Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 121 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
tháng

năm 2017


́

Huế, ngày

nh


́H

Tác giả luận văn

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại


ho

̣c

Ki

Nguyễn Phương Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp với sự
nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệt


́

tình giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu


́H

sắc nhất đến Thầy giáo, Tiến sĩ Hoàng Quang Thành - Người hướng dẫn khoa học - đã
dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận văn.

nh


Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn này.

Huế, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!

Tr

ươ


Nguyễn Phương Thúy

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ vi


́

DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1


́H

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

nh

4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3

Ki


5. Cấu trúc của Luận văn ............................................................................................ 7
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 8

̣c

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ THANH

ho

TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........... 8
1.1. Lý luận chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ................................ 8

ại

1.1.1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt................. 8

Đ

1.1.2. Các hình thức TTKDTM của ngân hàng thương mại .................................... 12

̀ng

1.2. Phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại ................................. 19
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại............. 19

ươ

1.2.2. Ý nghĩa của phát triển dịch vụ TTKDTM ...................................................... 19
1.2.3. Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTM ..................... 20


Tr

1.3. Một số vấn đề thực tiễn về phát triển dịch vụ TTKDTM.................................. 29
1.3.1. Khái quát về tình hình phát triển dịch vụ TTKDTM ..................................... 29
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số NHTM và bài học đối với
Agribank Thanh Hóa ................................................................................................ 31
Tóm tắt chương 1...................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK THANH HOÁ ............................................ 35

iii


2.1. Khái quát về Agribank Việt Nam và Agribank Thanh Hóa .............................. 35
2.1.1. Vài nét về Agribank Việt Nam....................................................................... 35
2.1.2. Giới thiệu về Agribank Thanh Hóa ................................................................ 36
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa................... 50
2.2.1. Doanh số dịch vụ TTKDTM trong thanh toán của Chi nhánh....................... 50
2.2.2. Tỷ trọng TTKDTM trong thanh toán của Chi nhánh ..................................... 64


́

2.2.3. Số lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ TTKDTM .................................. 66
2. 3. Ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ TTKDTM tại Chi nhánh............. 70


́H

2.3.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra .................................................................... 70

2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) ............... 72
2.3.3. Kiểm định phân phối chuẩn............................................................................ 76

nh

2.3.4. Kiểm định giá trị trung bình ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ

Ki

TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa ......................................................................... 77
2.4. Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa............ 84

ho

̣c

2.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 84
2.4.2 Những hạn chế và tồn tại................................................................................ 87

ại

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế và tồn tại ........................................................ 89
Tóm tắt chương 2...................................................................................................... 90

Đ

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH

̀ng


TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI AGRIBANK - THANH HOÁ .............. 91
3.1. Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM của Agribank Việt Nam ............. 91

ươ

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa .................... 92

Tr

3.2.1. Phát triển và hoàn thiện sản phẩm, loại hình dịch vụ TTKDTM ................... 92
3.2.2. Hiện đại hóa công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ TTKDTM ....................... 96
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển hoạt động TTKDTM .......... 97
3.2.4. Tăng cường hoạt động marketing đối với dịch vụ TTKDTM........................ 98
3.2.5. Tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động TTKDTM và tạo lòng tin cho khách
hàng .......................................................................................................................... 99
Tóm tắt chương 3.................................................................................................... 100
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 101

iv


1.

KẾT LUẬN .................................................................................................. 101

2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 104


Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh


́H


́

PHỤ LỤC ............................................................................................................... 106

v



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

ATM

Máy rút tiền tự động

2

AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

SMS

Dịch vụ tin nhắn của Agribank

4

DN

Doanh nghiệp

5


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

6

NHTM

Ngân hàng Thương mại

7

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

8

TCTD

Tổ chức tín dụng

9

TMCP

Thương mại cổ phần

10


TTKDTM

Thanh toán không dùng tiền mặt

11

POS

Máy chấp nhận thanh toán thẻ

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh



́H


́

1

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .......................43
Bảng 2. 2. Số liệu cho vay của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa................44
Bảng 2. 3. Kết quả kinh doanh của Agribank Thanh Hóa qua 3 năm 2013 - 2015 ......46
Bảng 2. 4. Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chính về dịch vụ của Chi nhánh giai


́

đoạn 2011-2015 .........................................................................................48
Bảng 2. 5. Giá trị và tỷ trọng TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa giai đoạn 2011 -201551


́H

Bảng 2. 6. Doanh số thanh toán Séc tại Agribank Thanh Hóa......................................54
Bảng 2. 7. Doanh số thanh toán UNC tại Agribank Chi nhánh Thanh Hóa .................56
Bảng 2. 8. Doanh số thanh toán UNT tại Agribank Chi nhánh Thanh Hóa..................59

nh


Bảng 2. 9. Doanh số thanh toán Thẻ tại Agribank Chi nhánh Thanh Hóa....................62

