Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 37 trang )

Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

Mục Lục
1. Trình bày những hiểu biết cơ bản về mạng Internet? ........................................................................3
2. Vẽ mô hình và giải thích hoạt động của mạng Internet? ....................................................................4
3. Trình bày lược sử phát triển Internet?..............................................................................................5
4. Web (WWW) là gì? Các thuật ngữ Web cơ bản? Các ứng dụng của Web và Internet? .........................6
5. Vẽ mô hình và giải thích cấu trúc của hệ thống Web?........................................................................7
6. Vẽ mô hình và trình bày hoạt động của hệ thống Web?.....................................................................8
7. Trình bày lược sử phát triển của www?............................................................................................8
8. Trình bày khái niệm và các loại hình giao dịch điện tử?......................................................................9
9. Phân tích các nguyên tắc giao dịch điện tử?......................................................................................9
10. Vẽ mô hình giao dịch điện tử theo chủ thể tham gia? Chỉ rõ các giao dịch được coi là giao dịch
thương mại điện tử?......................................................................................................................... 10
11. Trình bày cách thức khai thác hiệu quả thông tin trên Internet?..................................................... 10
12. Trình bày khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng? ............................................................. 11
13. Phân tích bản chất và các đặc điểm đặc trưng của TMĐT? ............................................................. 12
14. Phân tích các lợi ích của TMĐT? ................................................................................................... 13
15. Thư điện tử là gì? Ưu, nhược điểm? Các vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bằng thư điện tử? .............. 14
16. Thanh toán điện tử là gì? Phân tích các hình thức thanh toán điện tử? Nêu ví dụ?.......................... 15
17. EDI là gì? Phân tích khái niệm về EDI của UNCITRAL? Nêu ví dụ? .................................................... 16
18. Dung liệu là gì? Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao gửi số hoá? Nêu ví dụ? ............................... 16
19. Trình bày hoạt động bán lẻ hàng hoá hữu hình trực tuyến? Nêu ví dụ? .......................................... 17
20. Trình bày các cấp độ áp dụng TMĐT? Cho ví dụ? ........................................................................... 18
21. Phân tích các cơ sở để phát triển TMĐT? ...................................................................................... 19
22. Nêu nhận xét về hoạt động TMĐT tại Việt Nam? Đề xuất giải pháp phát triển?............................... 19
23. Phân tích các yếu tố cấu thành của thị trường TMĐT? ................................................................... 21
24. Trình bày các mô hình kinh doanh TMĐT chủ yếu?........................................................................ 21
25. E – marketing là gì? Phân tích các đặc điểm đặc trưng của E – marketing?...................................... 22


26. Phân tích các lợi ích của E – marketing?........................................................................................ 23
27. Quảng cáo điện tử là gì? Đặc điểm? Các phương thức tham gia quảng cáo trực tuyến? Cho ví dụ? .. 24
28. Các hình thức quảng cáo trực tuyến? Minh hoạ bằng ví dụ thực tiễn?............................................ 24

Học, học nữa, học mãi.

Page 1


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

29. Trình bày các cách thức phân đoạn thị trường trong TMĐT? Nêu các điểm khác biệt so với phân đoạn
thị trường truyền thống? .................................................................................................................. 25
30. Trình bày quy trình giao dịch TMĐT? ............................................................................................ 26
31. Những vấn đề cần lưu ý khi xây dựng 1 website TMĐT? ................................................................ 27
32. Nêu các công việc phải làm và nguồn lực thực hiện khi xây dựng 1 website TMĐT? ........................ 27
33. Vẽ và giải thích sơ đồ mục tiêu triển khai website? ....................................................................... 29
34. Trình bày khái niệm và các hình thức thanh toán trong TMĐT? ...................................................... 30
35. Trình bày cách thức thanh toán bằng thẻ Tín dụng trong TMĐT? ................................................... 31
36. Trình bày cách thức thanh toán bằng ví điện tử?........................................................................... 32
37. Trình bày hiểu biết cơ bản về các dạng tội phạm trên Internet? ..................................................... 32
38. Phân tích các rủi ro trong TMĐT và nguyên nhân? ......................................................................... 33
39. Những vấn đề pháp lý cần lưu ý trong hoạt động TMĐT?............................................................... 34
40. Trình bày những hiểu biết cơ bản về Luật giao dịch điện tử của Việt Nam?..................................... 34

Học, học nữa, học mãi.

Page 2



Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

1. Trình bày những hiểu biết cơ bản về mạng Internet?
* Khái niệm: Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi toàn TG, sd
giao thức có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính và giúp
người sd có khả năng khai thác thông tin.
* Đặc điểm:
- Internet là 1 hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các
mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối
chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên 1 giao thức liên mạng đã được
chuẩn hoá (giao thức IP), bao gồm hàng triệu máy tính nhỏ hơn của các DN, của
các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính
phủ trên toàn cầu.
- Internet là 1 mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local Area Network) và
WAN (Wide Area Network) trên TG kết nối vs nhau. Mỗi mạng thành viên này
được kết nối vào Internet thông qua 1 router.
- Mạng Internet là của chung, điều đó có nghĩa là không ai thực hiện sở hữu nó vs
tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau,
không ai, không 1 thực thể nào cũng như không 1 trung tâm máy tính nào nắm
quyền điều khiển mạng Internet.
- Mỗi phần của mạng Internet được liên kết vs nhau theo 1 cách thức nhằm tạo nên
1 mạng toàn cầu.

Học, học nữa, học mãi.

