Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Xây dựng chi bộ vững mạnh ở đảng bộ huyện đak chưng, tỉnh sê kong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.51 KB, 60 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là đội tiên phong chiến đấu của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động của các bộ tộc Lào. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác
– Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, lấy tập trung
dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Mục đích của Đảng là tập hợp, đoàn
kết và lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc,
tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kế từ khi thành lập đến nay (ngày 22
tháng 03 năm 1955), Đảng đã lãnh đạo cách mạng Lào giành được thắng lợi
này đến thắng lợi khác: hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xóa
bỏ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào, đưa đất nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lịch sử cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 60 năm qua đã
chứng minh rằng, cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo,
không có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, cách mạng không thể
giành được thắng lợi. Nhưng lịch sử cũng đã chứng minh rằng, để lãnh đạo
cách mạng giành được thắng lợi, Đảng phải vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức. Như vậy, có Đảng và Đảng vững mạnh là hai mặt của một
vấn đề trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào. Vì vậy, trong
mọi giai đoạn cách mạng, Đảng đều chăm lo xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ
trung ương tới cơ sở thật sự vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu cao, lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi như ngày hôm nay.
Trong hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tổ
chức cơ sở đảng (chi bộ) có vị trí, vai trò rất quan trọng. Đó là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, cầu nối giữa các cơ quan lãnh đạo của
Đảng với các tầng lớp nhân dân, nơi trực tiếp tổ chức vận động quần chúng


2



thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp
tạo nguồn và phát triển đảng viên, đào tạo cán bộ các cấp cho Đảng, Nhà
nước và các đoàn thể nhân dân. Đảng chỉ vững mạnh khi được xây dựng trên
cái nền là các tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Nhận thức rõ điều
đó, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào luôn chăm lo củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao qua
từng thời kỳ. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Đảng xác định: Phát
triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
Trong xây dựng Đảng thì “xây dựng chi bộ vững mạnh” là vấn đề then chốt
của nhiệm vụ then chốt.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào (1986) đến nay, Đảng đã kiên trì và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ then
chốt về xây dựng Đảng, tập trung vào việc xây dựng, củng cố các chi bộ ở cơ
sở, ở những địa bàn trọng yếu. Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoa đã
có nhiều nghị quyết chuyên đề về xây dựng, củng cố chi bộ. Đặc biệt từ năm
1996, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11/BCT, ngày 17 tháng 08 năm
1996 về việc tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với
công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, biết lãnh đạo toàn
diện; Chỉ thị bổ sung số 011/BCT, ngày 14 tháng 08 năm 1998 về tăng cường
công tác xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện; Quy định số
03/BCT, ngày 13 tháng 08 năm 2004 về tiêu chuẩn củng cố xây dựng chi bộ
vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng, củng cố chi bộ cơ sở, đạt được nhiều chuyển biến, tiến bộ.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ cơ sở, chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên từng bước được nâng cao, góp phần to lớn vào những thành
tựu của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thời gian qua.



3

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, vai
trò và năng lực lãnh đạo của các chi bộ đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập,
chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ mới. Một số cấp ủy chưa tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Có những chi bộ ở cơ sở thiếu sức chiến
đấu, không đủ năng lực lãnh đạo và chỉ đạo để giải quyết những vấn đề phức
tạp nảy sinh từ thực tiễn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ
quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn diễn
ra nghiêm trọng. Tình trạng vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt
động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ đang diễn ra ở một số
chi bộ v.v.. Xuất phát từ tình hình đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào yêu cầu: Trong thời gian tới, các
cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm
túc việc “xây dựng chi bộ vững mạnh”, làm cho các chi bộ cơ sở thực sự là
đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, là nơi trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng, đưa sự nghiệp đổi
mới đi đến thành công.
Quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng chi bộ vững
mạnh, biết lãnh đạo toàn diện; quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy
Sê Kong, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong,
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng các chi bộ trực thuộc và toàn Đảng bộ trong sạch vững mạnh cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp cách
mạng, giữ vững lập trường giai cấp, không hoang mang, dao động trước bất
cứ tình huống khó khăn, phức tạp nào, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đến nay,



4

phần lớn các chi bộ thuộc Đảng bộ huyện Đak Chưng đã đạt danh hiệu “xây
dựng chi bộ vững mạnh”, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ
không ngừng được nâng cao, đội ngũ đảng viên phát triển cả về số lượng và
chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, trước
yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, với nhiều vấn đề mới mẻ, khó khăn, phức
tạp, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ trong Đảng bộ cũng
còn những khuyết điểm, hạn chế, chưa ngang tầm. Vẫn còn những đảng viên
chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc và trước nhân
dân, năng lực công tác còn hạn chế. Có chi bộ chưa thực hiện nghiêm nguyên
tắc tập trung dân chủ, chưa thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng, chưa
đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh.
Nguyên nhân của hạn chế trên đây thì có nhiều, nhưng có một nguyên
nhân là nhiều nơi chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của chi bộ
và việc xây dựng chi bộ vững mạnh, việc tổ chức thực hiện nhiều nơi còn
lúng túng, bất cập; công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm chưa làm thường
xuyên v.v.. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn
thiện những chủ trương, biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
cao và thiết thực. Đó là vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với Đảng bộ huyện
Đak Chưng hiện nay.
Với tư cách là người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng của huyện;
qua quá trình nghiên cứu, học tập đại học chính trị chuyên ngành tổ chức tại
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi thấy cần có trách nhiệm góp
phần xây dựng các tổ chức đảng trong Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê
Kong vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đủ sức lãnh đạo
sự nghiệp đổi mới của huyện nói riêng, của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào nói chung. Vì vậy, tôi chọn vấn đề: Xây dựng chi bộ vững mạnh ở
Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân



