Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Triết lý về thời gian - TT. Thích Chân Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.83 KB, 5 trang )

BÀI HỌC VỀ THỜI GIAN – TT. THÍCH CHÂN QUANG
* THỜI GIAN LÀ DÒNG CHẢY MỘT CHIỀU, KHÔNG BAO GIỜ CHẢY
NGƯỢC LẠI.
Không giống như không gian là ta có thể đi xuống đi lên, đi ngược chiều v.v.. Thời
gian thì không bao giờ đi chiều ngược lại. Khoa học giả tưởng đã chế tạo ra chiếc
máy đi ngược thời gian, điều đó là SAI LẦM, thời gian chỉ đi một chiều mà thôi,
NÓ SẼ CUỐN TẤT CẢ, XÓA TẤT CẢ, SINH RA TẤT CẢ RỒI CŨNG PHỦI SẠCH
TẤT CẢ. Một vị ngộ đạo, họ thấy một điều rất rõ “cái gì có sinh thì có diệt, mọi
chuyện trên đời đều vô thường và thay đổi”. Nói thì ai cũng hiểu, nhưng ta vẫn
đam mê, chìm đắm trong cuộc đời, vẫn dính vào mọi buồn vui của cuộc đời. Chỉ
trừ những bậc Thánh trong đạo Phật bắt đầu từ quả thánh Tu Đà Hoàn, họ cũng
thấy thế gian vô thường nhưng tâm tách ra khỏi cuộc đời, đến bậc A-la-hán thì tâm
tách hẳn, nhìn mọi chuyện, mọi dòng đời như mây trôi nước chảy. Còn mình là lữ
khách đứng bên cạnh thời gian, vẫn biết đời là vô thường biến thiên, nhưng mà
tâm vẫn bị dính ở trong cuộc đời, vẫn bị bao nhiêu buồn vui giận ghét lôi cuốn,
vẫn bị danh lợi thế tình chi phối. Do đó DÕNG THỜI GIAN CUỐN PHEN TA ĐI,
VA VÀO ĐÁ, VƯỚNG VÀO CÂY NỖI LÊN CHÌM XUỐNG ĐỦ MỌI THẢM
CẢNH CUỘC ĐỜI, KHI THÌ VUI CƯỜI NẮC NẺ, KHI THÌ KHÓC NỨC NỞ. Cái
khác nhau giữa Phàm Phu và bậc thánh là vậy.
* PHÍ THỜI GIAN LÀ ĐANG PHÍ MỘT CÁI RẤT QUÝ GIÁ.
Khi ta làm bất cứ chuyện gì ta cũng tốn, hao nhiều yếu tố như công sức, trí óc, tâm
huyết, tiền bạc vv… và luôn luôn phải tốn thêm thời gian. Nên ai phí thời gian là
đang phí một cái rất quý giá vì thời gian cũng là một trong những yếu tố để làm
nên sự thành công trong cuộc đời này. Thời gian được xem bằng với yếu tố tiền
bạc, sức khỏe và trí tuệ do đó ông bà mình hay nói “thời gian là vàng là bạc”. Nên
nếu ai phí thời gian thì cũng như phí tiền bạc. Nếu xét về mặt nhân quả thì khủng
khiếp hơn nhiều.
Ví dụ cha mình già, đang mùa mưa mà nhà bị dột, cha gọi về : “ Ba già rồi, lên
nóc nhà không nổi. Con coi về sửa dùm ba nóc nhà cho đừng dột mưa ướt quá, cứ
lấy thau hứng hoài cực quá. Nhiều khi đêm hôm lò mọ đi dậy nó té”, “Dạ dạ, ba
để con làm”. Đáng lẽ ra như ngày mai nghỉ ngày chủ nhật mình về làm ngày là


xong, nhưng mình đã không biết quý thời gian đó. Gặp bạn bè bỏ đi chơi chút. Rồi
1


