Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH một thành viên XSKT và dịch vụ in đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 124 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
KTQT chi phí có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin về chi phí trong các doanh nghiệp. KTQT chi phí luôn tồn
tại trong mỗi tổ chức, mỗi đơn vị. Tuy nhiên tác dụng cung cấp thông
tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau, tuỳ
thuộc vào việc xây dựng và khai thác hệ thống KTQT chi phí đó. Các
doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển đã xây dựng hệ thống KTQT,
cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị nội bộ để trợ giúp họ
trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh
giá việc thực hiện kế hoạch, từ đó có những quyết định đúng đắn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn ở nƣớc ta, trƣớc những
năm 1990, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các đơn vị không
phải chịu sức ép cạnh tranh nên không thấy nhu cầu cần phải có hệ
thống KTQT. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị
trƣờng, khái niệm về KTQT và KTQT trị chi phí xuất hiện tại nƣớc ta
từ đầu những năm 1990. Đến ngày 12 tháng 6 năm 2006 Bộ Tài
Chính đã ban hành thông tƣ số 53/2006/TT-BTC về việc “Hƣớng dẫn
áp dụng KTQT trong doanh nghiệp”, nhƣng việc triển khai, áp dụng
cụ thể vào từng loại hình doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Ngành in là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, thực hiện việc cung cấp thông tin có ảnh hƣởng
trực tiếp đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Ở nƣớc
ta mục tiêu của ngành in đã đƣợc đặt ra là xây dựng ngành in trở
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đạt trình độ của khu vực
Đông nam Á, đƣa năng lực ngành lên đáp ứng mọi nhu cầu in của đất
nƣớc, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cạnh tranh và in



2

gia công xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực và trên thế giới
(theo Hiệp hội ngành in). Bên cạnh đó đứng trƣớc xu thế hội nhập
quốc tế, các doanh nghiệp in nói chung và Công ty TNHH một thành
viên XSKT và dịch vụ in Đà Nẵng nói riêng muốn có chỗ đứng vững
trên thị trƣờng và giữ vững khách hàng phải đổi mới công nghệ, đầu
tƣ máy móc thiết bị, hiện đại hóa quy trình sản xuất, đa dạng hóa về
kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm cũng nhƣ tiết kiệm chi phí và thời
gian… Điều này đặt ra cho Công ty nhiều vấn đề phải giải quyết,
trong đó làm thế nào để kiểm soát chi phí là một vấn đề cần đƣợc
Công ty đặt lên hàng đầu. Trƣớc nhu cầu cấp thiết nhƣ vậy đòi hỏi
Công ty phải tổ chức thông tin kế toán qua đó có thể giúp cho nhà
quản trị quản lý có hiệu quả hoạt động SXKD của mình. KTQT chi
phí với đặc điểm riêng của mình đáp ứng những yêu cầu về thông tin
của quản trị trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra
quyết định.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn
đề tài "Kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Một thành viên
XSKT và dịch vụ In Đà Nẵng”
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Việc nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Điển hình là các
công trình nghiên cứu: “KTQT chi phí và đánh giá trách nhiệm trung
tâm chi phí tại bƣu điện thành phố Đà Nẵng” của tác giả Phạm Thị
Thúy Hằng (2007), “Tổ chức KTQT chi phí trong các Công ty cà phê
Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk” của tác giả Nguyễn Thanh Trúc
(2007), “ Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Dệt ở Đà
Nẵng, thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Đoàn Thị Lành



3

(2008). Tất cả các nghiên cứu này đã khái quát đƣợc các vấn đề lý
luận chung về KTQT chi phí, thấy đƣợc tầm quan trọng của KTQT
chi phí trong việc cung cấp thông tin về chi phí cho quản trị doanh
nghiệp. Các tác giả cũng nêu rõ nội dung của KTQT chi phí từ khâu
lập kế hoạch, dự toán chi phí đến khâu lập các báo cáo làm cơ sở để
kiểm tra đánh giá chi phí cho đến khâu phân tích chi phí để ra các
quyết định kinh doanh.
Mặc dầu vậy, tất cả các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí đã
công bố đều chƣa nghiên cứu chuyên sâu về KTQT chi phí áp dụng
cho từng Công ty cụ thể trong từng ngành, phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của từng Công ty. Hơn nữa trong xu thế hội nhập, để
cạnh tranh hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bƣớc đƣa
KTQT chi phí vào trong tổ chức công tác kế toán, song việc vận
dụng KTQT chi phí cũng chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị
chi phí.
Ở đây, luận văn tập trung nghiên cứu thực tế KTQT chi phí
tại Công ty TNHH một thành viên XSKT và dịch vụ in Đà Nẵng, tác
giả chuyên sâu nội dung KTQT chi phí tại Công ty nhƣ phân loại chi
phí theo yêu cầu KTQT, công tác lập dự toán chi phí và các báo cáo
kế toán phục vụ kiểm tra, kiểm soát chi phí. Đồng thời luận văn còn
đi phân tích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị.
Qua đó giúp cho công tác KTQT chi phí tại Công ty đƣợc hoàn thiện
hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý luận, luận văn làm rõ bản chất, vai trò và nội dung
KTQT chi phí trong quản trị doanh nghiệp.



