Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tích hợp liên môn CONG NGHE 10 UNG DUNG CONG NGHE TE BAO TRONG CONG TAC GIONG VAT NUOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT TRUNG AN
TỔ: SINH HỌC - CÔNG NGHỆ - HÓA HỌC

Địa chỉ: Trung An - Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại: 07103. 857377
Email:

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

Giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng
Điện thoại: 0939. 017315
Email:

THÁNG 9 NĂM 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT TRUNG AN
----------O----------

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

Địa chỉ cơ quan: Trung An - Huyện Cờ Đỏ - Thành Phố Cần Thơ
Điện thoại cơ quan: 07103. 857377
Email cơ quan:

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Thẳng.


Ngày sinh: 14 tháng 04 năm 1986.
Môn: Công nghệ 10.
Điện thoại: 0939.017315.
Email:


MỤC LỤC
I. TÊN CHỦ ĐỀ........................................................................................................1
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT
NUÔI.......................................................................................................................... 1
II. NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ.........1
1. Mối liên hệ với nội dung dạy học nội môn và liên môn.......................................1
2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp dạy học
dự án......................................................................................................................... 2
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ...............................................................................3
1. Kiến thức..............................................................................................................3
2 . Kĩ năng................................................................................................................ 3
3. Thái độ.................................................................................................................. 3
4. Định hướng năng lực được hình thành.................................................................3
SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ.....................................................................................4
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
DỰ ÁN........................................................................................................................ 4
V. THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN...........5
A. Chuẩn bị...............................................................................................................5
1. Chuẩn bị của giáo viên.........................................................................................5
2. Chuẩn bị của học sinh...........................................................................................6
B. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM....................................................................................7
1. Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án......................................................7
2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề.......................8
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án.....................................................................9

4. Thực hiện dự án theo kế hoạch...........................................................................14
5. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án......................................................................14
6. Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án..............................................................14
VI. ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................15
1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án.................................................15
2. Đánh giá kết quả dự án......................................................................................15
MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
THU ĐƯỢC SAU DỰ ÁN.....................................................................................17
1. Bảng mô tả các mức độ......................................................................................17
2. Câu hỏi / bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả................................18
PHỤ LỤC................................................................................................................... I
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN...................................................................I
BẢNG DỰ THẢO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÁC TIỂU CHỦ ĐỀ
................................................................................................................................. II
PHIẾU ĐIỀU TRA.................................................................................................VI
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 1...................................................VII
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Ở TIẾT 2 VÀ TIẾT 3.................................IX



CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ 10
I. TÊN CHỦ ĐỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI
- Đối tượng tham gia thực hiện chủ đề: Học sinh lớp 10.
- Thời điểm thực hiện: Học kỳ 1.
- Thời lượng thực hiện: 3 tiết trong kế hoạch dạy học và 1 tuần thực hiện ở gia
đình và cộng đồng, ngoài giờ chính khóa.
- Phương pháp chính để thực hiện chủ đề: Phương pháp dạy học theo dự án.
II. NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC ĐƯỢC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ
1. Mối liên hệ với nội dung dạy học nội môn và liên môn

*Nội môn: Chủ đề này được xây dựng dựa vào chương trình Công nghệ 10 với
các nội dung sau đây:
- Bài 22. Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi.
- Bài 23. Chọn lọc giống vật nuôi.
- Bài 25. Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản.
- Bài 26. Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản.
 Các kiến thức nội môn này nhằm để học sinh vận dụng vào việc chọn lọc cá
thể cái cho phôi, cá thể cái nhận phôi và cá thể đực giống tốt đạt yêu cầu, góp phần làm
tăng hiệu quả trong việc sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao từ công nghệ phôi, làm
nổi bậc được ưu điểm, nhược điểm của cấy truyền phôi so với các phương pháp khác.
*Liên môn: Các kiến thức liên môn có trong chương trình Sinh học 10 như sau:

Sinh học 10

Phần hai. Sinh học tế bào

Môn tích hợp
Phần một. Giới
thiệu chung về thế
giới sống
Thành phần
hóa học của
tế bào.

Cấu trúc của
tế bào

Phân bào

Bài học

Kiến thức tích hợp
Bài 1.
Các cấp tổ chức của thế giới sống
 Xác định vị trí của phôi trong tổ
chức của thế giới sống.
Bài 4.
Cacbohiđrat và lipit
 Thành phần cấu tạo glicôprôtêin.
 Bản chất của hoocmôn là stêrôit.
(một dạng lipit).
Bài 6.
Axit nuclêic
 Chức năng axit nuclêic.
Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)
 Chức năng của màng sinh chất.
(dấu chuẩn, glicôprôtêin)
Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
 Quá trình phát triển phôi → cơ thể.
Bài 19. Giảm phân
 Cơ chế sự hình thành giao tử ♂ và ♀.

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức về các cấp tổ chức của thế giới sống để
xác định vị trí của phôi trong các cấp tổ chức sống. Từ đó, các em giải thích được: Vì
sao công nghệ phôi được xem là công nghệ tế bào?
Trang 1


- Học sinh cần sử dụng những kiến thức cấu trúc tế bào như: vai trò của
glycoprotein trên cấu trúc màng sinh chất để xác định đối tượng vật nuôi sử dụng để cấy
truyền phôi là cùng loài.

- Học sinh cần sử dụng những kiến thức về vai trò axit nuclêic để hiểu rõ những
đặc tính tốt của cá thể con được tạo ra trong quy trình cấy truyền phôi là do cá thể cái
cho phôi và đực giống tốt truyền lại, cá nhể nhận phôi không có sự đóng góp về vật chất
di truyền cho cá thể con được tạo ra, mà chỉ góp phần cung cấp chất dinh dưỡng cho sự
phát triển phôi thành cơ thể con.
- Học sinh cần sử dụng những kiến thức phân bào như: thời gian chu kì tế bào, cơ
chế và ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân để xác định cơ sở khoa học trong việc hình
phát triển của phôi, đặc điểm cần có của cá thể cái cho phôi, phải có phẩm chất rất tốt,
sức sản xuất rất cao. Còn cá thể cái nhận phôi phải là những con giống địa phương, có
khả năng thích nghi với môi trường địa phương và có khả năng đẻ tốt. Từ đó, các em
hiểu được ý nghĩa của công tác cấy truyền phôi.
 Phần kiến thức trên được tích hợp vào cơ sở khoa học và quy trình công nghệ
cấy truyền phôi bò.
Với kiến thức liên môn này, học sinh sẽ hiểu được cơ chế cấy truyền phôi và hiểu
được những lợi ích của ứng dụng này vào thực tiễn để sản xuất con giống trong chăn nuôi.
Từ những xác định trên, nội dung chính của chủ đề được xác định như sau:
 Biết được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi.
 Biết được các thành tựu đạt được từ công nghệ tế bào.
 Hiểu được cơ sở khoa học của cấy truyền phôi.
 Hiểu được các bước trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò.
 Hiểu được những lợi ích của công tác cấy truyền phôi.
2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề liên môn, tích hợp theo phương pháp
dạy học dự án
- Học sinh có đủ thời gian, điều kiện và cơ hội để tìm hiểu, liên kết các kiến thức
và kỹ năng liên quan với nhau trong quá trình thực hiện dự án.
- Học sinh có điều kiện trải nghiệm, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào
đời sống hằng ngày.
Việc tích hợp với môn Sinh học 10 giúp cho học sinh hiểu rõ hơn cơ sở khoa học
và quy trình công nghệ cấy truyền phôi. Từ đó, các em cảm thấy hứng thú hơn trong việc
tìm hiểu cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi ở bò, các em có thể áp dụng những