5

dân Lào hiện nay. làm khóa luận tốt nghiệp đại học chính trị chuyên ngành
xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước của mình.
2. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Đối tượng
Công tác xây dựng chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh
Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
2.2.Mục đích
Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn, khóa luận này đề xuất
phương hướng và những giải pháp nhằm góp phần xây dựng chi bộ vững
mạnh ở Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào (sau đây xin được gọi tắt là Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh
Sê Kong)đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
2.3. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và cảu Đảng Nhân dân Các mạng Lào về xây dựng chi bộ
vững mạnh.
- Đánh giá tình hình công tác xây dựng chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ
huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong trong thời gian qua.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu góp phần xây
dựng chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong trong
thời gian tới.
3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
3.1.Cơ sở lý luận
Đề tài thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng chi bộ vững mạnh; có
tham khảo, kế thừa, vận dụng những quan điểm của Hồ Chí Minh và kinh
nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam.



6

3.2.Phương pháp nghiên cứu
Phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chỉ đạo của
quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương
pháp cụ thể như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Giới hạn nghiên cứu: Xây chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ huyện Đak
Chưng; trực tiếp và chủ yếu là những vấn đề về xây dựng chi bộ vững mạnh
theo tinh thần Chỉ thị số 11/BCT, ngày 17/ 8/1996 của Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về việc tăng cường sự chỉ
đạo - lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác củng cố, xây dựng tổ
chức cơ sở đảng vững mạnh - biết lãnh đạo toàn diện và Chỉ thị hướng dẫn số
011/BCT, ngày 14/8/1998 về tăng cường công tác xây dựng chi bộ vững mạnh
- biết lãnh đạo toàn diện.
- Địa bàn nghiên cứu: Các chi bộ cơ sở ở Đảng bộ huyện Đak Chưng,
tỉnh Sê Kong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
- Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng từ năm 2010 đến
năm 2014; đề xuất phương hướng và giải pháp cho những năm sắp tới
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận kết cấu
thành 3 chương:
Chương I. Những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng chi bộ vững mạnh.
Chương II.Thực trạng xây dựng chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ huyện Đak
Chưng, tỉnh Sê Kong hiện nay.
Chương III. Phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủyếu để
xây dựng chi bộ vững mạnh ở Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong đến
năm 2020.



7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG
CHI BỘ VỮNG MẠNH
1.1. Quan niệm về chi bộ vững mạnh.
Điều lệ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa IX (2011) đã ghi rõ: “Chi
bộ là cơ sở của Đảng được tổ chức ở bản hoặc cụm bản, cơ quan các cấp, các
trường học, bệnh viện, đơn vị chuyên môn, đơn vị kinh tế, đơn vị trong lực lượng
vũ trang và các đơn vị khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên”[12, tr65].
Chi bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và
công tác xây dựng Đảng. Chi bộ là cầu nối liền giữa các cơ quan lãnh đạo của
Đảng với nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đều được hình thành từ cơ sở, được triển khai thực hiện ở
cơ sở và được kiểm nghiệm tại cơ sở. Chi bộ là nơi quản lý, giáo dục, rèn
luyện và kiểm tra, giám sát hoạt động của đảng viên, sàng lọc và kết nạp đảng
viên; nơi trực tiếp giao nhiệm vụ cho đảng viên, nơi đảm bảo cho Đảng luôn
trong sạch vững mạnh. Chi bộ còn là nơi đào tạo, rèn luyện, tạo nguồn cán bộ
cho Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân thông qua hoạt động trong
các phong trào quần chúng ở cơ sở; là nơi phát huy trí tuệ, tập hợp sáng kiến
của đảng viên và quần chúng nhân dân, nơi phát hiện và nhân rộng các điển
hình tiên tiến, nơi phát động các phong trào thi đua yêu nước v.v..
Có thể nói, chi bộ là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, nơi thể hiện rõ
nhất tính tiên phong của Đảng. Mọi ưu điểm và khuyết điểm của Đảng, thành
công và thất bại của cách mạng đều gắn liền với vị trí, vai trò của chi bộ.
Xây dựng chi bộ vững mạnh là việc hoàn thiện, bổ sung số lượng và
nâng cao chất lượng một cách đồng bộ về nội dung, phương hướng, giải pháp
và trách nhiệm đối với các hoạt động xây dựng, củng cố các mặt của chi bộ