4

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức KTQT chi phí tại
Công ty TNHH một thành viên XSKT và dịch vụ in Đà Nẵng để tìm
ra những vấn đề còn hạn chế trong công tác KTQT
Đề xuất giải pháp hoàn thiện KTQT chi phí phù hợp với yêu
cầu của cơ chế thị trƣờng và đặc thù của Công ty TNHH một thành
viên XSKT và dịch vụ in Đà Nẵng
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về KTQT chi phí và
hoàn thiện KTQT chi phí ở một Công ty có nhiều đặc thù: Công ty
TNHH Một thành viên XSKT và dịch vụ In Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian có hạn, luận văn chỉ nghiên cứu KTQT chi phí
tại Công ty TNHH Một thành viên XSKT và dịch vụ in ĐN ở lĩnh
vực in ấn, không nghiên cứu lĩnh vực xổ số kiến thiết. Trên cơ sở
khảo sát thực tế tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ In tại các phân
xƣởng sản xuất và văn phòng Công ty, tác giả hoàn thiện KTQT chi
phí cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh ở lĩnh vực này của Công
ty.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, đề tài
nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn liên quan một cách
logic và đảm bảo tính hệ thống. Luận văn sử dụng các phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp phân tích, so sánh,
kiểm chứng… để trình bày các vấn đề về tổ chức KTQT chi phí ở
Công ty TNHH một thành viên SXKT và dịch vụ in ĐN, từ đó tìm ra



5

các tồn tại của Công ty, tổng hợp đƣa ra kết luận từ thực tiễn và đề
xuất các giải pháp tổ chức KTQT tại Công ty.
6. Những đóng góp của đề tài
Hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty TNHH một thành viên
SXKT và dịch vụ in Đà nẵng về các mặt:
- Xây dựng cơ sở cho việc lập dự toán chi phí linh hoạt ở
Công ty
- Lập các báo cáo chi phí phục vụ việc kiểm tra, đánh giá và
ra quyết định kinh doanh ở Công ty
- Phân tích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định ở Công
ty.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng KTQT chi phí tại Công ty TNHH Một thành
viên XSKT và dịch vụ In Đà Nẵng
Chƣơng 3: Hoàn thiện tổ chức KTQT chi phí tại Công ty TNHH Một
thành viên XSKT và dịch vụ In Đà Nẵng


6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP

1.1.1. Bản chất,vai trò của KTQT chi phí
1.1.1.1. Bản chất KTQT chi phí
KTQT chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán. Chính vì
vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí trƣớc hết thể hiện ở bản
chất của kế toán. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu đời,
có rất nhiều định nghĩa về kế toán dƣới các góc độ khác nhau, tuy
nhiên trong phần này tác giả chỉ phân tích hai định nghĩa cơ bản dƣới
góc độ bản chất và nội dung của kế toán.
Thứ nhất, kế toán đƣợc định nghĩa là một bộ phận của hoạt
động quản lý, với chức năng xử lý và cung cấp thông tin thực hiện về
khách thể quản lý cho chủ thể quản lý [3, tr11]. Định nghĩa này
hƣớng về bản chất của kế toán. Quá trình sản xuất ra của cải vật chất
là yêu cầu tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài ngƣời. Để quá trình sản xuất đƣợc thực hiện một cách có hiệu
quả, nhất thiết phải có hoạt động quản lý, tức là hoạt động định


7

hƣớng cho quá trình sản xuất và tổ chức thực hiện theo những hƣớng
đã định. Trong hoạt động quản lý này, kế toán đóng vai trò là cầu nối
thông tin giữa khách thể quản lý (quá trình sản xuất) và chủ thể quản
lý (các cơ quan quản lý).
Thứ hai, kế toán đƣợc định nghĩa là một quá trình định dạng,
đo lƣờng, ghi chép và cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế
của một tổ chức [10, tr5], [48, tr5]. Định nghĩa này hƣớng về nội
dung của kế toán. Dƣới góc độ này, kế toán cần áp dụng hệ thống các
phƣơng pháp đặc thù (chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng
hợp – cân đối) để cung cấp các thông tin phù hợp, tin cậy, nhất quán
và so sánh đƣợc nhằm giúp cho những ngƣời sử dụng thông tin đƣa

ra đƣợc các quyết định đúng đắn đối với tổ chức.
Nhƣ vậy, xét một cách tổng quát, KTQT chi phí có bản chất
là một bộ phận của hoạt động quản lý và nội dung của KTQT chi phí
là quá trình định dạng, đo lƣờng, ghi chép và cung cấp các thông tin
về chi phí hoạt động kinh doanh của một tổ chức.
Từ đó có thể rút ra bản chất của KTQT chi phí:
- KTQT chi phí cung cấp những thông tin về hoạt động
kinh tế tài chính trong phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của doanh
nghiệp. Mục đích của KTQT chi phí là cung cấp thông tin cho nhu
cầu quản trị doanh nghiệp.
- KTQT chi phí phục vụ chủ yếu cho việc quản trị tài sản, ra
các quyết định quản trị. KTQT chi phí không chỉ thu nhận, xử lý và
cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính thực sự phát
sinh và hoàn thành mà còn cung cấp các thông tin phục vụ cho việc
ra các quyết định tƣơng lai trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.