kiến thức khoa học này để vận dụng vào việc giải thích cơ chế cấy truyền phôi ở những
đối tượng vật nuôi khác, hình thành ý tưởng sản xuất nhiều giống vật nuôi có sức sản
xuất cao, tăng nhanh số lượng giống vật nuôi có chất lượng cao cho địa phương.
- Góp phần phát triển những năng lực, phẩm chất cho học sinh:
 Năng lực tự học, tìm tòi và giải quyết vấn đề.
 Năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
 Năng lực sáng tạo.
Trang 2


 Năng lực tự giác, tự chủ, tự lập, kiên trì.
III. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi.
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
- Trình bày và phân tích được quy trình cấy truyền phôi ở bò.
- Hiểu được những lợi ích của công tác cấy truyền phôi trong chăn nuôi.
2 . Kĩ năng
- So sánh, khái quát, tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học 10 và kết hợp kiến thức thực tế.
- Phân tích hình ảnh trình tự các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò.
- Tìm kiếm thông tin trên internet, sách, báo... và xử lý thông tin hợp lí.
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày báo cáo, phát biểu ý kiến cá nhân trước lớp.
- Lắng nghe các nhóm báo cáo một cách tích cực, trình bày suy nghĩ và ý tưởng
cá nhân trong nhận thức vấn đề.
- Quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức chọn giống vật nuôi vào thực tế chăn nuôi để có thể chọn
được giống vật nuôi phù hợp với mục đích chăn nuôi, góp phần tăng sức sản xuất và
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

- Giúp học sinh có thái độ tích cực trong việc ứng dụng khoa học vào đời sống
thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã học hướng dẫn và tư vấn cho những người xung
quanh chọn được những giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, góp phần thúc đẩy
chăn nuôi phát triển và trở thành ngành sản xuất chính theo phương hướng và nhiệm vụ
của ngành nông, lâm ngư nghiệp của nước ta.
- Qua hoạt động tìm hiểu các loại hoocmôn dùng trong chăn nuôi, các em hiểu
được vai trò của một số loại hoocmôn chăn nuôi. Từ đó, hình thành ý thức sử dụng các
loại hoocmôn trong chăn nuôi một cách hợp lí. Đặc biệt là không sử dụng các loại
hoocmôn đã nằm trong danh mục cấm sử dụng trong chăn nuôi, các em đóng vai trò là
một tuyên truyền viên tích cực về tác dụng và tác hại của hoocmôn trong chăn nuôi ở
gia đình và cho địa phương.  Góp phần nâng cao ý thức của người chăn nuôi trong
việc bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi.
- Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của dự án, chủ động nắm vững
kiến thức trong học tập. Từ đó, các em cảm thấy tự tin, tự lập, tự chủ và có trách nhiệm
thực hiện tốt công việc được phân công.  Các em cảm thấy yêu thích môn học hơn.
4. Định hướng năng lực được hình thành
 Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề.
 Năng lực sáng tạo.
 Năng lực giao tiếp, hợp tác.
 Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
Trang 3


 Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
 Năng lực tính toán, tự quản lí.
SẢN PHẨM CỦA CHỦ ĐỀ
 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, lợi ích và các thành tựu của việc cấy truyền phôi.
 Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
 Các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò.
 Ưu, nhược điểm của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, cấy truyền phôi.

 Ưu, nhược điểm của sản suất giống vật nuôi theo ứng dụng công nghệ phôi so với
các phương pháp nhân giống khác (nhân giống thuần chủng và lai giống).
 Đề xuất được đối tượng vật nuôi khác ở địa phương cần ứng dụng cấy truyền phôi.
IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
Thời gian thực hiện: 3 tiết và 7 ngày
Thời
gian
Tiết 1
(15
phút)
(giờ
chính
khóa)
(30
phút)
4 ngày
(ngoài
giờ học
chính
khóa)

Nội dung

Phương pháp

1. Lựa chọn chủ
đề, phát triển các
tiểu chủ đề và các
nội dung thực hiện
dự án.

2. Hướng dẫn tổ
chức cho học sinh
lập kế hoạch của
dự án.

- Thảo luận
nhóm, kỹ thuật
tia chóp.

3. Thực hiện kế
hoạch của dự án.

- Nghiên cứu
tài liệu (khái
niệm cấy
truyền phôi, cơ
sở khoa học,
cách thức phát
hiện bò cái
động dục, điều
khiển động
dục ở bò cái,
quy trình công
nghệ cấy
truyền phôi,…)
- Tìm tài liệu và
nghiên cứu

- Thảo luận
nhóm.


Đồ dùng

Kết quả/ sản phẩm
dự kiến
- Máy vi tính, - Xác định được chủ
laptop, máy
đề, tiểu chủ đề và
chiếu
các nội dung thực
projector.
hiện dự án.
- Giấy, bút

- Bản kế hoạch thực
hiện dự án đã được
các thành viên trong
nhóm học sinh thảo
luận xây dựng và
thống nhất thông qua.
- Tài liệu,
- Thông tin, kiến thức
tham khảo
khoa học, ảnh, video
- Sổ ghi chép clip,… của quá trình
- Máy vi tính, nghiên cứu, tìm hiểu
laptop,
từ các nguồn.
smartphone,
tablet có kết

nối internet.

Trang 4


Thời
gian
3 ngày
(ngoài
giờ học
chính
khóa)

Tiết 2
và tiết 3
(giờ học
chính
khóa)

Nội dung
4. Tổng hợp thông
tin, chuẩn bị báo
cáo trước lớp.

5. Báo cáo kết quả
thực hiện dự án.
 Xem video cấy
truyền phôi bò ở
Việt Nam.


thêm trên
internet.
Phương pháp

Đồ dùng

Kết quả/ sản phẩm
dự kiến
- Làm việc
- Máy vi tính, - Bản báo cáo kết quả
nhóm.
laptop,
thực hiện dự án của
- Phân tích,
smartphone,
nhóm có minh họa
tổng hợp kết
giấy,…
bằng hình ảnh hoặc
quả nghiên cứu.
video clip.
- Bản tóm tắt trình
bày trước lớp, dạng
Slide hoặc trên giấy.
- Thuyết trình
Máy vi tính,
- Báo cáo thực hiện
- Thảo luận
laptop, máy
dự án của nhóm đã

- Tự đánh giá
chiếu, giấy,… được bổ sung.
và đánh giá.
- Đánh giá của cá
nhân, nhóm và giáo
viên hướng dẫn.

V. THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
A. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin:
+ Sách giáo khoa và sách giáo viên của môn Công nghệ 10 và Sinh học 10.
+ Sách tham khảo liên quan đến chủ đề ứng dụng công nghệ tế bào trong
công tác giống vật nuôi.
+ Nguồn thông tin về công nghệ cấy truyền phôi trên internet.
- Thiết bị:
+ Máy vi tính, laptop,… có kết nối internet.
+ Máy chiếu projector và các thiết bị kết nối khác.
- Xác định những kiến thức đã biết và chưa biết của học sinh, những kiến thức có
liên quan đến chủ đề.
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng:
*Câu hỏi khái quát:
?: Cấy truyền phôi là gì? Cấy truyền phôi bò là gì?
?: Em hãy cho biết những thành tựu đạt được của công nghệ cấy truyền phôi?
?: Vì sao có thể nhân giống bò bằng phương pháp cấy truyền phôi?
?: Cấy truyền phôi mang lại những lợi ích gì trong chăn nuôi?
?: Trình tự các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò như thế nào?
?: Phương pháp cấy truyền phôi có những ưu điểm và nhược điểm gì so với các
phương pháp nhân giống khác trong chăn nuôi?
Trang 5



*Câu hỏi bài học:
?: Tại sao công nghệ cấy truyền phôi được coi là công nghệ tế bào?
?: Mục đích, ý nghĩa của việc cấy truyền phôi bò là gì?
?: Cần chọn lọc bò cho phôi và bò nhận phôi như thế nào?
?: Bò nhận phôi phải có đặc điểm gì quan trọng để có thể nhận được phôi từ bò
cho phôi?
?: Bò cho phôi thường là giống nội hay giống ngoại? Giải thích vì sao?
?: Bò nhận phôi thường là giống nội hay giống ngoại? Giải thích vì sao?
?: Bằng cách nào con người có thể điều khiển hoạt động sinh sản của vật nuôi
theo ý muốn?
?: Bằng cách nào để gây động dục đồng loạt bò cho phôi và bò nhận phôi?
?: Trình bày các phương pháp thu hoạch phôi mà em biết.
?: Bò con được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi mang đặc điểm di truyền như
thế nào?
?: Trong các phương pháp thu hoạch phôi, phương pháp nào hiệu quả nhất? Vì sao?
?: Ngoài cấy truyền phôi ở bò, ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi còn có thể áp
dụng được cho những đối tượng vật nuôi nào khác?
- Lập kế hoạch đánh giá:
TT
1
2
3
4
5

Nội dung đánh giá

Hình thức, phương pháp đánh giá

Trắc nghiệm và tự luận, dựa vào phần câu hỏi cuối
Đánh giá kiến thức
chủ đề.
Đánh giá quá trình thực hiện chủ đề và đánh giá dựa
Kỹ năng làm việc nhóm
vào đồng đẳng.
Quan sát và lắng nghe đại diện nhóm trình bày báo
Kỹ năng thuyết trình
cáo trước lớp.
Đọc thông tin học sinh thu thập được từ các nguồn tài
Kỹ năng tự học
liệu và tìm hiểu thông tin thực tế.
Dựa vào hiệu quả giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ
Kỹ năng giải quyết vấn đề
của cá nhân, của nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh
- Chủ động tìm hiểu kiến thức từ các nguồn theo các gợi ý của giáo viên như:
thành tựu nổi bậc của ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống vật nuôi, đặc
điểm của vật nuôi trong ứng dụng cấy truyền phôi, các bước thực hiện của quy trình cấy
truyền phôi ở bò,...
- Tìm hiểu thông tin có liên quan trong sách giáo khoa Công nghệ 10, Sinh học
10 và một số tài liệu và sách tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu nội dung kiến thức
được phân công.
- Thiết bị công nghệ thông tin như máy vi tính, laptop, smartphone, tablet có kết
nối internet, để chủ động hơn trong việc tìm kiếm các thông liên quan đến chủ đề.
 Video clip: mô phỏng ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống vật nuôi.

Trang 6



 Hình ảnh: một số loại vật nuôi và quy trình ứng dụng công nghệ tế bào trong
công tác giống vật nuôi.
- Điều tra tìm hiểu hiện nay, các con giống vật nuôi tại địa phương được tạo ra từ
phương pháp nào? Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đó như thế nào?
- Đề xuất được một số đối tượng vật nuôi tại địa phương cần phải ứng dụng công
nghệ tế bào để sản xuất con giống.
B. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
1. Xác định chủ đề và các tiểu chủ đề của dự án
- Giáo viên nêu tên chủ đề như tên bài học bài 27, sách giáo khoa Công nghệ 10:
“Ứng dụng công nghệ tế bào trong công tác giống”, tổ chức học sinh phản biện để
thống nhất tên chủ đề và các tiểu chủ đề.
- Giáo viên dùng kỹ thuật động não và kỹ thuật sơ đồ tư duy để học sinh xác định
tiểu chủ đề của chủ đề nêu trên dựa trên nội dung bài 27sách giáo khoa Công nghệ 10.
Khái niệm, mục đích, ý
nghĩa và các thành tựu của
công nghệ cấy truyền phôi.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
TRONG CÔNG TÁC GIỐNG VẬT NUÔI

Cơ sở khoa học của
việc cấy truyền phôi

Quy trình công nghệ
cấy truyền phôi bò

Sơ đồ: Các tiểu chủ đề của chủ đề tích hợp liên môn vào Công nghệ 10
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 27 sách giáo khoa Công nghệ
10 và yêu cầu thực tế xác định được 3 tiểu chủ đề:

Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ
cấy truyền phôi.
Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.
- Chia học sinh trong lớp học thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm khoảng 6 học sinh,
hai nhóm cùng thực hiện một tiểu chủ đề.
+ Nhóm 1 và nhóm 2: Thực hiện tiểu chủ đề 1.
+ Nhóm 3 và nhóm 4: Thực hiện tiểu chủ đề 2.
+ Nhóm 5 và nhóm 6: Thực hiện tiểu chủ đề 3.

Trang 7


2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ cần thực hiện ở mỗi tiểu chủ đề
- Với mỗi tiểu chủ đề, giáo viên gợi ý cho các nhóm học sinh thảo luận đề xuất
nội dung, nhiệm vụ thực hiện dự án dựa vào mục tiêu và nội dung chính của chủ đề nêu
trên. Để xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ của từng tiểu chủ đề của dự án, giáo viên
gợi ý cho học sinh bằng cách sử dụng kỹ thuật 5W1H và sơ đồ tư duy như sau:
HOW?

WHAT?

NỘI DUNG
TIỂU CHỦ
ĐỀ

WHO?

WHEN?


WHY?

WHERE
?

