Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn để viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ qua bài thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.46 KB, 5 trang )

Vận dụng kiến thức liên môn để viết bài văn cảm nhận về vẻ đẹp
tâm hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ qua bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ
Chí Minh.
BÀI LÀM
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái
tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc
đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam…”
(Bác Hồ Một tình yêu bao la – Thuận Yến)
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ kính yêu
của dân tộc Việt Nam mà Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ở Người, tâm
hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ cách mạng luôn hòa quyện và thống nhất.
Trong các sáng tác thơ văn của Người, tình yêu thiên nhiên luôn chiếm một
vị trí quan trọng. Trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp ở
chiến khu Việt Bắc, dù bận trăm công nghìn việc nhưng tâm hồn Bác vẫn
luôn gần gũi với thiên nhiên. Trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi
thẳm: một bóng cây, ánh trăng khuya, tiếng suối xa… đã khơi gợi tâm hồn
thi sĩ của Người. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ được Bác viết
trong một hoàn cảnh như thế.
Mở đầu bài thơ “Cảnh khuya” là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh suối
rừng và trăng ngàn Việt Bắc:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Hai câu thơ như gợi lên trước mắt ta một bức tranh sơn thủy thật đẹp.
Ta có thể hình dung nhà thơ như đang thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì
rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vọng lại.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Phép so sánh thật độc đáo và mới lạ: Âm thanh của tự nhiên được so
sánh với âm thanh của con người. Suối là vẻ đẹp của chốn lâm tuyền, của
núi rừng Việt Bắc. Ví tiếng suối với tiếng hát, khúc nhạc rừng được ví với
tiếng hát xa êm ái, ngọt ngào của con người. Nghĩa là Bác đã lấy con người
làm chủ. Với cách miêu tả như vậy làm cho âm thanh cảnh khuya nơi chiến


khu Việt Bắc trở nên gần gũi, sống động, mang hơi ấm và sức sống con
người. Đó chính là nét mới trong thơ của Bác.
Câu thơ làm ta liên tưởng đến tiếng suối trong “Côn Sơn ca” của Ức
Trai hơn 600 năm về trước:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
Hai hồn thơ bỗng trở nên gần gũi, thân thiết. Như chúng ta biết,
Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là để ở ẩn, xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối,


đá, thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến với chốn lâm tuyền Việt Bắc
nhưng là để làm cách mạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp.
Và suối đã trở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong suốt
những năm dài kháng chiến gian khổ. Và đây cũng chính là điểm khác biệt
giữa Bác Hồ với các danh nho xưa.
Câu thơ miêu tả tiếng suối nhưng còn gợi ra được cả không gian thanh
vắng, tĩnh lặng của cảnh khuya, làm tăng thêm cái thanh vắng và tĩnh mịch
của núi rừng. Đó chính là nghệ thuật “lấy động tả tĩnh” – một thủ pháp nghệ
thuật nổi bật của thơ cổ: Lấy cái động (là tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh
(là cảnh khuya). Âm thanh tiếng suối khiến cho đêm khuya vắng lặng như
chợt tỉnh. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy, nghe
văng vẳng như tiếng hát ai đó cất lên nhẹ nhàng, trong trẻo, như lan tỏa,
ngân vang khắp núi rừng.
Nếu như câu thơ thứ nhất miêu tả âm thanh tiếng suối thì câu thơ thứ
hai gợi tả hình ảnh trăng ngàn:
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Câu thơ gợi lên vẻ đẹp hài hoà của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được
nhân hóa rất thơ mộng cùng với điệp từ “lồng” làm cho cảnh vật thiên nhiên
trở nên hữu tình, huyền ảo. Dưới con mắt của Bác, ánh trăng bao trùm, đan
dệt. Một bức tranh thiên nhiên có không gian, đường nét, màu sắc. Có dáng

vươn cao tỏa rộng của vòm cổ thụ; có dáng cao thấp của những khóm hoa.
Ánh trăng chiếu rọi xuống lấp loáng, lồng vào cành lá tạo thành những mảng
đen – trắng, sáng – tối; bóng cây, bóng lá, bóng hoa đan xen, hòa quyện; in
bóng trên mặt đất như muôn nghìn bông hoa thêu dệt, lung linh, huyền ảo.
Thật đúng như lời người xưa thường nói: “Thi trung hữu nhạc, thi trung hữu
họa”.
Nếu như ở câu thơ thứ nhất có nhạc thì câu thơ thứ hai có họa. Nếu
câu một hay ở phép so sánh thì câu thứ hai hay ở điệp từ “lồng’. Bởi nó
khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya ở Việt Bắc không chỉ có lớp lang,
tầng bậc mà còn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Nét vẽ tinh tế, gam màu
nhẹ, tươi mát, sự phối sắc tài tình.
Hai câu thơ ngắn gọn, hàm súc, nhưng đã gợi ra trước mắt chúng ta
một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng và trăng ngàn Việt Bắc: trong
sáng, tươi đẹp vừa có nhạc, vừa có họa như dẫn ta vào chốn thần tiên. Ta có
cảm giác như Bác đang thả tất cả tâm hồn mình với thiên nhiên, vẻ đẹp của
thiên nhiên khiến cho tâm hồn Bác thật sự thanh thản; Người tạm quên đi
những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến. Tâm hồn thi sĩ tỏa sáng trong
những vần thơ đẹp.