8

- KTQT chi phí là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp nói
chung, là công cụ quan trọng trong công tác quản lý nội bộ của doanh
nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của KTQT chi phí trong quản trị doanh
nghiệp
- KTQT chi phí cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh
nghiệp trong việc thực hiện các chức năng quản lý
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm
soát quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua các báo cáo
đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm

soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà
quản lý nhằm xây dựng các chiến lƣợc cạnh tranh bằng cách thiết lập
các báo cáo định kỳ và báo cáo đặc biệt
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin để phân bổ các nguồn
lực của doanh nghiệp cũng nhƣ quyết định cơ cấu sản phẩm sản xuất
và tiêu thụ, hay quyết định ngừng sản xuất hợp lý
1.1.2. Sự phát triển của KTQT chi phí ở các nƣớc và sự vận
dụng ở Việt Nam
Cùng với sự ra đời và phát triển của kế toán nói chung, KTQT
chi phí cũng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài:
- Sự phát triển đặc biệt của KTQT chi phí diễn ra vào đầu thế
kỷ XIX, đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ này KTQT chi phí
đƣợc sử dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất. Chủ các xƣởng dệt ở
Mỹ lƣu giữ những bản ghi chi phí chi tiết, xác định chi phí cho từng
công đoạn kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải. Các nhà quản lý các hãng xe
lửa đã áp dụng các hệ thống kế toán chi phí khá lớn và phức tạp có


9

thể tính toán chi phí cho các mức hàng chuyên chở khác nhau. Các
xƣởng thép cũng có các bản ghi chi tiết về chi phí nguyên vật liệu và
nhân công, những thông tin này trợ giúp việc nâng cao hiệu quả và
định giá sản phẩm cho các nhà quản lý. Hầu hết các cách thức của kế
toán chi phí và kế toán nội bộ thực hiện trong thế kỷ XX đều đƣợc
bắt đầu phát triển trong giai đoạn 1880 – 1925 [21, tr14].
- Sau những năm cuối của thập niên 1920, KTQT chi phí hầu
nhƣ không có những bƣớc phát triển mới. Các nhà nghiên cứu cũng
chƣa tìm ra những lý do chính xác cho sự chững lại của KTQT chi phí

trong giai đoạn này, nhƣng thông tin về chi phí trên các báo cáo của
kế toán tài chính đƣợc yêu cầu cao hơn có thể là một trong những
nguyên nhân để hệ thống KTQT chi phí hầu nhƣ chỉ tập trung vào
việc đáp ứng các yêu cầu đó và sao nhãng việc cung cấp các thông tin
chi phí một cách chi tiết hơn và chuẩn xác hơn về từng sản phẩm
riêng lẻ. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các
nền kinh tế khác đều kiệt quệ thì nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh
chóng, chiếm một nửa tổng giá trị sản phẩm của cả thế giới. Với bối
cảnh nhƣ vậy, các công ty Mỹ không thấy có sức ép về nhu cầu thông
tin đối với lợi nhuận của từng loại sản phẩm đơn lẻ. Những năm
1950 – 1960 cũng có một số nỗ lực nhằm nâng cao tính hữu ích về
mặt quản lý của hệ thống kế toán chi phí truyền thống, tuy nhiên
những nỗ lực này chủ yếu tập trung vào việc làm cho các thông tin kế
toán tài chính có ích hơn đối với nội bộ [21, tr5], [39, tr5].
- Đến tận thập niên 1960, 1970 nền kinh tế thế giới không chỉ
có sự thống trị của một mình kinh tế Mỹ, mà với sự phát triển của các
nền kinh tế Âu - Á, đặc biệt là nền kinh tế Nhật Bản, cạnh tranh giữa
các nền kinh tế này ngày càng gay gắt, dẫn đến nhu cầu cần có một


10

hệ thống KTQT chi phí hiệu quả hơn, hiện đại hơn. Chính vì vậy,
trong những năm cuối của thế kỷ XX có rất nhiều đổi mới trong hệ
thống KTQT chi phí đƣợc thực hiện ở các nƣớc Mỹ, Âu, Á. Hệ thống
KTQT chi phí đƣợc thiết kế lại để đáp ứng các nhu cầu thông tin thay
đổi do sự thay đổi của cách thức sản xuất và phân phối các sản phẩm
(nhƣ sản xuất kịp thời, quản lý chất lƣợng toàn bộ…). Hệ thống
KTQT chi phí không chỉ cần thiết trong các đơn vị sản xuất mà còn
cần thiết trong cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ. Các phƣơng pháp

