Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tập hợp các giáo án giảng dạy dành cho trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 39 trang )

TRUYỆN QUA ĐƯỜNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾
Hoạt động : Làm
quen văn học
Đề tài

: Truyện

Chủ đề

: Phương

Độ tuổi

:5–6

Thời gian

: 30 - 35

“Qua đường”

tiện giao thông

tuổi

phút
Người dạy : Nguyễn
Thị Lộc


I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được trình tự diễn biến câu chuyện.
- Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên.
- Biết đóng kịch diễn tả đúng tính cách nhân vật và tâm trạng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ kỹ năng phát âm đúng, diễn đạt mạch lạc.
- Phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, phán đoán, tưởng tượng của trẻ.
- Kỹ năng kể chuyện diễn cảm, kỹ năng đóng kịch.
3. Thái độ:
- Qua câu chuyện trẻ biết sang đường đúng luật giao thông theo tín hiệu đèn.
II. Chuẩn bị:
- Powerpoint nội dung câu chuyện.


- Bài hát: Đèn xanh đèn đỏ (sáng tác: Lương Bằng Vinh).
- Trang phục trẻ đóng kịch, mô hình ngã tư đường phố.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú:
- Các con ơi!lại đây với cô nào. Hôm nay trời rất đẹp cả lớp chúng ta cùng đi chơi nha!. (lớp vừa đi vừa
đọc thơ đi chơi phố).
- Chào Minh, tại sao bây giờ con mới đi học?. (thưa cô vì con sang đường khi đèn đỏ đang bật nên chú
công an giữ con lại và dắt con qua đường ạ). Bạn nào biết vì sao chú công an giữ bạn Minh lại không
nhỉ?. (vì bạn Minh sang đường khi đèn đỏ đang bật và sang đường không có người lớn dắt).
- À! Đúng rồi đấy. Các con còn nhỏ nên khi sang đường cần có người lớn dắt và khi đèn xanh bật lên thì
mới được sang đường nhé!.
- Có một câu chuyện kể về hai chị em Thỏ khi qua đường chẳng chịu nhìn các tín hiệu đèn màu, không
biết điều gì sẽ xảy ra với hai chị em thỏ đây?. Các con muốn biết chuyện gì đã xảy ra với hai chị em
Thỏ thì lắng nghe cô kể câu chuyện Qua đường nhé!.
Hoạt động 2: Kể chuyện:.

- Lần 1: Cô kể diễn cảm.
- Hỏi trẻ tên câu chuyện.
- Cho trẻ hát: Đèn xanh đèn đỏ rùi chuyển đội hình.
- Lần 2 : Cô kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem powerpoint qua ti vi.
*. Trích dẫn, giải thích từ khó:
- “ Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, hai chị em Thỏ Trắng và Thỏ Nâu xin phép mẹ đi chơi”. Thế mẹ
đã dặn hai chị em Thỏ như thế nào?. (Các con đi đường nhớ cẩn thận nhé!).
- …“Ra đường, được ngắm trời ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em Thỏ nói cười ríu
rít”. Thỏ Nâu đã nói gì với em?. (Em xem kìa, trên cành cây có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt
sâu đấy).
- Thỏ Trắng cũng đã nói gì với chị Thỏ Nâu?. (Chị ơi, bên kia đường có vườn hoa đẹp quá, chị em mình
sang xem đi!).
- Thế rồi hai chị em Thỏ đã làm gì?. (Thỏ Trắng kéo chị Thỏ Nâu chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì
cả).
=> giải thích từ khó: “chạy ào”.
- Các con có biết “chạy ào” có nghĩa là gì không?
- Cô chốt lại: “chạy ào” có nghĩa là chạy rất nhanh, chạy mà không nhìn trước nhìn sau gì cả (cho trẻ
diễn tả hành động chạy ào).


- Khi hai chị em Thỏ chạy ào sang đường như vậy thì chuyện gì đã xảy ra?. (Thế là một loạt xe phanh
gấp lại kit…kit… nghe rợn cả người).
- Bác Gấu lái xe tải đã nói gì với hai chị em Thỏ?. (Hai cháu kia, tín hiệu đèn đỏ đang bật mà lại dám
chạy sang đường à).
- Chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám đã đến và dắt hai chị em quay lại vỉa hè. Chú cảnh sát đã nói gì
với hai chị em Thỏ?. (Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường).
- … “Từ hôm đó Thỏ Trắng và Thỏ Nâu luôn luôn nhớ lời khuyên của chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám:
Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi qua đường phải có người lớn dắt”.
*. Câu hỏi đàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?. Trong chuyện có những nhân vật nào?.