có đám giỗ, bạn rũ cũng ghé qua chút….Cứ rề rề khi về đến nhà trời đã tối, ba
thương con, nên nói:“Thôi con ơi, tối quá con lên nóc nhà lỡ con té xuống gãy tay
gãy chân”, vì cha thì thương con. Rồi ngày mai lại đi làm, đành phải hẹn chủ nhật
tới. Thế là nguyên tuần đó vẫn còn mùa mưa, ông già trong đêm mưa cứ lò mò đi
lấy thau hứng nước. Người không quý thời gian, cứ rề rề không làm cho khẩn
trương thì kết quả có thể ông già đi lò mò chưa chết nhưng thằng con trúng gió
chết trước. Nhân quả khủng khiếp hơn nhiều, chỉ vì không biết quý thời gian.
Trời đất đã cho ta một khoảng thời gian 70-80 năm để sống, khoảng thời gian đó
nếu quy ra vàng bạc thì khoảng 70kg vàng, nghĩa là ta vừa sinh ra mỗi người có
70kg vàng bỏ túi mà vô hình không thấy vì thời gian là vô hình. Nhưng ta không
sài cho đàng hoàng, phung phí thế là trời đất không cho nữa, chết sớm liền. Cho
nên việc yểu mạng có nhiều nguyên nhân: đời trước sát sinh nhiều quá mình cũng
yểu mạng, hoặc mình là người cõi trời xuống để thăm gia đình đó chút thôi, đầu
thai vô gia đình đó vài năm cũng chết sớm, còn một lý do nữa là người này không
biết quý thời gian. Ai siêng năng chăm chỉ, lúc nào cũng tiếc thời gian, không bao
giờ để sống qua một ngày mà uổng phí thì người đó sống rất lâu .Đáng lẽ theo
nghiệp đời trước người đó sống đến 55 tuổi rồi chết vì đời trước có gieo nhân gì
đó, nhưng trong 55 năm qua người này chắt chiu từng chút thời gian một, ráng
không bao giờ để thời gian sống uổng phí, giúp ai được thì giúp, làm gì được thì
ráng làm bổng nhiên tuổi thọ vượt lên đến 70 tuổi.
Cho nên trong nhiều yếu tố để ta làm phước, ta CẦN CÓ MỘT Ý NIỆM LÀ RẤT
TIẾT KIỆM THỜI GIAN, yêu quý thời gian, chắt chiu thời gian, đừng để bỏ phí
thời gian, ĐỪNG ĐỂ MỘT NGÀY SỐNG TRÔI QUA MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC
MỘT ĐIỀU CÓ ÍCH. Như Thiền sư Bá Trượng, trên 80 tuổi mà mỗi ngày đều lao
động. Các đệ tử thấy sư phụ tuổi quá lớn, không nỡ để Ngài làm những công việc
nặng nhọc, do đó đem giấu hết những công cụ của Ngài, để ngài không lao động

nữa. Thiền sư Bá Trượng không tìm được công cụ, không còn cách nào làm công
việc nên Ngài không ăn 7 ngày trong cốc. Các đệ tử sợ quá quỳ luôn trước cốc
năng nỉ, ông mở cửa ra cười nói “Một ngày không làm, một ngày không ăn”. Ta
thấy tính yêu qúy thời gian của Ngài, không để thời gian trôi qua uổng phí. Nhìn
thấy có nhiều người sống mà cứ ăn chơi hưởng thụ, có tiền rồi cứ đi chơi, đi du
lịch rất sợ cho họ. Sống mà trong ngày đó không làm ra điều có ích, chỉ hưởng
thôi thì tuổi thọ trời đất lấy lại mất, rất đáng lo. Người dù già yếu mà vẫn chắt
chiu từng chút thời gian để làm thì người đó rất khó chết mà khi chết thì thanh
2


