Tải bản đầy đủ (.pptx) (12 trang)

NGUYÊN lý kế TOÁN: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.41 KB, 12 trang )

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
NHÓM 4
“ MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI
KẾ TOÁN


TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

1. Khái niệm



Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt.

Trong đó nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hoạt động liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Có thể là việc:
Mua hàng/ Bán hàng/ Thu tiền/ Chi tiền,…



  Ví dụ:  Xuất Tiền Mặt để mua Hàng hóa -> Đây là 1 nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trong đó tiền mặt và hàng hoá là đối
tượng kế toán.


2. Kết cấu chung tài khoản kế toán



Mỗi tài khoản kế toán được cấu tạo gồm 2 bên (phần), một bên để theo dõi biến động tăng của đối tượng kế toán, bên còn lại để

theo dõi biến động giảm của đối tượng kế toán. Vì trong quá trình vận động của một đối tượng kế toán chỉ có thể có hai chiều hướng
biến động là tăng lên hoặc giảm xuống, do vậy kết cấu của tài khoản có hai bên. Kết cấu đơn giản của tài khoản kế toán được thể


hiện bằng mô hình chữ T:

Nợ

Số hiệu và tên gọi




Trên tài khoản kế toán phản ánh các chỉ tiêu đặc trưng cho đối tượng kế toán bao gồm:



Số dư đầu kỳ : Là số hiện có của đối tượng kế toán vào thời điểm đầu kỳ.



Số phát sinh: Phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán trong kỳ. Số phát sinh có số phát sinh tăng và số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng
phản ánh nghiệp vụ làm tăng đối tượng kế toán đầu kỳ nên được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ, còn số phát sinh giảm thì phản ánh
nghiệp vụ làm giảm đối tượng kế toán đầu kỳ nên được ghi ở bên đối lập.



Số dư cuối kỳ: Là số hiện có của đối tượng kế toán ở cuối kỳ kế toán. Số dư cuối kỳ này là số dư đầu kỳ sau, vì thế số dư cuối kỳ được ghi
cùng bên với số dư đầu kỳ. Việc cộng số phát sinh để tính số dư cuối kỳ gọi là khóa sổ kế toán. Công việc này thường được thực hiện vào cuối
kỳ kế toán.


Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm


Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC, hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được chia thành
10 loại, cụ thể như sau:
Loại 1: Tài sản ngắn hạn – TK đầu 1
Loại 2: Tài sản dài hạn – TK đầu 2
Loại 3: Nợ phải trả - TK đầu 3
Loại 4: Vốn chủ sở hữu – TK đầu 4
Loại 5: Doanh thu và doanh thu khác – TK đầu5 và 7
Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh – TK đầu 6 và 8
Loại 7: TK xác định kết quả kinh doanh – TK đầu 9


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1. Khái niệm
BCĐKT là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời
điểm nhất định (cuối quý, cuối năm)
2. Nội dung
Nội dung của BCĐKT thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp
xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu cũng như việc xử lý trên máy tính
và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối kỳ.


3. Phân loại
BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCĐKT được
chia làm 2 phần (có thể kết cấu theo kiểu hai bên hoặc một bên) là phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.

Tài sản
Về mặt pháp lý

số liệu của các chỉ tiêu bên “Tài sản” phản ánh toàn

bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý, quyền sử
dụng của DN

Nguồn vốn
số liệu của các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN về số tài
sản đang quản lý, sử dụng đối với Nhà nước (về số vốn của Nhà nước),
với cấp trên, với các nhà đầu tư, với cổ đông, vốn liên doanh, với ngân
hàng, với các tổ chức tín dụng (về các khoản vốn vay), với khách hàng,
với các đơn vị kinh tế khác, với người lao động.


Về mặt kinh tế

Tài sản

Nguồn vốn

số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên “Tài sản” thể hiện giá trị tài sản

Số liệu phần “Nguồn vốn” của BCĐKT thể hiện quy mô

theo kết cấu hiện có tại DN đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ,
vật liệu, hàng hóa, tiền tệ (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng,
…), các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở
tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình SXKD (thu, mua,
sản xuất, tiêu thụ, …). Căn cứ vào nguồn số liệu này, trên cơ sở
tổng số tài sản và kết cấu tài sản hiện có mà đánh giá một cách
tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của
DN.


tài chính, nội dung tài chính và thực trạng tài chính của
DN.


MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1, Cơ sở mối quan hệ

Thông tin đơn lẻ

phương pháp tài khoản

Thông tin tổng hợp về tính hình và sự vận động của từng đối

kế toán

tượng kế toán

Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán đều phản ánh tình trạng đối tượng kế toán xong ở phạm vi mức độ khác nhau. Bảng cân đối
kế toán phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh và trạng thái vận động, là thông tin của cả quá trình. Do đó giữa tài khoản kế toán và
bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chu trình thông tin thông suốt của kế toán


2. Mối quan hệ
Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là mối quan hệ về số liệu biểu hiện:
- Mỗi chi tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở 1 tài khoản hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận dụng của đối
tượng kế toàn trong kỳ, tên gọi của các chi tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều tương ứng và phù hợp với nội dung kinh tế của các đối
tượng kế toán mà chúng phản ánh trên tài khoản.
- Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế toán để theo dõi tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, số dư đầu kỳ của
các tài khoản kế toán có thể căn cứ vào số dư cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kết thúc niên độ kinh doanh trước để ghi hoặc để kiểm tra.
- Cuối kỳ kinh doanh căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán để lập bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ theo nguyên tắc số dư cuối kỳ,

các tài khoản tài sản được xếp vào các chi tiêu bên tài sản của bảng cân đối, số dư cuối kỳ các tài khoản nguồn vốn được xếp vào các chi tiêu bên
nguồn vốn của bảng cân đối kế toán.


11

NHÓM 4: Trần Thị Thu Hiền
Phan Thị Hoà
Phan Thị Thu Hằng
Võ Thị Linh Hương
Nguyễn Quang Huy
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn Thu Hương


12

THANKS FOR LISTENING !



×