- Vì không nghe lời mẹ nên hai chị em nhà Thỏ đã như thế nào?.
- Thế Bác Gấu và chú Thỏ Xám đã căn dặn với hai chị em Thỏ điều gì?.
- Thế khi đi qua đường các con cần đi với ai?.
- Đèn gì thì được đi? Đèn gì thì dừng lại?.
=> Giáo dục trẻ: Khi các con đi qua đường thì phải có người lớn dắt, các con phải nhớ nhìn các biển tín
hiệu đèn màu trước khi qua. Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được qua.
*. Một phút chống mệt mõi: Các con vừa nghe câu chuyện về luật an toàn giao thông. Bây giờ các con
có muốn cùng cô đi khắp nơi tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông đến mọi người không nào?.
- Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài hát: Đèn xanh đèn đỏ (sáng tác Lương Bằng Vinh).
Hoạt động 3: Trò chơi đóng kịch:
- Cô sẽ thưởng cho lớp trò chơi đóng kịch theo nội dung câu chuyện.
- Ai thích dẫn truyện.
- Ai thích đóng vai Thỏ mẹ.
- Ai thích đóng vai Thỏ Trắng.
- Ai thích đóng vai Thỏ Nâu.
- Ai thích đóng vai chú cảnh sát giao thông Thỏ Xám.
- Ai thích đóng vai bác Gấu.
- Muốn đóng kịch được cô cháu mình phải hóa trang sân khấu nhé!. (cho trẻ mặc áo quần các nhân vật
và một số trẻ hóa trang sân khấu cùng cô).
- Lớp mình đã sẵn sàng diễn kịch chưa nào?.
- Cô giới thiệu các vai trẻ đóng, trẻ bắt đầu diễn.


Hoạt động 4: Cũng cố - kết thúc
- Các con được nghe cô kể câu chuyện gì?. Vậy qua câu chuyện này các con rút ra được bài học gì?.
(khi đi qua đường thì phải có người lớn dắt đi, phải nhớ nhìn các biển tín hiệu đèn màu trước khi qua.
Đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được qua).
- Cho trẻ hát bài hát: Đèn xanh đèn đỏ và nghỉ.

GIÁO ÁN KỂ CHUYỆN Ỏ LỚP HỌC CÔ RÙA


GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
Kể chuyện: Chuyện ở lớp học cô Rùa
Chủ đề:Thế giới động vật
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân

I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên tác giả
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Biết đóng kịch theo nội dung câu chuyện
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ.
- Rèn kỹ năng đóng kịch
3. Thái độ:


- Dạy trẻ biết bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ biết yêu biển và bảo vệ môi trường biển trong sạch.
II. Chuẩn bị:
- Một số slide về nội dung câu chuyện
- Rối Tôm Hùm, Cá Mú, Bạch Tuộc, Cô Rùa.
- Áo quần cho trẻ đóng kich.
- Nhạc không lời bài hát “ Bảo vệ Biển khơi”
III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động 1: Ổn đinh, tạo hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Rì rà, rì rà” 2 lần.
- Các con chơi có vui không? Thế các con vừa chơi về con gì nào? ( con Rùa). Con Rùa sống ở đâu?
( Nước ngọt và nước mặn). Cô đã sưu tầm được một câu chuyện về cô Rùa đấy bây giờ cô sẽ kể cho
các con nghe nhé.
Hoạt động 2: Kể chuyện
- Kể lần 1: Kể diễn cảm bằng hình ảnh
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? ( Chuyện ở lớp học cô Rùa)
+ Thế bây giờ lớp mình có muốn cùng cô Rùa đi bảo vệ Biển không?
+ Cô mở nhạc bài hát “ Bảo vệ biển khơi” , cho trẻ đứng dậy hát và về ghế ngồi.
- Kể lần 2: Kể diễn cảm bằng rối .
- Đàm thoại về nội dung câu chuyện
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Câu chuyện do ai sáng tác?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào? ( Cá Mú, Tôm Hùm, Bạch Tuộc, Cô Rùa).
+ Cá Mú đã rủ các bạn đi đâu? ( Vào bờ chơi)
+ Cá Mú và Tôm Hùm thấy bờ biển như thế nào? ( Bờ biển rất đẹp: có nhiều nhà to, cây xanh, đông
người đến tắm, các bạn nhỏ chơi thả diều, đá bóng).
+ Cá Mú còn thấy điều gì nữa? ( Các bạn nhỏ xả rác bừa bãi xuống biển)
+ Cái gì đã mắc vào chân Bạch Tuộc? ( Túi rác)


+ Túi rác có mùi như thế nào? ( Mùi hôi nồng nặc, nước chảy ra làm ô nhiễm cả một vùng)
* Giải thích từ khó “ Ô nhiễm”
+ Bạn nào giỏi cho cô biết “ Ô nhiễm” là thế nào nhỉ? ( là nhiễm bẩn, là nước bị đổi màu).
+ Khi nghe cá Mú thắc mắc cô Rùa đã nói điều gì? ( Nếu con người không có ý thức bảo vệ biển, bảo vệ
môi trường, cứ vứt rác bừa bãi ra sông, ra biển thế này thì môi truờng của chúng ta sẽ bị ô nhiễm, rồi
cô cháu mình cũng không sống nổi nữa đâu. Bây giờ cô phải bơi xung quanh biển để hát vang bài ca
kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường biển mới được)
+ Qua câu chuyện các con thích nhân vật nào nhất? Vì sao?