Ki

Bảng 2. 10. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa giai đoạn
2011 - 2015 ................................................................................................65

̣c

Bảng 2. 11. Số lượng khách hàng mới sử dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa

ho

qua các năm giai đoạn 2011-2015 .............................................................67
Bảng 2. 12. Tỷ lệ TTKDTM tại Agribank Chi nhánh Thanh Hóa ................................69

ại

Bảng 2. 13 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test.............................................................73

Đ

Bảng 2. 14. Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát ..................................76

̀ng

Bảng 2. 15 Kết quả kiểm định phân phối chuẩn ...........................................................77
Bảng 2. 16 Bảng đánh giá khách hàng về nhóm nhân tố sự tin tưởng ..........................77


ươ

Bảng 2. 17 Bảng đánh giá khách hàng về sự phản hồi..................................................79
Bảng 2. 18 Bảng đánh giá khách hàng về sự cảm thông...............................................80

Tr

Bảng 2. 19 Bảng đánh giá khách hàng về phương tiện hữu hình..................................80
Bảng 2. 20 Bảng đánh giá khách hàng về sự đảm bảo ..................................................81
Bảng 2. 21 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng ............83

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1. 1. Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL ...................................................25
Hình 1. 2. Mô hình đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ
TTKDTM...................................................................................................26


́

Bộ máy tổ chức hoạt động của Agribank Thanh Hoá .............................39


́H

Sơ đồ 2. 1.


Biểu đồ 2. 1. Doanh số TTKDTM của Agribank Thanh Hóa.......................................52
Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu sản phẩm dịch vụ trong tổng doanh số TTKDTM của Agribank

nh

Thanh Hóa ...............................................................................................66
Biểu đồ 2. 3 Độ tuổi của khách hàng ...........................................................................71

Ki

Biểu đồ 2. 4 Trình độ học vấn của khách hàng ............................................................71

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Biểu đồ 2. 5 Giới tính của khách hàng .........................................................................72

viii



Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu vì
nó đóng vai trò rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Sự tăng
trưởng của hệ thống ngân hàng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển của
nền kinh tế.


́

Trước sự hội nhập toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới, các ngân hàng thương


́H

mại (NHTM) Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ với các ngân
hàng trong nước mà còn với các tập đoàn tài chính, các ngân hàng nước ngoài với tiềm
lực mạnh về tài chính, hiện đại về công nghệ, trình độ quản lý cao lại đa dạng về các

nh

loại hình dịch vụ… Do vậy để tồn tại và phát triển, các NHTM Việt Nam đã, đang
thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản

lâu dài với nền khách hàng vững chắc.

Ki

phẩm dịch vụ, cung cấp, tìm kiếm và hướng tới một thị trường mang tính ổn định và


ho

̣c

Ngoài những nghiệp vụ ngân hàng hàng cơ bản như huy động vốn, cho vay
và cung cấp các dịch vụ thanh toán … thì việc nghiên cứu, phát triển và mở rộng

ại

các loại hình dịch vụ là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với các ngân hàng

Đ

thương mại, trong đó nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là biện
pháp vừa có tính thời sự vừa có tính chiến lược quyết định trong xu thế cạnh tranh

̀ng

và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thực hiện tốt công tác này sẽ

ươ

làm cho quá trình chu chuyển vốn trong hoạt động thanh toán trở nên nhanh chóng,
kịp thời, chính xác, phù hợp với yêu cầu của xã hội, góp phần tạo điều kiện cho các

Tr

đơn vị sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận cao ngày càng cao nhờ tiết kiệm chi
phí và hạ giá thành. Mặt khác, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu

thế phát triển của các ngân hàng thương mại bởi tính ưu việt của nó như: nhanh
chóng, an toàn, ít rủi ro…
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và xu thế hội nhập
kinh tế thế giới và khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp, các Ngân hàng
thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
(Agribank Việt Nam) không những phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía ngân

1


hàng trong nước mà còn từ các ngân hàng nước ngoài đã có lịch sử hình thành và phát
triển hàng trăm năm qua. Do đó, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các ngân hàng
thương mại Việt Nam nói chung và Agribank Việt Nam nói riêng phải vươn lên mạnh
mẽ để giải quyết nhiều vấn đề trong hoạt động của mình. Đồng thời, phải không ngừng
nghiên cứu, đưa ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.


́

Ngày 27/12/2011 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền


́H

mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, đồng thời tỷ lệ người dân
có tài khoản tại ngân hàng tăng, đạt mức 35-40% dân số.

Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi


nh

nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa), là chi nhánh cấp I của Agribank Việt Nam.

Ki

Dưới sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam, Agribank Thanh Hóa Trong những năm qua
đã không ngừng đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

ho

̣c

Tuy nhiên, với đặc thù địa bàn rộng lớn, đông dân cư nhưng hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt của khách hàng tại Chi nhánh là rất hạn chế cả về quy mô hoạt

ại

động và hiệu quả các dịch vụ.

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phát triển dịch vụ thanh toán

Đ

không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

̀ng

Chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

ươ

2.1. Mục tiêu chung

Tr

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt

tại Agribank Thanh Hóa, đề xuất các giải pháp phát triển loại hình dịch vụ này nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt (TTKDTM) của ngân hàng thương mại.

2


- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt tại Agribank Thanh Hóa trong những năm vừa qua, chỉ rõ các các kết quả đã đạt
được cũng như các mặt còn hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán không
dùng tiền mặt tại Agribank Thanh Hóa trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


́

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ


́H

thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung:

nh

Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt của ngân hàng thương mại; phân tích, đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ thanh

Ki

toán không sử dụng tiền mặt tại Agribank Thanh Hóa; các kết quả đạt được và hạn
chế, tồn tại cũng như nguyên nhân của chúng trong quá trình phát triển dịch vụ thanh

ho

̣c

toán không dùng tiền mặt; định hướng và các giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt tại Chi nhánh trong những năm tới.

ại

 Phạm vi về không gian:


Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, số

Đ

12 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

̀ng

 Phạm vi về thời gian:
Thực trạng dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa được phân tích, đánh giá

ươ

dựa trên nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2013-2015; các thông

Tr

tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng
1 năm 2017; các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Thông tin, số liệu thứ cấp:
Ngoài việc tham khảo các loại tài liệu như sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các
công trình nghiên cứu đã được công bố và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng có liên quan đến vấn đề và lĩnh vực nghiên cứu phục vụ cho việc thực hiện mục

3


tiêu thứ nhất, để phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu tác giả còn sử

dụng các thông tin, số liệu thống kê, các báo cáo hằng năm về hoạt động và kết quả
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Thanh
Hóa do các bộ phận chức năng của Agribank Thanh Hóa cung cấp.
 Thông tin, số liệu sơ cấp:
Để đảm bảo tính khách quan, đa chiều và toàn diện trong phân tích, đánh giá về


́

thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thanh Hóa, từ đó có cơ sở đề


́H

xuất các giải pháp phát triển dịch vụ như mục tiêu mà đề tài đề ra, tác giả tiến hành thu
thập các thông tin sơ cấp qua điều tra khảo sát theo bảng hỏi được chuẩn bị trước đối
với các nhóm đối tượng có liên quan gồm: (1) lãnh đạo phụ trách dịch vụ và cán bộ,

nh

giao dịch viên đang làm việc tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa; (2) khách hàng
sử dụng dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt của Chi nhánh.

Ki

Để thu thập thông tin sơ cấp, bảng câu hỏi được thiết kế có hai phần chính. Phần
đầu được thiết kế để thu thập những thông tin chung về cá nhân người được phỏng vấn

ho


̣c

như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn,… Phần hai thiết kế để thu thập những thông tin
về nội dung chính của cuộc điều tra. Thang Likert 5 mức độ được sử dụng để lượng hóa

ại

sự lựa chọn của đối tượng đối với nhận định về tiêu chí. Trong đó, tương ứng là: 1 điểm

Đ

- Rất không đồng ý; 2 điểm - Không đồng ý; 3 điểm - Bình thường; 4 điểm - Đồng ý; và
5 điểm - Rất đồng ý với ý kiến được đưa ra.

̀ng

- Xác định kích thước mẫu

ươ

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sử dụng phương pháp ước
lượng thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair & Ctg 1988), theo Hair và

Tr

Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát thỏa mãn công
thức:

n =5*m


Trong đó: n là cỡ mẫu
m là số lượng câu hỏi trong bài
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần được tính theo công thức:
n = 50 + 8*m
Trong đó: n là cỡ mẫu

4


m là số nhân tố độc lập
Với thang đo chất lượng nguồn nhân lực mà đề tài sử dụng, có tất cả 5 biến độc lập
trong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số
lượng phiếu khảo sát phát ra là 170 phiếu, tổng số phiếu thu về là 165 phiếu. Sau khi loại bỏ
các phiếu không hợp lệ (do thiếu thông tin cần thiết hoặc mâu thuẫn), dữ liệu được làm


́

sạch, số phiếu còn lại (150 phiếu) được nhập vào máy tính để xử lý và phân tích phục vụ

4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu


́H

các mục tiêu nghiên cứu.