KTQT chi phí mới đƣợc ra đời và áp dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới,
nhƣ các phƣơng pháp target costing (chi phí mục tiêu), Kaizen
costing (chi phí hoàn thiện liên tục)…
- Ở Việt Nam, trƣớc những năm 1990, với nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, các đơn vị không phải chịu sức ép cạnh tranh
nên không thấy nhu cầu cần phải có hệ thống KTQT chi phí. Khái
niệm KTQT chi phí không tồn tại trong ý niệm của các nhà quản lý
cũng nhƣ trên thực tế, mặc dù các chế độ kế toán thời đó cũng có
những dáng dấp của hệ thống KTQT chi phí. Cùng với sự đổi mới
nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng, khái niệm về KTQT và KTQT chi
phí xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990 và đƣợc nghiên
cứu có hệ thống từ năm 1999, tuy nhiên thực tế áp dụng KTQT tại
các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
1.2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.2.1. Khái niệm về chi phí
Chi phí đƣợc định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao
phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ
1.2.2. Phân loại chi phí


11

1.2.2.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
a. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: Chi phí nguyên liệu
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này
bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc
chế tạo sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm
tiền lƣơng và những khoản trích theo lƣơng phải trả cho bộ phận
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ và quản lý
quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xƣởng.
Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình
sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lƣơng và các khoản trich theo
lƣơng của nhân viên quản lý phân xƣởng, chi phí khấu hao, sửa chữa
và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xƣởng,v.v…
b. Chi phí ngoài sản xuất
Đây là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản
phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công
tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Thuộc loại chi phí này gồm có
hai khoản mục chi phí: Chi phí bán hàng va chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi
phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến các
chi phí nhƣ chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách
hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phƣơng tiện vận chuyển, tiền


12

lƣơng nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị quảng
cáo,v.v…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp
bao gồm tất cả các chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý
quá trình sản xuất kinh doannh nói chung trên giác độ toàn doanh
nhiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí văn phòng,

tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên quản lý doanh
nghiệp, khấu hao tài sản cố định phục vụ cho quản lý doanh nghiệp,
các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, v.v…
Cách phân loại này giúp nhà quản trị xác định rõ vai trò,
chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin có hệ thống
cho việc lập báo cáo tài chính.
1.2.2.2. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Xét theo cách ứng xử, chi phí của doanh nghiệp đƣợc chia
thành ba loại: Chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
a. Chi phí khả biến
Chi phí khả biến là các chi phí có sự thay đổi tỉ lệ với các
mức độ hoạt động. Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có các hoạt
động xảy ra. Tổng số chi phí khả biến sẽ tăng (hoặc giảm) tƣơng ứng
với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhƣng chi phí khả
biến tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
b. Chi phí bất biến
Chi phí bất biến là những chi phí không có sự thay đổi theo
các mức độ hoạt động đạt đƣợc. Vì tổng số chi phí bất biến là không
thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính
theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngƣợc lại. Trong các


13

doanh nghiệp sản xuất, các loại chi phí bất biến thƣờng gặp là chi phí
khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lƣơng nhân viên quản lý, chi phí quảng
cáo, v.v…
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà cấu thành nên nó bao

gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ
hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí
bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến
đổi nhƣ đặc điểm của chi phí khả biến. Trong các doanh nghiệp sản
xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lê khá cao trong các loại chi
phí, chẳng hạn nhƣ chi phí điện thoại, chi phí bảo trì MMTB,…
Nhằm phục vụ việc lập kế hoạch, phân tích và quản lý chi
phí, cần phải phân tích các chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến và
yếu tố bất biến. Việc phân tích này đƣợc thực hiện bằng một trong ba
phƣơng pháp: Phƣơng pháp cực đại, cực tiểu, phƣơng pháp đồ thị
phân tán và phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất.
Cách phân loại này giúp nhà quản trị nhận biết sự thay đổi
của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, nhận biết thông tin về chi
phí và tính toán kết quả nhanh chóng để lập dự toán chi phí tốt hơn,
phù hợp với thực tế và có tính khả thi hơn. Ngoài ra còn giúp xây
dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng, lợi
nhuận, phân tích điểm hòa vốn, phân tích chi phí và xác định sản
lƣợng, doanh thu hòa vốn, xác định đƣợc chi phí bỏ ra để đạt đƣợc
lợi nhuận dự kiến. Qua đó nhà quản trị xác định phƣơng hƣớng sử
dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, làm cơ sở ra quyết định
ngắn hạn.