* Giáo dục
+ Lớp mình đã có ai được đi chơi biển nào?
+ Khi đi chơi biển các con phải làm gì nào? ( Phải bảo vệ biển)
+ Để bảo vệ biển các con phải làm gì? ( Không vứt rác xuống biển, thấy rác phải lượm vứt vào thùng
rác).
Hoạt động 3: Trò chơi đóng kịch ( 10 – 12 phút)
Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi đóng kịch theo nội dung câu chuyện nhé!
- Ai thích đóng vai Tôm Hùm?
- Ai thích đóng vai cá Mú?
- Ai thích đóng vai Bạch Tuộc?
- Ai thích đóng vai Cô Rùa?
- Muốn đóng kịch được thì cô cháu mình phải hoá trang sân khấu nhé! ( Cho trẻ vào mặc áo quần các
nhân vật và 1 số trẻ hoá trang sân khấu)
- Lớp mình đã sẵn sàng diễn kịch chưa nào?
- Bây giờ cô sẽ là người dẫn chuyện, cô giới thiệu các vai trẻ đóng.
- Câu chuyện bắt đầu: cô dẫn chuyện, trẻ diễn.
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “ Bảo vệ biển khơi”


NGƯỜI SOẠN: NGUYỄN THỊ VÂN

TIẾT KỂ CHUYỆN BA ANH EM
Truyện: BA ANH EM
1.1.Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe, kể cho trẻ.

c. Thái độ:
- Trẻ biết yêu quý các nghề.
1.2. Chuẩn bị:
- Các slai nội dung câu chuyện.
- Đoạn phim.
- Tranh chơi trò chơi.
1.3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Hát bài “ Cháu thương chú bộ đội ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói đến ai?...
* Giáo dục trẻ: Biết yêu quý các nghề.


b. Hoạt động 2: Phát triển bài, Cung cấp kiến thức.
- Giới thiệu câu chuyện.
- Lần 1: Kể diễn cảm.


- Lần 2: Kể chuyện qua tranh.
*Trích dẫn làm rõ ý: Ngày xưa trong một ngôi nhà nọ, 1 ông cụ sống với 3 người con trai. Cụ muốn
cho các con học nghề bèn bảo các con, các con mỗi người hãy học lấy một
nghề…………………………………………Mọi người đều đồng ý thưởng ngôi nhà cho người em út, nhưng ba
anh em thương yêu nhau lắm. Họ vẫn chung sống cùng nhau trong 1 nhà và họ sống bên nhau hòa
thuận vui vẻ suốt đời.


*Đọc từ khó và giải thích từ khó: Khéo léo, như bay.

* Đàm thoại câu hỏi:

- Cô và các con vừa kể xong câu chuyện gì?(Trẻ).
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?(Trẻ).
- Ông cụ đã nói gì với các con?(Trẻ).
- Các con của ông cụ đã làm gì khi nghe người cha nói?(Trẻ).
- Người anh cả học gì, anh hai học gì, em út học gì?(Trẻ).
- Dù ông cụ cho người em út ngôi nhà nhưng ba anh em vẫn như thế nào? (Trẻ).


* Giáo dục trẻ: Qua câu chuyện giáo dục chúng ta ai cũng cần phải có 1 nghề để giúp ích cho gia
đình và cho xã hội và anh em phải luôn yêu thương nhau.
c. Hoạt động 3: Trò chơi: Gắn tranh theo nội dung câu chuyện.
- Cô nêu luật chơi và cách chơi.
- Cô tổ chức cho 2 đội chơi.
d. Hoạt động 4: Xem đoạn phim:
- Cho trẻ xem đoạn phim về câu chuyện.
* Kết thúc: Hát và nghỉ.

GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ CÁI U,Ư
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHƯ CÁI U - Ư
ĐỐI TƯỢNG: TRẺ 5-6 TUỔI
THỜI GIAN: 30-35 PHÚT
NGƯỜI DẠY: NGUYỄN THỊ VÂN
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phát âm đúng chữ cái u, ư.
- Trẻ nhận ra chữ cái “u,ư” trong từ trọn vẹn , thể hiện nội dung chủ điểm “ngành nghề”

- Trẻ nhận biết “ u ư” qua các chữ in thường, viết thường, in hoa.
2. Kỹ năng:
- So sánh và phân biệt chữ “u ư”.
- Trẻ biết sử dụng các kỷ năng vận động, chơi trò chơi chữ cái để phát triển khả năng nhận biết, phát
âm các chữ cái.
- Phát triển ngôn ngữ, tư duy ghi nhớ có chủ định.


3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết ơn, kính trọng người lao động, biết yêu quý sản phẩm người lao động làm ra.
- Cháu hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ;
* Đồ dùng của cô :
- Giáo án Điện tử, máy vi tính, máy chiếu, Tranh hòm thư, Tranh các cô bác nông dân gặt lúa.
- Các thẻ chữ cái: u ư cắt rời
- Câu đố, bài hát, Tranh lô tô có chứa chữ cái u ư.
* Đồ dùng của trẻ:
- Các thẻ chữ cái u ư
- Tranh lô tô có từ gặt lúa, hòm thư.
- Chiếu để ngồi cho trẻ, bài hát .
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1/ Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú (Slide1)
- Đố vui - Đố vui ( Trẻ đố gì, đố gì)
" Hạt gì mà trắng phau phau
Tên gọi như để nấu cơm ăn liền "
- Các con nhìn lên màn hình xem có đúng hạt gạo không nhé.
- Hạt gạo là sản phẩm của nghề nào? (Trẻ trả lời)
- Các cô, các bác nông dân đã làm thế nào để có được hạt gạo? (Trẻ trả lời)
- Các cô các bác nông dân có vất vả không? (Trẻ trả lời)
- Để nhớ ơn các bác nông dân chúng mình phải làm gì ? (Trẻ trả lời)

-À đúng rồi các con phải biết ơn các bác nông dân,và sản phẩm của họ làm ra nhé!
- Ngoài nghề nông ra thì trong xã hội chúng ta còn có rất nhiều ngành nghề khác như nghề may, dệt
dèn…cô thấy nghề nào cũng cao quý cả. Bởi thế các con phải biết yêu quý, kính trọng, học giỏi chăm
ngoan để trở thành người có ích cho xã hội nhé !
- Cho trẻ hát bài Bác đưa thư vui tính và chuyển đội hình.
2/ Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen chữ cái: u ư (Slide2)


a/ Làm quen chữ u:
- Cô có một bức tranh thể hiện sự vất vả của các cô, các bác nông dân khi làm ra hạt gạo.
- Các con hãy xem cô có bức tranh gì? (Trẻ trả lời)
- Các cô, bác nông dân đang làm gì? (Trẻ trả lời)
- Dưới bức tranh còn có từ gặt lúa, cả lớp đọc cùng cô.
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh (Trẻ đọc)
- Cô ghép thẻ chữ rời. (Trẻ xem)
- Hỏi trẻ chữ cái đã học trong từ gặt lúa.(Trẻ trả lời)
- Mời trẻ lên chọn chữ cái đã được làm quen trong từ( các chữ cái sẽ đổi màu nếu trẻ chọn đúng)
- Cô giáo thiệu: Hôm nay cô sẽ cho các con làm quen với chữ cái mới: Đây là chữ “u”
- Trình chiếu chữ u trên màn hình. (Trẻ xem)
- Phát âm mẫu 2-3 lần. khi cô phát âm chữ u miệng cô hơi chúm lại và hơi đẩy ra ngoài.
- Cho trẻ phát âm theo đúng chữ u .(Trẻ phát âm)
- Cho trẻ lên sờ và nhận xét chữ u cắt rời.( Trẻ sờ và nhận xét)
- Cô phân tích chữ u có 1 nét móc và 1 nét thẳng đứng.
- Ngoài chữ u in thường còn có chữ u viết thường( chữ U in hoa lên lớp 1 các con sẽ được học)
- Hỏi trẻ cấu tạo chữ u, cô củng cố lại
b/ Làm quen chữ ư: (Slide 3)
- Bây giờ các con chú ý nhìn lên màn hình cô có bức tranh vẽ gì nhé!
- Cô có bức tranh vẽ gì? ( Trẻ trả lời)
- Dưới bức tranh còn có từ hòm thư, cả lớp đọc cùng cô
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh (Trẻ phát âm)

- Cô ghép thẻ chữ rời .(Trẻ xem)
- Hỏi trẻ chữ cái đã học trong từ hòm thư .(Trẻ trả lời)
- Cô giới thiệu chữ cái mới: Chữ ư
- Phát âm mẫu 2-3 lần (Trẻ nghe cô)
- Cho trẻ phát âm theo cô (Trẻ phát âm)