8

cũng như hoạt động lãnh đạo các mặt trong hệ thống chính trị phù hợp với
thực tiễn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các nội dung nguyên tắc
và phương hướng về xây dựng, củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh được
quy định trong Điều lệ Đảng cũng như trong Văn kiện của các kỳ Đại hội của
Đảng được tiến hành có hiệu quả trên thực tế; đồng thời thực hiện đầy đủ các
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương về việc xây dựng, củng cố chi bộ
vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Từ khi ra đời đến nay, trải qua các thời kỳ đấu tranh giành độc lập đân
tộc và lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: bảo vệ và xây dựng đất
nước, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặc biệt quan tâm đến công tác xây
dựng, củng cố Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Lịch sử xây
dựng, củng cố chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện cũng có nhiều đổi
mới phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị của Đảng trong từng thời kỳ cách mạng.
Trong giai đoạn Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, công tác xây dựng Đảng lúc đó là
xây dựng chi bộ gắn với việc vận động, giáo dục, rèn luyện chính trị - tư
tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, làm cho họ có tinh thần
yêu nước, căm phẫn với ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
Nội dung xây dựng, củng cố chi bộ lúc đó là phấn đấu xây dựng theo tiêu
chuẩn “Ba tốt, bốn nhiệm vụ”. Ba tốt là: tuyên truyền và vận động nhân dân
tốt; xây dựng kinh tế, giải quyết đói nghèo tốt; xây dựng quân dân tự vệ và
đội chiến đấu tốt. Bốn nhiệm vụ là: tổ chức và lãnh đạo nhân dân thực hiện
thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng; biết vận động nhân dân và xây
dựng lực lượng quốc phòng - an ninh; biết đoàn kết xây dựng kinh tế; biết xây
dựng Đảng và phát triển đảng viên.

Đến năm 1967, Hội nghị Tổ chức toàn quốc lần thứ I quyết định sửa
đổi nội dung xây dựng Đảng với tiêu chuẩn “Ba tốt, bốn biết”. Nội dung ba


9

tốt vẫn giữ nguyên, còn nội dung bốn biết là: biết giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân thấm nhuần và thực hiện đường lối, chủ
trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; biết xây dựng kinh tế, giải quyết đói
nghèo; biết tổ chức và lãnh đạo chính quyền, lực lượng quốc phòng - an ninh
và các đoàn thể nhân dân hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; biết củng
cố và phát triển Đảng.
Sau khi đất nước được giải phóng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trở
thành Đảng cầm quyền lãnh đạo toàn xã hội, để đáp ứng với nhiệm vụ chính
trị trong giai đoạn mới, Hội nghị Tổ chức toàn quốc lần thứ IV tiếp tục bổ
sung, phát triển nội dung xây dựng chi bộ ba tốt, bốn biết thành “chi bộ biết
lãnh đạo toàn diện” theo 6 nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng lúc
đó nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, đủ năng lực tổ chức và
lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng. Đến năm
1984, Hội nghị Tổ chức toàn quốc lần thứ VI đã tổng kết và bổ sung nội dung
xây dựng, củng cố chi bộ từ biết lãnh đạo toàn diện thành “xây dựng chi bộ
vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện” cho đến nay.
Trước sự nghiệp đổi mới của Đảng và những diễn biến phức tạp, khó
lường trong nước và thế giới, Đại hội IV (1986) của Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào tổng kết: “Khâu yếu nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng hiện
nay là tổ chức cơ sở, do nhiều tỉnh coi nhẹ, bỏ qua công tác xây dựng cơ sở,
trong đó, kẻ thù đang hoạt động nắm lấy nhân dân ta, tuyên truyền xuyên tạc
đường lối, chủ trương của Đảng, gây rối loạn ở cơ sở”[13, tr50]. Trước tình
hình đó Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11/BCT, ngày 17 tháng 08 năm
1996 về việc tăng cường sự chỉ đạo - lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với

công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, biết lãnh đạo toàn
diện; Chỉ thị bổ sung số 011/BCT, ngày 14 tháng 08 năm 1998 về tăng cường
công tác xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện. Bộ chính trị đã


10

ban hành Quy định số 03/BCT, ngày 13 tháng 08 năm 2004 về tiêu chuẩn
củng cố xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện. Đảng đặt vấn đề
xây dựng chi bộ vững mạnh là một nhiệm vụ chiến lược trong công tác xây
dựng Đảng, lấy xây dựng cơ sở đảng, cở sở chính trị gắn với phát triển nông
thôn toàn diện, coi trọng phát triển kinh tế gắn với xây dựng quốc phòng - an
ninh toàn dân, xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện gắn với
xây dựng bản và cụm bản phát triển. Coi đó là nền tảng và là khâu quyết định
của Đảng.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội VIII (2006) của Đảng
khẳng định: “Phải tiếp tục củng cố tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, lấy việc
xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện là công việc chủ yếu,
làm cho mọi tổ chức cơ sở đảng có khả năng hội tụ và phát huy sức mạnh của
mình gồm cả các tổ chức dưới sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc
hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời tích cực, chủ động đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực
khác”[12, tr 46-47].
Trước những yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng của tổ chức cơ
sở đảng trên các lĩnh vực, Đại hội IX (2011) chỉ rõ: “Tích cực củng cố chế độ
quy chế đối với tổ chức cơ sở đảng cho cụ thể và rõ ràng hơn nhằm xây dựng
tổ chức cơ sở đảng vững mạnh trong mọi lĩnh vực công tác, ở mọi thành phần
kinh tế và mọi vùng miền trên cả nước. Thời gian tới phải tập trung chỉ đạo
làm tốt công tác củng cố những cơ sở đảng yếu kém để có chuyển biến cụ
thể” [12, tr 46-47].