Các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các phương pháp và công cụ sau đây
để xử lý và tổng hợp phục vụ việc phân tích:


nh

+ Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để phục vụ việc hệ thống hóa và

Ki

tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để phản ánh mức độ đạt được của

ho

̣c

các chỉ tiêu theo không gian và thời gian.

+ Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được thực hiện trên

ại

máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng gồm Microsoft Excel và SPSS 16.0.
4.3. Phương pháp phân tích

Đ

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các bảng tần suất để đánh giá những đặc

̀ng

điểm cơ bản của mẫu điều tra thông qua việc tính toán các tham số thống kê như: giá


ươ

trị trung bình (mean), sử dụng các bảng tần suất mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)

Tr

+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: nhằm loại bỏ các biến không phù hợp và hạn

chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Qua đó, các biến quan sát có tương quan
biến tổng Item-Total Correlation < 0,3 thì bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số
tin cậy Cronbach Alpha > 0,6.
+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO:
Nếu trị số KMO từ 0,5  1: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu:

5


Nếu trị số KMO < 0,5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.
+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị số Eigenvalue - là đại lượng đại diện
cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm
tắt thông tin mới có ý nghĩa.
+ Hệ số tải nhân tố (factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa các


́

biến và các nhân tố. Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng



́H

0,5, những biến không đủ tiêu chuẩn này sẽ bị loại.

- Phương pháp kiểm định thống kê: phân tích ANOVA, kiểm định T-Test ...
+ Phương pháp phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để kiểm định sự

nh

khác nhau về giá trị trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của

Ki

khách hàng theo thang điểm Likert), qua đó thấy được có hay không sự khác biệt trong

ho

độ, giới tính,…với các giả thiết:

̣c

đánh giá giữa các ý kiến được đưa ra bởi các nhóm đối tượng khác nhau như theo trình

H0: Không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại.

ại

H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại.


Đ

(α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05)

̀ng

Nếu Sig ≥ 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0

ươ

Nếu Sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0

Tr

+ Kiểm định Independent - Samples T-test
Tại kiểm định Levene (kiểm định F)
Sig > 0,05: Sử dụng kiểm định T ở cột Equal Variances Assumed.
Sig ≤ 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal Variances Not Assumed.
Tại kiểm định T
Sig > 0,05: H0 chấp nhận, không có sự khác biệt

6


Sig ≤ 0,05: H0 bị bác bỏ, có sự khác biệt.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung chính của luận văn được thiết kế gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của
ngân hàng thương mại



́H


́

Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank
Thanh Hóa.

Tr

ươ

̀ng

Đ

ại

ho

̣c

Ki

nh

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
tại Agribank Thanh Hóa


7


Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI


́

1.1. Lý luận chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt


́H

1.1.1.1. Khái niệm

Thanh toán là thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc chuyển giao các phương
tiện tài chính từ một bên sang một bên khác. Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi

nh

hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức

Ki


năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương
đối với sự vận động của hàng hoá. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền

̣c

không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà còn được sử dụng để

ho

thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương,
đóng góp các khoản chi dịch vụ …

ại

Lưu thông không dùng tiền mặt là các quá trình tiền tệ thực hiện chức năng

Đ

phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trực tiếp bằng tiền mặt mà

̀ng

thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản ở ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc
bù trừ lẫn nhau giữa những người phải thanh toán và những người thụ hưởng.

ươ

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) chỉ được phát triển và hoàn thiện

trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế tài chính


Tr

đối nội cũng như đối ngoại. Sự phát triển rộng khắp của TTKDTM hiện nay là do yêu
cầu phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hoá. Bởi kinh tế hàng hoá phát triển càng
cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước càng lớn thì cần có những
cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.
Xét về mặt lý luận, TTKDTM là một hình thức vận động của tiền tệ. Ở đây, tiền
vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ để chuyển hoá hình thức giá trị của hàng hoá và
dịch vụ. Mặt khác, TTKDTM là nghiệp vụ có quá trình chứa đựng những công nghệ

8


tinh vi và phức tạp. Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán có thể sử dụng
tiền đủ giá (vàng) hoặc dấu hiệu giá trị. Trở ngại chính của tiền giấy và tiền kim loại là
chúng dễ bị đánh cắp và có thể tốn nhiều chi phí vận chuyển. Để khắc phục nhược
điểm này, cùng với sự phát triển của hệ thống thanh toán là sự ra đời của séc trong
hoạt động của ngân hàng hiện đại. Điều này cải tiến một bước rất quan trọng trong
thanh toán, nâng cao hiệu quả thanh toán. Chúng có thể được sử dụng bù trừ trong


́

thanh toán, giảm chi phí vận chuyển và đặc biệt là nó an toàn, ghi theo số lượng tiền
tuỳ ý. Tuy nhiên, nó có hai nhược điểm cơ bản: thanh toán chậm do không được ghi


́H


“Có” ngay vào tài khoản người thụ hưởng và chi phí in ấn, quản lý còn cao.

