Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid chứa fenofibrat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THANH MAI
Mã sinh viên: 1201364

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID
CHỨA FENOFIBRAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THANH MAI
Mã sinh viên: 1201364

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID
CHỨA FENOFIBRAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. ThS. Đào Văn Nam
2. ThS. Lê Thị Thu Trang
Nơi thực hiện:
Bộ môn Vật lý - Hóa lý


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến ThS. Đào Văn Nam và ThS. Lê Thị Thu Trang, hai ngƣời Thầy
đã không quản công sức và thời gian tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt cho tôi những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
nhất cho tôi trong suốt quá trình thực nghiệm và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô, Kỹ thuật viên bộ môn Vật lý - Hóa
lý, bộ môn Bào chế và Viện công nghệ dƣợc phẩm quốc gia đã tạo điều kiện, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực nghiệm và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các Thầy, Cô trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội đã hết lòng truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt năm tháng học
tập ở giảng đƣờng đại học.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận nhƣng kết quả
báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tôi rất mong nhận đƣợc sự
góp ý chân thành của quý thầy cô để hoàn thiện khóa luận này hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Bùi Thanh Mai


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1. VÀI NÉT VỀ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID ............................................... 2
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................... 2
1.1.2. Phân loại và ƣu nhƣợc điểm ....................................................................... 2
1.1.3. Phƣơng pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid SLN và NLC ..................... 4
1.1.4. Một số phƣơng pháp đánh giá độ bền của hệ tiểu phân nano .................... 6
1.1.5. Cơ chế làm tăng sinh khả dụng đƣờng uống của dƣợc chất khi bào chế
vào hệ nano lipid .................................................................................................. 7
1.1.6. Ứng dụng của hệ nano lipid vào các dạng bào chế khác ........................... 9
1.2. VÀI NÉT VỀ FENOFIBRAT ........................................................................ 10
1.2.1. Công thức hóa học .................................................................................... 10
1.2.2. Tính chất lý hóa ........................................................................................ 10
1.2.3. Đặc tính dƣợc động học ........................................................................... 10
1.2.4. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng ...................................................................... 11
1.2.5. Chỉ định, chống chỉ định, liều dùng ......................................................... 11
1.2.6. Một số nghiên cứu bào chế hệ nano chứa fenofibrat ............................... 12
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 15
2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ .......................................................................... 15
2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 15
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ ....................................................................................... 16
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 16
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 17
2.3.1. Phƣơng pháp khảo sát khả năng hòa tan của dƣợc chất trong lipid rắn ... 17
2.3.2. Phƣơng pháp bào chế hệ NLC chứa fenofibrat ........................................ 17



2.3.3. Các phƣơng pháp đánh giá hệ tiểu phân nano lipid chứa fenofibrat........ 17
2.3.4. Phƣơng pháp thiết kế thí nghiệm, đánh giá ảnh hƣởng của thành phần
công thức và lựa chọn công thức bào chế tối ƣu ................................................ 21
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 22
3.1. XÂY DỰNG ĐƢỜNG CHUẨN ĐỂ ĐỊNH LƢỢNG FENOFIBRAT BẰNG
PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO ....................................... 22
3.2. XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC BÀO CHẾ CƠ BẢN VÀ THÔNG SỐ KỸ
THUẬT CỦA QUÁ TRÌNH BÀO CHẾ ............................................................... 22
3.2.1. Lựa chọn thành phần trong công thức bào chế ........................................ 22
3.2.2. Lựa chọn các thông số kỹ thuật ................................................................ 29
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN ĐẾN ĐỘ BỀN
VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG DƢỢC CHẤT IN VITRO CỦA HỆ
NLC CHỨA FENOFIBRAT ................................................................................. 30
3.3.1. Thiết kế thí nghiệm và kết quả ................................................................. 30
3.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới độ bền vật lý và khả năng giải phóng
dƣợc chất in vitro của hệ .................................................................................... 33
3.4. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA CÔNG THỨC HỆ NLC CHỨA
FENOFIBRAT CÓ KHẢ NĂNG GIẢI PHÓNG DƢỢC CHẤT IN VITRO VÀ
ĐỘ BỀN VẬT LÝ TỐI ƢU .................................................................................. 36
3.4.1. Lựa chọn công thức tối ƣu (CTTƢ) ......................................................... 36
3.4.2. Đánh giá một số đặc tính của hệ nano lipid chứa fenofibrat bào chế theo
CTTƢ ................................................................................................................. 37
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACN


Acetonitril

CDH

Chất diện hoạt

CTTƢ

Công thức tối ƣu

D/N, N/D,

Dầu/Nƣớc, Nƣớc/Dầu, Nƣớc/Dầu/Nƣớc

N/D/N
DC

Dƣợc chất

DĐVN

Dƣợc điển Việt Nam

DM, DMHC Dung môi, Dung môi hữu cơ
ĐNH

Đồng nhất hóa

DSC


Differential scanning calorimetry - Quét nhiệt lƣợng vi sai

EE

Entrapment efficiency - Hiệu suất bẫy thuốc

EtOH

Ethanol

FB

Fenofibrat

GMS

Glyceryl monostearat

HPH

High pressure homogenization - Đồng nhất hóa áp suất cao

HPLC

High performance liquid chromatography - Sắc ký lỏng hiệu năng
cao

HP-β-CD


Hydroxypropyl-β-cyclodextrin

IPM

Isopropyl myristat

KTTB

Kích thƣớc trung bình

KTTP

Kích thƣớc tiểu phân

LC

Loading capacity - Khả năng nạp thuốc

LCT

Long chain triglycerids - Các triglycerid mạch dài

LDC

Lipid - drug conjugates - Hệ liên hợp lipid - thuốc

MCT

Medium chain triglycerids - Các triglycerid mạch trung bình



NLC

Nanostructured lipid carriers - Hệ chất mang lipid cấu trúc nano

NSAID

Non-steroidal anti-inflammatory drugs - Thuốc kháng viêm không
steroid

NSX

Nhà sản xuất

PCS

Pharmacosomes

PDI

Polydispersity index - Chỉ số đa phân tán

PEG

Polyethylen glycol

PP

Phƣơng pháp


PS

Polysulfon

PTFE

Polytetrafluoroethylen

PVP

Polyvinylpyrrolidon

RC

Regenerate Cellluose

SD

Độ lệch chuẩn

SLN

Solid lipid nanoparticles - Hạt nano lipid rắn

SLS

Sodium laurylsulfat

Spic


Diện tích pic

TEM

Transmission electron microscope - Kính hiển vi điện tử truyền qua

TPNN

Tiểu phân nano

TVNH

Tự vi nhũ hóa

v/v

thể tích/thể tích

w/v

khối lƣợng/thể tích

XRD

X-ray diffraction - Nhiễu xạ tia X


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng


Trang

Bảng 1.1

Các kĩ thuật bào chế hệ tiểu phân nano lipid SLN và NLC

5

Bảng 2.1

Nguyên liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu

15

Bảng 2.2

Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình thực nghiệm

16

Bảng 3.1

Sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ FB

22

Bảng 3.2

Khả năng hòa tan của FB trong một số tá dƣợc lipid rắn


23

Bảng 3.3

So sánh đặc tính của hệ NLC chứa FB khi thay đổi lipid lỏng

25

Bảng 3.4

Đặc tính của hệ NLC chứa FB khi sử dụng CDH khác nhau

27

Bảng 3.5

Các thành phần và tỷ lệ trong công thức NLC chứa FB

28

Bảng 3.6

Các biến độc lập

31

Bảng 3.7

Các biến phụ thuộc


32

Bảng 3.8

Ảnh hƣởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc

33

Bảng 3.9

Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo

36

Bảng 3.10

Thông số các biến đầu ra để lựa chọn CTTƢ

37

Bảng 3.11

Thành phần công thức bào chế tối ƣu của hệ NLC chứa FB

37

Bảng 3.12

Kết quả đánh giá các mẫu bào chế theo CTTƢ sau bảo quản 1
ngày ở điều kiện nhiệt độ phòng


40

Bảng 3.13

Kết quả đánh giá các mẫu bào chế theo CTTƢ sau 3 tuần bảo
quản ở điều kiện nhiệt độ phòng

40

Bảng 3.14

So sánh giá trị biến đầu ra theo dự đoán phần mềm và thực tế
của mẫu bào chế theo CTTƢ sau 1 ngày ở điều kiện nhiệt độ
phòng

40


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên hình

Trang

Hình 1.1

Các hệ tiểu phân nano lipid chính

2


Hình 1.2

Các loại cấu trúc của hệ NLC

3

Hình 1.3

Một vài cơ chế hấp thu của hệ nano lipid

9

Hình 3.1

Tƣơng quan tuyến tính giữa nồng độ FB và Spic

22

Hình 3.2

Mặt đáp biểu diễn ảnh hƣởng của nồng độ Miglyol đến % FB
giải phóng sau 10 giờ

34

Hình 3.3

Mặt đáp biểu diễn ảnh hƣởng của nồng độ Tween 80 đến tỉ lệ
KTTB mẫu sau 3 chu kì đông - rã và sau bào chế 1 ngày ở
điều kiện nhiệt độ phòng


35

Hình 3.4

Mặt đáp biểu diễn ảnh hƣởng của nồng độ Tween 80 đến sự
xuất hiện tủa của mẫu sau thực hiện 3 chu kì đông - rã

35

Hình 3.5

Ảnh TEM của hệ NLC chứa FB (mẫu TƢ 1)

37

Hình 3.6

Đồ thị % DC giải phóng in vitro theo thời gian của các mẫu
bào chế theo CTTƢ sau 1 ngày và 3 tuần bảo quản ở điều
kiện nhiệt độ phòng

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Fenofibrat (FB) là một dẫn chất của acid fibric đã đƣợc sử dụng trên 20 năm
với tác dụng hạ cholesterol máu. Đây là hoạt chất tốt nhất và duy nhất thuộc nhóm
acid fibric đƣợc dùng phổ biến hiện nay. So với các thuốc nhóm statin, fenofibrat
nổi bật nhờ tính an toàn, có tác dụng trên hầu hết các chứng tăng lipid máu và làm

tăng các cholesterol tốt. Hơn nữa, fenofibrat có thể đƣợc dùng phối hợp với các
thuốc thuộc nhóm statin nhằm làm tăng hiệu quả và tính an toàn. Tuy nhiên giống
nhƣ các thuốc khác có khả năng tan kém trong nƣớc, sinh khả dụng (SKD) đƣờng
uống của FB thấp và không ổn định. Đã có rất nhiều bản quyền đƣợc đăng kí liên
quan đến giải pháp tăng độ hòa tan và SKD của FB, đặc biệt từ năm 2010 đến nay
đã có thêm hơn 15 bản quyền đƣợc đăng ký mới cho thấy vấn đề tăng độ hòa tan và
SKD của FB vẫn đang có tính thời sự cao.
Công nghệ nano ra đời đã đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử đối với nền công
nghiệp dƣợc phẩm, mở ra những hƣớng phát triển mới trong việc nghiên cứu, bào
chế ra các sản phẩm mới với nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với các dạng bào chế quy
ƣớc. Việc ứng dụng hệ vận chuyển thuốc có cấu trúc nano sử dụng chất mang lipid
vào nghiên cứu bào chế đã đƣợc chứng minh làm tăng sự hấp thu và khả năng kiểm
soát giải phóng dƣợc chất (DC), do đó làm tăng SKD của chế phẩm đƣờng uống nói
riêng và các đƣờng đƣa thuốc khác nói chung. Với các kết quả khả quan đem lại, hệ
nano lipid hứa hẹn là một hệ vận chuyển thuốc tiềm năng cho các thuốc ít hoặc
không tan trong nƣớc.
Với mong muốn ứng dụng đƣợc hệ nano lipid để tăng SKD của dƣợc chất
fenofibrat, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano
lipid chứa fenofibrat” gồm 3 mục tiêu sau:
1. Xây dựng đƣợc công thức bào chế hệ tiểu phân nano lipid chứa fenofibrat.
2. Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của một số yếu tố đến đặc điểm về độ bền vật lý
và khả năng giải phóng DC in vitro của hệ NLC chứa fenofibrat.
3. Đánh giá một số đặc tính của hệ NLC chứa FB bào chế đƣợc.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT VỀ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID
1.1.1. Khái niệm

Hệ tiểu phân nano lipid là sự kết hợp giữa hệ vận chuyển thuốc dạng hạt
nano (kích thƣớc hạt < 1000nm) với các lipid dạng rắn ở nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ
thƣờng, trong đó các lipid sẽ đóng vai trò nhƣ các chất mang chứa DC bên trong.
Những lipid đƣợc sử dụng hầu hết là những lipid sinh lý (tƣơng hợp sinh học và có
khả năng phân hủy sinh học), không có hoặc ít tác dụng cấp tính và mãn tính.
1.1.2. Phân loại và ƣu nhƣợc điểm
Hệ tiểu phân nano lipid đƣợc chia thành 4 dạng chính: hệ hạt nano lipid rắn
(solid lipid nanoparticles - SLN), hệ chất mang lipid cấu trúc nano (nanostructured
lipid carriers - NLC), hệ liên hợp lipid - thuốc (lipid - drug conjugates - LDC) và
pharmacosomes (PCS) [31].