Việc xây dựng và củng cố chi bộ vững mạnh chính là nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho chi bộ trong
sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức lãnh đạo,
đồng thời củng cố cả hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, làm cho chi bộ


11

thật sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở, làm cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân nhận
thức và chủ động thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Để đạt được mục tiêu trên cần thiết phải củng cố và
xây dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện.
1.2. Những quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh,
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng chi bộ vựng mạnh.
1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Từ những tiền đề lý luận và thực tiễn, Mác và Ăngghen đã rút đúc
những nguyên tắc ban đầu về xây dựng đảng của giai cấp công nhân. Một
trong những nguyên tắc trọng yếu là Đảng phải được tổ chức chặt chẽ thành
một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, từ trung ương tới cơ sở.
Trong đó, nhiều chi bộ cơ sở hợp thành một công xã từ ba đến hai mươi thành
viên, đó là “hạt nhân” của công tác chính trị của Đảng trong quần chúng lao
động. Đảng “phải biến mỗi chi bộ thành trung tâm hạt nhân của các hiệp hội
của công nhân, trong đó, lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản có thể đưa
ra thảo luận độc lập với những ảnh hưởng tư sản”[1, tr7]. Các tổ chức cơ sở
đảng lúc đó được Mác và Ăngghen gọi là “chi bộ" với nhiệm vụ chủ yếu là
thực hiện nghị quyết của liên đoàn và quản lý hội viên.
V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển những quan điểm của Mác và
Ăngghen để xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong

cuộc đấu tranh để xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Lênin hết
sức coi trọng, chăm lo các tiểu tổ công nhân dân chủ - xã hội, phát triển
những tiểu tổ đó thành những chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xưởng,
khu dân cư của Đảng Bônsêvích Nga. Khi Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện
thắng lợi Cách mạng Tháng mười, giành được chính quyền về tay nhân dân,


12

thực hiện sự nghiệp xây dựng chính quyền công - nông đầu tiên trên thế giới;
đứng trước những nhiệm vụ nặng nề, phức tạp của Đảng cầm quyền, chi bộ ở
cơ sở không ngừng tăng lên về số lượng và đa dạng về nội dung hoạt động,
vai trò của các chi bộ cơ sở ngày càng tăng, Lênin yêu cầu: “Những chi bộ ấy
liên kết chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức,
phải thích nghi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại hình và
mọi tầng lớp quần chúng lao động. Những chi bộ ấy phải thông qua công tác
muôn hình muôn vẻ đó là rèn luyện bản thân mình, rèn luyện Đảng, giai cấp,
quần chúng một cách có hệ thống”[3, tr 233]
Vai trò của tổ chức cơ sở đảng càng quan trọng hơn trong thời kỳ Đảng
lãnh đạo chính quyền và phát triển kinh tế. Lênin cho rằng, để giành được
thắng lợi trong các bước chuyển biến chiến lược, các tổ chức Xô Viết "phải
đem hết sức lực, đem hết ý chí để phát huy mọi tính chủ động lớn hơn ở cơ
sở"[3, tr 279]. Người khẳng định: "Chỉ bằng con đường thực hiện nhiều biện
pháp hay tính chủ động công tác tại cơ sở thì mục tiêu nhiệm vụ của cơ sở
kinh tế mới của Nhà nước Xô Viết mới được thực hiện trong thực tiễn và
giành được thắng lợi”[3, tr279].
Có thể khẳng định, ngay từ ngày đầu mới thành lập cũng như trong suốt
quá trình đấu tranh cách mạng, Mác, Ăngghen, Lênin đều xem chi bộ có vị
trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Đảng;

trong tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Những luận điểm cơ bản trên đây đã trở thành cơ sở lý luận cho
quá trình tổ chức, củng cố, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào.
1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng


13

Cộng sản Việt Nam (Tiền thân của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào). Tại Hội
nghị thành lập Đảng, tháng hai năm 1930, trong Điều lệ vắn tắt của Đảng do
Hồ Chí Minh soạn thảo, được Hội nghị thông qua, đã chỉ rõ cách thức tổ chức
của Đảng từ Trung ương đến chi bộ; trong đó, "Chi bộ gồm tất cả đảng viên
trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe lửa, một chiếc
tàu, một đồn điền, một đường phố...”. Theo Hồ Chí Minh “Chi bộ là nền
móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”. Vì vậy, "xây dựng chi bộ cho
tốt, cho vững mạnh là một việc vô cùng quan trọng”[4, tr77]. Chi bộ tốt nghĩa
là: đảng viên gương mẫu trong mọi công việc, liên hệ chặt chẽ với quần
chúng, nội bộ thật sự đoàn kết; chấp hành tốt đường lối, chính sách của
Đảng, lãnh đạo tốt sản xuất và chiến đấu; một lòng một dạ phục vụ nhân dân,
thiết thực chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đối với
Đảng thì củng cố tốt và phát triển tốt” [4, tr 79]. Để các chi bộ ngày càng
vững mạnh, phải phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ
rộng rãi trong Đảng: "huyện uỷ, thành uỷ, tỉnh uỷ cần phải đi sâu sát đến các
chi bộ, cần phải giúp đỡ các chi bộ một cách thiết thực và thường xuyên. Các
tỉnh uỷ, thành uỷ, huyện uỷ cần chỉ đạo riêng chi bộ để rút kinh nghiệm về
xây dựng chi bộ "bốn tốt”[4, tr 79]. Trước “lúc đi xa”, trong Di chúc, điều đầu
tiên mà Người căn dặn cũng là "nói về Đảng": "Các đồng chí từ Trung ương
đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí như giữ gìn con ngươi

của mắt mình"[4, tr23]. “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo
quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát
huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng”[4, tr510].
1.2.3 Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Lào.
Đảng là đội tiên phong có tổ chức, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp


14

công nhân Lào, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc Lào. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
truyền thống tốt đẹp của Đảng làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong
xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng là một tổ chức chặt
chẽ, thống nhất ý chí và hành động, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Hiện nay, hệ thống tổ chức của Đảng được thiết lập tương ứng với hệ
thống tổ chức hành chính của Nhà nước theo 4 cấp cơ bản: Cấp Trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở (thôn, bản). Trong hệ thống đó, chi bộ là cấp
cơ sở, là nền tảng của Đảng và là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào xác định chi bộ có chức năng là hạt
nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác trên địa bàn, cơ
quan, đơn vị, quán triệt nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt, lãnh đạo và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức
trong hệ thống chính trị, để tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy trí tuệ và các
nguồn lực của nhân dân để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao trình
độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở. Có thể khái quát, chi bộ có hai chức
năng cơ bản: Lãnh đạo các mặt hoạt động ở cơ sở và xây dựng chi bộ vững
mạnh, biết lãnh đạo toàn diện. Hai chức năng đó có mối quan hệ mật thiết với

nhau, chi phối, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, chức năng xây dựng chi
bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện có ý nghĩa quyết định vai trò lãnh đạo
của chi bộ đối với các mặt hoạt động ở cơ sở.
Đại hội IX (2011) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tổng kết: “Công
tác xây dựng Đảng còn một số mặt chưa sâu sắc, chưa đáp ứng được đòi hỏi
của nhiệm vụ chính trị trong điều kiện mới; việc phát huy dân chủ trong Đảng
và quyền làm chủ của đảng viên còn thiếu phương hướng và thực hiện chưa
sâu sắc; một số cấp ủy chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; công


15

tác phân công, phân nhiệm không rõ ràng, sự chỉ đạo công việc, chỉ đạo cán
bộ hữu quan chưa nghiêm, dẫn đến tình trạng làm cũng được, không làm
cũng được có xu hướng phổ biến. Việc đấu tranh trong Đảng cũng như thực
hiện tự phê bình và phê bình trên tinh thần đồng chí cùng lý tưởng có xu
hướng giảm, công tác kỷ luật đối với người vi phạm chưa kiên quyết và kịp
thời; một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa biến chất về phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, ăn chơi lãng phí, cơ hội chủ nghĩa, tham
nhũng”[12, tr2].
Do đó, muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng thì từng tổ chức cơ sở
đảng phải trong sạch, vững mạnh, do vậy cần phải tăng cường củng cố, xây
dựng chi bộ vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện coi đó là vấn đề qui luật sống
còn của Đảng, để Đảng có thể làm tròn sứ mệnh của mình trong mọi sự biến
chuyển của cách mạng, của đời sống xã hội.
1.3 Nội dung xây dựng chi bộ vững mạnh.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng chi bộ vững mạnh tập trung
vào những nội dung cơ bản dưới đây:
Một là, xây dựng chi bộ vững mạnh về chính trị:
Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Đảng.

Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên,
trước hết là bí thư và các đồng chí trong chi ủy; không dao động trong mọi
tình huống. Kiên định đường lối đổi mới toàn diện có nguyên tắc của Đảng.
Yêu cầu:
- Chi ủy và mọi đảng viên đều phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin
và nắm vững đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, từ đó triển khai, cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết của
cấp trên thành các chương trình, kế hoạch công tác; lãnh đạo cán bộ, đảng
viên và nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở.


16

- Trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, kiên quyết đấu tranh
chống mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các hiện
tượng tiêu cực khác trong nội bộ tổ chức đảng. Đồng thời, tăng cường học hỏi
kinh nghiệm của các đơn vị, địa phương khác trong nước và kinh nghiệm của
các nước xã hội chủ nghĩa anh em, không ngừng nghiên cứu, học tập nâng
cao trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ,
đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.
- Thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, bổ sung,
phát triển đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Giải quyết
đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc
đổi mới.
Hai là, xây dựng chi bộ vững mạnh về tư tưởng:
Xây dựng chi bộ vững mạnh về tư tưởng chính là việc đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, trang bị những kiến
thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, bản chất, lập trường giai cấp công
nhân, truyền thống tốt đẹp của Đảng cho chi ủy và mọi cán bộ, đảng viên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh
thần yêu nước, yêu chế độ, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cấp ủy
cũng như trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về mục
tiêu, lý tưởng của Đảng.
Yêu cầu:
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến
đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên
truyền, cổ vũ động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, tạo lòng tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân các bộ tộc vào sự lãnh đạo của Đảng.