Page 3



Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

2. Vẽ mô hình và giải thích hoạt động của mạng Internet?
Internet

IAP

IAP

ISP

WORK
STATION

SERVER

WORK
STATION

SERVER

WORK
STATION

ISP


WORK
STATION

* Giải thích:
- Mỗi máy chủ được định vị bằng 1 địa chỉ IP. Các máy tính giao dịch vs nhau
bằng mạng Internet thông qua việc gửi các gói dữ liệu (data packet).
- Gửi gói dữ liệu qua Internet cần:
+ Địa chỉ nguồn: địa chỉ IP máy gửi dữ liệu.
+ Địa chỉ nơi đến: là địa chỉ IP máy tính nhận dữ liệu.
- Khi dữ liệu được gửi qua Internet, thông thường nó được chia ra thành nhiều gói
dữ liệu nhỏ hơn, các gói dữ liệu này thường đến máy nhận không theo 1 thứ tự nào
cả. Máy khách nhận được các gói thông tin này và dựa vào quy luật thứ tự thông
tin, sau đó sắp xếp lại các thông tin này cho đúng thông điệp ban đầu.
- Các gói dữ liệu thông thường không được gửi trực tiếp đến địa chỉ nơi đến, do
tính chất của Internet là rộng, mạng phức tạp, mỗi 1 máy, khách không thể biết
đường nào tối ưu nhất để gói thông tin được chuyển đến. Vì vậy, 1 thiết bị đặt biệt
– cầu dẫn (router) được sd nhằm giúp chuyển các gói dữ liệu trên Internet được
hiệu quả hơn. Gói tin thường đi qua nhiều router trước khi đến đích.

Học, học nữa, học mãi.

Page 4


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

3. Trình bày lược sử phát triển Internet?
- 1962: J.C.R.Licklider đưa ra ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính vs

nhau.
- 1965: mạng gửi các dữ liệu đã đượ chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến
đường khác nhau và kết hợp lại tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence
G.Roberts đã kết nối 1 máy tính ở Massachussetts vs 1 máy tính khác California
qua đường dây điện thoại.
- 1967: Roberts đề xuất ý tưởng mạng ARPANET – Advanced Research Project
Agency Network tại 1 hội nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin – packet
switching technology đem lại lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông
tin vs nhau; Phát triển mạng máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý
tưởng ARPANET.
- 1969: Cơ quan quản lý dự án nghiêm cứu phát triển ARPA thuộc Bộ quốc phòng
Mỹ liên kết vs 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên
cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học
California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network)
đầu tiên được xây dựng.
- 1972: Thư điện tử bắt đầu được sd (Ray Tomlinson)
- 1973: ARPANET lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường Đại học
London.
- 1974: Thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu tiên.
- 1983: Giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol và Internet Protocol)
chính thức được coi như 1 chuẩn đối vs ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính
nối vs ARPANET phải sd chuẩn mới này.
- 1984:
+ ARPANET được chia ra thành 2 phần, phần thứ nhất vẫn được gọi là
ARPANET dành cho việc nghiên cứu và phát triển, phần thứ hai được gọi là
MILNET là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
+ Hệ thống các tên miền DNS (Domain Name System) ra đời để phân biệt các
máy chủ; được chia thành 6 loại chính:
(1) .edu (education) cho lĩnh vực giáodục
(2) .gov (government) thuộc chính phủ

(3) .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự
Học, học nữa, học mãi.

Page 5


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

(4) .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại
(5) .org (organization) cho các tổ chức
(6) .net (network resources) cho các mạng
- 1990: ARPANET ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi
người đều có thể sd, các doanh nghiệp bắt đầu sd Internet vào mục đích kinh
doanh, thương mại.
- 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) ra
đời cùng với giao thức truyền siêu văn bản HTTP (HyperText Transfer Protocol),
Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các dịch vụ mới.
- 1994:
+ Mạng Internet được sd rộng rãi.
+ Công ty Amazon.com ra đời chuyên kinh doanh TMĐT.
- 1995: Công ty Netscape ứng dụng Internet vào hoạt động kinh doanh.
- 1997:
+ IBM tung ra chiến dịch quảng cáo kinh doanh điện tử.
+ Công cụ tìm kiếm Google.com ra đời.
+ Internet đã trở thành 1 mạng lớn nhất trên TG, mạng của các mạng, xuất hiện
trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá,
xã hội …
+ Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại

1 thời kỳ mới – kỷ nguyên TMĐT trên Internet.
4. Web (WWW) là gì? Các thuật ngữ Web cơ bản? Các ứng dụng của Web
và Internet?
* Khái niệm: World Wide Web được gọi tắt là Web là mạng lưới nguồn thông tin
cho phép mọi người khai thác thông tin qua 1 số công cụ hoặc là chương trình hoạt
động dưới các giao thức mạng.
* Các thuật ngữ cơ bản:
- Khái niệm Webpage: là 1 trang web, tức là 1 file có đuôi HTM hay HTLM, đó là
1 tập tin viết bằng mã code HTML chứa các siêu liên kết (hyperlink) đến các trang
web khác.
Học, học nữa, học mãi.