Hình 1.1: Các hệ tiểu phân nano lipid chính.
1.1.2.1. Hệ hạt nano lipid rắn (SLN)
Đƣợc giới thiệu từ năm 1991, hệ SLN đƣợc biết đến là một hệ vận chuyển
thay thế cho những hệ vận chuyển keo thông thƣờng nhƣ: nhũ tƣơng, liposomes, hạt
polyme kích thƣớc micro…[29]. Hệ SLN có các ƣu điểm: (i) sử dụng các lipid sinh
lý, tránh sử dụng dung môi hữu cơ (DMHC) trong sản suất, (ii) cải thiện SKD của
các thuốc ít tan trong nƣớc, các hợp chất không bền, (iii) ứng dụng vào hệ vận
chuyển thuốc hƣớng đích, cải thiện tính thấm qua da khi dùng đƣờng bôi ngoài da,
(iv) có khả năng nâng cấp quy mô sản suất, khử trùng và đông khô, (v) bảo vệ DC
2


dễ bị phân hủy trong ruột và nhạy cảm với môi trƣờng bên ngoài, (vi) tạo đƣợc
nồng độ cao các chất có hoạt tính sinh dƣợc học. Tuy nhiên, hệ SLN vẫn còn nhiều
điểm hạn chế, gồm: (i) khả năng nạp thuốc còn thấp, (ii) sự trục xuất thuốc ra khỏi
hệ trong quá trình bảo quản, (iii) hàm lƣợng nƣớc cao trong pha phân tán (70 99,9%), (iv) quá trình tái kết tinh của lipid trong quá trình bảo quản dẫn đến giảm
độ bền của hệ [15].
1.1.2.2. Hệ chất mang lipid cấu trúc nano (NLC)
Hệ NLC đƣợc Luck giới thiệu năm 1997, Muller và Dingler tiếp tục nghiên

cứu năm 1998 đƣợc coi là thế hệ thứ 2 của hệ nano lipid khi kết hợp các lipid rắn và
lipid lỏng, tạo ra các cấu trúc có trật tự ít hơn, dẫn đến sự “bẫy” các DC vào bên
trong cấu trúc tốt hơn trong suốt quá trình bảo quản, do đó cải thiện đƣợc những
hạn chế của SLN [14]. Một vài ƣu điểm của hệ NLC so với SLN: (i) tăng hiệu suất
nạp thuốc, (ii) giảm kích thƣớc tiểu phân, (iii) giảm nguy cơ gel hóa và sự rò rỉ
thuốc ra ngoài chất mang trong suốt quá trình bảo quản do sự chuyển dạng của lipid
[41]. Có 3 dạng mô hình cấu trúc của NLC đã đƣợc đề xuất, đƣợc thể hiện ở hình
1.2, phụ thuộc vào loại lipid sử dụng và kĩ thuật bào chế [14].

Hình 1.2: Các loại cấu trúc của hệ NLC.
(a) tinh thể không hoàn hảo, (b) dạng vô định hình, (c) dạng phức tạp
1.1.2.3. Các loại nano lipid khác
a. Hệ liên hợp lipid - thuốc (LDC)
Hệ SLN và NLC có chung một nhƣợc điểm chính là khả năng nạp thuốc
thấp, đặc biệt với những thuốc thân nƣớc do độ tan kém của chúng trong hỗn hợp

3


lipid. Để giải quyết vấn đề này, hạt nano LDC đƣợc phát triển để cải thiện khả năng
nạp thuốc từ 10% (giới hạn nạp thuốc của SLN) lên 33%, đặc biệt đối với những
hoạt chất thân nƣớc cần dùng liều cao [28]. Hệ LDC đƣợc hình thành bởi sự tạo
muối giữa thuốc và các lipid đa cation (polycationic lipid) (nhƣ acid béo, steroid,
glycerid, phospholipid) hoặc bằng các liên kết đồng hóa trị. Các thuốc điều trị ung
thƣ, các thuốc điều trị hƣớng đích và điều trị gen... là những nhóm thuốc chính để
ứng dụng hệ LDC [20].
b. Pharmacosomes (PCS)
PCS




các

phức

hợp

phospholipid

lƣỡng

tính

(thƣờng

dùng

phosphatidylcholin) gắn với thuốc thông qua cầu nối giữa phospholipid với những
thuốc có nhóm hydro hoạt động (-COOH, -OH, -NH2…) đƣợc phát triển để hạn chế
nhƣợc điểm của các hệ nano lipid thông thƣờng. Ƣu điểm nổi bật của hệ là khả
năng giảm thiểu độc tính đƣờng ruột, cải thiện sự hấp thu bởi phức hợp
phospholipid - thuốc, khả năng tải thuốc cao và tránh đƣợc sự rò rỉ thuốc ra khỏi
chất mang do thuốc đƣợc liên kết đồng mol với các phospholipid thông qua các liên
kết đồng hóa trị. PSC là một hệ đƣa thuốc tiềm năng cho rất nhiều loại thuốc nhƣ
kháng viêm không steroid, các protein, thuốc tim mạch và thuốc ung thƣ [37].
1.1.3. Phƣơng pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid SLN và NLC
Có nhiều phƣơng pháp để tạo hệ tiểu phân nano lipid SLN và NLC, bao
gồm: đồng nhất hóa áp suất cao (HPH), đồng nhất hóa nhờ lực phân cắt lớn và/hoặc
siêu âm, đi từ vi nhũ tƣơng, bốc hơi dung môi, khuếch tán dung môi, tiêm dung
môi, nhũ tƣơng kép, chuyển pha. Trong đó, kĩ thuật HPH và bào chế đi từ vi nhũ

tƣơng đƣợc đánh giá là có tiềm năng cao nâng cấp quy mô để sản xuất thƣơng mại
[14]. Bảng 1.1 tóm tắt một số kỹ thuật bào chế hệ SLN và NLC hay dùng.