Sơ đồ: Cách xác định nội dung, nhiệm vụ của các tiểu chủ đề
+ WHAT (cái gì?): Những công việc cần thực hiện của tiểu chủ đề là gì?
+ WHY (tại sao?): Tại sao phải thực hiện những công việc này?
+ WHERE (ở đâu?): Thực hiện công việc được đề xuất này ở đâu?
+ WHEN (khi nào?): Khi nào công việc được hoàn thành?
+ WHO (ai?): Ai sẽ thực hiện công việc này?
+ HOW (như thế nào?): Làm thế nào để công việc của tiểu chủ đề có hiệu quả?
- Các nhóm học sinh thảo luận và tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm
ghi vào biên bản thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu một trong hai nhóm thực hiện cùng tiểu chủ đề báo cáo,
nhóm còn lại bổ sung, góp ý các nội dung, nhiệm vụ thực hiện dự án. Ngoài ra, các
nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác cũng có thể bổ sung ý kiến (nếu có) và có thể đặc
các câu hỏi thắc mắc về nội dung mà nhóm đã vừa báo cáo.
- Giáo viên kết luận: Mỗi tiểu chủ đề cần được xác định được các nội dung và
nhiệm vụ sau:
Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ cấy
truyền phôi.
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
 Đọc tài liệu và sách giáo khoa Công nghệ 10 bài 25, 26, 27 và sách giáo khoa
Sinh học 10 bài 18, 19 để tìm hiểu về phôi, khái niệm, mục đích cấy truyền phôi bò.
 Thu thập tài liệu, các thành tựu của công nghệ tế bào trong công tác giống,
hình ảnh, video clip có liên quan đến tiểu chủ đề trên internet, sách, báo,…
 Tổng hợp, phân tích, sắp xếp kiến thức.

Trang 8



Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
 Đọc tài liệu và sách giáo khoa Công nghệ 10 bài 22, 23, 27 và sách giáo khoa
Sinh học 10 bài 10 để tìm hiểu đặc điểm của bò cho phôi và bò nhận phôi, điều kiện để
cấy truyền phôi thành công.
 Thu thập tài liệu về vai trò của các hoocmôn dùng để điều khiển hoạt động
sinh dục của vật nuôi, nhằm gây động dục và gây rụng trứng nhiều ở vật nuôi theo ý
muốn. Các loại hoocmôn dùng trong chăn nuôi, những hoocmôn nào đã cấm sử dụng.
 Tổng hợp, phân tích, sắp xếp kiến thức.
Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.
Các nhiệm vụ cần thực hiện:
 Nghiên cứu sách giáo khoa Công nghệ 10 bài 22, 23, 25, 26, 27 và sách giáo
khoa Sinh học 10 bài 18, 19 để tìm hiểu các bước trong quy trình cấy truyền phôi ở bò.
 Thu thập tài liệu, so sánh được ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp
thu hoạch phôi, bảo quản phôi và cấy truyền phôi.
 Thu thập tài liệu, so sánh được ưu điểm và nhược điểm giữa cấy truyền phôi
và các phương pháp nhân giống vật nuôi khác trong chăn nuôi.
 Điều tra, phỏng vấn về tình hình sản xuất chăn nuôi ở địa phương. Đề xuất
phương thức sản xuất con giống có hiệu quả cho từng đối tượng vật nuôi ở địa phương.
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ của mỗi tiểu chủ đề, các nhóm xác định công
việc cần làm, dự kiến thời gian hoàn thành, phương tiện, vật liệu, kinh phí, phương pháp
tiến hành và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm như sau:
Tiểu chủ đề 1: Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các thành tựu của công nghệ cấy
truyền phôi.
(nhóm 1 và nhóm 2)
TT


Nội dung,
nhiệm vụ
1 - Tìm hiểu về
sự hình thành
và phát triển
của phôi.
- Vị trí của phôi
trong các cấp tổ
chức của thế
giới sống.

Phương pháp, phương
Sản phẩm, thời
tiện, vật liệu và kinh phí
hạn hoàn thành
- Tra cứu thông tin trên
- Hệ thống hóa
internet, sách giáo khoa
kiến thức về sự tạo
Sinh học 10 bài 18, 19.
thành và phát triển
của phôi.
- Tra cứu thông tin trên
internet, sách giáo khoa
Sinh học 10 bài 1.
- Phương tiện: Sách giáo
khoa Sinh học 10, máy vi
tính, laptop, smarphone,
giấy, bút, sách, báo....


- Vị trí của phôi
trong các cấp tổ
chức của thế giới
sống.
 Tích hợp kiến
thức liên môn.

Phân công
thực hiện
Nhóm 1:
1. Trần Lan
Anh.
2. Võ Thị
Tuyết Anh
Nhóm 2:
1. Nguyễn Thị
Cẩm Hường
2. Nguyễn Thị
Kim Lành

- Thời gian: 1 ngày.
Trang 9


2 - Khái niệm cấy
truyền phôi,
khái niệm cấy
truyền phôi bò.
- Thu thập
thông tin về các

thành tựu của
công tác cấy
truyền phôi bò.

3 - Mục đích, ý
nghĩa và lợi ích
của cấy truyền
phôi.
- Tìm hiểu yêu
cầu, kỹ thuật
cần phải có đối
với việc cấy
truyền phôi bò.

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 27 và
tìm kiếm thông tin trên
internet.

- Khái niệm cấy
truyền phôi, khái
niệm cấy truyền
phôi bò.

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 27 và
tìm kiếm thông tin trên
internet.

- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....
- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 25, 26,
27 và trên internet

- Thông tin về các
thành tựu của công
nghệ cấy truyền
phôi ở vật nuôi.

- Tra cứu thông tin trên
internet, sách chuyên
ngành công nghệ phôi,…

- Các yêu cầu kỹ
thuật cần phải có
đối với việc cấy
truyền phôi.

- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....
4 - Hoàn thành
nội dung bài
báo cáo ở dạng

word và
PowerPoint.

- Tổng hợp thông tin từ
các thành viên của nhóm
thu thập được.

- Thời gian: 2 ngày.

- Ghi chép lại mục
đích, ý nghĩa và lợi
ích của cấy truyền
phôi.

 Tích hợp nội
môn.
- Thời gian: 2 ngày.

- Files báo cáo
dạng word và in ra
chuẩn bị báo cáo.
- Files báo cáo
PowerPoint dùng
để thuyết trình.

- Phương tiện: máy vi
tính, laptop và các thiết bị
kết nối như USB, wifi,….

Nhóm 1:

1. Tạ Hà
Hoàng Diệu.
2. Nguyễn Thị
Mỹ Hoa
Nhóm 2:
1. Nguyễn Thị
Kim Lành
2. Huỳnh Thị
Bé Lụa

Nhóm 1:
1. Nguyễn Văn
Hòa.
2. Ngô Vĩnh
Hưng
Nhóm 2:
1. Nguyễn
Trần Thùy
Linh
2. Lý Anh
Khoa

Nhóm 1, 2:
1. Nhóm
trưởng
2. Tất cả thành
viên trong
nhóm.

- Thời gian: 2 ngày.


Trang 10


Tiểu chủ đề 2: Cơ sở khoa học của việc cấy truyền phôi.
(nhóm 3 và nhóm 4)
TT

Nội dung,
nhiệm vụ

1 - Cơ sở khoa
học của cấy
truyền phôi.