thản ra đi rất nhanh vì đã sống một đời rất xứng đáng. CHO NÊN YẾU TỐ TIẾT
KIỆM HAY KHÔNG TIẾT KIỆM THỜI GIAN CŨNG LÀM TA TĂNG TUỔI THỌ.
* CẦN CÓ THÁI ĐỘ ĐÖNG VỚI THỜI GIAN
Nói tiết kiệm thời gian rồi ta tất bật lo làm việc thì coi chừng lại rơi vào căng
thẳng, tham công tiếc việc. Tiền bạc thì quý mà tham tiền cũng là cái tội, thời gian
cũng vậy, tiếc đến nỗi keo bẩn thì bắt đầu có tội. Vàng bạc là quý, ta dùng đúng thì
sau này ta giàu sang, cũng vàng bạc đó mà ta dùng sai sau này ta mất hết.Cho nên
dùng đúng không có nghĩa là hà tiện cũng không có nghĩa là phung phí nhưng
dùng cái gì đúng cái đó, cho ai hay mua cái gì đúng cái đó thì ta không có lỗi mà
lại có phước, trời Phật sẽ cho ta thêm nhiều vàng bạc nữa. Nếu ta hà tiện, keo bẩn,
tham công tiếc việc quá coi chừng cũng chết sớm luôn, ta phí phạm cũng chết sớm
luôn, cho nên vừa chừng. Do đó thái độ đúng của ta là : TIẾT KIỆM THỜI GIAN
NHƯNG MÀ BÌNH THẢN VỚI THỜI GIAN. Nhìn Xuân đến, Đông qua, Hè về,
Thu tới… một cách rất bình thản, sống có ích trong từng ngày nhưng mà không
quá phải căng thẳng để chạy đua với thời gian. Nếu nó trôi qua, cho trôi qua, tìm
cơ hội khác, đừng để căng thẳng vì căng thẳng là bắt đầu ta sai với đạo lý. Một
thiền sư có dạy “NẾU TA CÓ THẤT BẠI THÌ HÃY THẤT BẠI TRONG SỰ
KHOAN THAI, đừng để thất bại trong sự căng thẳng vội vàng”.
* HÕA QUANG ĐỒNG TRẦN VỚI CUỘC ĐỜI NHƯNG KHÔNG VƯỚNG MẮC

VÀO CUỘC ĐỜI
Mùa xuân lại đến, những ngày tết diễn ra, ta cũng hòa vào lễ hội vui với mọi
người. Khi thu về, lá vàng rơi rụng, cuộc sống như chuẩn lại thì ta cũng chuẩn lại
với mọi người trong suy nghiệm, trong đời sống. Nghĩa là cuộc đời mọi người sao
ta cứ HÕA QUANG ĐỒNG TRẦN, cứ làm cho giống mọi người đừng làm gì lập dị
khác lạ. Mọi người vui tết ta cũng vui, mọi người buồn mùa thu thì ta cũng sầu
trong mùa thu cho đồng cảm với mọi người không khác gì hết. Chỉ khác là trong
cái hòa đồng với mọi người đó ta có cái ĐẠO LÝ của mình, có LẬP TRƯỜNG của
mình. Ví dụ như tết, cả thế gian vui tết Chùa mình cũng vui tết chứ không thể nói là
“ cuộc đời vô thường, thời gian vô nghĩa”, như vậy không phải đạo mà là lập dị.
Trung thu, trẻ nhỏ rước lồng đèn đi chơi thì Chùa cũng rước lồng đèn vui với tết
nhi đồng để mọi người lên thăm Chùa, rồi ta lại nói chuyện đạo lý cho vui. Sống
hòa đồng với mọi người, yêu quý con người nhưng không chìm đắm trong thế gian.
3