4


Bảng 1.1: Các kĩ thuật bào chế hệ tiểu phân nano lipid SLN và NLC [35].
Kĩ thuật

Tóm tắt cách làm

Ƣu điểm

Nhƣợc điểm

Đồng nhất
hóa áp suất
cao (HPH)
(i) HPH nóng
(ii) HPH lạnh

Pha dầu (DC + hỗn hợp lipid + TD)
đƣợc đun nóng chảy ở nhiệt độ cao (1)
- HPH nóng: phối hợp (1) vào pha
nƣớc có CDH, duy trì nhiệt độ cao và
ĐNH đến khi đạt KTTP mong muốn,
làm lạnh về nhiệt độ phòng.
- HPH lạnh: làm lạnh nhanh (1) bằng
N2 lỏng hoặc đá khô, nghiền nhỏ đến
KTTP 50 - 100µm, phân tán trong pha

nƣớc chứa CDH rồi ĐNH ở nhiệt độ
thấp.
Pha dầu đƣợc đun nóng chảy rồi phối
hợp từ từ vào pha nƣớc ở cùng nhiệt
độ, sử dụng máy khuấy tốc độ cao hoặc
lực phân cắt lớn tạo nhũ tƣơng thô. Sau
đó siêu âm tạo nhũ tƣơng nano, làm
lạnh về nhiệt độ phòng.
Pha dầu đƣợc đun nóng chảy rồi phân
tán vào pha nƣớc ở nhiệt độ cao, khuấy
trộn nhẹ tạo vi nhũ tƣơng D/N. Nhũ
tƣơng nóng đƣợc hòa tan dần vào nƣớc
lạnh và tiếp tục khuấy sẽ làm lipid tái
kết tinh, đồng thời ngăn chặn sự kết tụ
tiểu phân.

- Không cần
dung môi (DM)
- Thời gian ngắn
- Độ lặp lại cao
- Khả năng nâng
cấp quy mô
- Có thể áp dụng
với chất nhạy
cảm với nhiệt

HPH
nóng
dễ
làm phân

hủy thuốc
- Thiết bị
phức tạp.

- Dễ làm, thiết
bị sẵn có
- Không cần
DM
- CDH ở nồng
độ thấp
- Nhanh chóng,
hiệu quả kinh tế.
- Năng lƣợng
thấp, khả năng
nâng cấp quy

- Không cần
DM
- Tránh tiếp xúc
nhiệt độ
- Giảm PDI và
KTTP

- Nhiễm tạp
kim loại.
- Nhiệt độ
cao
làm
phân hủy
DC

- Nồng độ
CDH cao
- Nồng độ
TPNN thấp,
hàm lƣợng
nƣớc cao.

Đồng nhất
hóa nhờ lực
phân cắt
lớn/siêu âm

PP đi từ vi
nhũ tƣơng

PP nhũ hóa
bốc hơi dung
môi

PP nhũ hóa
khuếch tán
dung môi

Nhũ tƣơng
kép

Hòa tan DC và lipid trong DMHC
không đồng tan với nƣớc rồi nhũ hóa
trong pha nƣớc chứa CDH, khuấy trộn
liên tục. Bốc hơi DM dƣới áp suất thấp,

DC và lipid kết tủa tạo hệ tiểu phân.
Hòa tan DC và lipid trong DMHC đồng
tan với nƣớc rồi phân tán vào pha nƣớc
chứa chất nhũ hóa đã đƣợc bão hòa
DMHC. Bốc hơi DMHC dƣới áp suất
thấp sẽ hình thành hệ tiểu phân nano
Hòa tan DC trong dung môi thân nƣớc,
phân tán trong pha dầu tạo nhũ tƣơng
N/D. Tiền nhũ tƣơng đƣợc nhũ hóa
trong dung dịch thân nƣớc tạo nhũ
tƣơng kép N/D/N.

5

- Tƣơng đối đơn
giản và dễ thực
hiện
- Tránh tiếp xúc
nhiệt độ
- Áp dụng đƣợc
với dƣợc chất
thân nƣớc
- Tránh tiếp xúc
nhiệt độ

- Nồng độ
TPNN thấp
- Tồn dƣ
DM trong
sản phẩm

- Tồn dƣ
DM trong
sản phẩm
- Khó nâng
cấp quy mô
- KTTP và
PDI rộng


1.1.4. Một số phƣơng pháp đánh giá độ bền của hệ tiểu phân nano
Hệ tiểu phân nano lipid tạo thành có cấu trúc hệ hỗn dịch, do đó có thể đánh
giá độ bền của hệ tiểu phân bằng việc sử dụng các phƣơng pháp thử trong điều kiện
nhiệt độ phòng và điều kiện khắc nghiệt nhƣ sau [7],[8],[39]:
1.1.4.1. Phương pháp tiến hành
-

Thử ở điều kiện nhiệt độ phòng: Bảo quản mẫu ở nhiệt độ phòng 25 - 35oC.

-

Thử ở điều kiện khắc nghiệt:
+ Ly tâm: Quá trình ly tâm ảnh hƣởng nhiều đến các đặc tính lý hóa của hệ

TPNN, đẩy nhanh tốc độ gel hóa và sa lắng, thể hiện qua sự thay đổi KTTP [39].
Thƣờng tiến hành ly tâm mẫu bào chế với tốc độ < 6000 vòng/phút x 30 phút.
+ Rung lắc: Cũng giống nhƣ ly tâm, quá trình rung lắc làm thay đổi đến độ
ổn định vật lý của hệ tiểu phân khiến các tiểu phân dễ tập hợp với nhau [39].
Thƣờng tiến hành rung lắc bằng máy Vortex trong 30 phút.
+ Thay đổi nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ gây ra sự biến đổi nhanh chóng
đặc tính vật lý và hóa học của hệ. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến sự kết tụ tiểu phân, sự

trục xuất thuốc khỏi chất mang, sự gel hóa... Để dự đoán tuổi thọ hóa học có thể sử
dụng phƣơng trình Arrhenius, tuy nhiên độ ổn định vật lý thì có thể không tuân theo
[24]. Mặc dù vậy, việc bảo quản mẫu ở điều kiện lão hóa cấp tốc là cần thiết để dự
đoán và theo dõi độ ổn định dài hạn của công thức theo thời gian [39]. Có nhiều kỹ
thuật đánh giá độ bền của hệ theo nhiệt độ hay sử dụng:
 Bảo quản mẫu ở nhiệt độ lạnh (4oC) trong ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ vi
khí hậu.
 Bảo quản mẫu ở nhiệt độ lạnh sâu: Hệ tiểu phân đƣợc tiến hành đông
đá hoàn toàn ở -70oC trong 48 giờ, sau đó để rã đông hoàn toàn ở 25oC.
 Thực hiện chu kì đông - rã: Bảo quản mẫu ở tủ đá để đông hoàn toàn
sản phẩm sau đó rã đông ở nhiệt độ 25oC (bảo quản ở mỗi điều kiện tối thiểu 5 giờ).
Có thể thực hiện tới 3 chu kì.