- Ngoài chữ ư in thường còn có chữ ư viết thường( chữ Ư in hoa lên lớp 1 các con sẽ được học)
- Hỏi trẻ cấu tạo chữ ư, cô củng cố lại
c/ So sánh chữ u với chữ ư : (Slide4)
- Cho trẻ so sánh điểm giống nhau và khác nhau chữ u ư.( Trẻ so sánh)
- Giống nhau?
- Đều có một nét móc và một nét thẳng đứng.
- Khác nhau?
- Chữ u không có dấu móc, chữ ư có dấu móc.
Cô mời trẻ nhắc lại
* Cũng cố: Cho trẻ phát âm lại “ u ư” (Trẻ phát âm)
Chuyển tiếp: Cô thấy các con học rất ngoan, bây giờ cô sẽ cho các con chơi rất nhiều trò chơi nha!
3/ Hoạt động 3: Trò chơi :
a/ Trò chơi 1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh ( Slide 5)
- Luật chơi: Nghe cô nói chọn chữ cái nào hoặc tranh lô tô nào thì các con chọn và đưa lên.
- Cách chơi:
- Trẻ chơi 3-4 lần
b/ Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh( Slide 6)
- Luật chơi: Chia lớp thành hai đội, có từng miếng ghép cô đã cắt sẵn,và đội nào lên bật vào vòng lên
ghép nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
- Cách chơi: Khi nghe hiệu của cô thì hai bạn đứng đầu hàng lện chọn miếng ghép rồi gắn lên bảng
rồi về chạm tay bạn tiếp theo và về đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy đến khi kết thúc.
- Cho trẻ chơi( Trẻ cùng chơi)
- Cô kiểm tra kết quả

4/ Hoạt động 4: Kết thúc ( Slide 7)
- Cho trẻ hát và nghĩ

Giáo Án Làm Quen Chữ Cái u,ư
-*****
hiện: nguyễn Thị Vân

Người Thực


IÁO ÁN NHÀ TRẺ TIẾT ÂM NHẠC NGHE HÁT "NIỀM VUI CỦA EM"
GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
Nội dung trọng tâm: Nghe hát: “Niềm vui của em”
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc “ Múa cho mẹ xem”
Chủ đề: Gia đình bé
Độ tuổi: 24 – 36 tháng
Thời gian: 15 – 18 phút
Người thực hiện: Hồ Thị Lan

I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát “ Niềm vui của em” và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết vận động theo nhạc bài “ Múa cho mẹ xem”
2. Kỹ năng:
- Trẻ thích nghe cô hát, biết thể hiện cảm xúc khi nghe cô hát.
- Rèn luyện kỹ năng nghe
3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ.
II. Chuẩn bị
- Một số hình ảnh về gia đình.


- Nhạc giai điệu bài hát: “ Niềm vui của em”, “ Múa cho mẹ xem”
- Nhạc có lời bài hát: “ Niềm vui của em”.
- Máy tính, máy chiếu, màn hình.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Ổn định, tạo hứng thú ( 2 -3 phút )
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
- Tập trung trẻ và cho trẻ xem một số hình ảnh về gia đình của bé và trò chuyện cùng trẻ:
+ Gia đình nhà bạn Mai có những ai? ( Trẻ nhìn lên màn hình và trả lời)
+ Gia đình nhà bạn Hoa có những ai? ( Trẻ nhìn lên màn hình và trả lời)
+ Gọi 1 - 2 trẻ kể về gia đình của mình
Hoạt động 2 : Nội dung trọng tâm ( 9 – 10 phút )
a. Nghe hát: “ Niềm vui của em”
Mẹ luôn là người dành cho các con nhiều tình yêu thương nhất, mẹ không quản ngày đêm vất vả chăm
lo cho các con từng bữa cơm, giấc ngủ. Chú Huy Hùng đã sáng tác một bài hát rất hay về Mẹ đấy. Bây
giờ cô sẽ hát tặng các con nhé!

- Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm vui tươi, trong sáng ( Có nhạc đệm)
- Hỏi trẻ tên bài hát: Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? ( Bài hát: Niềm vui của em)
- Cô nói qua nội dung bài hát và kết hợp giáo dục trẻ: Hàng ngày Mẹ phải đi làm , Mẹ đưa bé đến lớp,
bé rất vui vì đến lớp bé được cô giáo dạy múa hát và bé được chơi với nhiều bạn.
+ Ở nhà các con có vâng lời mẹ không?
+ Các con giúp mẹ những việc gì nào? ( Trẻ kể một số việc trẻ đã giúp mẹ)
- Giáo dục: Các con phải bíết vâng lời ông bà, ba mẹ và cô giáo như thế mới là con ngoan đấy!
- Cô hát lần 2: Kết hợp làm động tác minh hoạ ( Có nhạc đệm)