Page 6


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Khái niệm Website: là tập hợp những trang web liên kết vs nhau bằng các siêu
liên kết.
* Ứng dụng của web, Internet:
- Flash: tạo hình ảnh động cao cấp, đẹp, dùng cho việc trang trí.
- Thư điện tử (email).
- Facebook.
- Bán lẻ trực tuyến.
- Đọc báo.
5. Vẽ mô hình và giải thích cấu trúc của hệ thống Web?
Hệ thống
máy trạm

điều hành

Máy chủ cơ sở dữ liệu
Tường lửa

Máy chủ chứng thực

Máy chủ tìm kiếm

Máy chủ cung cấp dịch
vụ web

*Giải thích:
- Hệ thống web là 1 hệ thống cung cấp thông tin trên mạng Internet thông qua các
thành phần như máy chủ, trình duyệt và nội dung thông tin.
- Hệ thống web bao gồm:
+ Đường kết nối vs mạng cung cấp dịch vụ Internet
+ Các máy chủ cung cấp dịch vụ web
+ Các máy chủ cơ sở dữ liệu, máy chủ chứng thực, máy chủ tìm kiếm
+ Hệ thống tường lửa
+ Hệ thống máy trạm điều hành cập nhật thông tin cho máy chủ web
Học, học nữa, học mãi.

Page 7


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]


6. Vẽ mô hình và trình bày hoạt động của hệ thống Web?

Người dùng

(1)

Máy chủ

(4)

(2)

Máy chủ web

(3)
(2a)

(3a)

Máy chủ cơ sở dữ liệu
*Nguyên tắc hoạt động:
- Người dùng gửi yêu cầu tới máy chủ thông qua các trình duyệt đến máy con có
kết nối Internet
- Máy chủ web sẽ xem xét và thực hiện yêu cầu từ các trình duyệt gửi đến, kết quả
là 1 trang HTML, ở đây xảy ra 2 trường hợp:
+ TH1: trang web tĩnh thì máy chủ web sẽ lấy thông tin lưu sẵn từ máy chủ gửi lại
theo yêu cầu của máy con
+ TH2: trang web động thì máy chủ web sẽ khai thác thông tin từ các máy chủ cơ
sở dữ liệu
- Máy con sẽ nhận được thông tin từ máy chủ

- Máy con sẽ nhận được kết quả trên màn hình là 1 trang thông tin
7. Trình bày lược sử phát triển của www?
- 1989: Tim Berners Lee (Thuỵ Sĩ) đề nghị làm 1 bộ Protocol cho phép truyền
thông đồ hoạ vào Internet.
- Các nhà nghiên cứu khoa học đã thực hiện và cho ra đời World Wide Web
(www).
- WWW gồm hàng triệu website được xây dựng từ nhiều trang web.
- Mỗi trang web được xây dựng trên 1 ngôn ngữ HTLM, ngôn ngữ này có 2 đặc
trưng cơ bản:
+ Tích hợp hình ảnh, âm thanh tạo ra môi trường multimedia.
Học, học nữa, học mãi.

Page 8


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

+ Tạo các liên kết cho phép có thể nhảy từ trang web này sang trang web khác
mà không cần theo trình tự nào.
+ Công cụ đọc web: các trình duyệt web (Web Browser).

8. Trình bày khái niệm và các loại hình giao dịch điện tử?
* Khái niệm:
Giao dịch điện tử là các hoạt động giao dịch thương mại được tiến hành thông qua
các phương tiện điện tử, phương tiện điện tử các thiết bị điện tử như điện thoại,
máy fax, máy tính, mạng Internet, điện thoại di động, PDA,…
* Các loại hình giao dịch điện tử:
- Phân loại theo công nghệ kết nối mạng:

+ Thương mại hữu tuyến
+ Thương mại vô tuyến
- Phân loại theo hình thức cung cấp dịch vụ
+ Chính phủ điện tử
+ Ngân hàng điện tử
- Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sd thông tin qua mạng
+ Thương mại thông tin: cung cấp thông tin
+ Thương mại giao dịch: hoạt động mua bán qua mạng
+ Thương mại cộng tác: vừa cung cấp thông tin và giao dịch qua mạng.
- Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), Doanh nghiệp (B), người
tiêu dùng (C)…
Có các hình thức như: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C, C2B, C2G, C2C trong
đó B2B, B2C là phổ biến nhất.
9. Phân tích các nguyên tắc giao dịch điện tử?
- Tự nguyện lựa chọn sd phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch.
Học, học nữa, học mãi.

Page 9


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Tự thoả thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử.
- Không 1 loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử.
- Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của nhà
nước, công cộng.
10. Vẽ mô hình giao dịch điện tử theo chủ thể tham gia? Chỉ rõ các giao

dịch được coi là giao dịch thương mại điện tử?
Chính phủ
Doanh nghiệp
Người tiêu dùng
Chính phủ
G2G
G2B
G2C
Điều phối
Thông tin
Thông tin
Doanh nghiệp
B2G
B2B
B2C
Đấu giá
TMĐT
TMĐT
Người tiêu dùng
C2G
C2B
C2C
Nộp thuế
So sánh giá cả
Đấu thầu
* Các giao dịch TMĐT:
- B2C: đây là giao dịch TMĐT được thực hiện giữa DN và người tiêu dùng, người
tiêu dùng thực hiện quá trình giao dịch đầu tư thông qua các phương tiện điện tử
nhằm lựa chọn, mặc cả, so sánh giá cả, thanh toán, đặt hàng. DN lập 1 website đưa
cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ lên trang web, tiến hành quảng cáo, tiếp thị,

phân phối sản phẩm thông qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp.
- B2B: là giao dịch TMĐT giữa DN vs DN, quá trình này được thực hiện thông
qua 1 hệ thống ứng dụng thương mại, các DN có thể giao dịch vs nhau thông qua
hình thức chào hàng, đặt hàng, hỏi hàng, thanh toán …
- C2C: là giao dịch TMĐT giữa người tiêu dùng vs người tiêu dùng, người tiêu
dùng có thể lập 1 website riêng cho mình để kinh doanh 1 mặt hàng hay đăng tải 1
mặt hàng lên website nào đó.
11. Trình bày cách thức khai thác hiệu quả thông tin trên Internet?
- Xác định thông tin cần tìm kiếm:
+ Xác định loại thông tin cần tìm kiếm: bài viết, tài liệu, sách, tin tức, file ảnh,
video, các thông tin xã hội khác …
Học, học nữa, học mãi.