Phương pháp, phương
tiện, vật liệu và kinh phí

Sản phẩm, thời
hạn hoàn thành

- Tra cứu thông tin từ sách - Các cơ sở khoa
giáo khoa Công nghệ 10 học của việc cấy
và trên internet.
truyền phôi.

- Tìm hiểu một
số giống bò
được nuôi phổ
biến ở nước ta.


- Tìm hiểu thông tin từ
sách chăn nuôi, báo và
trên internet,…

- Tìm hiểu đặc
điểm của bò
cho phôi và bò
nhận phôi.

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 22, 23,
27 và trên internet.
- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....

- Hình ảnh và các
tài liệu về đặc
điểm của một số
giống bò phổ biến
hiện nay.
- Xác định được
đối tượng bò dùng
để cấy truyền phôi.
Đặc điểm bò cho
phôi và nhận phôi.


Phân công
thực hiện
Nhóm 3:
1. Nguyễn Thị
Kiều Ngân
2. Nguyễn
Trọng Nghĩa
Nhóm 4:
1. Nguyễn Thị
Kim Ngọc
2. Nguyễn Thị
Nhanh

 Tích hợp nội
môn.
- Thời gian: 1 ngày.

2 - Tìm hiểu các
điều kiện để
cấy truyền phôi
thành công.
- Cách phát
hiện bò cái
đang động dục.

3 - Thu thập tài
liệu về các
hoocmôn dùng
để gây động
dục và gây rụng

trứng nhiều ở
vật nuôi.
- Hoocmôn đã
cấm sử dụng.

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 22, 27,
sách giáo khoa Sinh học
10 bài 10 và trên internet
- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,…

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ sách giáo khoa
Công nghệ 10 bài 27 và
trên internet
- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....

- Hình ảnh phương Nhóm 3:
tiện và các tài liệu 1. Hồ Thị Mỹ
về cấy truyền phôi. Ngọc
2. Huỳnh Thị
 Tích hợp nội
Kim Ngọc
môn và liên môn.

Nhóm 4:
- Ghi chép điều
1. Lê P Nhã
kiện để cấy truyền
2. Nguyễn
phôi thành công.
Thanh Nhã
- Thời gian: 3 ngày.
- Các tài liệu, hình
ảnh, công thức cấu
tạo của các loại
hoocmôn gây động
dục, gây rụng
trứng nhiều, đã
cấm sử dụng cho
vật nuôi.
- Thời gian: 3 ngày.

Nhóm 3:
1. Nguyễn Đỗ
Tuyết Ngọc
2. Nguyễn Thị
Bích Ngọc
Nhóm 4:
1. Trần Thanh
Nhã
2. Trần Ngọc
Trang 11



4 - Hoàn thành
nội dung bài
báo cáo ở dạng
word và
PowerPoint.

- Tổng hợp thông tin từ
các thành viên của nhóm
thu thập được.

- Files báo cáo
dạng word và in ra
chuẩn bị báo cáo.

- Phương tiện: máy vi
tính, laptop và các thiết bị
kết nối như USB, wifi,….

- Files báo cáo
PowerPoint dùng
để thuyết trình.

Đông Nhi
Nhóm 3, 4:
1. Nhóm
trưởng.
2. Tất cả thành
viên trong
nhóm.


- Thời gian: 3 ngày.
Tiểu chủ đề 3: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò.
TT

Nội dung,
nhiệm vụ

1 - Các bước
trong quy trình
công nghệ cấy
truyền phôi bò.

(nhóm 5 và nhóm 6)
Phương pháp, phương
Sản phẩm, thời
Phân công
tiện, vật liệu và kinh phí
hạn hoàn thành
thực hiện
- Tra cứu tài liệu, thông
- Các tài liệu, hình Nhóm 5:
1. Đỗ Thị Kim
tin từ sách giáo khoa
ảnh, video clip về
Công nghệ 10, bài 27 và các bước trong quy Nhung
trên internet.
trình công nghệ
Nhóm 6:
cấy truyền phôi.
1. Trần Anh

- Phương tiện: Sách giáo
Thư
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
- Thời gian: 2 ngày.
sách, báo....

2 - So sánh được - Tra cứu tài liệu, thông
ưu điểm, nhược tin từ trên internet, giáo
điểm của các
trình công nghệ phôi,…
phương pháp
thu hoạch phôi.
- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....

- Hình ảnh và các
tài liệu về phương
pháp thu hoạch
phôi ở bò.

Nhóm 5:
1. Lương
Minh Nhựt

Nhóm 6:
- Ghi chép ưu điểm 1. Bùi Văn
và nhược điểm của Tiếng

các phương pháp
thu hoạch phôi.
-Thời gian: 2 ngày.

3 - So sánh được
ưu điểm, nhược
điểm của các
phương pháp
bảo quản phôi.

- Tra cứu tài liệu, thông
tin từ trên internet, giáo
trình công nghệ phôi,…

4 - So sánh được

- Tra cứu tài liệu, thông

- Phương tiện: Sách giáo
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....

- Hình ảnh, tài liệu, Nhóm 5:
1. Phan Thục
các phương pháp
Oanh
bảo quản phôi.
Nhóm 6:
1. Nguyễn Thị

- Thời gian: 3 ngày. Thiên Trang

- Các tài liệu, hình

Nhóm 5:
Trang 12


ưu điểm, nhược tin từ trên internet, giáo
điểm của các
trình công nghệ phôi,…
phương pháp
cấy truyền
- Phương tiện: Sách giáo
phôi.
khoa, máy vi tính, laptop,
smarphone, giấy, bút,
sách, báo....
5 So sánh được
- Tra cứu tài liệu, thông
ưu điểm và
tin từ sách giáo khoa
nhược điểm
Công nghệ 10 bài 25, 26
giữa cấy truyền và trên internet
phôi và các
- Phương tiện: Sách giáo
phương pháp
khoa, máy vi tính, laptop,
nhân giống

smarphone, giấy, bút,
khác trong chăn sách, báo....
nuôi.

6 - Điều tra các
giống vật nuôi
tại địa phương
được sản xuất
theo phương
pháp nào?
- Đề xuất các
giống vật nuôi
cần áp dụng
công nghệ cấy
truyền phôi.
7 - Hoàn thành
nội dung bài
báo cáo ở dạng
word và
PowerPoint.

- Phỏng vấn người chăn
nuôi ở địa phương.
- Phương tiên: xe đạp,
phiếu điều tra, bút, máy
chụp hình,...

- Tổng hợp thông tin từ
các thành viên của nhóm
thu thập được.

- Phương tiện: máy vi
tính, laptop và các thiết bị
kết nối như USB, wifi,….

ảnh về các phương
pháp cấy phôi.

1. Trịnh Thị Á
Phượng

Nhóm 6:
- Ghi chép ưu điểm 1. Nguyễn Thị
Thùy Trang
và nhược điểm các
phương pháp cấy
phôi.
- Các tài liệu,
hình ảnh về cấy
truyền phôi và
phương pháp nhân
giống vật nuôi.
 Tích hợp kiến
thức nội môn.

