Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Quan niệm nhân sinh của nhân vật thúy kiều trong đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.11 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ THÚY

QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT
THÚY KIỀU TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

MAI THỊ THÚY

QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT
THÚY KIỀU TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
NHÌN TỪ LÍ THUYẾT DIỄN NGÔN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Dƣơng Thu Hằng


Thái Nguyên - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy
Kiều trong Đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn ngôn” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai. Các kết quả của đề tài là trung thực
và chưa được công bố ở các công trình khác.
Nội dung của luận văn có sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí, các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Thị Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được hoàn thành tại khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.
Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS.TS. Dương Thu Hằng, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu,
khoa Sau Đại học, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân đã động

viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Mai Thị Thúy

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ......................................................................................................... i
Lời cảm ơn. ........................................................................................................... ii
Mục lục.. ..............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 10
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 11
NỘI DUNG ........................................................................................................ 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 12
1.1. Diễn ngôn và các mã cơ bản của diễn ngôn trong tiếp cận văn học .......... 12
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn ............................................................................ 12
1.1.2. Khái niệm về mã và mã hệ tư tưởng, mã thể loại của lí thuyết
diễn ngôn ........................................................................................................ 14

1.2. Quan niệm về nhân sinh trong văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX .......................................................................................................... 20
1.2.1. Quan niệm nhân sinh ............................................................................ 20
1.2.2. Quan niệm nhân sinh trong văn học thế kỉ X đến thế kỉ XVII ............ 22
1.2.3. Quan niệm nhân sinh trong văn học cuối thế kỉ XVIII đến hết thế
kỉ XIX ............................................................................................................. 25
1.3. Đôi nét về Nguyễn Du và các phát ngôn của nhân vật Thúy Kiều trong
Đoạn trƣờng tân thanh ...................................................................................... 28

iii


1.3.1. Đôi nét về Nguyễn Du .......................................................................... 28
1.3.2. Thống kê phát ngôn của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng
tân thanh ......................................................................................................... 31
*Tiểu kết chƣơng 1:........................................................................................... 32
Chƣơng 2: QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT THÚY
KIỀU QUA CÁC ĐỐI THOẠI ....................................................................... 33
2.1. Đối thoại chịu sự chi phối của tư tưởng phong kiến chính thống .............. 33
2.1.1. Quan niệm sống tròn chữ hiếu ............................................................. 33
2.1.2. Quan niệm sống giữ gìn trinh tiết......................................................... 38
2.2. Đặc điểm của các đối thoại chịu sự chi phối của thể loại truyện Nôm ...... 41
2.2.1. Số lượng ............................................................................................... 42
2.2.2. Đối tượng, hoàn cảnh thoại .................................................................. 43
2.2.3. Vị thế phát ngôn ................................................................................... 55
*Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 60
Chƣơng 3: QUAN NIỆM NHÂN SINH CỦA NHÂN VẬT THÚY KIỀU
QUA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM ........................................................................ 61
3.1. Độc thoại nội tâm chịu sự chi phối của quan điểm nhân văn thời đại ....... 61
3.1.1. Quan niệm sống hướng tới sự trong sạch, lương thiện ........................ 61

3.1.2. Quan niệm sống phù hợp với hoàn cảnh .............................................. 68
3.2. Đặc điểm độc thoại nội tâm trong sự chi phối của thể loại truyện Nôm ... 75
3.2.1. Số lượng ............................................................................................... 75
3.2.2. Hoàn cảnh chi phối độc thoại nội tâm .................................................. 77
3.2.3. Ưu thế của độc thoại nội tâm trong việc thể hiện quan niệm sống
mới mẻ của nhân vật Thúy Kiều .................................................................... 79
*Tiểu kết chương 3............................................................................................ 81
KẾT LUẬN........................................................................................................ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 85
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 89

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong văn học Việt Nam, ít có tác phẩm văn học từ khi ra đời cho đến
nay, trải qua khoảng thời gian rất dài vẫn luôn được người đọc yêu thích, tôn
vinh như Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du. Tác phẩm đi sâu vào lòng
người Việt Nam như một yếu tố tinh thần không thể thiếu. Nguyễn Du viết
Đoạn trƣờng tân thanh dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân. Trên cơ sở cốt truyện, nhân vật có sẵn, Nguyễn Du đã có những
sáng tạo cả về nội dung và nghệ thuật. Đoạn trƣờng tân thanh là “một tập đại
thành” được nghiên cứu chi tiết và phong phú từ lâu. Trong đó quan niệm nhân
sinh của Đoạn trƣờng tân thanh được khá nhiều các tác giả nghiên cứu dưới
những góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu quan niệm nhân sinh
của nhân vật Thúy Kiều từ lí thuyết diễn ngôn hiện đại chưa có công trình nào
đề cập đến.
So với các nhân vật truyện Nôm khác Thúy Kiều là nhân vật rất đặc
biệt ở nhiều phương diện. Nếu so với nguyên tác Kim Vân Kiều truyện thì