6


 Thực hiện chu kì nóng - lạnh: mẫu đƣợc bảo quản ở tủ vi khí hậu và
nhiệt độ đƣợc thay đổi liên tục giữa 4 và 40oC mỗi 24 giờ trong 7 ngày.
1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá
Mẫu sau khi bảo quản ở các điều kiện khác nhau đƣợc đánh giá độ bền dựa
trên các tiêu chí: cảm quan (sự đồng nhất, sự tách pha, sự tủa dƣợc chất), kích
thƣớc, phân bố kích thƣớc tiểu phân, thế Zeta và so sánh với các mẫu ban đầu. Sự
thay đổi KTTB của hệ nano đƣợc thể hiện bằng tỉ số KTTB trƣớc : KTTB sau thử
nghiệm. Giá trị này càng gần 1 và mẫu sau khi thử nghiệm ở điều kiện khắc nghiệt
ít thay đổi thể chất thì hệ càng bền [2].
Ngoài các tiêu chí trên, việc kiểm tra tính chất lƣu biến cũng đƣợc áp dụng
để dự đoán đặc tính của hệ và cung cấp thông tin để cải thiện độ ổn định và hiệu
suất chung [7]. Một nghiên cứu đã chứng minh việc kiểm tra tính chất lƣu biến ngắn
hạn (tiến hành trong vài tuần đầu) có thể đánh giá đƣợc độ ổn định vật lý dài hạn (6
- 12 tháng). Kiểm tra tính chất lƣu biến có thể phân biệt đƣợc một số quá trình phân

tách nhũ tƣơng: (i) cream hóa hoặc lắng đọng do chênh lệch tỷ trọng, (ii) tạo tủa
bông do lực hút Val-der-Waals lớn hơn lực đẩy giữa các giọt, (iii) kết tụ Ostwald
gây ra bởi độ tan khác nhau giữa các hạt kích thƣớc khác nhau, (iv) kết tập tăng lên
do sự mỏng đi và gián đoạn của lớp màng film lỏng, (v) hiện tƣợng đảo pha [39].
1.1.5. Cơ chế làm tăng sinh khả dụng đƣờng uống của dƣợc chất khi bào chế
vào hệ nano lipid
Tác dụng tăng cƣờng hấp thu của hệ nano lipid dẫn đến tăng SKD đƣờng
uống của DC có thể đƣợc giải thích bằng các cơ chế sau:
1.1.5.1. Tăng thời gian lưu giữ trong đường tiêu hóa
Khi dùng thuốc có thành phần lipid đặc biệt là cùng với bữa ăn nhiều chất
béo sẽ kéo dài thời gian lƣu ở đƣờng tiêu hóa hơn. Điều này dẫn đến việc kích thích
bài tiết muối mật và dịch tụy, kích thích sự vận chuyển bạch huyết, giảm các chuỗi
phản ứng chuyển hóa và đào thải thuốc, thay đổi tốc độ dòng máu mạch mạc treo và
gan, qua đó cải thiện đáng kể SKD đƣờng uống của thuốc [12].

7


1.1.5.2. Khả năng kết dính với thành ruột của hạt nano
Đặc tính kết dính có ở tất cả các hạt tiểu phân nano không chỉ riêng nano
lipid và tăng theo tỉ lệ diện tích bề mặt. Sau khi kết dính vào thành ruột, thuốc sẽ
đƣợc giải phóng chính xác tại nơi hấp thu. Ngoài ra, quá trình kết dính đƣợc chứng
minh là có độ lặp lại cao thể hiện qua việc ít thay đổi SKD. Dữ liệu nghiên cứu
thuốc ở dạng nano tinh thể trên chuột cho thấy có ít sự dao động về kết quả trên
nhóm chuột nhịn ăn và nhóm đƣợc cho ăn. Nghiên cứu trên tiểu phân nano lipid
cũng cho kết quả tƣơng tự [28].
1.1.5.3. Thay đổi hàng rào vật lý, sinh hóa
Một số lipid và CDH có thể giảm hoạt động hệ vận chuyển thuốc ra ngoài
đƣờng ruột (ví dụ P-glycoprotein), ức chế hoạt động chuyển hóa trong các nhung
mao và các lumen đƣờng ruột. Ngoài ra sự kết hợp giữa lipid, CDH và các sản

phẩm tiêu hóa có thể làm tăng SKD đƣờng uống dựa trên việc tăng tính thấm của
màng tiêu hóa. CDH còn có thể làm lỏng hóa màng tế bào ruột và mở các liên kết
vòng bịt (tight junctions) [10].
1.1.5.4. Kích thích hệ vận chuyển ruột - bạch huyết
Những lipid đƣợc tạo thành từ triglycerid mạch dài (long chain triglycerid LCT) và triglycerid mạch trung bình (medium chain triglycerid - MCT) đƣợc vận
chuyển theo các cách khác nhau trong cơ thể. Trong khi MCT đƣợc vận chuyển trực
tiếp qua máu tĩnh mạch cửa vào hệ tuần hoàn, LCT kích thích sự hình thành
lipoprotein, do đó tạo điều kiện cho vận chuyển qua hệ bạch huyết. Nhờ vậy, những
thuốc nhƣ testosteron (vốn bị chuyển hóa bƣớc một qua gan nhiều) khi sử dụng
dạng tiền thuốc ester với chuỗi mạch dài thân dầu sẽ đƣợc hấp thu trực tiếp qua
thành ruột vào hệ bạch huyết và vào hệ tuần hoàn mà không qua gan, SKD đƣờng
uống sẽ đƣợc tăng lên đáng kể [10].
1.1.5.5. Tăng độ hòa tan và hấp thu qua quá trình tạo micell
Tác dụng cải thiện hấp thu của lipid có thể đƣợc giải thích rõ hơn qua các thí
nghiệm của Charman cùng các cộng sự [11]. Quá trình hấp thu thuốc tại đƣờng tiêu

8


hóa đƣợc mô tả nhƣ sau: lipid bị phân hủy bởi các enzym trong ruột dẫn đến sự
hình thành các chất hoạt động bề mặt mono, diglycerid trên bề mặt tiểu phân làm
các tiểu phân này bị biến đổi, hình thành dạng micell chứa DC đƣợc hòa tan bên
trong. Các micell này sẽ liên kết với muối mật có tính diện hoạt tạo phức hợp
micell. Cuối cùng, thuốc đƣợc hấp thu cùng với các micell.
Một vài cơ chế làm tăng hấp thu thuốc đƣờng uống đƣợc thể hiện ở hình 1.3.