Nhóm 5:
1. Nguyễn Thị
Trúc Quỳnh
Nhóm 6:
1. Cao Thị Mỹ
Tuyền


- Ghi chép đặc
điểm về cấy truyền
phôi và phương
pháp nhân giống
vật nuôi khác.
- Thời gian: 3 ngày.
- Điền các nội
dung cần thiết vào
phiếu điều tra.
- Đề xuất được các
giống vật nuôi ở
địa phương cần áp
dụng công nghệ
cấy truyền phôi
trong công tác
giống.
- Files báo cáo
dạng word và in ra
chuẩn bị báo cáo.
- Files báo cáo
PowerPoint dùng
để thuyết trình.
- Thời gian: 3 ngày.

Nhóm 5:
1. Nhựt
2. Thu
3. Thuận
Nhóm 6:

1. Tường
2. Vui
3. Phan Thị
Kim Xuyến
4. Hà Thị Yến
Nhóm 5, 6:
1. Nhóm
trưởng
2. Tất cả các
thành viên
trong nhóm

Trang 13


4. Thực hiện dự án theo kế hoạch
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ đã được nhóm phân công, theo phương pháp,
phương tiện, vật liệu, kinh phí, sản phẩm, thời gian hoàn thành và định hướng đã đưa
vào bảng kế hoạch chung của nhóm.
- Trong quá trình thực hiện, học sinh nên tham vấn ý kiến của giáo viên để đảm
bảo thực hiện được mục tiêu dự án.
- Công việc thực hiện chủ yếu của học sinh khi thực hiện bước này là
+ Tìm hiểu và thu thập thông tin từ sách, báo, tài liệu có liên quan, trên
mạng internet theo nguồn hướng dẫn của giáo viên.
+ Tìm hiểu, điều tra phỏng vấn những vấn đề thuộc nhiệm vụ của nhóm đã
phân công. Ghi chép, chụp hình lại những điều quan sát, điều tra, phỏng
vấn được.
+ Phân tích dữ liệu và giải thích các kết luận rút ra qua thực hiện dự án.
+ Tổng hợp để đưa thông tin vào báo cáo (thông tin có thể kênh chữ, sơ
đồ, bảng biểu,...)

- Các thành viên trong nhóm thường xuyên hợp tác nhau để trao đổi và chia sẻ,
hỗ trợ nhau.
5. Tổng hợp kết quả thực hiện dự án
- Nhóm trưởng tập hợp các sản phẩm của các thành viên trong nhóm, sau đó phân
công thư kí viết bản trình bày chung của nhóm.
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau hoàn thiện sản phẩm dự án của nhóm.
* Sản phẩm báo cáo gồm:
+ Một bài thuyết trình ở dạng word: bao gồm nội dung báo cáo có kèm
hình ảnh, video clip.  Để làm rõ vấn đề đang trình bày.
+ Một bài trình chiếu powerpoint báo cáo trước lớp.
- Các thành viên trong nhóm phải hoàn tất các sản phẩm của dự án và chuẩn bị
trình bày kết quả thực hiện, phân công người báo cáo kết quả của dự án.
- Giáo viên thường xuyên theo dõi tiến trình thực hiện của học sinh để hướng dẫn
và hỗ trợ kịp thời khi các em bị vướng mắc, đồng thời thu thập được thông tin cần thiết
để có chứng cứ đánh giá kết quả học tập của học sinh.
6. Báo cáo, giới thiệu sản phẩm của dự án
- Giai đoạn này thực hiện ở tiết 2 và 3 trong giờ chính khóa.
- Giáo viên chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo như máy chiếu projecter,
laptop, máy ảnh, bàn trưng bày sản phẩm và xem lại báo cáo, sản phẩm thực hiện dự án
của các nhóm.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thực hiện dự án và các sản phẩm của nhóm.
- Giáo viên và các nhóm khác lắng nghe, quan sát, ghi chép nội dung của nhóm
đang báo cáo và đưa ra nhận xét, góp ý khi nhóm đã báo cáo xong.

Trang 14


VI. ĐÁNH GIÁ
Giai đoạn này thực hiện ở tiết 2 và 3 trong giờ chính khóa.
1. Đánh giá kiến thức, kĩ năng thu được sau dự án

- Dựa vào phần câu hỏi đặt ra ở phía cuối của chuyên đề.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm
khách quan kết hợp với tự luận.
2. Đánh giá kết quả dự án
- Dựa theo đánh giá RUBRIC.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng dựa vào các
tiêu chí đánh giá.
- Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề, giáo viên xây dựng bảng tiêu chí đánh giá như sau:
Số
TT

Tiêu chí

ĐIỂM
1

2

3

4

Cách đánh giá
5

1 Kiến thức, kĩ năng thu được

Dựa vào kết quả
bài kiểm tra viết và
kĩ năng thực hành


2 Chỉ rõ những nhiệm vụ cần thực hiện
của mỗi cá nhân

Dựa vào kế hoạch
của nhóm

3 Hoàn thành nhiệm vụ được giao trong
kế hoạch

Dựa vào sản phẩm
hoàn thành

4 Vận dụng kiến thức kiên môn trong dự án

Dựa vào nội dung
trình bài

5 Đảm bảo tính tích hợp trong thực hiện
dự án

Dựa vào nội dụng
trình bày của cá
nhân, nhóm

6 Tích cực tự học và tham gia tham gia
dự án

Dựa vào quan sát


7 Tích cực hỗ trợ, hợp tác với các bạn
trong quá trình thực hiện dự án

Dựa vào quan sát

8 Sản phẩm có tính khoa học

Dựa vào sản phẩm
được trình bày

9 Sản phẩm thực sự có tác dụng, ý nghĩa
đối với thực tiễn đời sống

Dựa vào sản phẩm
được trình bày

10 Trình bày rõ, logic, hấp đẫn và trả lời
được các vấn đề cần tìm hiểu của dự án

Dựa vào phần
trình bày của cá
nhân, nhóm

- Mỗi tiêu chí cho điểm từ 1 5 điểm, thấp nhất là 1, cao nhất là 5.

Trang 15


- Tổng cộng số điểm của các tiêu chí là 50 điểm, bài báo cáo của nhóm được đánh
giá xếp loại, quy đổi sang thang điểm 10 và được ghi nhận điểm số đạt được cho các

thành viên trong nhóm báo cáo vào cột điểm kiểm tra 15 phút trong sổ gọi tên ghi điểm
của giáo viên.
Điểm

46  50

40  45

35  39

30  34

25  29

< 25

Xếp loại
Thang điểm 10

Xuất sắc
10 điểm

Tốt
9 điểm

Khá
8 điểm

Đạt
7 điểm


Trung bình
6 điểm

Chưa đạt
4 điểm

- Giáo viên tập hợp ý kiến tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng để đưa ra kết quả
nhận xét, đánh giá chung. Chú ý tuyên dương, cho điểm cộng, khích lệ những cá nhân,
nhóm tích cực, trình bày tốt, đạt kết quả dự án ở mức xuất sắc, tốt.
- Khi nhận xét giáo viên chú ý các đặc điểm sau:
+ Học sinh học tập tích cực khi tham gia dự án không?
+ Mục đích và nhiệm vụ được đặt ra trong kế hoạch có đạt được không? Đạt ở
mức độ nào?
+ Sản phẩm của dự án thực sự có tác dụng đối với thực tiễn sản xuất ở địa
phương hay không?
- Trong tương lai, dự án có thể thực hiện được ở địa phương không?
- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?