14

1.2.2.3. Các cách phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và
ra quyết định
Để phục vụ cho việc kiểm tra và ra quyết định trong quản lý,
chi phí của doanh nghiệp còn đƣợc xem xét ở nhiều khía cạnh khác.
Nổi bật nhất là việc xem xét trách nhiệm của các cấp quản lý đối với

các loại chi phí phát sinh, thêm nữa, các nhà quản lý nên nhìn nhận
đúng đắn sự thích đáng của các loại chi phí khác nhau phục vụ cho
việc phân tích, so sánh để ra quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu
trong các tình huống.
a. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
Một khoản chi phí đƣợc xem là chi phí có thể kiểm soát đƣợc
hoặc là chi phí không kiểm soát đƣợc ở một cấp quản lý nào đó là tùy
thuộc vào khả năng cấp quản lý này có thể ra các quyết định để chi
phối, tác động đến khoản chi phí đó hay là không. Nhƣ vậy, nói đến
khía cạnh quản lý chi phí bao giờ cũng gắn liền với một cấp quản lý
nhất định: khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra
quyết định để chi phối nó thì đƣợc gọi là chi phí kiểm soát đƣợc (ở
cấp quản lý đó), nếu ngƣợc lại thì gọi là chi phí không kiểm soát
đƣợc.
Xem xét chi phí ở khía cạnh kiểm soát có ý nghĩa lớn trong
phân tích chi phí và ra các quyết định quản lý, góp phần thực hiện tốt
kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp.
b. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp
Trong các doanh nghiệp sản xuất, các khoản chi phí phát sinh
có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện
các đơn đặt hàng, do vậy có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm
hay từng đơn đặt hàng và đƣợc gọi là chi phí trực tiếp. Ngƣợc lại, các


15

khoản chi phí phát sinh cho mục đích phục vụ và quản lý chung liên
quan đến việc sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, nhiều đơn đặt
hàng cần đƣợc tiến hành phân bổ cho các đối tƣợng sử dụng chi phí
theo các tiêu thức phân bổ phù hợp đƣợc gọi là chi phí gián tiếp.

Cách phân loại chi phí này giúp cho việc xây dựng các
phƣơng pháp hạch toán và phân bổ thích hợp cho từng loại chi phí.
c. Chi phí lặn
Khái niệm chi phí lặn chỉ nảy sinh khi ta xem xét các chi phí
gắn liền với các phƣơng án hành động liên quan cần ra quyết định lựa
chọn. Chi phí lặn đƣợc xem nhƣ là khoản chi phí không thể tránh
đƣợc cho dù ngƣời quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo
phƣơng án nào. Chính vì vậy, chi phí lặn là loại chi phí không thích
hợp cho việc xem xét, ra quyết định của ngƣời quản lý.
d. Chi phí chênh lệch
Tƣơng tự nhƣ chi phí lặn, chi phí chênh lệch (còn đƣợc gọi là
chi phí khác biệt) cũng chỉ xuất hiện khi so sánh chi phí gắn liền với
các phƣơng án trong quyết định lựa chọn phƣơng án tối ƣu. Chi phí
chênh lệch đƣợc hiểu là phần giá trị khác nhau của các loại chi phí
của một phƣơng án so với một phƣơng án khác. Ngƣời quản lý đƣa ra
các quyết định lựa chọn các phƣơng án trên cơ sở phân tích bộ phận
chi phí chênh lệch này nên chi phí chênh lệch là dạng thông tin thích
hợp cho việc ra quyết định.
e. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa
chọn thực hiện phƣơng án này thay cho phƣơng án khác. Chi phí cơ
hội là một yếu tố đòi hỏi luôn phải đƣợc tính đến trong mọi quyết
định của quản lý. Để đảm bảo chất lƣợng của các quyết định, việc


16

hình dung và dự đoán hết tất cả các phƣơng án hành động có thể có
liên quan đến tình huống cần ra quyết định là quan trọng hàng đầu.
Có nhƣ vậy, phƣơng án hành động đƣợc lựa chọn mới thực sự là tốt

nhất khi so sánh với các khoản lợi ích mất đi của tất cả các phƣơng
án bị loại bỏ.
Cách phân loại này giúp nhà quản trị nhận thức, lựa chọn
phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí thích hợp và giúp đƣa ra
quyết định chính xác hơn.
Tóm lại: Để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, chi phí
đƣợc xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trƣớc hết là một sự
hiểu biết chung cần có về nội dung của chi phí kết hợp với việc xem
xét chức năng của nó. Doanh nghiệp đã sử dụng những loại chi phí gì
và sử dụng vào các mục đích gì là những dạng thông tin nhất thiết
phải có trong các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, phục vụ tốt cho hoạt
động quản lý đòi hỏi những hiểu biết kỹ lƣỡng hơn về chi phí. Chi
phí xem xét ở giác độ kiểm soát đƣợc hay không kiểm soát đƣợc là
điều kiện tiền đề cho việc thực hiện kế toán trách nhiệm. Chi phí khi
đƣợc nhận thức và phân biệt thành dạng chi phí không thích hợp và
chi phí thích hợp cho việc ra quyết định có tác dụng lớn phục vụ cho
tiến trình phân tích thông tin, ra quyết định của ngƣời quản lý. Đƣợc
sử dụng một cách tích cực và phổ biến nhất trong kế toán quản trị đó
là cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của nó với sản lƣợng thực
hiện. Xem xét chi phí theo cách thức ứng xử của nó giúp thấy rõ một
mối quan hệ rất căn bản trong quản lý: quan hệ giữa chi phí – sản
lƣơng – lợi nhuận. Báo cáo thu nhập của doanh nghiệp lập theo cách
nhìn nhận chi phí nhƣ vậy trở thành công cụ đắc lực cho ngƣời quản
lý trong việc xem xét và phân tích các vấn đề.