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách
trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người được hưởng. Các

nh

tài khoản này đều được mở tại ngân hàng. Thanh toán bằng tiền mặt là tổng thể quá

Ki

trình chu chuyển tiền mặt trong nền kinh tế quốc dân thông qua các chức năng phương
tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt thường

ho

̣c

được sử dụng trong quan hệ chi trả thông thường giữa nhân dân với nhau hoặc những
khoản giao dịch giá trị tiền nhỏ giữa các đơn vị kinh tế với nhau. [15]

ại

TTKDTM trong nền kinh tế quốc dân là tổng hợp các khoản thanh toán được
thực hiện bằng cách trích tài khoản hoặc bù trừ giữa các đơn vị thông qua cơ quan

Đ

trung gian là ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Nói cách khác,


̀ng

TTKDTM là hình thức dịch chuyển số tiền nhất định từ tài khoản của đơn vị này sang
tài khoản của đơn vị khác bằng các thể thức thanh toán của ngân hàng như: Uỷ nhiệm

ươ

chi, Uỷ nhiệm thu, Séc... thông qua ngân hàng để chi trả cho nhau ở cùng địa phương

Tr

hoặc khác địa phương.
1.1.1.2. Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
* Đối với nền kinh tế
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, TTKDTM giữ một vai trò rất quan trọng
đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế. Thật vậy, bất
kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa cho mình, do đó họ muốn sản phẩm của mình làm ra
phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản

9


xuất mới. Vì vậy, vấn đề thanh toán tiền hàng là vô cùng quan trọng, trong quá trình
trao đổi mua bán nếu đơn vị dùng tiền mặt thì sẽ gặp nhiều khó khăn về phương tiện
vận chuyển, bảo quản tiền, khả năng rủi ro cao.
TTKDTM được thực hiện qua ngân hàng trên mạng máy vi tính đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, chính xác cho các khách hàng đảm bảo an toàn
vốn và tài sản của họ.



́

Ngoài ra, TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ
đó có thể tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội như: in ấn, phát hành, bảo quản, vận


́H

chuyển, kiểm đếm.

Mặt khác, TTKDTM còn tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền
chuyển khoản. Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch

nh

hoá và lưu thông tiền tệ.

Ki

TTKDTM còn tạo điều kiện tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào tín
dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, phát huy vai trò điều tiết, kiểm tra của Nhà nước

ho

̣c

vào hoạt động tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, qua đó kiểm soát được lạm phát đồng
thời tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.


ại

* Đối với các ngân hàng thương mại
Với những yêu cầu đa dạng của các mối quan hệ kinh tế - xã hội, từ lâu đã có sự

Đ

tham gia của ngân hàng, ngân hàng trở thành trung tâm tiền tệ tín dụng thanh toán

̀ng

trong nền kinh tế và thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần không nhỏ vào thành
công của ngân hàng thương mại (NHTM). Cụ thể là:

ươ

- TTKDTM mặt tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng

Tr

thương mại. TTKDTM không những làm giảm được chi phí in ấn, bảo quản, vận
chuyển tiền mặt mà còn bổ sung nguồn vốn cho ngân hàng thông qua hoạt động mở tài
khoản thanh toán của các tổ chức kinh tế và các nhân. Khách hàng gửi tiền vào tài
khoản này với mong muốn được ngân hàng đáp ứng một cách kịp thời, chính xác các
yêu cầu thanh toán.
- TTKDTM thúc đẩy quá trình cho vay. Nhờ có nguồn vốn tiền gửi không kỳ
hạn, ngân hàng có cơ hội để tăng lợi nhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền
kinh tế. Do ngân hàng thu hút được một nguồn vốn có chi phí thấp nên trên cơ sở đó

10



hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân vay vốn ngân hàng để đầu tư,
phát triển sản xuất kinh doanh có lãi.
- TTKDTM giúp cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Trong thực tế, nếu
thanh toán bằng tiền mặt, sau khi lĩnh tiền mặt ra khỏi ngân hàng, số tiền đó không còn
nằm trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng nữa. Song, nếu thực hiện bằng hình thức
TTKDTM, ngân hàng thực hiện trích chuyển từ tài khoản của người phải trả sang tài


