Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

c loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.96 KB, 6 trang )

Môn Kỹ năng Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Câu hỏi tham khảo với thang điểm 3 cho mỗi câu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giao tiếp có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người?
Giao tiếp có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển của xã hội?
Trong môi trường chuyên môn, kỹ năng giao tiếp có cần thiết không? Tại sao?
Hãy trình bày những quan điểm giao tiếp của tiền nhân ảnh hưởng đến anh chị.
Hãy trình bày quan điểm giao tiếp của bản thân anh chị ?
Phân tích đặc điểm của nhu cầu con người.
Trình bày những đặc điểm của bậc thang nhu cầu theo Maslow. Những giá trị vật chất có
phải luôn là động cơ điều khiển hành vi giao tiếp không? Tại sao?
8. Các yếu tố Tâm lý, văn hóa, triết học có ảnh hưởng đến hành vi giao tiếp của con
người như thế nào?
9. Phân tích vai trò của yếu tố tâm lý và yếu tố văn hóa trong việc giải thích một hiện
tượng giao tiếp.
10. Trình bày các mô hình giao tiếp thường gặp. Nêu mặt mạnh, mặt hạn chế của từng mô hình.
11. Những điều kiện để trở thành một người phát tin tốt, một người nhận tin tốt, để có một thông
điệp tốt.
12. Hành vi giao tiếp là gì? Nguồn gốc chính của hành vi giao tiếp. Phân tích những yếu
tố tác động đến hành vi giao tiếp.
13. Hãy phân tích tính chất phức tạp của quan hệ qua lại. Vì sao nói rằng quan hệ qua lại
là mối quan hệ rất cần thiết và rất lý thú trong cuộc sống ?
14. Thế nào là vai trò xã hội? Đặc điểm của vai trò xã hội?
15. Xác lập các bước để thực hiện một buổi giao tiếp trước công chúng?


16. Trình bày những thủ pháp để thu hút công chúng trong giao tiếp?
17. Hãy phác họa nội dung về một vấn đề và trình bày vấn đề đó trước lớp học?
18. Hãy giới thiệu các loại hình ngôn ngữ trong giao tiếp (định nghĩa, đặc điểm, tác
dụng)?
19. Anh chị hãy nêu các kỹ năng truyền thông trong giao tiếp có lời. Vai trò, đặc điểm, tác dụng
của từng kỹ năng này trong cuộc sống cá nhân?
20. Các hình thức của giao tiếp không lời. Phân tích vai trò, đặc điểm, tác dụng của giao
tiếp không lời trong cuộc sống ?
21. Hãy nêu những biện pháp để việc phối hợp giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời với ngôn ngữ
không lời đạt hiệu quả cao?
22. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của hai hình thức giao tiếp trực tiếp và giao tiếp
gián tiếp. Theo anh, chị có thể khắc phục những ưu, nhược điểm của chúng?
23. Cho một ví dụ về việc chọn lựa giữa hai hình thức giao tiếp để có được hiệu quả tốt
từ anh, chị? Phân tích ưu điểm của sự lựa chọn ấy?
24. Khí chất là gì? Có bao nhiêu loại khí chất cơ bản? Theo anh, chị khí chất nào nên phát huy
và khí chất nào nên hạn chế, khắc phục trong giao tiếp? Tại sao?
25. Những điều kiện cần thiết để giao tiếp có hiệu quả?
26. Trình bày các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Rèn luyện và vận dụng các kỹ năng này như
thế nào để đạt hiệu quả giao tiếp cao?
27. Hãy nêu một tình huống giao tiếp và phân tích giá trị của việc sử dụng thành thạo các
kỹ năng giao tiếp.
28. Một số yêu cầu cơ bản để có kỹ năng lắng nghe. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe như thế
nào?


29. Anh chị hãy cho biết nguyên tắc giao tiếp trong doanh nghiệp ?
Bộ câu hỏi trắc nghiệm
1. Hãy cho biết đặc tính nào sau đây là của giao tiếp trong kinh doanh:
a. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giao tiếp hết sức phức tạp
b. Giao tiếp kinh doanh vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật

c. Giao tiếp trong kinh doanh luôn gấp rút về mặt thời gian
d. Tất cả đều đúng
2. Giao tiếp trong kinh doanh tuân theo mấy nguyên tắc?
a. 5
b. 6
c. 7
d. 8
3. Trong tâm lý học người ta chia các chức năng của giao tiếp ra thành 2
nhóm, đó là:
a. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng điều khiển
b. Chức năng thuần tuý xã hội và chức năng tâm lý xã hội
c. Chức năng cân bằng cảm xúc và chức năng phối hợp hành động
d. Chức năng tâm lý xã hội và chức năng tạo mối quan hệ
4. Người ta phân loại giao tiếp dựa vào:
a. 6 tiêu chuẩn
b. 5 tiêu chuẩn
c. 8 tiêu chuẩn
d. 4 tiêu chuẩn
5. Dựa vào nội dung tâm lý giao tiếp người ta phân ra:
a. Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới
b. Giao tiếp trực tiếp
c. Giao tiếp nhằm kích thích, động viên hành động
d. cả a và c đều đúng
6. Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp, người ta phân ra:
a. Giao tiếp nhân cách
b. Giao tiếp xã hội
c. Giao tiếp nhóm
d. Tất cả đều đúng