17

1.3. NỘI DUNG KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT

1.3.1. Lập dự toán chi phí sản xuất
Dự toán là một chức năng không thể thiếu đƣợc đối với các
nhà quản lý hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh ngày nay. Trong
KTQT chi phí, dự toán là một nội dung quan trọng, nó thể hiện mục
tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp, của từng bộ phận; đồng thời dự
toán cũng là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng nhƣ ra quyết định
trong doanh nghiệp.
Dự toán chi phí là phƣơng tiện cung cấp thông tin cho các
chức năng hoạch định và kiểm soát chi phí. Dự toán chi phí đƣợc lập
chính xác và đầy đủ sẽ đảm bảo cho hoạt động SXKD đƣợc hiệu quả.
Thông qua dự toán chi phí các nhà quản trị sẽ có kế hoạch về nguồn
lực để đảm bảo thực hiện các hoạt động, đồng thời lƣờng trƣớc
những khó khăn có thể xẩy ra và có biện pháp phòng ngừa rủi ra
trong kinh doanh nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu của doanh
nghiệp.
1.3.1.1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi
phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản
xuất đã đƣợc thể hiện trên dự toán sản xuất. Để lập dự toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản
phẩm
- Đơn giá xuất nguyên vật liệu.
- Mức đô dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán
đƣợc tính toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho.


18

1.3.1.2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp đƣợc xây dựng từ dự
toán khối lƣợng sản xuất. Dự toán này cung cấp những thông tin
quan trọng liên quan đến quy mô của lực lƣợng lao động cần thiết
cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lƣợng
lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng
phí hoặc bị động trong sử dụng lao động. Dự toán lao động còn là cở
sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá
trình hoạt động sản xuất. Để lập dự toán chi phí này, cần xây dựng:
- Định mức lao động để sản xuất sản phẩm
- Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm
Số liệu về chi phí nhân công phải trả còn là cơ sở để lập dự
toán tiền mặt.
1.3.1.3. Dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ
và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xƣởng. Khác với
chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC
dự toán bao gồm dự toán biến phí và dự toán định phí. Dự toán này
đƣợc tính nhƣ sau:
toán chi phí SXC

=

Dự toán biến phí SXC

+

Dự toán định phí
SXC

(1


Trong đó,

ự toán biến phí

=

SXC

toán định phí
SXC

=

Dự toán biến phí đơn
vị SXC

Định phí SXC thực
tế kỳ trƣớc

x

x

Sản lƣợng sản xuất theo
dự toán

Tỉ lệ % tăng (giảm) định phí SXC
theo dự kiến


(

(


19

1.3.1.4. Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp
Giống nhƣ chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm dự toán biến phí và
dự toán định phí
Dự toán chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí liên quan
đến việc tiêu thụ sản phẩm dự tính của kỳ sau
toán chi phí bán

=

hàng

ự toán chi phí

quản lý DN

Dự toán biến phí
bán hàng

Dự toán định phí bán

+


hàng

Trong đó, dự toán định phí bán hàng căn cứ vào tỉ lệ % dự
kiến theo định phí bán hàng thực tế kỳ trƣớc. Dự toán biến phí bán
hàng trên cơ sở sản lƣợng tiêu thụ trong kỳ.
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
=

Dự toán biến phí
quản lý DN

+

Dự toán định phí quản
lý DN

Tƣơng tự dự toán chi phí bán hàng, đối với dự toán biến phí
quản lý DN thƣờng sử dụng phƣơng pháp thống kê kinh nghiệm. Dựa
trên cơ sở tỷ lệ biến phí quản lý DN trên biến phí trực tiếp trong và
ngoài khâu sản xuất ở các kỳ kế toán trƣớc để xác định tỷ lệ biến phí
bình quân giữa các kỳ.
Định phí quản lý DN thƣờng không thay đổi theo mức độ
hoạt động. Lập dự toán định phí quản lý DN căn cứ vào dự báo các
nội dung cụ thể của từng yếu tố chi phí.
1.3.2. Lập dự toán chi phí linh hoạt