Trang 16


MỘT SỐ CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THU ĐƯỢC SAU DỰ ÁN
1. Bảng mô tả các mức độ
Nội dung
Khái niệm, mục
đích, ý nghĩa và
các thành tựu của
công nghệ cấy
truyền phôi.


Loại câu hỏi/ bài tập

Nhận biết

Thông hiểu

Khái niệm, mục đích,
ý nghĩa và các thành
Câu hỏi/ bài tập định tính tựu của công nghệ cấy
truyền phôi. (Câu 1.1
 Câu 1.8)

- Nhận định được lợi
ích của công nghệ cấy
truyền phôi. (Câu 2.1)

- Trình bày cơ sở
khoa học cấy truyền
phôi. (Câu 1.4)
Cơ sở khoa học
của công nghệ cấy Câu hỏi/ bài tập định tính - Công dụng của các
loại hoocmôn dùng
truyền phôi
trong cấy truyền
phôi bò. (Câu 1.5)

- Giải thích được sự
thành công của việc
cấy truyền phôi, đặc

điểm di truyền của cá
thể con được tạo ra từ
cấy truyền phôi.

- Đặc điểm bò cho
phôi và nhận phôi.
(Câu 1.6  Câu 1.7)
- Sắp xếp trình tự
Câu hỏi/ bài tập định tính
các công đoạn của
công nghệ cấy
truyền phôi bò.
(Câu 1.8)

- Các yêu cầu và điều
kiện để công nghệ
cấy truyền phôi bò
xảy ra. (Câu 2.6 
Câu 2.9).
- Các phương pháp
thu hoạch, bảo quản,
cấy truyền phôi. (Câu
2.10  Câu 2.12)

Quy trình công
nghệ cấy truyền
phôi bò

Vận dụng thấp


Vận dụng cao

- Xác định loại
hoocmon dùng
để điều khiển
động dục đồng
loạt. (Câu 3.1)

- Chủ động gây động
dục giống vật nuôi để
nhân giống theo phương
pháp truyền thống.

- Cách chọn bò
cho phôi và bò
nhận phôi đạt
yêu cầu. (Câu
3.2  Câu 3.3)

- Xác định thời gian thu
hoạch phôi hợp lí, bò đã
nhận phôi thành công.
(Câu 4.2  Câu 4.3)
- Đề xuất phương pháp
cấy truyền phôi vào vật
nuôi khác ở địa phương.
(Câu 4.4)

(Câu 4.1)


(Câu 2.2  Câu 2.5)

Trang 17


2. Câu hỏi / bài tập kiểm tra đánh giá theo các mức độ mô tả
Mức 1. NHẬN BIẾT
Câu 1.1: Công nghệ cấy truyền phôi bò là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ
này (bò cho phôi) sang cơ thể bò mẹ khác (bò nhận phôi), phôi vẫn sống, phát triển tốt
và được sinh ra bình thường.
Câu 1.2: Giống vật nuôi được sản xuất dựa vào công nghệ tế tào (cấy truyền phôi) phổ
biến hiện nay là
A. Bò sữa.
B. Dê.
C. Cừu.
D. Lợn.
Câu 1.3: Cấy truyền phôi thành công đầu tiên trên thỏ bởi Walter Heap vào năm nào?
A. 1890.
B. 1978.
C. 1986.
D. 1983.
Câu 1.4: Thành tựu đầu tiên vào năm 1997, Wilmut (nhà khoa học người Scotle) lần
đầu tiên đã nhân bản thành công đối tượng vật nuôi nào sau đây?
A. Chuột.
B. Dê.
C. Cừu.
D. Thỏ.
Câu 1.5: Em bé đầu tiên ra đời từ thụ tinh trong ống nghiệm và công nghệ phôi, đây là

thành tựu nổi bậc vào năm nào?
A. 1890.
B. 1978.
C. 1986.
D. 1983.
Câu 1.6: Ở Việt Nam, bê (bò con) đầu tiên ra đời từ công nghệ phôi vào năm nào?
A. 1890.
B. 1978.
C. 1986.
D. 1983.
Câu 1.7: Viện chăn nuôi quốc gia ở Việt Nam thành lập bộ môn Cấy truyền phôi (CTP)
vào năm nào?.
A. 1890.
B. 1978.
C. 1986.
D. 1989.
Câu 1.8: Nghé (trâu con) đầu tiên trên thế giới ra đời bằng cấy truyền phôi trâu đông
lạnh vào năm nào?
A. 1890.
B. 1978.
C. 1986.
D. 1991.
Câu 1.4: Trình bày cơ sở khoa học của cấy truyền phôi.
Hướng dẫn trả lời:
- Phôi có thể coi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Nếu được chuyển vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí, sinh dục phù hợp với trạng thái
của cá thể cho phôi (hoặc phù hợp với tuổi phôi) thì nó vẫn sống và phát triển bình
thường. Sự phù hợp này gọi là sự đồng pha.
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các hoocmôn sinh dục điều tiết. Bằng các
chế phẩm sinh học chứa hoocmôn hay hoocmôn nhân tạo, con người có thể điều khiển

sinh sản của vật nuôi theo ý muốn.

Trang 18


Câu 1.5: Cho các sản phẩm hoocmôn sau:
(1) Huyết thanh ngựa chửa (PMSG).
(2) FSH.
(3) hMG, human menopausal gonadotropin (kích tố từ phụ nữ mãn kinh).
Sản phẩm hoocmôn gây siêu bài noãn ở bò cho phôi là
A. (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3).
D. (2), (3)
Câu 1.6: Trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò, người ta chọn bò cho phôi có
số lượng như thế nào so với bò nhận phôi?
A. Ít hơn bò nhận phôi.
B. Nhiều hơn bò nhận phôi.
C. Số lượng cả bò cho và nhận phải bằng nhau. D. Tùy thuộc vào người thực hiện.
Câu 1.7: Trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò, người ta chọn bò nhận phôi
như thế nào?
A. Nhiều con giống nhập.
B. Nhiều con giống tốt.
C. Một con giống nội.
D. Nhiều con giống nội.
Câu 1.8: Cho các bước tổng quát trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò sau:
(1): Lấy phôi.
(2): chăm sóc bò mẹ mang thai và đàn bê con khi bò đẻ.
(3): cấy phôi.
(4): chọn bò cho phôi và bò nhận phôi.