7. ….. là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội giữa
người với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thoả mãn
những nhu cầu nhất định:
a. Truyền thông
b. Thuyết phục
c. Giao tiếp
d. Thương lượng
8. Các chức năng thuần tuý xã hội của giao tiếp bao gồm:
a. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng
cân bằng cảm xúc; Chức năng phát triển nhân cách
b. Chức năng tạo mối quan hệ; Chức năng điều khiển; Chức năng
thông tin, tổ chức; Chức năng phối hợp hành động
c. Chức năng phối hợp hành động; Chức năng động viên, kích thích;
Chức năng điều khiển; Chức năng thông tin, tổ chức
d. Chức năng thông tin, tổ chức; Chức năng điều khiển; Chức năng
phối hợp hành động; Chức năng tạo mối quan hệ
9. Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp được phân chia dựa vào:
a. Nội dung tâm lý của giao tiếp
b. Tính chất tiếp xúc
c. Hình thức giao tiếp
d. Thái độ và sách lược giao tiếp
10. Dựa vào hình thức giao tiếp người ta chia thành:
a. Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức
b. Giao tiếp ở thế mạnh và giao tiếp ở thế yếu
c. Giao tiếp nhóm và giao tiếp xã hội
d. Tất cả đều sai
11. Trong một buổi họp chủ toạ không nên:
e. Khuyến khích mọi người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến
f. Ngăn chặn những ý kiến có tính chất công kích, phê phán lẫn nhau
g. Hỏi lại để làm sáng rõ các phát biếu, đóng góp ý kiến khi đa số các đại biểu chưa

hiểu ý người đó muốn nói gì
h. Tập trung ghi lại những gì diễn ra, không nên quan sát thái độ, cử chỉ
của mọi người


12. Khi tuyển nhiều ứng viên vào cùng một chức vụ, người ta thường sử
dụng hình thức phỏng vấn nào?
a. Phỏng vấn theo mô thức
b. Phỏng vấn không chỉ dẫn
c. Phỏng vấn căng thẳng
d. Phỏng vấn nhóm
13. Khi giao tiếp với cấp dưới, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc nào?
a. Lắng nghe ý kiên của họ
b. Không cần thiết phải thực hiện lời hứa của mình với họ
c. Khen, chê kịp thời
d. a và c đúng
e. a và b đúng
g. b và c đúng
14. Đâu không phải là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá sự thành công của một cuộc thương
lượng?
a. Tiêu chuẩn thực hiện mục tiêu
b. Tiêu chuẩn ưu hoá giá thành
c. Tiêu chuẩn quan hệ giữa 2 bên
d. Tiêu chuẩn một bên có lợi
15. Thương lượng trong kinh doanh có mấy đặc điểm?
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
16. Kiểu thương lượng nào coi đối tác như địch thủ?

a. Thương lượng kiểu mềm
b. Thương lượng kiểu cứng
c. Thương lượng kiểu nguyên tắc
d. Tất cả đều đúng
17. Mục tiêu cao nhất trong tiến trình thương lượng là?
a. Là mục tiêu ở cảnh giơí lý tưởng, khi cần thiết có thể bỏ qua
b. Là mục tiêu kỳ vọng, cố sức tranh thủ để thực hiện được, chỉ trong
tình huống bất đắc dĩ mới có thể bỏ qua
c. Là mục tiêu kỳ vọng thấp nhất để đạt thành giao dịch
d. Không có đáp án nào đúng


18. Khi bạn cần nhượng bộ, bạn nên tuân theo những nguyên tắc nào sau đây?
a. Lấy nhượng bộ để đổi lấy nhượng bộ, không nhượng bộ đơn phương
b. Để đối tác cảm thây bạn chịu nhượng bộ một bước quan trọng
c. Lấy phương án thay thế mà phương án ngang nhau đổi lấy sự thay đổi lập trường của đối
tác
d. Tất cả đều đúng
19. Yếu tố nào sau đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
a. Yêu cầu kỹ thuật
b. Thời gian giao hàng
c. Kênh phân phối
d. Tất cả đều đúng
20. Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả?
a. Phương thức vận chyển và bảo hiểm
b. Mức độ mới cũ của sản phẩm
c. Quan hệ giữa sản phẩm chủ yếu và sản phẩm phụ trợ
d. Tất cả đều sai
21. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp?
a. Nhà sản xuất có sự hiểu biết sâu sắc về tính năng, kỹ thuật và công

năng của sản phẩm
b. Nguồn thông tin thông suốt giúp cho sự lựa chọn hàng hoá tốt hơn
c. Người mua sẽ được ưu tiên nhượng giá
d. Tất cả đều sai
22. Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta đồng thời tiến hành 3 quá trình, đó là:
a. Trao đổi thông tin
b. Nhận thức thông tin
c. Tác động qua lại lẫn nhau
d. Tất cả đều đúng
23. Trong giao tiếp kinh doanh truyền thông được phân tích trên 2 cấp độ là:
a. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và truyền thông trong tổ chức
b. Truyền thông qua lại giữa các cá nhân và trong một nhóm người
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
24. ……… là quá trình chuyển từ ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu hiệu, ký hiệu và các
phương tiện phi ngôn ngữ khác nhau.
a. Thông điệp


b. Truyền thông
c. Giao tiếp
d. Mã hoá
25. Quá trình ruyền thông trong tổ chức thường bị tác động bởi các yếu tố nào sau đây?
a. Các định kiến, thành kiến của người nghe
b. Sự quá tải thông tin
c. Sự nhận định vội vã của người nghe
d. Tất cả đều sai
26. Trong giao tiếp, nét mặt, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt là phương tiện giao tiếp:
a. Ngôn ngữ
b. Phi ngôn ngữ

c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

Chúc các bạn học tốt



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×