Nếu như hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên cảnh khuya thì hai
câu sau là bức tranh tâm trạng của Bác Hồ - Tâm trạng “Người chưa ngủ”.
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trước hết là phép so sánh ước lệ ở câu thơ thứ ba: “Cảnh khuya như
vẽ”, vừa khái quát, vừa khẳng định bức tranh cảnh khuya tuyệt đẹp, đẹp như
tranh vẽ: có suối reo, trăng sáng, có cổ thụ và hoa rừng. Điệt ngữ “chưa ngủ”
cũng được dùng rất hay (Điệp lại ở cuối câu 3 và đầu câu 4) vừa nhấn mạnh
vừa thể hiện tâm trạng của Bác Hồ.
Có thể nói câu thơ thứ ba có vai trò như một bản lề khép mở ý thơ:

khái quát cảnh đẹp và mở ra tâm trạng con người – Người chưa ngủ. Đồng
thời điệp ngữ “chưa ngủ” còn nhấn mạnh lí do chưa ngủ của Bác Hồ. Vậy lí
do đó là gì? Phải chăng vì cảnh khuya qúa đẹp, đẹp như tranh vẽ nên Người
say mê ngắm cảnh và thao thức không ngủ được? Làm sao Bác có thể hờ
hững được? Bác chưa ngủ. Người không nỡ ngủ vì cảnh đẹp và thơ mộng
như vậy. Câu thơ cho ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên
nhiên của Bác Hồ.
Thế nhưng câu thơ thứ 4 còn nhấn mạnh một lí do quan trọng hơn
khiến Bác Hồ chưa ngủ, không ngủ được: không chỉ vì say mê cảnh đẹp mà
là vì Bác “lo nỗi nước nhà”.
Đọc đến câu thơ thứ ba, người đọc tưởng nhà thơ vì say đắm cảnh đẹp
thiên nhiên, xúc động thao thức, không ngủ được. Nhưng đến câu thơ thứ tư,
thì ra nguyên nhân chủ yếu khiến Người không ngủ được không phải vì
“cảnh khuya như vẽ” mà đó là vì “lo nỗi nước nhà”.
Chúng ta biết rằng, trong những năm đầu, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của dân tộc ta vô cùng gian khổ. Cách mạng Tháng Tám vừa
mới thành công, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như ngàn cân
treo sợi tóc: nạn giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…Bởi vậy nên Bác luôn
cánh cánh bên lòng nỗi niềm cứu nước,cứu dân. Người lo cho dân, lo cho
nước, lo cho cuộc kháng chiến còn nhiều gian khổ. Bác cũng đã từng nói:
“Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ
không yên”. Nhà thơ Minh Huệ cũng đã từng viết rất xúc động về nỗi lo của
Bác trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”:
“… Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Ngoài trời mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt



Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau”.
Và chính Bác cũng đã từng nói về nỗi lòng canh cánh ấy trong bài thơ
“Không ngủ được” trích tập thơ “Nhật kí trong tù”:
“Một canh … hai canh … lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”
Như chúng ta biết, “Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Lớn lên chứng
kiến cảnh nước mất, nhà tan, Người luôn đau đáu trong lòng một nỗi niềm
cứu nước, cứu dân.
Ra đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi. Trải qua hơn 30 năm bôn
ba khắp năm châu. Tháng 2 năm 1941, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo
cuộc cách mạng của dân tộc.
Trong những ngày kháng chiến chống Pháp gian khổ và ác liệt, Bác đã
cùng bộ đội ta nếm mật nằm gai. Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô
kháng chiến.
“Nơi đây sống một người tóc bạc
Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non”
Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc: Một đời vì nước, vì dân.
Trở lại với bài thơ “Cảnh khuya”, từ những nỗi lo ấy, câu thơ đã cho
ta hiểu được tình cảm yêu nước sâu nặng cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao
đối với vận mệnh dân tộc của Bác Hồ.
Với cách kết thúc bất ngờ mà tự nhiên, có sức nặng. Từ tả cảnh sang
tả tâm trạng; thao thức chưa ngủ ở câu ba, bồn chồn chưa ngủ ở câu bốn. Bài

thơ dừng lại ở “nỗi nước nhà”. Người đọc liên tưởng đến tình hình kháng
chiến khó khăn, gian khổ, gay go ở thời điểm năm 1947 đang diễn ra chiến
dịch Việt Bắc – Thu Đông và nỗi nỗi niềm day dứt non nước của nhà thơ,
người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đó.
Đến đây ta càng hiểu rõ hơn về nỗi niềm canh cánh trong lòng Bác.
Đó chính là nỗi lo vì dân, vì nước. Nỗi lo ấy đã khiến cho “Cả một đời Bác
có ngủ yên đâu”.
Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở hai câu như một bản lề mở ra hai phía tâm
trạng trong một con người: Say mê cảnh đẹp tự nhiên và nỗi lo việc nước.


Hai nét tâm trạng ấy luôn thống nhất trong con người của Bác, thể hiện sự
hoà hợp giữa tâm hồn thi sĩ và tinh thần chiến sĩ trong vị lãnh tụ cách mạng
vĩ đại Hồ Chí Minh.
Sau khi học xong bài thơ “Cảnh khuya”, chúng ta càng cảm mến và
trân trọng tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước sâu nặng cùng tinh thần
trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnh dân tộc. Đó là những điều
mà mỗi người học sinh chúng ta thấy cần phải học tập ở Người. Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ phải thể hiện bằng những hành
động cụ thể, thiết thực. Mỗi học sinh cần phải rèn cho mình tình cảm yêu
thiên nhiên,tình yêu quê hương, đất nước; biết sống có trách nhiệm với gia
đình, với quê hương, đất nước; nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành con
ngoan trò giỏi xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ năm xưa: “Non sông Việt
Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang, sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn vào công học tập của các cháu”.
hiện tốt 5 Điều
Bác Hồ dạy thiếu n
“Vâng lời Bác kính yêu
Chúng cháu nguyện học

giỏi
Thực hiện tốt 5 Điều
Bác Hồ dạy thiếu nhi!”



×