Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tập hợp những Mẹo ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp môn Vật Lý hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.6 KB, 12 trang )

hú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả, Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ
thị, Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế… là những bí quyết giúp bạn ôn tập và làm
bài thi môn Vật lý hiệu quả.
Danh sách chi tiết 13 đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia

Mẹo ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp môn Vật Lý hiệu quả
CLB gia sư thủ khoa hướng dẫn thí sinh phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Vật lý,
trong đó lưu ý các em cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi
làm bài trắc nghiệm.
Trong khi các đề thi tự luận thường tập trung vào vấn đề lớn, trọng tâm, có tính hệ
thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập, khai thác tất cả chi tiết của bài học trong
sách giáo khoa, những điều mà đề thi tự luận rất ít hoặc không đề cập đến. Do vậy học
sinh không nên bỏ qua bất kỳ một "tiểu tiết" nào trong sách giáo khoa.
Phải nắm chính xác các định luật Vật lý, các định nghĩa, công thức. Hãy tự tóm tắt thật
ngắn gọn, nhưng đầy đủ kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt công thức,
hằng số Vật lý thường gặp.
1. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả: Khi làm xong các phép
tính, cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực
tế không. Hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học.
2. Để ý đến các sơ đồ mạch điện và các câu hỏi về đồ thị: Dạng câu hỏi này ít được
quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do
các hiện tượng Vật lý xảy ra theo quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị
ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông
có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
3.Chú ý đến các hiện tượng Vật lý và ứng dụng trong thực tế: Đề thi trắc nghiệm
sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm
kỹ dễ bị nhầm lẫn. Muốn không bị nhầm lẫn, điều quan trọng là phải hiểu bản chất các
hiện tượng. Đối với chương trình mới, học sinh phải chú trọng đến bài thí nghiệm thực
hành, đọc và tìm hiểu nội dung liên quan thuộc chương cuối cùng từ vĩ mô đến vi mô.
Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để
chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán. Môn Vật lý có rất


nhiều công thức. Vì vậy việc học thuộc là điều khá khó khăn. Vì vậy để học thuộc được
tất cả công thức đó học sinh phải hiểu được bản chất của từng công thức, và gắn nó
với thực tế.
Trong phần bài tập học sinh thường tưởng mình nắm chắc các phần cơ, điện, nhưng
thực ra những phần đó là khó nhất trong tất các phần của môn Vật lý. Vì vậy, một kinh
nghiệm "xương máu" là không bao giờ được chủ quan trong bất kỳ phần thi nào, đặc
biệt là phần mình tưởng chừng như nắm vững nhất.
4. Ăn điểm ở các phần khó: Đối với các các phần Sóng cơ, Sóng điện từ, Quang lý
thường bị học sinh coi là khó. Nhưng thực ra việc giải quyết các bài tập trong phần này
sẽ rất dễ nếu bạn nắm vững lý thuyết. Để nhớ lâu và hiểu sâu lý thuyết, bạn phải phải
ghi chép, hiểu bản chất, không được học "học vẹt" và phải bám sát vào cấu trúc đề thi
của Bộ GD&ĐT.
Phương pháp học môn Vật lý phù hợp cho học sinh trong những tháng cuối.
1.Học sinh có học lực yếu, mất gốc kiến thức.
-Đối với những học sinh này, nên đăt mục tiêu từ 5-6 điểm (vì nếu tính 3 môn mỗi môn
khoảng 5 điểm thì em vẫn có cơ hội vào các trường ở mức độ trung bình 15-18 điểm).


- Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên tập trung học những chuyên đề dễ "ăn điểm"
trước. Những chuyên đề dễ "ăn điểm" thường tập trung tại các chương ở học kì 2 lớp
12 và các vấn đề cơ bản của 3 chương học kì 1 lớp 12.
- Trong quá trình hoàn thành các chương học kì 2 các bạn nên học chắc để tránh vòng
lại. Khoảng tầm cuối tháng 4 nên vòng trở lại ôn tập 3 chương học kì 1 để cuối tháng 4,
đầu tháng 5 tập trung luyện đề.
2. Đối với những học sinh có học lực trung bình, trung bình khá.
- Nếu điểm thi thử của bạn đạt từ 5-6 điểm, bạn nên đặt mục tiêu 7 - 8 điểm để phấn
đấu các trường tốp cận trên với điểm chuẩn dao động từ 17 - 20 điểm.
- Với lực học hiện tại và mục tiêu của bạn, bạn nên học theo hướng khắc phục vấn đề
còn yếu (có thể tự tìm bài tập, luyện tập và so sánh đáp án). Ngoài ra nên làm thêm các
vấn đề ở mức độ nâng cao, các vấn đề mới.