Xuân ta hãy vui, Thu ta hãy buồn… nhưng không chìm mất trong thế tục đó là
BẢN LĨNH của người biết tu hành, không lập dị, không xa cách với cuộc sống này.
Người ta nhìn vào mình không thấy gì khác lạ hết nhưng mà trong đó ta có con
đường đi của đạo lý cao cả.
* THỜI GIAN TRONG NHÃN QUAN ĐẠO PHẬT
Trong kinh Phật thời xưa đã có ý niệm về THỜI GIAN VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN VỀ
QUÁ KHỨ, VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN VỀ VỊ LAI, đây là cái nhìn vừa là triết học, vừa
đạo học, khoa hoc của Đạo Phật. Mấy trăm năm trước con người chưa bao giờ
dám nói chuyện tỷ năm về trước hay tỷ năm về sau. Bây giờ khoa học tiến bộ, thời
gian mười mấy tỷ năm về trước hay là 4 tỷ năm về sau là chuyện bình thường. Ví
dụ nói 4 tỷ năm nữa theo sự tính toán của các nhà khoa học mặt trời sẽ tắt, sự sống
trên trái đất biến mất luôn, lúc đó gọi là tận thế. Nên ta thấy khoa học càng tiến bộ
thì càng phù hợp với Đạo Phật là vậy. Nên ta tự hào, hãnh diện vì ta đi theo một
tôn giáo mà không bao giờ bị lạc hậu với sự tiến bộ của xã hội, đó là cái may mà

cũng là cái khôn của ta. Cái may là một cái duyên gì đó khiến mình gặp được Phật
Pháp để mình chọn lựa và đi theo. Nếu đi theo một tôn giáo không đúng sau này
mất công sửa đổi, mà cũng khổ tâm lắm vì không thể bỏ đạo được vì quyền lợi đã
gắng chặt với tôn giáo đó rồi. Khi nói thời gian ta biết rằng phải tu hành một cách
tinh tấn, không hẹn thời gian.
* THƯỜNG GIỮ CHÁNH NIỆM CAO THƯỢNG LÀ TA ĐANG SỐNG VỚI HIỆN
TẠI
Có một yếu tố là thời gian tâm lý. Ví dụ như cũng 1 tiếng đồng hồ mà ta nói
chuyện với bạn bè rất mau, nhưng ta ngồi thiền thì rất lâu vì đau chân, tê chân…
Có một thời gian biến dịch nữa là thời gian giữa các cõi, câu chuyện dân gian ta
hay nói là Từ Thức lạc Động Tiên.
Khi ta động tâm thì xuất hiện ý niệm hối tiếc về quá khứ, mơ mộng ở tương lai.
Nếu ta giữ được chánh niệm : thường nhớ thân vô thường, thì ngay lập tức ta đang
sống trong thực thể của hiện tại. Người nào luôn giữ được chánh niệm, thương
nhớ thân vô thường thì người đó đi trên đường đạo vững chắc ổn định không bị
lạc. Còn ta chỉ cần khởi niệm lên một cái thì lập tức hiện ra quá khứ, vị lai liền. Đó
là bí quyết để tu tập thiền định của đạo Phật, của cả Thiền sư mà Phật đã dạy như
vậy.
4


Tóm lại, thời gian cực kì trừu tượng mà chỉ có những người có trí tuệ mới hiểu về
thời gian. Chúng ta phải tinh tấn tu hành, siêng năng làm các điều công đức vì thời
gian là cái vốn quý mà ta có thì ta đừng phụ bạc. Tuy nhiên ta đừng căng thẳng
quá trong việc chạy đua với thời gian, cứ thanh thản bình an, sống tốt, sống có ích
và từng giây phút an trú trong hiện tại để giữ chánh niệm cao thượng mà Phật đã
dạy cho chúng ta.
Ai biết thời gian ở chỗ nào
Mà sao khiến vật đổi thay mau
Buồn vui thương ghét ngàn cơn sóng

Mới đó mà nay đã bạc đầu.
Ai đếm thời gian dễ được nào
Để chờ bay đến với trời cao
Thôi thì nắm lấy từng cơn gió
Thổi mát nhân gian bớt khổ sầu.
Ai gói thời gian lại được nào
Để dồn vũ trụ với trăng sao
Vào một sát na đầy mầu nhiệm
Để trước Như Lai biết cúi đầu.
Xin cầu nguyện cho pháp giới chúng sinh tiêu tai kiết tường và giác ngộ.
(trích trong bài giảng Thời gian vô hình)

5



×