Page 10


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

+ Xác định phạm vi tìm kiếm.
+ Giới hạn nơi có thể có thông tin.
=>Lựa chọn công cụ phù hợp.
- Thực hiện tìm kiếm và tinh chỉnh việc tìm kiếm
+ Xác định nội dung cần tìm kiếm, lựa chọn từ khoá.
+ Thay đổi các tham số tìm kiếm
+ Xác nhận kết quả.
12. Trình bày khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng?
* Theo nghĩa hẹp:
- TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử,

nhất là Internet và các mạng viễn thông khác.
- TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông
qua các phương tiện điện tử (diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997).
- TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá
trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).
- TMĐT là việc hoàn thành bất kì 1 giao dịch nào thông qua 1 mạng máy tính làm
trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sd hàng hoá và dịch
vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
- TMĐT bắt đầu bằng việc các DN sd các phương tiện điện tử và mạng Internet để
mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các DN (B2B), giữa DN vs khách hàng cá nhân
(B2C) hay giữa cá nhân vs cá nhân (C2C).
* Theo nghĩa rộng:
- TMĐT là việc sd các phương tiện điện tử để làm thương mại.
- TMĐT là việc thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của
các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy
tính và viễn thông 1 cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể.
- UNCTAD, 1998: TMĐT bao gồm việc sản xuất, phân phối, marketing, bán và
giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Học, học nữa, học mãi.

Page 11


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và
sd các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu
hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).

- OECD: TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá
nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số hoá thông qua các
mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông tin với mạng mở (như
AOL).
- TMĐT là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và
dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể
mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng.
- WTO: TMĐT bao gồm việc quảng cáo, sản xuất, bán hàng, phân phối sản phẩm
được giao dịch và thanh toán trên Internet, nhưng việc giao nhận có thể hữu hình
hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hoá.
- AEC: TMĐT là việc kinh doanh có sd các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng,
coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như 1 cú điện thoại giao dịch đến
những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.
- UNCITRAL, luật mẫu về TMĐT: TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào
của toàn bộ quá trình giao dịch.
13. Phân tích bản chất và các đặc điểm đặc trưng của TMĐT?
* Bản chất:
- TMĐT gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và
cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
- TMĐT phải được xây dựng trên nền hạ tầng vững chắc, bao gồm hạ tầng về kinh
tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực.
- Để phát triển TMĐT thì điều kiện cần là sự phát triển công nghệ thông tin và
truyền thống, điều kiện đủ là sự phát triển hệ thống thương mại truyền thống.
- TMĐT phát triển sẽ hình thành các mô hình doanh nghiệp điện tử trên các nền
doanh nghiệp truyền thống hoặc các mô hình kinh doanh điện tử mới.
- TMĐT vẫn hướng tới các mục đích cơ bản trong hoạt động thương mại là doanh
số, lợi nhuận, thị phần, địa vị doanh nghiệp, lợi ích khách hàng, tổ chức và mục
tiêu xã hội.
Học, học nữa, học mãi.


Page 12


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

* Đặc điểm đặc trưng:
- Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp vs nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- TMĐT được thực hiện trong 1 thị trường không biên giới.
- Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể.
- Đối vs Thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao
đổi dữ liệu, còn trong TMĐT, mạng lưới thông tin chính là thị trường.
14. Phân tích các lợi ích của TMĐT?
* Đối vs Doanh nghiệp:
- Mở rộng thị trường.
- Cải thiện hệ thống phân phối.
- Vượt giới hạn về time.
- Sản xuất hàng theo yêu cầu.
- Mô hình kinh doanh mới.
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí sản xuất, giao dịch, mua sắm.
- Củng cố quan hệ khách hàng.
- Thông tin cập nhật.
- Chi phí đăng kí kinh doanh.
- Các lợi ích khác.
* Đối vs Người tiêu dùng:
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian.

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ.
- Giá thấp hơn.
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hoá số hoá được.
Học, học nữa, học mãi.

