Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

GIÁO ÁN Truyện Giọt nước tí xíu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.26 KB, 5 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG

GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP QUẬN

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

Chủ đề : Nước và các hiện tượng tự nhiên

Đề tài : Truyện « Giọt nước tí xíu »

Người thực hiện: Bạch Thị Hồng Hạnh
Lớp mẫu giáo lớn A2

Năm học: 2011 - 2012


Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI :

Truyện “Giọt nước tí xíu” ( Đa số trẻ chưa biết)
Đối tượng dạy: Trẻ mẫu giáo lớn A2
Số lượng:
23-24 trẻ
Thời gian:

30 - 35 phút.

Người thực hiện: Bạch Thị Hồng Hạnh


I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện : Giọt nước Tí Xíu và những
người bạn, ông Mặt trời, mẹ Biển Cả, mây, gió...
- Trẻ biết nội dung của truyện « Giọt nước tí xíu » : Có một giọt nước tí xíu cùng
bạn bè của mình được ông mặt trời đưa đi khắp mọi nơi. Gió lạnh làm cho họ xích lại
gần nhau tạo thành những đám mây đen rồi rơi xuống từng giọt. Đó chính là mưa.
2. Kỹ năng:
- Trẻ nghe, hiểu nội dung của truyện
- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật, tập trung chú ý trong khi học.
- Trẻ hứng thú với nội dung bài học.
4. Tích hợp:
- Văn học: Cho trẻ đọc bài đồng dao “Ông Sấm, ông Sét”
- Âm nhạc: Trẻ nghe và hát một số bài trong chủ đề: “Cho tôi đi làm mưa với”,
“Mây và gió”, “Em hát gọi mặt trời”…
- Kĩ năng sống: Cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật tranh cát. của âm nhạc…
II. CHUẨN BỊ:
- Phục trang, đạo cụ: 2 bộ váy choàng (một bộ màu xanh, một bộ màu đen), Mũ
và dối dẹt giọt nước, mây trắng, mây đen,
- Phần kể bằng tranh cát động: Hệ thống bàn kính, có ánh đèn, máy quay nối
trực tiếp với máy chiếu, cát.


- Phần đóng kịch của cô: Thiết kế Powerpoint có các hình ảnh: Biển, mặt trời,
mây, mưa… phù hợp với nội dung tiết học, sân khấu có vẽ cảnh biển.
- Đàn ghi sẵn bài: Cho tôi đi làm mưa với, Em hát gọi mặt trời, Mây và gió…
* Địa điểm học: Phòng học đa năng sạch, sắp xếp gọn đẹp phù hợp.


III. TIẾN HÀNH
CÁC BƯỚC
TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ

1. BƯỚC 1: Ổn định tổ chức - Gây hứng thú

HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Trẻ đọc đồng dao

- Trẻ ngồi xúm xít đọc bài đồng dao: “Ông Sấm,
ông Sét”
- Có tiếng sấm, sét nổi lên. Cô hóa trang thành giọt
nước Tí Xíu bay ra và hỏi trẻ:
+ Đây là đâu? Vì sao tôi lại ở đây?

Trẻ cùng nhau đoán

- Các bạn có muốn biết vì sao tôi lại ở đây không?
Tôi sẽ kể lại về chuyến phiêu lưu của tôi cho các
bạn nghe nhé!
2. BƯỚC 2: Nội dung chính
a.Kể truyện cho trẻ nghe
* Lần 1: Cô kể kết hợp nét mặt, cử chỉ.
- Sau khi kể xong, cô hỏi trẻ: Trong chuyến phiêu
lưu của tôi các bạn thấy có ai xuất hiện?

- Trẻ nghe, xem cô kể.


- Các bạn hãy giúp tôi đặt tên cho câu chuyện nhé!
- Câu chuyện của tôi có tên: Giọt nước tí xíu

- Trẻ đặt tên giúp cô.

- Tôi thấy các bạn rất thích câu chuyện của tôi.
Bây giờ tôi sẽ kể lại cho các bạn nhé!
* Lần 2: Kể trên tranh cát động.
- b. Giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm.
+ Bạn nào giỏi nhắc lại tên truyện của tôi?
+ Trong truyện có những ai?

- Giọt nước tí xíu
- Có Tí xíu, ông Mặt
trời, mẹ Biển Cả...


+ Bạn Tí Xíu là ai? Bạn đến từ đâu?

- Tí Xíu là một giọt
nước ở biển cả.

+ Một buổi sáng, Tí Xíu đang chơi đùa cùng các

- Tí Xíu được ông Mặt

bạn thì chuyện gì đã xảy ra?

trời rủ đi chơi.


+ Ông Mặt trời làm gì để giúp Tí Xíu bay lên

- Ông vén mây, chiếu

được?

ánh nắng để Tí Xíu
biến thành hơi.

- Sau khi chào mẹ Biển Cả, Tí Xíu và các bạn đã

- Các giọt nước đã hợp

bay đi đâu?

thành mây, bay vào đất
liền, qua những dòng
sông…

- Khi một cơn gió lạnh thổi qua làm các bạn giọt

- Các bạn đã xích lại

nước thấy rét thì các bạn đã làm gì?

gần nhau tạo thành một
khối đông đặc.

- Sau khi sấm sét nổi lên, gió thổi mạnh thì chuyện - Các bạn trở thành

gì đã xảy ra?

những giọt nước trong
vắt tuôn xuống thành
mưa.

c. Đóng kịch theo nội dung truyện.
* Để các bạn hiểu rõ hơn về chuyến phiêu lưu của
tôi. Các bạn cùng xem tôi kể lại nhé!
- Cô bài trí sân khấu có cảnh biển, sóng nước,
thuyền buồm...

- Trẻ xem cô biểu diễn

- Cô độc diễn 2 nhân vật: Tí Xíu và ông Mặt

và hưởng ứng theo.

trời,cùng với sự hỗ trợ của dối dẹt, âm nhạc, hiệu
ứng trên các slide đã được thiết kế sẵn.
3. BƯỚC 3: Kết thúc tiết học

- Cả lớp đứng theo đội

* Các bạn ơi! Các bạn có muốn cùng bạn Tí Xíu

hình vòng tròn và vận

đi phiêu lưu với ông mặt trời không? Các bạn hãy


động cùng cô.

hát để gọi ông mặt trời lên nhé!


- Cô cùng trẻ hát, múa: “Em hát gọi mặt trời”



×