- Trong giai đoạn này các bạn nên lựa chọn hình thức học là luyện hệ thống đề thi
chuẩn mực và chất lượng.
3. Với những học sinh có học lực khá, giỏi.
- Bnaj nên đặt mục tiêu 9 - 10 điểm để có động lực phấn đấu các trường tốp trên.
- Với lực học và mục tiêu của bạn thì nên học tìm các câu hỏi khó, lạ để rèn luyện thêm
(các câu trong chương trình học). Các câu hỏi này thường nằm ở các chuyên đề Dao
động cơ, Sóng cơ, Điện xoay chiều.
- Bạn cần lưu ý rằng đề tăng từ 4 lên 7 điểm dễ hơn rất nhiều việc tăng từ 8 lến 9 hoặc
từ 9 lên 10. Điểm 9, 10 yêu cầu ở các bạn sự chính xác, tốc độ làm bài nhanh. Vì thế,
bạn cần rèn luyện đề để rèn phản xạ tức thì đồng thời nên tự xây dựng quy trình giải
nhanh riêng cho bản thân hoặc các quy tắc nhớ riêng của bản thân.
Một số mẹo làm đề thi trắc nghiệm môn Vật Lý hiệu quả
1. Một số lưu ý
Khi ôn tập, các ban cần lưu ý những nội dung kiến thức sau:
- Hết sức tập trung vào những nội dung vừa sức và dễ lấy điểm dựa theo năng lực của
mình.
- Các dạng bài tập trọng tâm, điển hình trong đề thi mà năm nào hầu như cũng có. Để
rút ra những dạng bài này, bạn có thể tham khảo Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn
Vật lí từ năm 2010 - 2014.
- Tránh học những nội dung đã giảm tải để tiết kiệm thời gian.
Các em ở mức độ đặt mục tiêu trên 7 điểm cầ lưu ý học thêm các vấn đề nâng cao và
mở rộng kiến thức xuống lớp 10 với các vấn đề cơ - điện - quang.
2. Một số mẹo làm đề thi đạt điểm cao
Khi luyện đề bạn nên lưu ý:
- Khi làm đề hãy tự tự bấm giờ, nên làm đề trong 60 phút để rèn áp lực (vì thực sự đối
mặt với đề thi trong 60 phút đầu về cơ bản bạn đã làm hết các câu có thể làm được và
tư duy được).
- Nghiêm cấm vừa làm vừa vào facebook, zalo, skype.. tán gẫu với bạn bè.
- Không mở tài liệu khi đang làm. Cần tuyệt đối có kỉ luật với bản thân. Điều này không
chỉ có tác dụng cho kỳ thi mà còn rèn bạn trở thành một con người có tư chất.

- Khi làm xong đề mới mở đáp án tra, đánh dấu các câu đã đúng, đã làm được nhưng
sai và chép lại các câu lạ ra cuốn vở chia ra 7 phần sưu tầm câu khó để dành lâu lâu lôi
ra nghiên cứu hoặc hỏi thầy cô, bạn bè, group,...


- Khi làm được khoảng 5 đề tự hệ thống lại bảng điểm mỗi lần để phấn đấu thêm (cứ
thêm 1 câu mỗi phần thì khi tập hợp lại sẽ được 1,5 điểm tổng bài thi). Điều này sẽ tạo
ra bất ngờ, nên bạn đừng coi thường. "Tích tiểu thành đại" mà.