- Lần 3: Cho trẻ nghe Ca sĩ hát.
b. Vận động theo nhạc: “ Múa cho mẹ xem” ( 4 – 5 phút )
- Cô mở nhạc giai điệu bài hát “ Múa cho mẹ xem” cho trẻ nghe và đoán tên bài hát


- Cô cùng trẻ hát bài “ Múa cho mẹ xem” 1 lần.
- Cho cả lớp múa theo nhạc 2 lần
3. Hoạt động 3: Kết thúc
Cô khen trẻ và cho trẻ ra ngoài trời dạo chơi cùng cô

GIÁO ÁN LỚP 4 -5 TUỔI TIẾT DẠY HÁT " VUI ĐẾN TRƯỜNG"
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
ĐỀ TÀI: TRỌNG TÂM DẠY HÁT: “VUI ĐẾN TRƯỜNG”
KẾT HỢP NGHE HÁT: “CÔ GIÁO VÙNG CAO”
TRÒ CHƠI: “ TÌM ĐÚNG NHẠC CỤ”
ĐỘ TUỔI: 4-5 TUỔI
THỜI GIAN: 25-30 PHÚT
NGƯỜI DẠY: HỒ THỊ LAN
---------------------------I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Cháu nhớ được tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát;
- Thuộc bài hát và biết thể hiện bài hát bằng giọng điệu vui tươi nhịp nhàng.
2. Kĩ năng:
- Hát đúng lời, đúng nhịp bài hát;
- Cháu biết chú ý lắng nghe cô hát .
3. Thái độ, tình cảm:
Thông qua bài hát trẻ cảm nhận được niềm vui mỗi ngày đến trường

II. CHUẨN BỊ:


1. Đồ dùng của cô;
- Đoạn phim về mẹ đưa bé đến trường, tập thể dục, bé chơi
- Đàn, casset có giai điệu bài hát “Vui đến trường”,“Cô giáo vùng cao”;
- Áo quần dài để minh họa cho bài nghe hát
2. Đồ dùng của trẻ;
- Các loại nhạc cụ
III. Tiến hành hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú (2-3 phút)
Các con ơi! Các con nhìn xem lớp chúng ta hôm nay có nhiều cô không? (Trẻ trả lời)
- Đến trường các con được làm gì? (Trẻ trả lời)
- Đến trường các con thấy như thế nào? (Trẻ trả lời)
- Hằng ngày đến trường thật là vui, ở đó các con được vui chơi cùng cô và các bạn. Và đó cũng là nội
dung của bài hát “Vui đến trường” của nhạc sỹ Hồ Bắc sáng tác, mà hôm nay cô sẽ cùng các con hát
nhé!
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm dạy hát ( 15-17 phút)
- Lần 1: Cô hát nhịp nhàng thể hiện tình cảm ( không có nhạc đệm)
+ Nói rõ nội dung bài hát
Bài hát nói về niềm hân hoan, vui sướng mỗi ngày đến trường của chúng mình khi được gặp lại các
bạn, gặp lại cô đấy.
- Lần 2: Cô hát diễn cảm kết hợp nhạc đệm
- Cô vừa hát bài hát gì ? (Vui đến trường)
- Bài hát do ai sáng tác? (Nhạc sỹ Hồ Bắc)
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát từng câu một cho đến hết bài hát ( Chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô đánh nhịp cho cả lớp hát toàn bài hát ( 1 lần)
- Cô cho trẻ hát lại bài hát đánh nhịp kết hợp nhạc đệm (2 lần)
+ Mời tổ thi đua hát hay kết hợp sử dụng nhạc cụ
+ Mời nhóm 5-6 bạn hát (Cho trẻ chọn nhạc cụ theo ý trẻ)

+ Cá nhân hát


- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Tìm đúng nhạc cụ” (2-3 phút)
- Cô giáo phụ điều khiển trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi: Cô lắc xắc xô chậm thì đi chậm, lắc nhanh thì đi nhanh, vừa đi quanh lớp
vừa hát. Khi nghe cô lắc xắc xô liên tục thì tìm về nhóm bạn có cùng nhạc cụ giống mình.
Cho trẻ đi vòng tròn hát các bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” “Cháu đi mẫu giáo”, “Vui đến
trường”
Hoạt động 3: Nội dung kết hợp nghe hát ( 3-4 phút)
- Hôm nay lớp chúng ta có vị khách rất đặc biệt đến thăm đấy. Các con có đoán được đó là ai không ?
- Các con hãy nhắm mắt lại trong giây lát, khi nào có hiệu lệnh của cô các con hãy mở mắt ra nhé, sẽ
có điều kì diệu dành cho các con đấy
(Cô giáo chính trở lại mang trang phục của người dân tộc thiểu số phía Bắc hát tặng lớp mình bài hát
“Cô giáo vùng cao” của Hải Yến sáng tác)
- Lần 1: Hát diễn cảm
+ Tóm tắt nội dung bài hát
Những cô giáo không quản ngại khó khăn, vất vả từ miền xuôi lên non dạy học, các cô mang tiếng hát
đến với bản làng chúng cháu, xây dựng cuộc sống ngày mai thật đẹp tươi!
Lần 2: Cô mở đĩa và minh họa cùng trẻ. (Cả lớp đứng vòng tròn cùng múa theo cô và bạn)
* Nhận xét, tuyên dương:
Hôm sau cô sẽ tập cho lớp mình gõ nhịp bài hát