Page 13


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn.
- Đấu giá.
- Đáp ứng mọi nhu cầu.
- Thuế.
* Đối vs XH:
- TMĐT nay đã trở thành bộ phận của 1 quá trình cải biến xã hội rộng lớn hơn
nhiều trên nền tảng của xu thế toàn cầu hoá, của quá trình dịch chuyển đến nền
kinh tế dựa trên cơ sở tri thức và thông tin, với công nghệ cao.
- TMĐT giúp giảm time giao dịch, dẫn tới 1 số thay đổi quan trọng trong hoạt
động kinh tế và xã hội.
- Hoạt động trực tuyến.
- Nâng cao mức sống.
- Lợi ích cho các nước nghèo.
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn.
15. Thư điện tử là gì? Ưu, nhược điểm? Các vấn đề cần lưu ý khi giao dịch
bằng thư điện tử?
* Khái niệm:
Thư điện tử là hình thức gửi thư qua mạng máy tính. Các DN, các cơ quan, nhà

nước … sd thư điện tử để gửi thư cho nhau 1 cách trực tuyến thông qua mạng, gọi
là thư điện tử (Electronic Mail, viết tắt là E-mail)
* Ưu điểm:
- Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo cấu trúc định trước nào.
- Có thể dùng thư điện tử để gửi/ nhận 1 thông điệp trên phạm vi toàn TG 1 cách
tức thời.
- Tính năng đính kèm file của thư điện tử cho phép gửi kèm 1 hay nhiều tập tin
dưới nhiều dạng hình thức như: văn bản, bảng tính, âm thanh, hình ảnh, video …
* Nhược điểm:
Học, học nữa, học mãi.

Page 14


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Tính xác thực của e-mail, độ trễ thông tin, an toàn thông tin như là: thông tin bị
đọc lén, bị sửa chữa, bị thất lạc, thư rác (spam mail) lây lan virut qua e-mail …
* Các vấn đề cần lưu ý khi giao dịch bằng thư điện tử
- Đưa thông tin người gửi vào trong Email
- Tiêu đề Email cần rõ ràng
- Cá nhân hoá tên người nhận trong Email
- Cá nhân hoá nội dung
- Đưa ra những chỉ dẫn được cụ thể
16. Thanh toán điện tử là gì? Phân tích các hình thức thanh toán điện tử?
Nêu ví dụ?
* Khái niệm:
Thanh toán điện tử (E-payment) là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử

(Electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt.
* Các hình thức thanh toán điện tử:
- Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange - FEDI)
chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau
bằng điện tử.
- Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ 1 nơi phát hành (ngân
hàng hoặc 1 tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng
tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong các phạm vi 1 nước cũng như giữa các
quốc gia (digital cash).
- Túi tiền điện tử (Electronic purse) còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt
Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart cash), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored
value cash), tiền được trả cho bất kì ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện
tử tương tự như kĩ thuật áp dụng cho “Tiền mặt Internet”.
- Giao dịch ngân hàng số hoá (digital branking), giao dịch chứng khoán số hoá
(digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là 1 hệ
thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
+ Thanh toán giữa ngân hàng vs khách hàng.
+ Thanh toán giữa các ngân hàng vs các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị …)
Học, học nữa, học mãi.

Page 15


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

+ Thanh toán nội bộ 1 hệ thống ngân hàng.
+ Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng vs hệ thống ngân hàng khác.


17. EDI là gì? Phân tích khái niệm về EDI của UNCITRAL? Nêu ví dụ?
*Khái niệm EDI:
Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ
liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), từ máy tính điện tử này sang máy
tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán vs nhau,
theo cách này sẽ tự động hoá hoàn toàn không cần có sự can thiệp của con người.
* Khái niệm về EDI của UNCITRAL:
Theo Uỷ ban liên hợp quốc về luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc trao
đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc
chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng
phương tiện điện tử, có sd 1 tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin.
-TMĐT có đặc tính phi biên giới (cross-border electronic commerce), nghĩa là trao
đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các DN ở các quốc gia khác nhau, công việc trao đổi
EDI thường là các nội dung sau:
+ Giao dịch kết nối
+ Đặt hàng
+ Giao dịch gửi hàng
+ Thanh toán
18. Dung liệu là gì? Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao gửi số hoá?
Nêu ví dụ?
*Khái niệm:
Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hoá mà không phải bản thân vật mang
nội dung đó.
* Đặc điểm và phạm vi áp dụng của giao gửi số hoá
- Trước đây dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật.

Học, học nữa, học mãi.

Page 16



Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng gọi là “giao gửi số
hoá” (digital delivery)
- VD: Catalogue điện tử, tài liệu, giáo án điện tử, nhạc, phim trên mạng.
19. Trình bày hoạt động bán lẻ hàng hoá hữu hình trực tuyến? Nêu ví dụ?
Đến nay, danh sách các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo,
ôtô và xuất hiện 1 loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping),
hay “mua hàng trên mạng”; ở 1 số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh
tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).
Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường web là Java,
người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo vì cửa
hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các cửa hàng chứa
trong đó trên từng trang màn hình một. Để có thể mua- bán hàng, xem hàng hoá
hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.
Lúc đầu, ở gian đoạn 1, việc mua bán còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi
đặt hàng không qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên web. Nhưng có trường hợp
muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang web khác nhau (của cùng 1 cửa
hàng) thì hàng hoá miêu tả nằm ở 1 trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây
ra sự phiền toái.
Để khắc phục, ở giai đoạn 2, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng vs hàng hoá của
cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “xe mua hàng” (shopping cart, shopping
trolly), giỏ mua hàng (shopping basket, shopping bag), giống như giỏ mua hàng
hay xe mua hàng thật mà người mua thường dùng khi vào siêu thị.
Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang web này
đến trang web khác để chọn hàng, khi tìm được hàng vừa ý, người mua ấn phím
“hãy bỏ vào giỏ” (put in into shopping bag).

Các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận
chuyển) để thanh toán vs khách hàng.
Vì hàng hoá là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương
tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa tới tận tay người tiêu dùng.

Học, học nữa, học mãi.