Hình 1.3: Một vài cơ chế hấp thu của hệ nano lipid [17].
A: Hấp thu qua kẽ tế bào; B: Hấp thu qua các tế bào M; C: Hấp thu dạng cấu trúc
giống chylomicron qua tế bào biểu mô.
1.1.6. Ứng dụng của hệ nano lipid vào các dạng bào chế khác

Bên cạnh đƣờng uống, do có những ƣu điểm vƣợt trội về khả năng cải thiện
đặc tính DC, độc tính thấp, kích thƣớc nhỏ, khả năng giải phóng tại đích, khả năng
lƣu giữ và ổn định dƣợc chất tốt sau tiệt trùng, phun mù hay đông khô mà các hệ
nano lipid có thể áp dụng vào các đƣờng dùng khác nhau [15].
-

Đường tiêm: Tiềm năng ứng dụng hệ nano lipid cho đƣờng tiêm là rất lớn,

đặc biệt là với các tác nhân chống ung thƣ, tác nhân đánh dấu trong chẩn đoán hình
ảnh, thuốc chống co giật, loạn thần, thuốc điều trị HIV, kháng sinh, chuyển nạp gen,
thuốc tim mạch, thuốc vận chuyển lên hệ thần kinh trung ƣơng... [21].
-

Đường hô hấp: Những thuốc điều trị lao (rifampicin, isoniazid và

pyrazinamid), kháng ung thƣ hoặc các thuốc peptid (insulin, thymopentin)…đƣợc

9


nghiên cứu đƣa vào hệ nano sử dụng qua đƣờng hô hấp cho tác dụng tại chỗ hoặc
toàn thân [42].
-

Mĩ phẩm và chế phẩm qua da: Ngoài ƣu điểm chung, với đƣờng đƣa thuốc

này hệ nano giúp cải thiện độ ổn định hóa học của các hoạt chất nhạy cảm với ánh
sáng, quá trình ô-xi hóa và thủy phân bởi môi trƣờng bên ngoài. Các glucocorticoid,
NSAID, thuốc điều trị nấm, vẩy nến, viêm da dị ứng, mụn hoặc các hoạt chất dùng
trong mĩ phẩm đã đƣợc nghiên cứu và chứng minh tác dụng trên thực tế [34].

-

Đường mắt: Tính tƣơng thích về mặt sinh học và khả năng bám dính niêm

mạc của hệ giúp kéo dài thời gian lƣu giữ ở giác mạc, tăng tác dụng tại đích. Các
kháng sinh (tobramycin), thuốc giảm đau (natri diclofenac, ibuprofen), thuốc điều
trị glaucom, herpes tại mắt đã đƣợc nghiên cứu trên động vật và đem lại nhiều kết
quả khả quan [15],[38].
1.2. VÀI NÉT VỀ FENOFIBRAT
1.2.1. Công thức hóa học
-

Công thức phân tử: C20H21ClO4.

-

Khối lƣợng phân tử: 360,83g/mol.

-

Tên khoa học: Isopropyl 2-[4-(4-chlorobenzoyl)phenoxy]-2-methyl-propanoat.

-

FB ổn định ở nhiệt độ thƣờng, nhiệt độ nóng chảy: 79o- 82oC [6].

1.2.2. Tính chất lý hóa
-

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần nhƣ trắng. Thuốc có thể kết tinh ở 2 dạng


thù hình: dạng I ổn định và dạng II bán ổn định [22].
-

FB thực tế không tan trong nƣớc (độ tan < 0,8µm/ml), tan ít trong ethanol và

methanol, tan tốt trong methylenclorid, aceton, benzen, cloroform [5],[22].
-

FB thân dầu, trung tính, hệ số phân bố D/N là logP = 5,28 [22].

1.2.3. Đặc tính dƣợc động học
Khoảng 60% FB đƣợc hấp thu ở đƣờng tiêu hóa cùng thức ăn vào đƣờng
tuần hoàn. Sau khi hấp thu, thuốc nhanh chóng thủy phân thành acid fenofibric có
hoạt tính; khoảng 99% thuốc trong huyết tƣơng liên kết protein ở ngƣời bình

10


thƣờng và ngƣời có lipid máu cao. Thời gian bán thải của thuốc ở ngƣời có chức
năng thận bình thƣờng khoảng 20 giờ. Acid fenofibric đào thải chủ yếu theo nƣớc
tiểu (70% sau 24 giờ), chủ yếu dƣới dạng liên hợp gluconic [3].
1.2.4. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng
Fenofibrat là thuốc hạ lipid máu thuộc dẫn chất của acid fibic.Thuốc ức chế
sinh tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm các thành phần gây vữa xơ (các
lipoprotein tỷ trọng rất thấp và thấp), làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ trọng cao và
còn làm giảm triglycerid máu. Do đó thuốc cải thiện đáng kể sự phân bố cholesterol
trong huyết tƣơng. FB có thể làm giảm 20 - 25% cholesterol toàn phần và 40 - 50%
triglycerid trong máu. Ðiều trị bằng FB cần phải liên tục và kết hợp chế độ ăn [3].
1.2.5. Chỉ định, chống chỉ định, liều dùng

-

Chỉ định: FB đƣợc sử dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các typ

IIa, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.
-

Chống chỉ định: Suy thận nặng; rối loạn chức năng gan nặng; bệnh lý túi

mật; trẻ dƣới 10 tuổi; phụ nữ có thai và đang cho con bú.
-

Liều lượng và cách dùng:
Ðiều trị FB nhất thiết phải phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid, phải uống

thuốc cùng với bữa ăn.
Ngƣời lớn: Liều dùng hàng ngày phụ thuộc vào loại chế phẩm. Uống 1 viên
Lipanthyl 200mg (dạng vi hạt) hoặc 1 viên Lipanthyl Supra 160mg (dạng vi bao)
vào 1 bữa ăn chính; hoặc 3 viên 100mg (dạng thuốc quy ƣớc) uống vào các bữa ăn.
Trẻ trên 10 tuổi: Cần nghiên cứu kỹ để xác định căn nguyên chính xác của
tăng lipid máu ở trẻ. Có thể điều trị kết hợp với chế độ ăn đƣợc kiểm soát chặt chẽ
trong 3 tháng. Liều tối đa khuyên dùng là 5mg/kg/ngày.
Nếu nồng độ lipid trong máu không giảm nhiều sau 3 đến 6 tháng điều trị
bằng FB thì cần thay đổi trị liệu (trị liệu bổ sung hoặc trị liệu khác) [3].

