải
chú ý đến màu sắc, kết cấu bề mặt, hương vị, kích thước và hình dáng...
Hình thức quảng cáo phải có dấu hiệu phân biệt những thông tin quảng
cáo với những thông tin không phải là quảng cáo dể không nhầm lẫn cho người
sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
1.3. Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc.
1.3.1 Quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc tại Lào
Sau khi Đảng và nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, ngành Dược đã
có nhiều khởi sắc. Số lượng và chúng loại thuốc mỗi năm một tăng, kể cả thuốc
trong nước và thuốc nhập ngoài. Kém theo đó, các thông tin về thuốc càng
phong phú và đa dạng, giúp tăng cường hiểu biết về thuốc cho thầy thuốc cũng
như bệnh nhân. Nhằm để đảm bảo cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hạn
chế tối đa các thông tin không đầy đủ chính xác, Bộ Y Tế của Lào đã ban hành
Quy chế thông tin quảng cáo thuốc, thực phẩm và sản phẩm y tế theo quyết định
số 2581/2003/QĐ-BYT. Tuy nhiên có quy định để quản lý thông tin quảng cáo
thuốc, thực phẩm và sản phẩm y tế cụ thể, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại gây khó
khăn trong quá trình thực hiện quy chế đối với cả cơ quan quản lý và các đơn vị
thực hiện.


13


1.3.2. Quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế:
1.3.2.1. Nội dung quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế[7]
Nội dung quảng cáo giới thiệu thuốc cho cán bộ Y tế phải bao gồm
các yếu tố sau đây:
- Tên thuốc:
+ Tên biệt dược (do nhà sản xuất đặt)
+ Tên quốc tế không có bản quyền (INN) hoặc tên gốc(Generic
name)
- Tên hoạt chất: Theo danh pháp quốc tế không có bản quyền (INN) hoặc
tên gốc (Generic name)
- Công thức bào chế
- Dạng bào chế
- Chỉ định
- Cách dùng
- Tác dụng phụ và phản ứng có hại
- Chống chỉ định và những điều phải đề phòng
- Tương tác của thuốc
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, mua bán thuốc
- Những tài liệu đã được dùng tham khảo.
1.3.2.2. Các hình thức quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế[6]
 Quảng cáo thuốc cho cán bộ Y tế thông qua người giới thiệu thuốc.
Các đơn vị, sản xuất kinh doanh dược phẩm có thể quảng cáo thuốc của cơ
sở mình thông qua người giới thiệu thuốc. Đây là hình thức khá phổ biến hiện
nay và cũng là hình thức quảng cáo tồn tại nhiều bất cấp, Việc quản lý hình thức
quảng cáo thuốc thông qua người giới thiệu do các sở y tế địa phương đảm
nhận. Trong quy chế này có những quy định cụ thể cho hoạt động này:


14


 Tiêu chuẩn của người giới thiệu thuốc:
- Là dược sĩ đại học, hoặc bác sĩ (đối với thuốc tân dược), hoặc lương
dược, lương y (đối với thuốc y học cổ truyển)
- Đã được đơn vị tuyển dụng huấn luyện đào tạo và được sở y tế kiểm
tra xác nhận:
+ Có đủ kiến thức về thuốc mà họ được phân công giới thiệu, có
hiểu biết về pháp luật và quy chế dược có lien quan.
- Có đủ sức khoẻ và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Trách nhiệm của người giới thiệu thuốc:
- Chỉ được giới thiệu những thuốc mà họ được tuyển dụng phân công
- Chỉ được giới thiệu những thuốc đã được phép lưu hành tại Lào và
chỉ được giới thiệu những thông tin của thuốc đã dược Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược duyệt.
- Khi hoạt động giới thiệu thuốc phải được sự đồng ý của nơi nhận
thông tin mới tiến hành giới thiệu thuốc.
- Thu thập các báo cáo về phản ứng có hại, về chất lượng của thuốc để
tổng hợp phản ánh kịp thời với đơn vị. Các đơn vị có trách nhiệm tổng
hợp báo các về Bộ Y Tế.
 Quyền và trách nhiệm của các cơ sở y tế đối với người giới thiệu
thuốc
- Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của người giới thiệu thuốc đã
quy định.
- Thủ tưởng cơ sở y tế quy định cụ thể về thành phần địa điểm thời
gian để người giới thiệu thuốc tiến hành giới thiệu thuốc cho đơn vị
mình khi thấy cần thiết.
- Nhận xét hoạt động của người giới thiệu thuốc. Trường hợp người
giới thiệu thuốc có những vi phạm quy chế này phải đình chỉ ngay

hoạt động của người giới thiệu thuốc và thông báo sai phạm với sở y
tế sở tại.
15


 Phát hành tài liệu quảng cáo thuốc cho cán bộ y tế
Bằng cách cung cấp các tài liệu như tờ rơi, tạp chí, hoạ đồ để giới thiệu một
loại thuốc nào đó cho cán bộ y tế. Nội dung của nó phải soạn thảo theo nội dung
đã nêu và theo một số quy định sau:
 Phần tài liệu chứng minh và chích dẫn để minh hoạ cho nội dung
quảng cáo lấy từ các tạp chí, báo cáo khoa học…phải trung thực, cập
nhật và ghi rõ tên tài liệu, tên tác giả, thời gian xuất bản tài liệu.
 Tài liệu giới thiệu, quảng cáo thuốc cho cán bộ y tế đều phải có dòng
chữ “Tài liệu dùng cho cán bộ y tế” ở trên đầu tất cả các trang. Đối với
tài liệu gồm nhiều trang, ở trang đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết
về sản phẩm xem ở trang nào và in rõ: Số phiếu tiếp nhận hồ sơ thông
tin quảng cáo của Cục Quản Lý Dược Lào và ngày, tháng, năm in tài
liệu.
 Tài liệu giới thiệu , quảng cáo thuốc cho cán bộ y tế chỉ có giá trị 01
năm kể từ khi in, phát hành. Sau một năm đơn vị muốn tiếp tục giới
thiệu, quảng cáo thuốc phải đăng ký lại hồ sơ.
 Hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế
Các đơn vị sản xuất kinh doanh có thể tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm
thuốc hoặc buổi thảo luận chuyên đề về thuốc của cơ sở mình sản xuất, kinh
doanh khi được phép của sở y tế (nơi đơn vị tiến hành hội thảo). Giới thiệu mỗi
sản phẩm thuốc trong hội thảo phải có đầy đủ các nội dung sau:
1. Tên thuốc:
- Tên biệt dược (do nhà sản xuất dặt)
- Tên quốc tế không có bản quyền hoặc tên gốc.
2. Hàm lượng/nồng độ hoạt chất.

3. Dạng bào chế.
4. Dược đồng học.
16


×