GIÁO ÁN THAO GIẢNG ÂM NHẠC TIẾT NGHE HÁT" NIỀM VUI CỦA
EM"
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
ĐỀ TÀI: TRỌNG TÂM NGHE HÁT: “NIỀM VUI CỦA EM”
KẾT HỢP VẬN ĐỘNG: “CÔ VÀ MẸ”


TRÒ CHƠI: “DUNG DĂNG DUNG DẺ”
ĐỘ TUỔI: 24-36 THÁNG
THỜI GIAN: 15-20 PHÚT
NGƯỜI DẠY: HỒ THỊ LAN

I: Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát: “Cô và mẹ”, “Niềm vui của em”
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết vận động theo lời của bài hát một cách nhịp nhàng
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe hát và vận động vỗ tay theo nhịp bài hát
II: Chuẩn bị:
- Nhạc đệm bài hát: Cô và mẹ
- Đàn ocganr
III: Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú( 2-3 phút)
- Các con ơi : Lại đây với cô ( Trẻ tới gần cô)
- Sáng nay ai đưa con đi học (Trẻ trả lời)
- Các con ơi: Bạn nào kể gia đình có những ai? ( Có ba, mẹ, anh, chị…)
+ Giáo dục: Các con ơi gia đình là nơi các con được sinh ra và lớn lên, vì vậy các con phải yêu quý gia
đình của mình, nhớ chưa nào.
- Các con ơi chú Nguyễn Huy Hùng đã sáng tác bài :“Niềm vui của em”, mà hôm nay cô sẽ hát cho các
con nghe đấy.

*Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm nghe hát ( 15-20 phút)
+ Lần 1: Hát diễn cảm ( ngồi)


- Các con ơi! Vừa rồi cô đã hát bài hát gì?
- Giải thích nội dung: Bài hát nói về tình cảm gia đình, tình cảm của người mẹ dành cho con.
- Thế bài hát ai đã sáng tác? ( St: Chú Nguyễn Huy Hùng)
- Lần 2: Cô hát kết hợp điệu bộ bài hát
- Lần 3: Cô hát, mời trẻ lên phụ họa bài hát : “Niềm vui của em”.
+ Bây giờ các con nghe cô ca sĩ hát bài hát nha! ( Lần 3 mở nhạc ca sĩ hát)
+ Lần 4: Mở nhạc ca sĩ hát ( Trẻ ngồi vỗ tay)
+ Vừa rồi các con nghe cô ca sĩ hát có hay không nào?
* Hoạt động 3: Nội dung kết hợp vận động theo nhịp ( 2-3 phút)
* Trò chơi: Đoán tên bài hát ( NDKH)
- Cô xướng âm la bài hát: Cô và mẹ - Trẻ đoán
- Đó là bài hát gì? Cô và mẹ- Trẻ phát âm
- Bài hát do chú: Nguyễn Huy Hùng sáng tác- Trẻ phát âm
- Bây giờ cô mời 2 bạn lên hát bài vừa đoán đó ( 2 bạn) ( lần 1)
- Mời cả lớp hát lại bài “ Cô và mẹ” ( Lần 2)
- Lần 3: Cả lớp vận động theo bài hát ( Lần 2)
- Vỗ tay tuyên dương
* Hoạt động 4: Trò chơi dân gian “Dung dăng dung dẻ” ( 2-3 phút)
- Các con ơi lại đây vơi cô nào. Trò chơi: “ Dung dăng dung dẻ”- Cô thấy các con múa rất đẹp, cô
thưởng các con một trò chơi “Dung dăng dung dẻ” (lần 2).
* Kết thúc: Cho trẻ hát vận động theo nhạc “ Cô và mẹ”
- Trẻ chào các cô

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên
Đề tài: KPKH: Mưa Người thực hiện: Nguyễn Thị Lộc Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên
Đề tài: KPKH: Mưa


Người thực hiện: Nguyễn Thị Lộc
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi

I/. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số hiện tượng töï nhiên như: Gió mây , mưa nhỏ , mua to , sấm, chớp, sét…
- Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thông qua quan sát thí nghiệm sự bốc hơi của nước.
- Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa.
- Thấy được ích lợi và tác hại của mưa.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra ngoài thì phải mặc áo
mưa…
II/. Chuẩn bị:
- Trẻ vẽ, làm tranh quá trình tạo thành mưa.
- Quay phim, tìm hình ảnh về trời mưa.
- Đồ dùng thí nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn
- Đàn, tivi, máy vi tính.
- Tập hát, đọc đồng dao về trời mưa
III/. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú (Trò chơi: Ai đoán đúng)
- Các con hãy nghe xem âm thanh gì ? Sau đó đoán và làm động tác minh họa theo nhé!
Hoạt động 2: Trò chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa.
- Các con vừa đoán về hiện tượng tự nhiên gì?
- Các con thấy mưa bao giờ chưa? Thế các con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Để xem các bạn nói đúng không, chúng ta cùng xem một đoạn băng hình nhé!
+ Cảnh mưa.
+ Cảnh gió thổi ào ào mây đen kéo tới.
+ Cảnh mây đen kéo tới.

- Khi trời mưa thì có hiện tượng gì xảy ra?


- Sét có nguy hiểm không?
- Làm thế nào để tránh bị sét đánh?
- Vậy các con có nên chơi ngoài trời mưa không? Tại sao?
- Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài trời mưa, ta phải làm gì?
* Ích lợi và tác hại của mưa:Cô đố- cô đố
- Mưa có ích lợi gì?
TL: Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người. Mưa làm cây
tươi tốt.Thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái.Mưa tạo thành dòng chảy như sông ngòi, ao hồ, giúp
cho con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt…
- Mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào nhỉ?
- Các con thấy hiện tượnh lũ lụt xảy ra ở đâu?
- Nếu trời không mưa nhiều ngày thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?.

Hoạt động 3: Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và quá trình tạo thành mưa.
- Tại sao trời lại có mưa?
Để biết vì sao có mưa, cô và các con cùng xem thí nghiệm này nhé!
+ Cô giới thiệu đồ dùng.
+ Các con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho nước nóng dần lên.
Cô cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện sự thay đổi của nước khi được đun nóng. Đặc
biệt giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước.
- Các con đã giải thích được tại sao ,trời có mưa chưa?
- Quá trình tạo thành mưa như thế nào?
1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng.
2. Nước nóng bốc hơi gặp không khí lạnh tạo thành mây.
3. Các đám mây ngày càng nhiều.
4. Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần ra tạo thành mưa.
Hoạt động 4: Trò chơi

*Thi xem ai nhanh: Trẻ chia thành 2 nhóm thi đua gắn tranh và chữ số tương ứng với qúa trình tạo
thành mưa.


*Trò chơi kết bạn
- Kết nhóm 4 bạn cầm tranh đứng theo thứ tự quá trình tạo thành mưa.Hát các bài hát hay đồng dao
về mưa.

Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên - Hoạt động vận động
Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên
Hoạt động vận động
*. Trò chơi vận động: Kéo co
*. Chơi tự do
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi các trò chơi.
- Trẻ chơi hứng thú và chơi đúng luật, đoàn kết, an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Sân bãi, sạch sẽ thoáng mát.
- Dây thừng
- Chai nước, bóng, vòng, nắp chai, cột ném....
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú
- Hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện về bà hát, chủ đề
Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo co
- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Cô quan sát chú ý hướng dẫn trẻ trong quá trình chơi.
Hoạt động 3: Chơi tự do
- Cô giới thiệu các trò chơi, cách chơi.

- Cho trẻ lựa chọn trò chơi yêu thích.
- Cho trẻ vui chơi tự do, cô bao quát trẻ, nhắc nhở khi cần thiết


GIÁO ÁN LQVH ĐỀ TÀI TRUYỆN " VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI "
Truyện: VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI
1.Mục đích, yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên câu truyện và các nhân vật trong truyện.
- Biết kể lại từng đoạn câu truyện
- Thông qua câu chuyện trẻ hiểu được luật giao thông, biết cách sang đường, giáo dục trẻ biết yêu
quý bạn bè.
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe, kĩ năng phát triển ngôn ngữ ,trả lời mạch lạc.
c. Thái độ:
- Trẻ biết tham gia thao thông đúng luật
2. Chuẩn bị:
- Đoạn phim. “ Vì sao Thỏ cụt đuôi ”
- Tranh chơi trò chơi.
- Tranh giới thiệu bài
3. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
- Hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói đến gì ?...
* Giáo dục trẻ: Biết tham gia giao thông .


×