́

khoản của người thụ hưởng, hoặc bù trừ giữa các tài khoản tiền gửi của các NHTM
với nhau, ngân hàng sẽ có một vốn tạm thời nhàn rỗi, có thể sử dụng nguồn vốn đó để


́H

cho vay. Như vậy, thực chất của cơ chế tạo tiền gửi của hệ thống ngân hàng là tổ chức
thanh toán qua ngân hàng và cho vay bằng chuyển khoản. Vì vậy, khi thanh toán
không dùng tiền mặt càng phát triển thì khả năng tạo tiền càng lớn, do đó tạo cho ngân

nh

hàng lợi nhuận đáng kể.

Ki

- TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán.
TTKDTM tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn có hiệu


ho

̣c

quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian, qua đó tạo lập niềm tin của công
chúng vào hoạt động của hệ thống ngân hàng. Từ đó, mọi người dân, doanh nghiệp

ại

đều tham gia vào hệ thống thanh toán của ngân hàng. Như vậy, TTKDTM giúp ngân
hàng thực hiện được việc mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán, mở

Đ

rộng phạm vi thanh toán trong và ngoài nước, qua đó làm tăng lợi nhuận và giúp ngân

̀ng

hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
- TTKDTM thúc đẩy các dịch vụ khác. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

ươ

doanh của mình, NHTM không ngừng cải tiến đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau

Tr

để tối đa hoá lợi nhuận. Các dịch vụ này muốn phát triển được cần có sự hỗ trợ đắc lực
của TTKDTM vì nếu TTKDTM được tổ chức tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thực

hiện các dịch vụ trả tiền với khố lượng lớn một cách chính xác và nhanh chóng, qua đó
thu hút được ngày càng nhiều khách hàng hơn.
* Đối với khách hàng
Khai thác và sử dụng dịch vụ TTKDTM mang lại lợi ích kinh tế lớn cho khách
hàng, nhờ việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn, tiết kiệm được các chi phí phát sinh; góp
phần giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cụ thể:

11


- Dịch vụ TTKDTM đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn và bảo mật cho
khách hàng khi sử dụng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mức độ ứng dụng công
nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng
cao, chỉ bằng một lệnh của một chủ tài khoản, một giao dịch có thể được thực hiện
ngay không kể không gian và địa điểm giao dịch nhờ công nghệ mạng, công nghệ
chuyển tiền điện tử, công nghệ online ...


́

- Sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán
được các Ngân hàng thương mại cung cấp, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều sự


́H

lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ sao cho có lợi nhất.

Như vậy, TTKDTM không đơn thuần là việc chi trả tiền, mà hàm nghĩa rộng hơn
là chuyển tải luồng vốn trong nền kinh tế từ nơi này đến nơi khác, hỗ trợ trực tiếp cho thị


nh

trường liên ngân hàng và thị trường tài chính phát triển. Trong xu thế quốc tế hóa hiện

Ki

nay, khi mà thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mở rộng thì thanh toán không chỉ
giới hạn trong phạm vi một quốc gia nữa mà tiến tới thanh toán đa phương.

ho

̣c

Ở Việt Nam, sự phát triển của công nghệ điện tử, tin học trong công tác
TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới

ại

và khu vực. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận chỗ đứng của thanh toán bằng tiền
mặt mà phải có sự kết hợp khéo léo, sáng tạo, vận dụng những tiện ích của cả thanh

Đ

toán sử dụng tiền mặt và TTKDTM trong từng trường hợp cụ thể. Từ đó phát triển

̀ng

kinh tế nước nhà ngày càng ổn định, bền vững và hưng thịnh hơn.
1.1.2. Các hình thức TTKDTM của ngân hàng thương mại


ươ

1.1.2.1. Thanh toán Séc (cheque)

Tr

Séc là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện thể hiện dưới dạng chứng từ của

người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho
người có tên trong Séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc
một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra Séc cũng có thể
được định nghĩa là một hối phiếu ký phát đòi tiền một ngân hàng, thanh toán ngay khi
có yêu cầu.
Các bên liên quan đến thanh toán Séc gồm:
Bên ký phát (bên phát hành): là người ký tờ Séc để ra lệnh cho ngân hàng.

12


Bên thanh toán: là ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.
Luật pháp của đa số các quốc gia cho phép Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều
người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời hạn hiệu lực của Séc.
Séc thanh toán có nhiều nhiều cách phân loại khác nhau:
Theo cách xác định người thụ hưởng, gồm:


́


Séc lệnh: trả tiền cho cá nhân hoặc thực thể có tên ghi trên Séc hoặc trả cho bên

Séc vô danh: trả tiền cho người nắm giữ tờ Séc.