11


1.2.6. Một số nghiên cứu bào chế hệ nano chứa fenofibrat
Sinh khả dụng của một thuốc không chỉ phụ thuộc vào đặc tính hóa học của

DC mà còn phụ thuộc vào dạng bào chế. Đặc biệt, việc tăng diện tích bề mặt thông
qua việc giảm kích thƣớc tiểu phân là một hƣớng nghiên cứu chính nhằm cải thiện
độ hòa tan thấp, vốn là trở ngại dẫn đến SKD thấp của các thuốc nhóm II (thấm tốt
nhƣng tan kém trong nƣớc). Mối quan hệ giữa việc tăng diện tích bề mặt và tăng tốc
độ hòa tan tuân theo phƣơng trình Noyes - Whitney [22]:
dc
= 𝑘. 𝐴. (𝐶𝑆 − 𝐶)
dt
Trong đó: dc/dt: Biến thiên nồng độ theo thời gian; C: Nồng độ của thuốc
trong dung dịch; Cs: Độ tan; A: Diện tích bề mặt hiện có; k: Hệ số khuếch tán.
Việc tăng tỉ lệ hòa tan dc/dt bằng việc tăng diện tích bề mặt sẽ làm tăng SKD
của những thuốc tan kém trong nƣớc [22],[44]. Do đó, xu hƣớng ứng dụng các công
nghệ bào chế tạo hệ cấu trúc nano đối với FB nói riêng và DC nói chung đã và đang
thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà bào chế.
Năm 2008, Waard H và cộng sự [13] đã công bố kỹ thuật tạo tinh thể nano
của FB bằng phƣơng pháp đông khô. Trong nghiên cứu này, hai dung dịch mannitol
trong nƣớc và FB trong tertiary butyl alcohol đƣợc trộn lẫn vào nhau ở 60oC, làm
lạnh nhanh và sấy đông khô ở -25oC.Đến năm 2011, Hu J. và cộng sự cũng bào chế
thành công tiểu phân FB có kích thƣớc trung bình 320nm bằng kỹ thuật phun
sấy.Cụ thể các tác giả đã phối hợp dung dịch FB trong EtOH và dung dịch gồm
SLS, HPMC E3 và lactose hoặc mannitol trong nƣớc.Hỗn dịch này đƣợc phun sấy
ngay lập tức sau khi đƣợc đồng nhất hóa. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X (XRD)
và quét nhiệt lƣợng vi sai (DSC) cho thấy FB tồn tại ở trạng thái kết tinh. Độ hòa
tan của FB dạng nano tinh thể tăng lên rất nhiều so với nguyên liệu thƣờng và dạng
vi hạt, trên 80% hòa tan sau 5 phút và gần nhƣ 100% hòa tan sau 10 phút [19].
Một trong các giải pháp tăng độ hòa tan của các chất khó tan là tạo hệ tự vi
nhũ hóa (TVNH). Khi gặp môi trƣờng hòa tan, hệ phân tán DC và tá dƣợc hình
thành vi nhũ tƣơng. Thành phần của hệ TVNH thƣờng gồm có DC, CDH và pha
12



dầu có bản chất là các lipid mạch ngắn hoặc trung bình. Các nhóm tác giả Patel
A.R. [30], Wei J.D. [43], Kazi Mohsin [27] đã đăng tải nghiên cứu bào chế hệ
TVNH chứa FB vào năm 2007, 2010 và 2016. Các tác giả đã khảo sát các đặc tính
về các yếu tố ảnh hƣởng, khả năng tự nhũ hóa, kích thƣớc vi nhũ tƣơng, khả năng
giải phóng DC và SKD in vivo. Mặc dù FB có khả năng hòa tan rất nhanh từ hệ
TVNH có KTTB < 100nm, việc ứng dụng vào thực tế sẽ gặp trở ngại vì việc dùng
nhiều CDH trong thời gian dài có thể làm thay đổi sinh lý của các tế bào niêm mạc,
không có lợi cho sức khỏe ngƣời bệnh.
Ngoài lipid, việc sử dụng các polyme thiên nhiên làm hệ chất mang nano
cũng thu hút sự chú ý lớn vì độ an toàn và hiệu quả mang thuốc cao cùng sự tƣơng
thích về mặt sinh học. Các nhà khoa học Hàn Quốc [44] đã tiến hành nghiên cứu để
so sánh những hệ hạt nano chứa FB từ những polyme khác nhau:
Polyvinylpyrrolidon (PVP), hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HP-β-CD), gelatin. Cụ
thể, siêu vi cầu PVP, siêu vi tiểu thể HP-β-CD, siêu vi nang gelatin chứa FB đƣợc
tạo ra với tỉ lệ khối lƣợng tối ƣu lần lƣợt FB/PVP/SLS = 2,5:4,5:1, FB/HP-β-CD =
1:4 và FB/gelatin = 1:8. Các thành phần đƣợc hòa tan hoàn toàn trong EtOH ở nhiệt
độ 50 - 60oC rồi tiến hành phun sấy. Đặc tính lý hóa, khả năng hòa tan trong dung
môi thân nƣớc, tỉ lệ phân tán và dƣợc động học trên chuột đƣợc nghiên cứu so sánh
với thuốc dạng nguyên liệu. Kết quả cho thấy rằng: Mặc dù tốc độ hòa tan chậm
nhƣng siêu vi nang gelatin thể hiện độ hòa tan trong môi trƣờng thân nƣớc cao nhất
và cải thiện SKD tốt nhất (5,5 lần so với thuốc so sánh).
Bên cạnh các công bố về hệ nano lipid chứa FB bào chế theo phƣơng pháp
truyền thống [22],[27],[40], Xingwang Zhang và các cộng sự đã tiến hành bào chế
hệ nano lipid đƣợc PEG hóa chứa FB bằng phƣơng pháp khuếch tán dung môi. Các
tác giả thu đƣợc hệ tiểu phân có KTTB là 186,7nm, hiệu suất bẫy thuốc > 95% và
sự hấp thu đƣờng tiêu hóa đƣợc tăng lên đáng kể so với dạng nano lipid bào chế
theo cách truyền thống cũng nhƣ dạng thƣơng mại (Lipanthyl) là 123,9% và
157,0% tƣơng ứng [45]. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc giảm dịch nhày (mucin
trapping), giảm sự giáng hóa lipid và cải thiện sự thấm qua niêm mạc là những