Một số mẹo làm đề thi trắc nghiệm môn Vật Lý
hiệu quả
1. Một số lưu ý
Khi ôn tập, các ban cần lưu ý những nội dung kiến thức sau:
- Hết sức tập trung vào những nội dung vừa sức và dễ lấy điểm dựa theo năng lực của mình.
- Các dạng bài tập trọng tâm, điển hình trong đề thi mà năm nào hầu như cũng có. Để rút ra những
dạng bài này, bạn có thể tham khảo Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Vật lí từ năm 2010 - 2014.
- Tránh học những nội dung đã giảm tải để tiết kiệm thời gian.
Các em ở mức độ đặt mục tiêu trên 7 điểm cầ lưu ý học thêm các vấn đề nâng cao và mở rộng kiến
thức xuống lớp 10 với các vấn đề cơ - điện - quang.
2. Một số mẹo làm đề thi đạt điểm cao
Khi luyện đề bạn nên lưu ý:
- Khi làm đề hãy tự tự bấm giờ, nên làm đề trong 60 phút để rèn áp lực (vì thực sự đối mặt với đề thi
trong 60 phút đầu về cơ bản bạn đã làm hết các câu có thể làm được và tư duy được).
- Nghiêm cấm vừa làm vừa vào facebook, zalo, skype.. tán gẫu với bạn bè.
- Không mở tài liệu khi đang làm. Cần tuyệt đối có kỉ luật với bản thân. Điều này không chỉ có tác
dụng cho kỳ thi mà còn rèn bạn trở thành một con người có tư chất.
- Khi làm xong đề mới mở đáp án tra, đánh dấu các câu đã đúng, đã làm được nhưng sai và chép
lại các câu lạ ra cuốn vở chia ra 7 phần sưu tầm câu khó để dành lâu lâu lôi ra nghiên cứu hoặc hỏi
thầy cô, bạn bè, group,...
- Khi làm được khoảng 5 đề tự hệ thống lại bảng điểm mỗi lần để phấn đấu thêm (cứ thêm 1 câu

mỗi phần thì khi tập hợp lại sẽ được 1,5 điểm tổng bài thi). Điều này sẽ tạo ra bất ngờ, nên bạn
đừng coi thường. "Tích tiểu thành đại" mà.


Kỹ năng để ôn tập và làm bài thi môn Vật Lý đạt hiệu
quả cao

Cô giáo Nguyễn
Thị Thu
GD&TĐ - Cô Nguyễn Thị Thu – Giáo viên môn Vật Lý Trường Trung tâm giáo dục thường
xuyên Phúc Thọ (Hà Nội) - chia sẻ kinh nghiệm và chú ý giúp học sinh làm tốt bài thi trắc
nghiệm môn Vật Lý trong kì thi THPT quốc gia sắp tới.
Theo giáo viên Nguyễn Thị Thu, không có phương pháp nào chiếm ưu thế tuyệt đối trong mỗi phần
kiến thức về mặt thời gian. Hãy thường xuyên trao đổi với giáo viên để xem áp dụng cách nào có ưu
thế với từng dạng bài. Nắm rõ ưu điểm từng phương pháp sẽ giúp học sinh tiết kiệm thời gian một
cách tối thiểu nhất.
Ví dụ như: trong phần Điện xoay chiều, thông thường sẽ giải bằng ba phương pháp, cách thứ nhất
là phương pháp đại số, cách thứ hai là véc-tơ, thứ ba là tính số.
Cô cũng cho biết thêm: Trong môn Vật Lí có rất nhiều công thức, các em không nên học thuộc một
cách máy móc, vì khi làm bài rất dễ bị “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.


Vì vậy học sinh cần phải hiểu được bản chất của từng công thức, phạm vi áp dụng, gắn nó với các
kiểu bài cụ thể. Tránh việc ôn tập kiểu học “tủ”, nên học một cách toàn diện, tìm hiểu kỹ kiến thức
trong sách giáo khoa và sách bài tập.
Với mỗi đối tượng học sinh có học lực khác nhau, có các “mẹo” riêng để ôn luyện khoa học và đạt
điểm cao nhất.
Đối với học sinh có học lực trung bình: Để đạt điểm năm hay điểm sáu không quá khó. Các em cần
ôn tập thật kỹ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập, vì trong đề bài có tới 60% số
câu hỏi là phù hợp với năng lực của học sinh, thậm chí không vượt quá sách bài tập.