́H

được chuyển nhượng.

Theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn trong thanh toán séc:

Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.

nh

Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể

Ki

được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng.
Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường

ho

̣c

chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng.
Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó.

ại


Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện
cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Đ

Theo mức độ đảm bảo sẽ nhận được tiền cho người thụ hưởng:

̀ng

Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ
hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ

ươ

nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.

Tr

Séc bảo chi: là tờ Séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài

khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này,
ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc.
Khi xuất trình Séc người nắm giữ xuất trình tại ngân hàng được chỉ định ghi
trên Séc; hoặc ngân hàng làm dịch vụ thanh toán (ngân hàng nhờ thu). Phương thức
này phổ biến hơn do thuận tiện cho người thụ hưởng.
Trường hợp Séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực
hiện thanh toán cho người thụ hưởng, nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy

13



trình như sau: Ngân hàng nhờ thu nhận Séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để
khi Séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại Séc. Tiếp
theo họ gửi Séc đến ngân hàng bị ký phát, ngân hàng này sẽ kiểm tra tờ Séc và nếu
hợp lệ, tài khoản của người ký phát còn đủ tiền thì tài khoản của người ký phát sẽ bị
ngân hàng ghi nợ. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát
được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ Séc.


́

Séc sẽ không được thanh toán trong những trường hợp: Người ký phát đình chỉ
hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc; Tài khoản của người ký phát không đủ tiền; Chữ ký


́H

trên Séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng.

Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ Séc bằng chữ và bằng số
không giống nhau; ngày tháng đề trên Séc là một ngày trong tương lai; không có tên

nh

của người hưởng lợi ghi trên Séc; Séc bị sửa đổi không hợp lệ; Séc nhàu nát, rách mà

Ki

không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; Séc được hai ngân hàng gạch chéo

nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó với ngân hàng thanh toán...

ho

̣c

Trường hợp Séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không
đủ tiền gọi là Séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà

ại

người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ
hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các

Đ

quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng

̀ng

thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ
không chấp nhận thanh toán bằng Séc đối với những người đã từng ký phát Séc không

ươ

đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát Séc không đủ khả

Tr

năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát Séc.

1.1.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi – Chuyển tiền
a. Uỷ nhiệm chi (chuyển tiền)

Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
trích một số tiền nhất định từ tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung
ứng hàng hoá, dịch vụ, hoặc nộp thuế, thanh toán nợ.v.v...
Uỷ nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở
cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng, khác tỉnh. Ủy nhiệm chi phải do khách

14


hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả
cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản của khách hàng là
không được phép trừ trường hợp đã có thỏa thuận trước bằng văn bản.
Ủy nhiệm chi không có nghĩa là ủy nhiệm cho ngân hàng chi hộ, mà phải do
khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào lệnh đó để trích tiền từ tài khoản
khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng. Việc ngân hàng tự động trích tài khoản


́

của khách hàng là không được phép trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản.
Ủy nhiệm chi bao gồm các loại:


́H

- Chuyển tiền trả sau: là hình thức trả sau và chuyển tiền trả cho người bán
hay chủ nợ khi nhận hàng.


- Chuyển tiền trả trước: là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả

nh

sau chỉ khác ở chỗ người mắc nợ lập lệnh chuyển tiền và do đó chủ nợ nhận được tiền

Ki

trước khi giao hàng.

Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm chi, gồm:

Người chuyển tiền: là người mua, người nhập khẩu, hay người mắc nợ.

-

Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền.

-

Ngân hàng đại lý: là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ

ại

ho

̣c

-


đại lý với ngân hàng chuyển tiền.

Người thụ hưởng: là người bán, người xuất khẩu hay chủ nợ.

Đ

-

̀ng

b. Uỷ nhiệm thu (nhờ thu)
Uỷ nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập, nhờ ngân hàng phục

ươ

vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho

Tr

đơn vị bên mua theo hợp đồng thoả thuận. Hay nói cách khác, uỷ nhiệm thu là phương
thức thanh toán trong đó chủ nợ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng
dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mắc nợ
mình dựa trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra.
Các bên liên quan đến Uỷ nhiệm thu, gồm:
- Người uỷ nhiệm thu (Principal): là bên uỷ quyền sử lý nghiệp vụ nhờ thu cho
Ngân hàng. Người uỷ nhiệm thu chính là chủ nợ.
- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): ngân hàng phục vụ người uỷ nhiệm thu.