Page 17


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

20. Trình bày các cấp độ áp dụng TMĐT? Cho ví dụ?
* Cách phân chia theo 6 cấp độ:
- Cấp độ 1- hiện diện trên mạng: doanh nghiệp bắt đầu có website trên mạng, tuy
nhiên website chỉ rất đơn giản, cung cấp 1 số thông tin ở mức tối thiểu về doanh
nghiệp và sản phẩm dưới dạng các trang web tĩnh và không có các chức năng phức
tạp khác.
- Cấp độ 2- có website chuyên nghiệp: DN có website vs cấu trúc phức tạp hơn, có
nhiều chức năng tương tác vs người xem, có chức năng cập nhật nội dung, giúp
người xem liên lạc trực tiếp với DN 1 cách thuận tiện.
- Cấp độ 3- chuẩn bị TMĐT: DN bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua
mạng. Tuy nhiên, các giao dịch trên mạng vẫn chưa được kết nối vs các cơ sở dữ
liệu nội bộ, vì vậy việc xử lý giao dịch còn chậm và kém an toàn.
- Cấp độ 4- áp dụng TMĐT: website của DN được kết nối vs cơ sở dữ liệu nội bộ,
mọi giao dịch đều được tự động hoá vs rất ít sự can thiệp của con người, vì thế,
giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả kinh doanh.
- Cấp độ 5- TMĐT không dây: DN áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như

điện thoại di động, máy trợ giúp cá nhân kỹ thuật số (PDA),… sd giao thức truyền
vô tuyến, wap.
- Cấp độ 6- cả TG trong 1 máy tính: chỉ vs 1 thiết bị điện tử, người ta có thể truy
cập và tìm kiếm các thông tin về DN, sản phẩm, dịch vụ … và thực hiện các giao
dịch trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.
* Cách phân chia theo 3 cấp độ:
- Cấp độ 1- thương mại thông tin (I-commerce): DN có website trên mạng để cung
cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ … Các hoạt động mua, bán vẫn thực hiện theo
cách truyền thống.
- Cấp độ 2- thương mại giao dịch (T-commerce): DN cho phép khách hàng thực
hiện các giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên Internet, có thể có hoặc
chưa có thanh toán trực tuyến.
- Cấp độ 3- thương mại tích hợp (C-business): website của DN liên kết trực tiếp vs
cơ sở dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự
động hoá, hạn chế sự can thiệp của con người, nhờ đó làm giảm đáng kể chi phí
hoạt động và tăng hiệu quả.

Học, học nữa, học mãi.

Page 18


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

21. Phân tích các cơ sở để phát triển TMĐT?
- Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh, đảm bảo truyền tải các nội dung
thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực, sống động. Một hạ tầng Internet
mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như: xem phim, xem TV, nghe nhạc … trực

tiếp. Chi phí kết nối Internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng Internet phải lớn.
- Hạ tầng pháp lý: Phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ
điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng … để điều chỉnh các giao dịch qua
mạng.
- Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua
tiền điện tử, thanh toán qua EID. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh
toán điện tử rộng khắp.
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy.
- Phải có hệ thống an toàn, bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép,
chống virus, chống thoái thác.
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, TMĐT để triển khai,
tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
22. Nêu nhận xét về hoạt động TMĐT tại Việt Nam? Đề xuất giải pháp
phát triển?
* Hoạt động TMĐT tại Việt Nam
- Triển khai kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT Việt Nam 2006-2010, 2011-2015.
- Khung pháp lý cho TMĐT đi vào cuộc songs:
+ Luật giao dịch điện tử.
+ Luật thương mại sửa đổi.
+ Nghị định TMĐT (9/6/2006).
+ Nghị định chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (15/2/2007).
+ Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (23/2/2007).
+ Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (08/03/2007).

Học, học nữa, học mãi.

Page 19



Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

+ Nghị định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước
(10/04/2007).
- Tiến hành hội nhập được đẩy nhanh: DN quan tâm đến nâng cao sức khoẻ cạnh
tranh.
- Các loại hình giao dịch TMĐT phát triển mạnh, đặc biệt là B2B.
* Đề xuất giải pháp phát triển
- Về phía nhà nước:
+ Xd và thực thi chiến lược phát triển ngành điện tử tin học, có kế hoạch đầu tư
trước mắt và lâu dài 1 cách đầy đủ và cân đối cho sự phát triển của TMĐT.
+ Ban hành 1 hệ thống chính sách cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát triển
ngành CNTT, ngành TMĐT.
+ Xd và không ngừng hoàn thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên quan
đến hoạt động TMĐT.
+ Tiếp tục xd, hoàn thiện và có các biện pháp để giữ vững sự ổn định tiền tệ, phát
triển thị trường tài chính – tiền tệ, thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán,
cũng như các hình thức thanh toán điện tử.
+ Xd và ban hành các quy chế, biện pháp kiểm tra giám sát trong sd CNTT.
+ Xd nếp sống, cách làm việc và giao dịch công nghiệp phù hợp vs yêu cầu của
CNTT, phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tiếp nhận có chọn lọc
tinh hoa văn hoá, khoa học từ bên ngoài.
+ Có kế hoạch và chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thông tin
cho sự phát triển kinh tế nói chung và TMĐT nói riêng.
- Về phía các tổ chức, các DN:
+ Tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ pháp luật của nhà nước và các chế định pháp luật
trong hoạt động TMĐT.
+ Có kế hoạch và chiến lược bồi dưỡng nâng cao kiến thức để tham gia vào hoạt

TMĐT 1 cách có hiệu quả.
+ Tích cực tăng cường các mối liên kết kinh tế, các hợp tác kinh tế - kỹ thuật trong
và ngoài nước.