(



20

Lập dự toán chi phí linh hoạt là dự toán chi phí đƣợc lập cho
các quy mô hoạt động khác nhau giúp nhà quản trị có thể so sánh chi
phí thực tế ở các mức hoạt động khác nhau, từ đó có thể đƣa ra các
quyết định về giá bán sản phẩm trong điều kiện các mức sản lƣợng
khác nhau, đảm bảo công ty vẫn có lợi nhuận và có thể đƣa ra các
mức giá có thể cạnh tranh đƣợc với đối thủ. Đồng thời dự toán chi
phí linh hoạt là căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh doanh chính xác
hơn dự toán tĩnh. Một dự toán tĩnh chỉ đƣợc lập ở một mức độ hoạt
động và chọn mức độ kế hoạch làm gốc so sánh, vì vậy sự so sánh sẽ
thiếu chính xác do so sánh chi phí ở mức độ hoạt động khác nhau.
Để lập dự toán chi phí linh hoạt cần phải tiến hành các công
việc sau:
+ Xác định phạm vi hoạt động trong kỳ kế hoạch.
+ Phân tích các chi phí có thể sẽ phát sinh trong phạm vi phù
hợp theo mô hình ứng xử chi phí (khả biến, bất biến, hỗn hợp)
Tổng biến phí kế hoạch
Biến phí đơn vị kế hoạch = Mức hoạt động kế hoạch
( 1.6)
+ Lập kế hoạch linh hoạt điều chỉnh theo mức hoạt động thực
tế
Tổng biến phí đã điều

=

Mức hoạt động

chỉnh


x

Biến phí đơn vị kế

thực tế

Đối với định phí thƣờng không thay đổi khi lập kế hoạch
kinh doanh do mức hoạt động thực tế vẫn nằm trong phạm vi điều
chỉnh mà trong đó định phí chƣa thay đổi.

hoạch


21

Dựa vào kế hoạch linh hoạt tính theo mức hoạt động thực tế,
việc đánh giá tình hình chi phí tại đơn vị có ý nghĩa thực tiễn hơn do
chi phí thực tế và kế hoạch linh hoạt đều dựa vào một mức hoạt động
tƣơng đƣơng.
1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp
1.3.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá
thành
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi đƣợc xác định trƣớc để
tập hợp chi phí. Có hai biểu hiện về đối tƣợng tập hợp chi phí đó là:
các trung tâm chi phí; sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cùng loại, một
công việc (đơn đặt hàng) hay một hoạt động, một chƣơng trình nào
đó.
Để xác định đƣợc đối tƣợng tập hợp chi phí SXKD ở từng
doanh nghiệp, có thể căn cứ vào các yếu tố sau:

- Căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí: nếu DN tổ chức sản
xuất theo phân xƣởng (tổ sản xuất) thì đối tƣợng tập hợp chi phí sản
xuất là phân xƣởng (tổ sản xuất).
- Căn cứ vào tính chất sản xuất và đặc điểm quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm: nếu DN có quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn thì đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình
sản xuất; còn DN có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế
biến liên tục thì đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng giai
đoạn công nghệ hoặc sản phẩm cuối cùng. Nếu DN có quy trình công
nghệ sản xuất kiểu chế biến song song sẽ chọn đối tƣợng tập hợp chi
phí sản xuất là thành phẩm hoặc từng bộ phận, chi tiết sản phẩm. Nếu
chi tiết cấu thành sản phẩm nhiều thì có thể hạch toán chi phí theo


22

từng nhóm chi tiết cùng loại.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý, khả năng quản lý và trình độ
của nhân viên kế toán: nếu khả năng quản lý và trình độ nhân viên
càng cao thì đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất càng cụ thể và ngƣợc
lại.
Đối tượng tính giá thành là kết quả của quá trình sản xuất
hoặc quá trình cung cấp dịch vụ cần đƣợc tính gía thành để phục vụ
các yêu cầu quản lý. Trong DN sản xuất, đối tƣợng tính giá thành có
thể là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoàn thành qua quá trình
sản xuất. Trong DN dịch vụ , đối tƣợng tính giá thành có thể là một
chƣơng trình, một hoạt động kinh doanh nào đó.
1.3.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo
phương pháp truyền thống
Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp tính giá truyền

thống
Chi phí sản xuất là tổng các hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và đƣợc biểu hiện
bằng tiền trong một kỳ nhất định.
Theo phƣơng pháp truyền thống, CPSX đƣợc tính vào gía
thành sản phẩm hoàn thành bao gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị NVL chính, vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,… đƣợc xuất dùng trực tiếpcho
việc chế tạo sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao lao động trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao
vụ, dịch vụ gồm cả tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng. Chi phí
nhân công trực tiếp khi phát sinh đƣợc hạch toán và phân bổ trực tiếp