15



- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là ngân hàng xuất trình chứng từ cho
người trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ.
- Người trả tiền (Drawee): người xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu.
1.1.2.3. Thanh toán Thư tín dụng
Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu
cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) theo đó Ngân


́

hàng thực hiện yêu cầu của người mở thư tín dụng để trả tiền hoặc uỷ quyền cho ngân
hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất


́H

trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

Thư tín dụng dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên
mua phải có đủ tiền để chi trả khi đến hạn thanh toán đã thoả thuận và phù hợp với số

nh

tiền hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký. Được áp dụng để thanh toán

Ki

giữa hai khách hàng cùng hệ thống (vì liên quan đến ký hiệu mật và việc ứng vốn)

hoặc hai ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn (phải qua một ngân hàng trung

ho

̣c

gian là ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng phục vụ người mua và có tham gia
thanh toán bù trừ với Ngân hàng của người bán).

ại

Thư tín dụng được mở theo yêu cầu của người mua, người mua phải trích tài
khoản tiền gửi của mình (hoặc vay ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá

Đ

đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng. Ngân hàng bên bán phải báo cho bên thụ hưởng

̀ng

biết có thư tín dụng đã mở.

Thời hạn hiệu lực của Thư tín dụng thường là 3 tháng kể từ khi ngân hàng bên

ươ

mua nhận được yêu cầu mở thư tín dụng. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng chỉ thanh

Tr


toán cho đơn vị hưởng hiệu lực. Mọi tranh chấp về hàng hoá đã giao về tiền hàng đã
trả đều do hai bên mua bán tự giải quyết thông qua trọng tài kinh tế theo quy định thực
hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do phòng Thương mại quốc tế Pari ban hành
năm 1990 và sửa đổi năm 1993 (UCP 500 và sửa đổi). Hiện nay thư tín dụng được áp
dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế, còn trong nước thì hầu như không áp
dụng vì Thư tín dụng có nhược điểm: quá trình thanh toán phức tạp kéo dài lại phải ký
gửi tiền tại ngân hàng làm ứ đọng vốn của người mua....
1.1.2.4. Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng

16


Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM do ngân hàng hoặc các tổ chức
chuyên biệt phát hành cấp cho khách hàng, được sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân
hàng đại lý, các máy rút tiền tự động hoặc thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở
chấp nhận thẻ trong phạm vi số dư tài khoản hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa
các tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ.
Có nhiều tiêu chí để phân loại Thẻ thanh toán.


́

Căn cứ theo chủ thể phát hành, Thẻ thanh toán bao gồm 2 loại:

Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ giúp cho khách hàng sử dụng linh động


́H

tài khoản của mình tại Ngân hàng, hoặc sử dụng một khoản tiền bằng thẻ tín dụng do

ngân hàng cấp. Loại thẻ này hiện nay được sử dụng rất phổ biến ở quy mô toàn cầu (ví
dụ: thẻ Visa, thẻ Master, ...).

nh

Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ do các tổ chức không

Ki

phải ngân hàng phát hành. Chủ yếu là các loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn
kinh doanh lớn như: Dinner Club, Amex, ... Các loại thẻ này được phép lưu hành trên

ho

̣c

toàn cầu. Ngoài ra, còn có một số loại thẻ do các công ty phát hành như: thẻ chi tiêu
(Private Label Retail Card), thẻ của các công ty xăng dầu (Oil Company Card).

ại

Theo tính chất thanh toán, thẻ được chia thành 3 loại:
- Thẻ tín dụng (Credit Card): Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo

Đ

đó chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại những nơi chấp nhận loại thẻ

̀ng


này hoặc rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng theo hợp đồng. Chủ thẻ sẽ không phải trả
lãi phát sinh từ số tiền đã sử dụng nếu hoàn trả số tiền này đúng kỳ hạn. Tất cả các

ươ

giao dịch thẻ tín dụng đều thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử (Electronic Funds

Tr

Transfer System – EFTS) với sự trợ giúp của hệ thống viễn thông điện tử. Thẻ tín
dụng có hai chức năng: (1) là công cụ thanh toán thuận lợi cho tất cả các loại hàng hóa,
dịch vụ (chủ thẻ có thể mua hàng mà không cần đến các cửa hàng mà chỉ việc cung
cấp cho người bán số thẻ tín dụng của mình) và (2) Cung cấp cho khách hàng một
khoản tín dụng tiêu dùng.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): sử dụng giống thẻ tín dụng, nó cũng cho phép chủ
thẻ thanh toán cho người bán thông qua hệ thống chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tài
khoản trong ngân hàng của chủ thẻ (khách hàng) tới tài khoản của người bán.

17


×