Học, học nữa, học mãi.

Page 20


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

+ Có kế hoạch tự xd cho mình nguồn số liệu cần thiết, 1 mạng lưới thông tin vi mô
đủ sức cung cấp những thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt động thương mại.
+ Cần phải xd và đào tạo đội ngũ LĐ có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp
luật chặt chẽ và phong cách làm việc mang tính tập thể.
+ Cần tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá có uy tín.
+ Cần phải nắm vững ngôn ngữ lập trình, sáng tạo các phần mềm ứng dụng, các
phương pháp tổ chức dữ liệu hợp vs tiêu chuẩn TG.
+ Cần tạo ra những phương thức, công cụ diễn đạt ngoài tiếng nói và chữ viết trong
TMĐT.
23. Phân tích các yếu tố cấu thành của thị trường TMĐT?
- Khách hàng: là người đi dạo trên web tìm kiếm, trả giá, đặt mua sản phẩm.
- Khách hàng: là tổ chức DN chiếm 85% hoạt động của TMĐT.
- Có hàng trăm nghìn cửa hàng trên web thực hiện quảng cáo và giới thiệu hàng
trăm triệu các website. Người bán có thể bán trực tiếp từ website hoặc qua chợ điện
tử.
- Hàng hoá: là sản phẩm vật thể hay số hoá, dịch vụ.
- Cơ sở hạ tầng: phần cứng, phần mềm, mạng Internet.

- Fron-end: cổng người bán, catalogs điện tử, giỏ mua hàng, công cụ tìm kiếm,
cổng thanh toán.
- Back-end: xử lý và thực hiện đơn hàng, quản lý kho, nhập hàng từ các nhà cung
cấp, xử lý thanh toán, đóng gói và giao hàng.
- Đối tác, nhà môi giới: nhà môi giới là người trung gian đứng giữa người mua và
người bán.
- Các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ chứng thực điện tử, dịch vụ tư vấn.
24. Trình bày các mô hình kinh doanh TMĐT chủ yếu?
- Cửa hàng trên mạng (Electronic Storefrons): là 1 website của 1 DN dùng để bán
hàng hoá và dịch vụ thông qua các chức năng của website. Thông thường website
đó gồm: catalogs điện tử, cổng thanh toán, công cụ tìm kiếm, vận chuyển hàng,
dịch vụ khách hàng, giỏ mua hàng, hỗ trợ đấu giá.
Học, học nữa, học mãi.

Page 21


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

- Siêu thị điện tử (E-malls): là 1 trung tâm hàng trực tuyến trong đó có nhiều cửa
hàng điện tử. Người ta có thể phân loại: siêu thị tổng hợp là 1 chợ điện tử trong đó
có bán tất cả các loại hàng hoá; siêu thị chuyên dụng là chỉ bán 1 số loại sản phẩm
hoặc cửa hàng/ siêu thị hoàn toàn trực tuyến hoặc kết hợp.
- Sàn giao dịch (E-marketplaces): là thị trường trực tuyến thông thường là B2B
trong đó người mua, người bán có thể đàm phán vs nhau, có 1 DN hoặc 1 tổ chức
đứng ra sở hữu.
+ Sàn giao dịch TMĐT riêng do 1 công ty sở hữu: cty bán các sản phẩm tiêu chuẩn
và sản phẩm may đo theo yêu cầu của cty đó. Cty mua là các cty đặt mua hàng từ

cty bán.
+ Sàn giao dịch TMĐT chung là 1 chợ B2B thường do 1 bên thứ 3 đứng ra tổ chức
tập hợp các bên bán và bên mua để trao đổi vs nhau.
+ Sàn giao dịch TMĐT chuyên ngành: consortia là tập hợp các người mua và bán
trong 1 ngành công nghiệp duy nhất.
- Cổng thông tin (portal) là 1 điểm truy cập thông tin duy nhất để thông qua trình
duyệt có thể thu nhận các loại thông tin từ bên trong 1 tổ chức.
- Khái niệm cổng thông tin nhấn mạnh nhiều về mức độ hoạt động bằng CNTT.
Bản chất thương mại thì nó cũng là 1 Sàn giao dịch TMĐT.
- VD: Cổng thông tin HN, cổng thông tin Bộ thương mại, cổng thông tin Việt
Trung.
25. E – marketing là gì? Phân tích các đặc điểm đặc trưng của E –
marketing?
* Khái niệm:
E-marketing là các hoạt động marketing được tiến hành qua các phương tiện điện
tử và mạng viễn thông.
- Các phương tiện điện tử có thể là máy tính, điện thoại di động, điện thoại vệ tinh,
PDA, tivi tương tác (trong tương lai).
- Mạng viễn thông có thể là Internet, mạng thông tin di động, truyền hình tương tác
(trong tương lai)
* Đặc điểm đặc trưng của E – marketing

Học, học nữa, học mãi.