Hãy sắp xếp trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò.
A. 1  2  3  4
B. 1  3  4  2
C. 4  1  3  2
D. 4  3  1  2
Mức 2. THÔNG HIỂU
Câu 2.1: Xác định có bao nhiêu tiêu chí đúng về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của công
nghệ cấy truyền phôi?
(1) Khai thác triệt để tiềm năng di truyền ở những cá thể cái cao sản thông qua
việc lấy phôi của chúng. Trên cơ sở đó phổ biến nhanh những gene tốt, quí
ra thực tế.
(2) Nâng cao cường độ chọn lọc, làm tăng tiến bộ di truyền hàng năm, do đó
thúc đẩy công tác giống nhanh, đạt được mục đích.
(3) Nâng cao hiệu quả chọn lọc, đẩy mạnh công tác giống.
(4) Bảo quản phôi gọn nhẹ, vận chuyển dễ dàng, đồng thời cũng là kho bảo tồn
quỹ gen.
(5) Hạn chế được bệnh tật thú y, thông qua việc chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc,
vô trùng trong quá trình xử lí và cấy truyền phôi.
(6) Mang lại hiệu qủa kinh tế rất cao.
A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 6.

Trang 19



Câu 2.2: - Vì sao phôi từ cơ thể cái này có thể lấy ra và cấy vào cơ thể cái khác (cấy
phôi tại vị trí tương tự vị trí lấy phôi), phôi vẫn sống, phát triển thành một cá thể và
được sinh ra bình thường?
- Vì sao cá thể con được sinh ra từ cá thể cái nhận phôi mang đặc điểm giống
cá thể cái cho phôi và của cá thể đực giống?
Hướng dẫn trả lời:
- Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, phôi được xem như độc lập với cá thể
mẹ, chưa có sự gắn kết giữa phôi với cá thể mẹ.
- Nếu giữa hai cá thể cho phôi và nhận phôi có trạng thái sinh lý và sinh dục gần
giống như nhau (sự phù hợp) thì phôi vẫn sống bình thường và phát triển tốt bình
thường hình thành cơ thể mới nhờ dinh dưỡng của cá thể nhận phôi.
- Vì phôi được hình thành là do sự thụ tinh giữa trứng của cá thể cái cho phôi và
tinh trùng của cá thể đực giống, nên phôi mang đặc điểm di truyền của cá thể cái cho
phôi và cá thể đực giống. Do đó, cá thể con được sinh ra từ cá thể cái nhận phôi sẽ mang
đặc điểm giống với cá thể cái cho phôi và cá thể đực giống.
Câu 2.3: Khi phôi vận động về tử cung thời gian đầu (khoảng 6 -10 ngày), nó trôi nổi tự
do trong tử cung. Dinh dưỡng thời gian này cho quá trình phát triển của phôi là từ đâu?
A. Từ trứng và sữa tử cung.
B. Từ tinh trùng cung cấp.
C. Từ trứng.
D. Từ trứng và tinh trùng.
Câu 2.4: Nhận định nào sau đây sai khi nói về công nghệ cấy truyền phôi bò?
A. Cấy truyền phôi làm tăng nhanh số lượng đàn bò có năng suất cao.
B. Bò nhận phôi thường là giống nội.
C. Bò con sinh ra mang đặc điểm của bò cho phôi.
D. Bò con sinh ra mang đặc điểm của cả bò cho phôi và bò nhận phôi.
Câu 2.5: Một trong những cơ sở khoa học của công nghệ phôi được xem là ý tưởng
hình thành nên lĩnh vực công nghệ cấy truyền phôi là
A. sử dụng hoocmôn nhân tạo
B. gây động dục hàng loạt

C. hoạt động động dục của vật nuôi có tính chu kỳ
D. coi phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển.
Câu 2.6: Gây rụng trứng nhiều ở bò cho phôi nhằm mục đích gì?
A. Phối giống với bò đực giống tốt.
B. Làm cơ sở cho việc cấy truyền phôi.
C.Thu hoạch được nhiều phôi.
D. Lựa chọn phôi tốt nhất.
Câu 2.7: Công nghệ cấy truyền phôi bò chỉ thực hiện thành công khi nào?
A. Bò cho phôi và bò nhận phôi có trạng thái sinh lý không phù hợp.
B. Bò cho phôi và bò nhận phôi được gây động dục đồng pha.
C. Bò cho phôi và bò nhận phôi cùng giống.
D. Bò cho phôi và bò nhận phôi đều phải có năng suất cao.
Trang 20


Câu 2.8: Bò nhận phôi phải có đặc điểm gì quan trọng để nhận được phôi và phôi có thể
phát triển được?
A. Không động dục.
B. Động dục trước bò cho phôi.
C. Động dục đồng loạt với bò cho phôi.
D. Động dục sau bò cho phôi.
Câu 2.9: Cho các điều kiện sau:
I. Bò cho phôi thường là giống nội.
II. Bò nhận phôi thường là giống nhập nội.
III. Bò cho phôi và bò nhận phôi phải đồng pha.
IV. Bò cho phôi và bò nhận phôi cùng giống.
V. Bò cho phôi thường là giống nhập nội.
VI. Bò nhận phôi thường là giống nội.
Để công tác cấy truyền phôi bò thành công và hiệu quả, chúng ta cần những điều
kiện nào?

A. III, V, VI.
B. I, II, III.
C. I, II, III, IV.
D. III, IV, V, VI.
Câu 2.10: Trình bày nguyên tắc, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thu hoạch
phôi không phẫu thuật.
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên tắc: Đưa dụng cụ và dung dịch dội rửa vào tử cung. Đưa dụng cụ vào
vị trí lấy phôi sau đó bơm dung dịch dội rửa vào và hút dung dịch dội rửa ra. Phôi sẽ ra
ngoài theo dung dịch dội rửa và ta sẽ thu lượm được phôi.
- Ưu điểm: Tiện lợi, dễ làm, đảm bảo an toàn cho gia súc.
- Nhược điểm: Không biết số lượng chính xác của phôi, lượng phôi lấy ra được ít.
Câu 2.11: Để tiến hành cấy truyền phôi, người thao tác cấy truyền phôi cần phải thực
hiện những kỹ thuật nào sau đây?
(1) Cố đinh gia súc.
(2) Vệ sinh phía sau bộ phận sinh dục của gia súc.
(3) Chuẩn bị dụng cụ cấy truyền phôi và phôi.
(4) Chuẩn bị hoocmôn sinh dục để gây động dục bò nhận phôi.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2).
Câu 2.12: Trong quy trình công nghệ cấy truyền phôi ở bò, nếu áp dụng phương pháp
thu hoạch phôi truyền thống, người ta phải giết mổ bò cho phôi, điều này làm giảm lợi
nhuận trong sản xuất giống. Theo em, để khắc phục tình trạng trên, ta nên sử dụng
phương pháp nào là tốt nhất?
A. Đặt ống thông, dội rửa phôi.
B. Mổ hở.
C. Đầu tư giống bò cho phôi giá rẻ.
D. Sử dụng công nghệ mổ lazer.


Trang 21


×