13


hƣớng chính làm tăng độ hấp thụ đƣờng uống bởi vì sự phân giải lipid sớm sẽ làm
tủa thuốc và kết tập các hạt lại khi chúng không thể ngay lập tức đi vào micell tạo
bởi muối mật và các phospholipid; còn mucin đƣợc biết đến là 1 glycoprotein bao
phủ bề mặt các tế bào viền của đƣờng tiêu hóa, nhận biết các hạt nano và đƣa ra
ngoài. Hệ nano lipid PEG hóa đƣợc coi là một hƣớng đi hiệu quả vì hạn chế đƣợc
các khó khăn của hệ nano lipid dùng đƣờng uống do giảm sự nhận biết của các
mucin và giảm sự phân giải tiểu phân lipid sớm.
Khi sử dụng những chất ổn định để tối ƣu công thức, độ ổn định vật lý của
hỗn dịch nano lipid có thể kéo dài đến 3 năm, do đó có thể sử dụng nhƣ một dạng
thuốc đƣờng uống. Dạng thuốc lỏng có thể thuận tiện cho một số nhóm bệnh nhân
nhất định nhƣ trẻ nhỏ, ngƣời già, tuy nhiên dạng bào chế ƣu tiên nhất vẫn là dạng
khô: viên nang, viên nén, dạng phân tán nhanh… Có nhiều phƣơng pháp có thể làm
rắn hóa hỗn dịch nano lipid nhƣ phun sấy hoặc đông khô [9]. Phun sấy là một trong
những kĩ thuật đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất bởi hệ thống đơn giản và dễ dàng
nâng cấp quy mô. Zhiqiang Tian và các cộng sự [40] đã rắn hóa hệ NLC-FB bằng kĩ
thuật bao bồi từng lớp lên pellet trơ. Sau khi tạo đƣợc hệ NLC từ Precirol ATO 5,
Captex 100, Tween 80 và FB, hỗn dịch đƣợc pha loãng trong dung dịch chứa PVP
K17 (7% w/v) rồi phun sấy từng lớp lên pellet trơ. Nghiên cứu về SKD đƣờng uống
đƣợc tiến hành giữa pellet chứa NLC, hỗn dịch NLC ban đầu và viên nang
Lipanthyl trên đối tƣợng chó Beagle. Kết quả cho thấy cả hệ NLC ban đầu và sau
khi rắn hóa đều làm tăng hấp thu so với Lipanthyl (366,4% và 356,6%), các giá trị
Cmax cũng cao hơn rất nhiều so với dạng quy ƣớc. Pellet chứa NLC đƣợc rắn hóa
có tốc độ tái phân tán nhanh, có sự khác biệt không nhiều về sự giáng hóa lipid,
SKD đƣờng uống so với hệ NLC hỗn dịch.
Nghiên cứu này của chúng tôi tập trung vào việc bào chế và đánh giá độ bền
cũng nhƣ khả năng giải phóng DC in vitro của hệ tiểu phân nano chứa FB bào chế

từ những lipid hay đƣợc sử dụng nhƣ: Precirol ATO 5 và Miglyol. Đây là các tá
dƣợc lipid đã đƣợc chứng minh là an toàn với đƣờng tiêu hóa và đƣợc ứng dụng
làm hệ chất mang lipid ở các nghiên cứu khác [35].

14


CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1: Nguyên liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
TT
1
2

TÊN HÓA CHẤT
Fenofibrat
Span 80

4
5
6
7
8

Plurol diisostearique (polyglyceryl-3
diisostearat)
Cremophor EL
Natri oleat

Tween 40
Tween 80
Acid oleic

9
10
11
12
13
14

Isopropyl myristat - IPM
Miglyol (caprylic/capric triglycerid)
Acid stearic
Alcol cetostearylic
Alcol cetylic
Compritol ATO 888 (glyceryl behenat)

3

15
16
17
18
19
20
21
22

Gelot 64 (glyceryl monostearat + PEG75 stearat)

Glyceryl monostearat (GMS)
Precirol ATO 5 (glyceryl palmitostearat
+ Glyceryl distearat (type I) )
Acetonitril (ACN)
Acid phosphoric đặc
Methanol
Nƣớc cất hai lần
Ethanol tuyệt đối

15

TIÊU CHUẨN

XUẤT XỨ

NSX
NSX

Trung Quốc
Singapo

NSX

Gattefosse - Pháp

NSX
NSX
NSX
NSX
NSX


Đức
Đức
Singapo
Singapo
Singapo

NSX
NSX
NSX
NSX
NSX
NSX

Singapo
Trung Quốc
Trung Quốc
Thái Lan
Thái Lan
Gattefosse - Pháp

NSX

Gattefosse - Pháp

NSX

Gattefosse - Pháp

NSX


Gattefosse - Pháp

HPLC
Phân tích
HPLC
DĐVN IV
Phân tích

Merck - Đức
Trung Quốc
Merck - Đức
Việt Nam
Trung Quốc


2.1.2. Thiết bị, dụng cụ
Bảng 2.2: Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quá trình thực nghiệm.
TT

TÊN MÁY

MODEL

XUẤT XỨ

UP200Ht
IKA RD digital

Đức

Malaysia

1
2

Máy siêu âm cầm tay
Máy khuấy từ

3

Cột thẩm tích (màng PS, kích thƣớc
lỗ 50kDa)

Microkros

Mỹ

4

Máy đo phân bố kích thƣớc tiểu phân
và thế Zeta Zetasizer Nano

Malvern ZS 90 nano
series

Anh

5
6


Túi thẩm tích (màng RC, kích thƣớc
lỗ 12 - 14kDa)
Bể điều nhiệt

7

Kính hiển vi điện tử truyền qua

Spectra/Por®2 Dyalysis membrane
Wisecircu® UNI
200
EMLab - NIHE

8
9

Tủ đông

10
11
12
13
14
15

Hệ thống lọc dung môi sắc ký
Máy đo pH Metrohm
Bể siêu âm
Tủ sấy tĩnh
Màng PTFE kích thƣớc lỗ lọc 0,2µm


Hệ thống HPLC Agilent 1200,
detector UV-VIS

Mỹ
Tây Ban Nha
Nhật

Alaska - IF - 21

Nhật

1200 series

Mỹ

Sartorius
827lab
WUC - A10H
BD\ED-BINDER
Cronus

Đức
Canada
Hàn Quốc
Đức
Mỹ

Cân phân tích, cân kĩ thuật, các dụng
cụ thủy tinh khác…


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
-

Lựa chọn tá dƣợc và xác định tỷ lệ thành phần của công thức bào chế hệ tiểu

phân nano lipid chứa FB.
-

Sử dụng phần mềm MODDE 8.0 để thiết kế thí nghiệm, sử dụng phần mềm

FormRules v2.0 phân tích ảnh hƣởng của các thành phần tới độ bền vật lý và khả
năng giải phóng dƣợc chất in vitro của hệ.
-

Lựa chọn công thức có độ bền vật lý và khả năng giải phóng DC in vitro tối

ƣu bằng phần mềm INForm v3.2, bào chế, đánh giá một số đặc tính của hệ.

16


×