17

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, giáo
dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải học tập, nâng cao trình độ
lý luận chính trị. Cán bộ chủ chốt các cơ quan, đơn vị, bí thư chi bộ, trưởng
bản phải thường xuyên tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với nhân dân, chủ động
nắm bắt, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện
pháp giải quyết kịp thời.
- Kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, bảo vệ đường lối, quan
điểm của Đảng; phê phán, bác bỏ, các quan điểm sai trái, làm thất bại mọi âm
mưu và hoạt động “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
- Khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
một số cán bộ, đảng viên. Gắn “xây” với “chống”, lấy “xây” làm chính.
Ba là, xây dựng chi bộ vững mạnh về tổ chức:
Xây dựng chi bộ vững mạnh về tổ chức là phải tăng cường đoàn kết
thống nhất, nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật trong nội bộ tổ chức đảng, giữ

vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ
luật kỷ cương trong Đảng. Dân chủ trong Đảng là sự đảm bảo sinh lực của
Đảng, là yếu tố bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng.
Yêu cầu:
- Phát huy dân chủ trong Đảng đảm bảo mọi đảng viên thực hiện đầy
đủ các quyền được quy định trong Điều lệ Đảng như quyền được tiếp thu
thông tin, quyền được tham gia trao đổi quan điểm, ý kiến và quyết định các
vấn đề của chi bộ cũng như có quyền bảo lưu ý kiến của mình.
- Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng cả về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; thường xuyên tự phê bình và phê bình.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ cương, kỷ luật của
Đảng; nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật đảng.


18

Bốn là, xây dựng chi bộ vững mạnh về phương thức lãnh đạo:
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các phương pháp, cách
thức, biện pháp, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng sử dụng để tác
động vào đối tượng lãnh đạo nhằm làm cho đối tượng lãnh đạo thể hiện và
thực hiện tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng, phù hợp với mục đích, lợi
ích, nguyện vọng của nhân dân, của dân tộc. Phương thức lãnh đạo của Đảng
được biểu hiện tập trung ở các nguyên tắc, chế độ quy chế, nghị quyết, chỉ thị,
quy định, lề lối làm việc mà Trung ương đề ra.
Yêu cầu:
- Xây dựng chi bộ vững mạnh về phương thức lãnh đạo, trước hết chi
bộ phải nắm vững và thực hiện đúng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự
phân công, phân nhiệm rõ ràng trong chi ủy và trong từng cán bộ, đảng viên;
hoạt động lãnh đạo theo nghị quyết, có sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc và sơ
kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện nghị quyết của chi bộ trong từng

giai đoạn.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ với việc phát huy tính hiệu
lực, hiệu quả trong quản lý của chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
và tính chủ động của các đoàn thể nhân dân; thực hiện tốt chế độ sinh hoạt,
kiểm tra, học tập và báo cáo; khắc phục tình trạng Đảng bao biện, làm thay
hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân. Đổi mới phong cách, lề lối làm việc của chi ủy sát thực tiễn, sát
cơ sở, nói đi đôi với làm, hòa nhập trong các phong trào của quần chúng, nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thực hiện tốt chế
độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách
nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của bí thư, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
trưởng bản.


19

- Để xây dựng chi bộ vững mạnh về phương thức lãnh đạo, cấp ủy cấp
trên có thẩm quyền, đặc biệt là Trung ương, phải tập trung rà soát, bổ sung,
điều chỉnh, ban hành mới, xây dựng đồng bộ hệ thống các quy chế, quy định,
quy trình công tác để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động của hệ thống chính trị.
- Xây dựng và củng cố phương thức lãnh đạo của Đảng là nhằm nâng
cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, tăng cường
sự tin cậy của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Do vậy, chúng ta phải tiếp
tục phát huy truyền thống lãnh đạo theo đường lối quần chúng của Đảng, dựa
vào quần chúng và thông qua các phong trào của quần chúng để xây dựng và
phát triển Đảng; đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống các căn bệnh quan
liêu, mệnh lệnh hành chính, nói nhiều làm ít.



20

Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHI BỘ VỮNG MẠNH Ở ĐẢNG BỘ
HUYỆN ĐAK CHƯNG, TỈNH SÊ KONG HIỆN NAY
2.1.Khái quát đặc điểm chung của huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong
2.1.1.Đặc điểm của huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong
- Về vị trí, địa lý của Huyện.
Huyện Đak Chưng cách thị xã Sê Kông 100 km, là huyện miền núi nằm
ở phía Đông của tỉnh Sê Kong, có đường biên giới chung với Việt Nam dài 75
km. Ở phía Bắc giáp huyện Ka Lừm dài 45 km. Phía Tây có dòng sông Sê
Kong chảy qua là ranh giới giữa huyện Đak Chưng và huyện Là Mam, dài
23,34 km. Phía Nam giáp huyện San Xay (tỉnh Ăt Ta Pư), dài 45km. Sê kong
là con sông tương đối lớn cung cấp nước cho sản xuất nông nghịêp và là
đường thuỷ giúp các thuyền bè vận chuyển qua, chỉ có một con đường duy
nhất nối từ thị xã Sê kong đến huyện và hệ thống đường giao thông ngang,
dọc nối liền từ trung tâm huyện với các cụm bản và bản.
Huyện nằm ở vị trí tiếp giáp với nhiều huyện và thị xã Sê Kong nhưng
do vị trí địa lý chủ yếu là miền núi, không có đường quốc lộ, tỉnh lộ đi qua
nên đường giao lưư kinh tế không thuận lợi. Huyện không có chợ lớn, nhiều
khu du lịch thiên nhiên chưa được khai thác, công nghiệp và dịch vụ chậm
phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở và thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn.
- Về đặc điểm địa hình-đất đai.
Đơn vị hành chính của huyện gồm 54 bản, tổ chức thành một bản lớn
và 8 cụm bản, có 3.404 hộ gia đình. Huyện có số dân 22.633 người, phụ nữ
11.387 người. Huyện có 4 bộ tộc cùng sinh sống. Trong đó, bộ tộc Ta riêng có
13.625 người, chiếm 60,2%. Ka Tu có 4.865 người, chiếm 21,5%. Nhe có
3.261 người, chiếm 16%. Lào Lùm có 552 người, chiếm 2,3%.
- Huyện Đak Chưng có diện tích là 273.220.59 ha chiếm 35,64%.