Page 22


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]


- Tốc độ giao dịch nhanh hơn.
- Thời gian hoạt động liên tục.
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Tăng cường quan hệ khách hàng.
- Tự động hóa các giao dịch.
26. Phân tích các lợi ích của E – marketing?
* Đối với DN:
- Có được các thông tin về thị trường và đối tác 1 cách nhanh nhất và rẻ nhất, khai
thác mọi cơ hội của thị trường trong nước khu vực và quốc tế.
- Quá trình chia sẻ thông tin giữa người mua và người bán dễ dàng hơn. Qua đó
nhanh chóng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng mục tiêu.
- Giảm chi phí giao dịch kể cả về giấy tờ, phương tiện và nhân lực.
- Giảm cách biệt về không gian và thời gian nhanh chóng dễ dàng tiếp cận đối tác
và người tiêu dùng.
- Tạo điều kiện để các DN nhỏ tiếp cận thị trường TG.
- Cá biệt hóa sản phẩm đến từng khách hàng, dễ dàng xd được cơ sở dữ liệu về
khách hàng.
* Đối với người tiêu dùng:
- Tiếp cận được nhiều sản phẩm để so sánh và lựa chọn.
- Đơn giản hóa việc giao dịch và trao đổi.
- Tiết kiệm thời gian chi phí.
- Thay đổi phương thức mua hàng từ cửa hàng truyền thống sang cửa hàng ảo.
- Có thể lựa chọn mua hàng mọi lúc mọi nơi.

Học, học nữa, học mãi.

Page 23



Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

27. Quảng cáo điện tử là gì? Đặc điểm? Các phương thức tham gia quảng
cáo trực tuyến? Cho ví dụ?
* Khái niệm:
Quảng cáo điện tử là hình thức quảng cáo trên mạng Internet và mạng viễn thông.
* Đặc điểm:
- Về giá cả: Quảng cáo trực tuyến rẻ hơn quảng cáo trên các phương tiện khác.
- Quảng cáo trực tuyến có thể cập nhật nội dung liên tục với chi phí thấp.
- Về hình thức: dữ liệu phong phú, có thể sd âm thanh, đồ hoạ, hình ảnh, phim.
- Có thể kết hợp games, trò chơi giải trí với quảng cáo trực tuyến.
- Có thể cá thể hóa được.
- Có thể tương tác được và có thể hướng mục tiêu vào các nhóm lợi ích đặc biệt.
* Các phương thức tham gia quảng cáo trực tuyến
- Mua không gian quảng cáo trên website.
- Mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những cty khác.
- Đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.
28. Các hình thức quảng cáo trực tuyến? Minh hoạ bằng ví dụ thực tiễn?
- Banner là 1 hình vẽ đồ thị quảng cáo và có liên kết vs trang web quảng cáo. Có
đặc điểm: Hướng quảng cáo vào đối tượng mục tiêu; sd chiến lược tiếp thị bắt
buộc; hướng liên kết vào nhà quảng cáo; khả năng sd Multimedia; Hạn chế của
banner là giá cao, người sd có xu hướng miễn dịch kích chuột vào các quảng cáo.
- Banner swapping là thỏa thuận giữa 2 cty chia sẻ 1 vị trí quảng cáo trên web.
- Pop-up: cửa sổ hiện ra khi truy cập trang web.
- Pop-under ad là hình thức quảng cáo xuất hiện sau khi đã tắt cửa sổ.
- Interstitials là trang web xuất hiện đập ngay vào mắt gây sự chú ý.
- E-mail là hình thức nhiều người có thể đọc được.
VD: banner quảng cáo nhạc trong trang web mp3.zing.vn …


Học, học nữa, học mãi.

Page 24


Hỗ trợ ôn tập

[ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC]

29. Trình bày các cách thức phân đoạn thị trường trong TMĐT? Nêu các
điểm khác biệt so với phân đoạn thị trường truyền thống?
* Các cách thức phân đoạn thị trường trong TMĐT
- Nhóm khách hàng xem hàng hóa (viewers): đối vs nhóm khách hàng này, website
cần thực sự ấn tượng để thu hút nhóm khách hàng này. Những ấn tượng này sẽ làm
cho khách hàng ở lại vs website lâu hơn và tiếp tục xem hàng hóa dịch vụ. Cần
cung cấp thêm các thông tin bổ sung về hàng hóa,dịch vụ nhằm biến nhóm khách
hàng này thành khách hàng tiềm năng.
- Nhóm khách hàng mua hàng (shoppers): là những khách hàng đã có dự định mua
hàng và vào website để thực hiện hành vi mua hàng. Giỏ mua hàng là công cụ để
giúp khách hàng truyền thống là tính thống kê gợi ý, tư vấn và tính toán giá cả sao
cho có lợi nhất cho khách hàng. Ngoài ra giỏ mua hàng còn lưu giữ thông tin về
khách hàng để những lần mua hàng sau thuận tiện hơn.
- Nhóm khách hàng tìm hiểu về hàng hóa (seekers): Những khách hàng này vào
website và biết chính xác sản phẩm họ đang quan tâm. Nhóm khách hàng này có
động cơ mua hàng nhưng còn đang tìm kiếm thêm thông tin để ra quyết định. Đối
vs nhóm khách hàng này, website cần có các công cụ để so sánh về sản phẩm và
dịch vụ, nhận xét, gợi ý, tư vấn.
* Các điểm khác biệt so với phân đoạn thị trường truyền thống
- Trong marketing truyền thống, phân đoạn thị trường dựa theo các chỉ tiêu sau:

+ Địa lý: thành thị, nông thôn, các vùng miền khác.
+ Nhân khẩu: Thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, địa vị XH, phong cách sống
+ Giới tính: nam, nữ
+ Hành vi: thói quen sinh hoạt, mua sắm
+ Thị trường
+ Tâm lý
- Trong marketing điện tử, phân đoạn thị trường dựa theo các yếu tố:
+ Nhóm khách hàng xem
Học, học nữa, học mãi.

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×