Đối với học sinh có học lực khá và giỏi: học sinh nên chú trọng ôn kỹ và ôn sâu vào hai chương Dao
động cơ và Điện xoay chiều, vì nó chiếm đến 40% dung lượng câu hỏi trong bài thi. Ôn toàn diện,
tập giải nhiều các dạng bài, đặc biệt là phân biệt một cách rạch ròi các phương pháp khác nhau.
Bên cạnh đó có các câu hỏi tư duy cao, mang tính chất phân loại. Học sinh cần mở rộng, nâng cao
và rèn luyện tư duy tổng hợp kiến thức.
Kỹ năng làm bài thi
Với cấu trúc đề thi trắc nhiệm gồm 50 câu hỏi, mỗi câu có bốn đáp án để lựa chọn và chỉ có một đáp
án đúng nhất, có 90 phút để làm bài, như vậy trung bình mỗi câu chỉ có 1,8 phút để hoàn thành.
Trong đề thi thường có ba dạng câu hỏi: câu hỏi dạng lý thuyết chiếm khoảng 30% điểm, câu hỏi bài
tập chiếm khoảng 60% điểm, còn lại là câu hỏi mang tính thực tế - thực nghiệm chiếm khoảng 10%
điểm.
Cô Thu chia sẻ: Trước hết phải đọc toàn bộ đề một lượt khi nhận đề thi. Trong khoảng thời gian 15
phút đầu tiên chưa tính giờ bắt đầu làm bài, các em không nên làm bài ngay mà nên đọc toàn bộ bài
một lượt. Làm như vậy giúp các em kiểm tra được những lỗi sai trong in đề hay có thể tranh thủ
dùng bút chì đánh dấu được những câu dễ giúp tiết kiệm thời gian.
Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn. Điều đó giúp em có thể thu
thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi.
Làm những câu dễ trước, câu khó sau. Các em nên làm những câu dễ trước vì đó là những câu dễ
“ăn” nhất. Không nên để mất điểm ở những câu dễ vì không dễ gỡ điểm ở các câu khó hơn.
Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: các em rất có thể đã hiểu sai ý
của đề bài từ lần đọc trước. Hãy sửa các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các
ô trả lời câu hỏi có đủ đậm và lấp đầy diện tích được tô hay không. Nếu quá mờ thì khi chấm máy
sẽ báo lỗi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả bài thi. Cần thực sự chú ý và cẩn thận.


Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng. Đánh
dấu trong đề những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba. Các em không
nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm mà em chưa chắc chắn, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ
hơn, mà điểm số thì được chia đều.
Nên chọn luôn những câu mình đã chắc chắn, làm những câu khó sau như vậy sẽ thuận với đà tâm

lí hơn.
Tránh mắc “bẫy” ở những câu hỏi dễ. Đôi khi học sinh lại mắc phải những “bẫy chữ” của câu hỏi
diễn đạt. Không nên chủ quan với bất cứ câu hỏi nào.
Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lý, chắc chắn. Có thể các em sẽ gặp một vài
câu mà bản thân còn phân vân. Khi đó, có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được đáp án trả
lời phù hợp với yêu cầu của đề.
Những kĩ năng này giúp cho học sinh phân bố được thời gian hợp lí và đạt được điểm số cao.

Phương pháp ôn tập và làm bài thi môn vật lý
(NTO) Đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp và đại học là điều mà bất cứ em học sinh
nào cũng mong muốn, đó cũng là nguyện vọng của cha mẹ các em và các thầy, cô giáo là
những người đã dày công dạy dỗ, dìu dắt các em suốt 12 năm qua.
Vậy làm thế nào để các em có thể đạt được kết quả thi cao nhất, hoàn thành được ước vọng của
bản thân, tâm nguyện của cha mẹ, thầy cô? Để đạt được điều này các em cần lưu ý tới một số nội
dung sau đây:
I. Phương pháp ôn tập: Ôn thật kỹ về kiến thức.
“Kiến thức là quan trọng nhất để đem lại kết quả cao nhất”. Các em hãy trang bị cho mình các
kiến thức cần thiết – hành trang không thể thiếu trước khi bước vào phòng thi!
Nội dung thi Tốt nghiệp môn Vật lý chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 hiện hành. Các em
hãy chú ý học để hiểu và nắm thật chắc lý thuyết và luyện tập các dạng bài tập cơ bản ở hình
thức tự luận, từ đó rút ra những nhận xét và ghi nhớ quan trọng và thật sự bổ ích. Đối với các em
có nhu cầu thi Đại học khối A và A1 thì các em cần ôn tập lại một số kiến thức ở lớp 10 và lớp 11
có liên quan đến các phần trong chương trình lớp 12 như:
- Lớp 10: Phần động học và động lực học chất điểm. Chú trọng đến các khái niệm vận tốc, gia
tốc, lực quán tính, các định luật Niu- tơn, các lực cơ học, khái niệm động lượng, các định luật
bảo toàn.
- Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện
trường; Từ trường và cảm ứng điện từ, lực Lo–ren–xơ. Các công thức thấu kính và lăng kính.



II. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm:
Sau khi nắm chắc kiến thức cơ bản thì các em bắt đầu giải bài tập trắc nghiệm dưới sự hướng dẫn
của giáo viên. Đặc biệt là các em nên tìm các đề thi Tốt nghiệp và Đại học của những năm trước
và các đề thi thử mà các thầy cô giáo cung cấp cho các em, hoặc các em có thể tải được từ mạng.
(Mỗi một đề thi thử, dù thi ở đâu đi chăng nữa, cũng là kết quả của những suy nghĩ, những cân
nhắc cẩn thận của các thầy giáo, cô giáo). Trong khi giải bài trắc nghiệm các em cần quan tâm
các vấn đề sau:
- Căn giờ làm bài thi giống như thi thật (60 phút đối với đề thi Tốt nghiệp, 90 phút đối với đề thi
Đại học)
- Vừa đọc đề thi vừa làm các câu dễ (các câu mà em chắc chắn làm đúng), đồng thời vừa đánh
dấu các câu mà các em dự định quay lại làm lần thứ 2 (các câu cần nhiều thời gian hơn) và lần
thứ 3 (các câu hỏi khó và lạ mà các em chưa từng gặp). Không nên dừng lại quá lâu ở một câu
hỏi. Đặc biệt chú ý các câu hỏi phủ định: chọn câu không đúng hoặc câu sai thì các em phải gạch
chân ngay các từ này.
- Cuối cùng khi còn khoảng vài phút, các em xem còn lại những câu nào chưa làm kịp thì các em
chọn ngẫu nhiên một đáp án để tô, không được bỏ trống câu nào.
Các em chú ý: Có 2 cách để tìm đáp án đúng
+ Cách thứ nhất: Giải bài toán để tìm đáp số đúng.
+ Cách thứ hai: Thay đáp án vào các công thức mà các em đã biết nếu kết quả hợp lý thì chọn.
Tuy nhiên trong quá trình làm bài trắc nghiệm các em phải rút ra cho mình kinh nghiệm để chọn
một trong hai cách giải trên cho từng dạng toán.
- Sau khi làm bài xong, các em không nên xem ngay đáp án, mà hãy dành một khoảng thời gian
để trăn trở, suy ngẫm về những câu hỏi mà mình còn cảm thấy băn khoăn, chỗ nào chưa rõ thì có
xem lại sách, chỗ nào còn khuyết về kiến thức thì cần học lại hoặc có thể hỏi các giáo viên. Sau
khi đã suy nghĩ kỹ và tìm lời giải cho các câu hỏi đó theo cách của riêng mình, các em mới kiểm
tra đáp án và xem hướng dẫn giải. Làm như vậy là các em đã lấy mỗi lần thi là một lần mình học
tập và giúp các em ngấm sâu nhiều kiến thức quý báu. Đây có thể sẽ là những lần học tập rất có
hiệu quả nếu các em tận dụng tốt.
III. Ví dụ phương pháp ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm chương “Dao động cơ học”
- Phần kiến thức cơ bản các em tự ôn tập.

- Trong quá trình giải các dạng bài tập phần này các em cần ghi nhớ một số vấn đề sau đây để
giải nhanh các câu trắc nghiệm:
• Đối với dạng bài tập viết phương trình dao động điều hòa: Việc xác định , A chủ yếu theo công
thức đã có trong giáo khoa. Để xác định nhanh pha ban đầu thì các em phải chú ý cách sử dụng