Trong đó đất công nghiệp 94.883 ha, chiếm 34,72%; đất xây dựng 1.231 ha,


21

chiếm 0,45%, đất văn hoá 513 ha, chiếm 0,18%; đất an ninh – quốc phòng
228.59 ha chiếm 0,83%’ đất nông lâm 168.721 ha, chiếm 61,75%; đất công
nghiệp – mỏ 1. 029 ha, chiếm 0,37%; Đất giao thông vận tải 1.221 ha, chiếm
0,44%, và đất lĩnh vực nguồn nước 5.394 ha, chiếm 2%. Núi cao chiếm
khoảng 90%, và đồng bằng chiếm 10%.
Huyện có nhiều dòng sông lớn nhỏ, vừa là nguồn nước phục vụ sản
xuất nông nghiệp,vừa là nguồn lợi lớn về nuôi trồng thủy sản, khai thác cát
sỏi phục vụ xây dựng, xây dựng công trình thuỷ lợi, thủy điện vừa và nhỏ; có
một số danh làm thắng cảnh đẹp phục vụ cho khách du lịch; có nhiều khu
rừng nguyên sinh, gỗ quí chưa được khai thác và một số loại động vật quí
-

hiếm khác.
Về kinh tế – xã hội:
Huyện Đak Chưng là một trong 16 huyện nghèo nhất cả nước, có diện tích
tương đối rộng, phù hợp cho việc trồng loại các loại cây hoa màu, cây công
nghiệp và các loại gia súc, gia cầm. Nhân dân các bộ tộc siêng năng, cần cù, có
truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, yêu nước, tinh thần đấu tranh bất
khuất. Nghề chính của nhân dân huyện Đak Chưng là làm nương rẫy.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; XIX Nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ: VII; VIII. Huyện ủy Đak Chưng đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các đòan thể
nhân dân tổ chức nghiên cứư, quán triệt và triển khai nghị quyết đến cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân; xây dựng và ban hành chương trình phát
triển kinh tế – xã hội trọng tâm của huyện. Việc phát triển kinh tế – xã hội có

nhiều thuận lợi, nhưng cũmg có nhiều khó khăn thử thách; song với sự giúp
đỡ của Trung ương, của tỉnh, đảng bộ và nhân dân các bộ tộc huyện Đak
Chưng đã có nhiều cố gắng phát huy truyền thống quê hương anh hùng, nỗ
lực phấn đấu quyết tâm vượt qua khó khăn, thực hiộn các nhiệm vụ kinh tế –


22

xã hội, cũng cố an ninh quốc phòng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết
quả tốt đẹp. Cụ thể là:
Kinh tế – xã hội tiếp tục có bước phát triển tốt, một số lĩnh vực có
bước tăng trưởng khá; tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng bình quân hàng năm
(từ 2010 - 2014) là 14,35%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo
hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 6,92%; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp chiếm 7,40%; dịch vụ chiếm 22,42%. Nông nghiệp phát triển
toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi. Năng suất lúa nương rẫy đạt 2 tấn/ha, ruộng
3,6 tấn/ha. Lương thực bình quân đầu người khoảng 211kg/người/năm.Thu
nhập bình quân đầu người đạt 9.160.000 kíp/người/năm. Phong trào phát triển
nông thôn toàn diện, xây dựng kết cấu hạ tầng như: điện, đường, trường học,
trạm y tế, nước sạch... có bước tiến mạnh, dịch vụ phát triển đa dạng, phong
phú có tốc độ tăng trưởng mạnh.
- Về văn hóa - xã hội
Văn hóa – xã hội có bước phát triển khá. Quy mô giáo dục, các loại
hình trường lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giáo viên,
cán bộ quản lý được tăng cường và từng bước chuẩn hóa, là huyện gương
mẫu về giáo dục. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển
sâu rộng với nhiều hình thức phong phú. Công tác y tế, gia đình, trẻ em có
nhiều tiến bộ. Cơ sở vật chất và cán bộ ngành y tế được tăng cường xuống cơ
sở. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Công
tác chăm sóc bà mẹ trẻ em được quan tâm. Lao động, việc làm, xóa đói giảm

nghèo và các chính sách xã hội được quan tâm giải quyết khá tốt.
Những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc. Bộ mặt của huyện có
nhiều đổi thay. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng được củng cố và nâng