23

cho các đối tƣợng hạch toán chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong
phạm vi phân xƣởng, phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm
ở phân xƣởng nhƣ: chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu,
công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất tại phân xƣởng, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
Chi phí sản xuất chung thƣờng liên quan đến nhiều sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ nên cuối kỳ thƣờng tiến hành phân bổ cho các
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo một tiêu thức nhất định nhƣ tiền lƣơng
của công nhân trực tiếp… hoặc định mức chi phí sản xuất chung của
sản phẩm.
Trên phƣơng diện KTQT, phƣơng pháp này có thể coi là một
cách tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất để làm cơ sở xác định giá

bán, đánh giá hiệu quả nội bộ, kiểm soát chi phí và ra quyết định.
Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương
pháp truyền thống
Tổng hợp chi phí sản xuất: Trên cơ sở hạch toán các CPSX
phát sinh trong kỳ, đến cuối kỳ kế toán tổng hợp các CPSX để chuẩn
bị cho việc tính giá thành sản phẩm. Các CPSX đƣợc tập hợp và phân
bổ cho từng đối tƣợng tính giá thành.
Tính giá thành sản phẩm: giá thành sản phẩm theo phƣơng
pháp truyền thống đƣợc xác định:
Tổng giá
thành SP

=

Chi phí sản
xuất DDĐK

+

Chi phí sản xuất
PS trong kỳ

-

Trong đó, CPSX dở dang đầu kỳ và cuối kỳ có đƣợc là từ
quá trình kiểm kê và tính gía sản phẩm dở dang. CPSX phát sinh

Chi phí s

xuất DDC



24

trong kỳ là kết quả của quá trình hạch toán, phân bổ và tổng hợp
CPSX trong kỳ theo đối tƣợng.
Theo đó, giá thành đơn vị sản phẩm đƣợc xác định nhƣ sau:
Giá thành đơn vị
sản phẩm

=

Tổng gía thành sản phẩm
Sản lƣợng sản phẩm sản xuất

1.3.3.3. Các quan điểm hiện đại về hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong những năm của thập niên 1980, nhiều nhà quản trị
cũng nhƣ kế toán đã không hài lòng với hệ thống tính giá truyền
thống. Bên cạnh những ƣu điểm, hệ thống tính giá truyền thống bộc
lộ một số hạn chế dẫn đến những bất lợi trong việc ra quyết định:
Thứ nhất: Theo phƣơng pháp tính giá truyền thống, đối
tƣợng tập hợp chi phí chủ yếu là theo đơn đặt hàng (hệ thống tính giá
theo công việc) hoặc theo phân xƣởng, nơi sản xuất (hệ thống tính
giá theo quá trình sản xuất). Với đối tƣợng đó, hệ thống tính giá chỉ
mới nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm, không chỉ ra mối quan
hệ qua lại giữa các hoạt động ở các bộ phận chức năng khác nhau.
Những vấn đề nhƣ: chi phí gia tăng ở khâu nào, do nguyên nhân nào
trong quá trình sản xuất luôn đƣợc các nhà quản trị đặt ra trong quá
trình hoàn thiện và thiết kế lại quá trình sản xuất nhằm cắt giảm chi

phí.
Thứ hai: Giá thành sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung.
Trong đó, chi phí sản xuất chung thƣờng đƣợc phân bổ cho từng sản
phẩm dựa trên một tiêu thức phân bổ cố định (ví dụ: phân bổ theo tỷ
lệ chi phí nhân công trực tiếp). Việc phân bổ toàn bộ chi phí chung
theo một tiêu thức phân bổ cố định nhƣ vậy là không phù hợp bởi chi


25

phí chung bao gồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau, có vai
trò và tham gia với mức độ khác nhau vào quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Ví dụ: chi phí khấu hao máy móc, chi phí khởi động
dây chuyền sản xuất, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm không
tỷ lệ thuận với chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy, áp dụng một tiêu
thức phân bổ cố định cho toàn bộ chi phí chung khiến cho giá thành
thực tế của sản phẩm bị phản ánh sai lệch.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, của
kinh tế thị trƣờng, hạn chế của phƣơng pháp tính giá truyền thống
nhƣ đã phân tích ở trên làm giảm giá trị của thông tin kế toán đối với
công tác quản lý kinh doanh của các nhà quan trị. Nhằm cung cấp
thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, đồng thời cung cấp
những thông tin hữu ích cho công tác quản lý của nhà quản trị, một
phƣơng pháp tính giá mới ra đời vừa khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của
phƣơng pháp tính giá truyền thông lại vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu
quản lý của nhà quản trị trong nền kinh tế thị trƣờng, đó là phƣơng
pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Phƣơng pháp
ABC xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là các hoạt động. Mỗi hoạt
động theo phƣơng pháp này đƣợc hiểu nhƣ là nơi có yếu tố cơ bản

làm phát sinh chi phí trong doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị có thể
tìm hiểu nguyên nhân của những biến động chi phí và có biện pháp
cắt giảm phù hợp.
Nội dung phƣơng pháp ABC bao gồm 5 bƣớc:
Bƣớc 1: Nhận diện các chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp trong các doanh nghiệp sản xuất thƣờng bao
gồm: chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Trong mỗi hoạt động, các chi


×