đường tròn. Khi vật chuyển động trên cung phần tư thứ (III) và
(IV) thì vật dao động điều hòa theo chiều dương; tương ứng trên
các cung phần tư thứ (I) và (II) thì vật đi ngược chiều dương.
Ví dụ: Yêu cầu của đề bài chọn gốc thời gian lúc:
- Vật qua vị trí cân bằng ngược chiều dương: Vật ở vị trí M trên
đường tròn nên
- Vật qua vị trí theo chiều dương: Vật ở vị trí A4 trên đường tròn nên
Một số vị trí khác các em có thể tham khảo trên đường tròn.
• Đối với các dạng bài tập xác vị trí của vật, xác định khoảng thời gian, xác định quảng đường
vật đi được…Các em cần phải nhớ sơ đồ về sự phân bố thời gian dao động của vật. Khi sử dụng
sơ đồ các em chú ý sự phân bố thời gian hai bên vị trí cân bằng là hoàn toàn đối xứng nhau (Hình
vẽ).Ví dụ:
- Khoảng thời gian ngắn nhất vật dao động từ vị trí cân bằng 0
đến vị trí x = là
- Khoảng thời gian ngắn nhất vật dao động từ vị trí x = đến vị trí x = A là
(Các khoảng thời gian khác tương tự các em xem trên hình vẽ)
• Bên cạnh đó sơ đồ này cũng giúp các em giải được các bài toán dạng xác định quảng đường lớn
nhất và nhỏ nhất của vật đi được trong khoảng thời gian t bất kỳ. Ví dụ:
- Quảng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2.
- Quảng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2.
- Quảng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian t = là Smax = 2. .
Từ đó các em có thể giải được các bài toán dạng tính tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất
trong quá trình vật dao động.
• Đối với các dạng bài tập liên quan đến phần năng lượng trong dao động điều hòa thì thông qua

việc giải bài tập tự luận thì các em ghi nhớ những vị trí đặc biệt ví dụ:
- Vị trí vật có thế năng bằng động năng (Wt = Wđ) là:
- Vị trí vật có thế năng bằng động năng (Wđ = 3Wt) là: (một số vị trí khác nữa…)
Chúc các em gặt hái được nhiều kết quả trong quá trình ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi Tốt
nghiệp và Đại học.


Luyện thi thpt quốc gia môn Vật Lý- Bí quyết làm tốt từng câu
27/06/2015 23:38 pm

Năm 2015 Môn vật lý trở thành môn tự chọn có số lượng dự
thi lớn nhất với 470.867, chiếm 46,87% trong tổng số thí
sinh đăng ký môn tự chọn. Do vậy bí quyết luyện kiếm điểm
môn Vật lý rất được học sinh quan tâm trong kỳ thi thpt quốc
gia 2015

Đề thi minh họa thể hiện rõ tính phân hóa
Nhận định về đề thi minh họa môn Vật lý Bộ GD&ĐT công bố, cô
Hoàng Thanh Hảo - Giáo viên Trường THPT Đỗ Huy Liêu (Nam Định)
Giáo viên luyện thi thpt quốc gia môn Vật Lý - cho rằng:
Cũng theo cô Hảo, các câu hỏi lí thuyết trong đề có câu dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách
giáo khoa là làm được; có câu hỏi ở mức độ trung bình, học sinh áp dụng một hoặc hai lần công thức
là ra kết quả.

Với các câu hỏi khó, học sinh để làm được không chỉ cần nắm vững
kiến thức trong sách giáo khoa mà phải có khả năng phân tích tổng
hợp.
Có khoảng 5 câu rất khó, dành cho học sinh giỏi xuất sắc, có tư duy
tốt.
Lưu ý để học và thi tốt môn Vật lý


Để làm tốt bài thi môn Vật lí trong kì thi THPT quốc gia học sinh cần
tập chung ôn tập theo các chú ý sau:
Một là, phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, vì các đáp
án trong các câu hỏi lí thuyết của đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT
gần giống nhau. Do đó, nếu không nắm chắc các tính chất, định
nghĩa, định luật … sẽ không thể chọn được đáp án đúng.
Hai là, phải nhớ chính xác các công thức trong sách giáo khoa, các
đại lượng trong từng công thức, các đơn vị đo kèm theo và cách đổi