23

cao. Những yếu tố đã tạo tiền đề tốt để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng, phát triển đất nước trong những năm sắp tới.
Bên cạnh những thành tựu trên đây, tình hình kinh tế - xã hội huyện
Đak Chưng vẫn còn những tồn tại yếu kém. Cụ thể là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng thế
mạnh của địa phương nhằm nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân. Sản xuất
nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa trên nương rẫy vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn lạc hậu,
chưa đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nhiều mặt còn hạn chế.
Việc xoá đói giảm nghèo còn chưa thực hiện tốt, hộ nghèo còn chiếm tỷ
lệ cao. Sản phẩm hàng hoá còn chưa tập trung (nông nghiệp, lâm nghiệp), còn
thiếu chuyên môn về chăn nuôi, trồng trọt, đặc biệt là ở nông thôn.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé. Việc phát triển kinh tế
thủ công truyền thống chưa được thúc đẩy một cách hợp lý.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn,
kinh tế tư nhân, hộ gia đình còn nhỏ bé. Sản xuất chưa gắn với chế biến, phát
triển thị trường, quản lý thị trường còn hạn chế.
Dịch vụ, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa
khai thác phát huy thế mạnh của địa phương.
Vấn đề xã hội còn diễn biến phức tạp. Ở nhiều địa bàn lao động còn
thiếu việc làm; tệ nạn xã hội như: nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu có chiều

hướng gia tăng.
2.1.2.Tình hình Đảng bộ huyện Đak Chưng, tỉnh Sê Kong
Tính đến nay, toàn đảng bộ huyện Đak Chưng có 66 tổ chức cơ sở
đảng, đảng bộ trực thuộc. Trong có 45 chi bộ bản, 8 chi bộ cụm bản (đảng bộ


24

trung gian giữa chi bộ và huyện ủy) và 13 chi bộ cơ sở cơ quan trực thuộc
huyện ủy.
Tổng số đảng viên của đảng bộ là 1017 đồng chí; trong đó, nữ 142
đồng chí.
Ban chấp hành đảng bộ huyện gồm 25 đồng chí, nữ 3 đồng chí.Ban
thường vụ có 7 đồng chí, nữ 0. Tất cả ủy viên thường vụ huyện ủy là thủ
trưởng cơ quan, đơn vị và tổ chưc quần chúng. Đồng chí bí thư huyện ủy là
Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng thời là huyện trưởng.
Có 4 cơ quan tham mưu giúp việc cho huyện ủy là: ban kiểm tra, ban tổ
chức, ban tuyên huấn và văn phòng.
Ban chấp hành đảng bộ cụm bản gồm có 40 đồng chí, phần lớn các Bí
thư đảng ủy cụm bản là huyện ủy viên, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ
chốt của huyện được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức vụ.
Về đội ngũ đảng viên:
Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 1071 đồng chí, phân ra như sau:
Về giới tính:
- Đảng viên nam: 929 đồng chí, chiếm 86,7% tổng số đảng viên của
Đảng bộ.
- Đảng viên nữ: 142 đồng chí, chiếm 13,3% tổng số đảng viên của
Đảng bộ.
Về dân tộc:
- Đảng viên dân tộc Lào Lùm: 36 đồng chí, chiếm 3,4% tổng số đảng

viên của Đảng bộ; trong đó, có 6 đồng chí nữ.
- Đảng viên dân tộc Ta Riêng: 681 đồng chí, chiếm 63,4% tổng số
đảng viên của Đảng bộ; trong đó, có 92 đồng chí nữ.
- Đảng viên dân tộc Ka Tu: 501 đồng chí, chiếm 8,8% tổng số đảng
viên của Đảng bộ; trong đó, có 30 đồng chí nữ.


25

- Đảng viên dân tộc Nhe: 150 đồng chí, chiếm 14% tổng số đảng viên
của Đảng bộ; trong đó, có 14 đồng chí nữ.
Về tuổi đời:
- Từ 18 – 39 tuổi: 386 đồng chí, nữ 84 đồng chí.
- Từ 40 – 49 tuổi: 270 đồng chí, nữ 30 đồng chí.
- Từ 50 – 59 tuổi: 209 đồng chí, nữ 18 đồng chí.
- Từ 60 tuổi trở lên có 152 đồng chí, nữ 10 đồng chí.
Về trình độ học vấn: Trong tổng số 1071 đảng viên:
-

Có 641 đồng chí có trình độ tiểu học,chiếm 59,8 % tổng số đảng viên chi bộ,

-

trong đó có nữ 61.
Có 188 đồng chí có trình độ học trung học cơ sở, chiếm 17,6 % tổng số đảng

-

viên chi bộ, trong đó có nữ 51.
Có 187 đồng chí có trình độ học phổ thông, chiếm 17,5 % tổng số đảng viên

chi bộ, trong đó có nữ 30.
Về trình độ chuyên môn:

-

Có 2 đồng chí có trình độ thạc sĩ,chiếm 0,2 %, trong đó có 1 đồng chí nữ.
Có 58 đồng chí có trình độ cử nhân, chiếm 5,4 %, trong đó có 10 đồng chí nữ.
Có 69 đồng chí có trình độ cao đẳng, chiếm 6,4%, trong đó có 14 đồng chí

-

nữ.
Có 104 đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm 9,7 %, trong đó có 21 đồng chí

-

nữ.
Có 113 đồng chí có trình độ sơ cấp, chiếm 10,6 %, trong đó có 20 đồng chí

-

nữ.
Có 671 đồng chí không có chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 62,7%, trong đó có,
Có 1 đồng chí có trình độ thạc sĩ chính trị, chiếm 0,09% tổng số đảng viên.
Có 6 đồng chí có trình độ cử nhân chính trị, chiếm 0,6% tổng số đảng viên,

-

trong đó có 2 đồng chí nữ.
Có 15 đồng chí có trình độ cao cấp chính trị, chiếm 1,4% tổng số đảng viên,


-

trong đó có 1 đồng chí nữ.
Có 35 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị, chiếm 3,3% tổng số đảng viên,

-

trong đó có 7 đồng chí nữ.


×