các đơn vị. Để nhớ được lâu, phải làm nhiều các bài tập đơn giản có
sử dụng các công thức đó.
Ba là, phải biết liên hệ giữa các công thức Vật lí để tìm ra được
công thức có chứa đại lượng phải tìm. Vì trong đề thi minh họa của
Bộ, có những câu hỏi phải sử dụng đến 2 hoặc 3 công thức mới cho
ra được kết quả cuối cùng.
Bốn là, phải biết liên hệ kiến thức giữa các chương có liên quan với
nhau. Ví dụ các chương 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa cơ bản đều
sử dụng phương trình dao động, do đó có thể sử dụng cách tính
thời gian của chương 1 để tính điện áp tức thời trong chương 3,…
Năm là, phải biết kết hợp kiến thức vật lí lớp 10 và lớp 11 để giải
các bài tập Vật lí lớp 12 thì bài toán sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ như sử dụng kiến thức chuyển động tròn đều vào để tính thời
gian ngắn nhất vật đi từ vị trí 1 đến vị trí 2 trong dao động điều hòa
hay con lắc đơn dao động khi thang máy chuyển động,…
Sáu là, sau mỗi chương, mỗi dạng toán, học sinh phải tự luyện tập
và tự đánh giá được kiến thức mà mình đã tiếp thu được.
Học sinh cũng cần tự kiểm tra đánh giá. Cụ thể, làm các đề thi có
cấu trúc tương tự đề thi minh họa của Bộ để thử sức. Sau khi tự làm

xong, đối chiếu với đáp án, với những câu đúng kiến thức được
khắc sâu, với những câu làm sai, phải tìm nguyên nhân, để từ đó có
những suy nghĩ, định hướng đúng đắn. Những nhận thức còn mơ
hồ, chưa đúng được tháo gỡ, kiến thức lại được khắc sâu.
Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm Vật lý hiệu quả

Thầy Phạm Quốc Toản - Giáo viên THPT Nguyễn Tất Thành trong
Video clip chia sẻ với học sinh Tuyensinh247.com cũng chia sẻ
những điều học sinh cần chú ý khi làm bài thi trắc nghiệm để đạt
hiệu quả tốt nhất, cụ thể:
Dành thời gian từ 5 đến 10 phút để đọc toàn bộ đề thi, câu nào dễ


làm trước và tô đúng vào phiếu trả lời.
Khi làm bài, không nên dừng lại quá lâu ở một câu, vì sẽ không còn
thời gian để làm các câu khác. Có những câu, phải thử các đáp án
đã cho vào công thức để tìm đáp án đúng.
Khi đọc các phương án trả lời, cần loại ngay các phương án mà ta
thấy ngay là vô lí để thu hẹp phương án lựa chọn; tìm điểm giao
giữa các phương án trả lời để lựa chọn đáp án tối ưu.
Nếu còn thời gian, quay trở lại những câu chưa làm được, đọc kĩ
phần câu hỏi gạch dưới những từ quan trọng, chọn đáp án mà ta
cho là đúng nhất.
Cuối cùng, thí sinh lưu ý, không nên bỏ trống câu nào, vì kể cả khi
làm theo cảm tính, thí sinh vẫn có xác suất trả lời đúng là 0,25.
Nếu chỉ kiếm 7 điểm nên chỉ tập trung 35 câu đầu tiên đo đề thi
xếp từ dễ đến khó

Trong đề có khoảng 50% câu hỏi dễ, có thể hoàn thành nhanh chóng; 20% là câu hỏi yêu cầu một số
biến đổi, suy luận ngắn gọn và 30% câu hỏi khó. Đặc biệt, khoảng 5 câu lạ và rất khó dành cho học

sinh giỏi có đầu óc phân tích và phán đoán để có thể đạt điểm tối đa.

Với dạng đề thi minh họa này, học sinh cần học chắc kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa, cả lí thuyết và bài tập; xem lại kĩ năng và
kiến thức các bài thực hành Vật lí. Học phải hiểu bản chất sâu sắc,
kết hợp với với thuộc công thức tính nhanh;
Thí sinh cần học, ôn tập thường xuyên để không làm ngắt quãng
cảm hứng học tập và tránh cảm giác chán môn học. Nên luyện đề
tổng hợp các chương sớm để tránh hiện tượng học chương này thì
quên chương khác.
Mỗi học sinh nên có một tờ tóm tắt kiến thức, dán trước bàn học để
dễ dàng tra cứu khi làm bài tập.; 1 quyển sổ để ghi lại các kiến


thức mới đối hoặc những kiến thức mình hay quên.
Ngoài viên nên tham gia những buổi thi thử để làm quen với áp lực
thời gian và môi trường thi thật, trong khi thi, nhớ tránh các câu hỏi
khó, để làm sau cùng. Đọc đề lần lượt, câu nào định hình cách làm
thì làm ngay; đồng thời, kết hợp các kĩ năng loại trừ, phán đoán tìm
kết quả các câu khó.

Xem thêm tại: />


×