nhân vật Thúy Kiều đã được làm mới, đặc biệt phải kể đến những phát ngôn
của nhân vật. Theo lí thuyết diễn ngôn thì lời nói của nhân vật tồn tại ở cả hai
dạng đối thoại và độc thoại đều hàm chứa trong đó nhiều mã, nhiều tầng, bậc
ẩn ý sâu xa và đó cũng chính là một trong mối quan tâm của lí thuyết diễn
ngôn hiện đại. Với sự yêu quý di sản văn hóa của dân tộc, chúng tôi tiếp thu
những ý kiến đi trước và tiếp cận nhân vật Thúy Kiều từ lí thuyết diễn ngôn.
Với cách tiếp cận đó, chúng tôi hi vọng sẽ đem đến một góc nhìn mới trước
một tác phẩm rất quen thuộc có bề dày nghiên cứu lâu nay.
Bên cạnh đó, có thể thấy tác phẩm Đoạn trƣờng tân thanh được đưa
vào giảng dạy chính thức trong nhà trường. Vì vậy khi lựa chọn đề tài này
chúng tôi mong muốn hi vọng trau dồi thêm tri thức, góp phần nâng cao
nghiên cứu giảng dạy trong nhà trường.

1


Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quan niệm nhân sinh
của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trường tân thanh nhìn từ lí thuyết diễn
ngôn” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu lí thuyết diễn ngôn vào trong các tác phẩm văn học
những năm gần đây ở Việt Nam đang trên đà phát triển và được giới chuyên
môn, những nhà khoa học rất quan tâm. Những cuộc luận bàn, hội thảo về vấn
đề này diễn ra ngày càng nhiều và có quy mô lớn, thu hút nhiều người tham
gia. Phải kể đến một số bài nghiên cứu về diễn ngôn của các nhà phê bình lí
luận văn học, tiêu biểu như: Lí thuyết văn học hậu hiện đại của Phương Lựu
[23], Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay của Trần Đình
Sử [43], Về diễn ngôn trong truyện ngắn của Trang Thế Hy của Lâm Thị
Thiên Lan [16], Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật của Trần Văn
Toàn [45], Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn Nguyễn Thị Ngọc Minh

[24], Diễn ngôn trong giao tiếp văn học Nguyễn Duy Bình [3]... Tuy nhiên
nhìn nhận một cách tổng thể các bài nghiên cứu diễn ngôn về cơ bản chỉ đưa
ra nhận định và phân tích lí thuyết, ít có những công trình nghiên cứu vận
dụng kỹ, sâu trong tác phẩm văn học cụ thể đứng trên góc độ của lí thuyết văn
học. Vì vậy việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này cần được quan tâm và
đẩy mạnh hơn nữa.
Ngay từ khi ra đời, Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du đã khẳng
định được vị thế của mình trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Tác phẩm đã trở
thành mảnh đất lí tưởng cho bao nhà nghiên cứu tìm tòi, “đào xới”. Có thể kể
đến các công trình tiêu biểu sau:
Năm 1949, Hoài Thanh với công trình Quyền sống của con ngƣời trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây được coi là công trình nghiên cứu sớm nhất
về Đoạn trƣờng tân thanh theo quan điểm cách mạng. Theo Hoài Thanh, lí do
để ông viết cuốn sách này bởi vì trong xã hội hiện đại có nhiều đổi mới sẽ có

2


những giá trị xưa cũ không còn phù hợp với thực tại nữa. Vậy nên cần nhìn
nhận lại những giá trị cũ xem cái nào cần giữ lại, cái nào cần vứt bỏ và cái
nào để xem xét tiếp... Với hơn một trăm năm kể từ khi ra đời cho đến nay,
Truyện Kiều vẫn tiếp tục được khẳng định và biết đến trong lòng người dân
Việt Nam không chỉ học Kiều, thuộc Kiều, ngâm Kiều mà còn cả bói Kiều.
Nhưng Truyện Kiều được hoan nghênh nhiều mà cũng bị bài xích nhiều. Số
phận Truyện Kiều cũng long đong như số phận nàng Kiều. Kể từ khi nó ra
đời, nó chưa bao giờ được ngồi một chỗ yên ổn. Người khen khen hết mực,
người chê chê cũng hết lời. Vì vậy, cần phải có một sự nhìn nhận cho đúng,
cho đủ để trả Truyện Kiều về đúng giá trị của nó. [48, tr.22]. Tác giả nhận
thấy rằng tác phẩm này cần được xem xét trên rất nhiều phương diện. Tuy
nhiên ông không có tham vọng để tìm hiểu hết tất cả mà chỉ xét riêng về một

vấn đề căn bản - đó là quyền sống của con ngƣời.
Trong cuốn này, tác giả đã đi sâu phân tích hai nhân vật Thúy Kiều và
Từ Hải. Với Thúy Kiều tác giả nhận xét: “Khi tạo ra nhân vật Thúy Kiều,
Nguyễn Du đã gián tiếp và có lẽ cũng là vô tình đòi quyền sống cho con
ngƣời trong xã hội phong kiến. Nhƣng Nguyễn Du thiếu một ý thức rõ rệt, một
ý chí cƣơng quyết. Nguyễn Du đã không dám theo cho đến cùng cái khuynh
hƣớng phản phong, Nguyễn Du đã nửa đƣờng lùi bƣớc” [48, tr.22]. Ngoài
việc phân tích nhân vật, tác giả Hoài Thanh cũng đi vào phân tích xã hội
phong kiến trong Đoạn trƣờng tân thanh, thời đại và thân thế nguyễn Du.
Cuối cùng, ông cũng bàn qua về “Truyện Kiều đối với các lớp ngƣời qua các
thời đại”. Nhà nghiên cứu đã phân tích khá sâu sắc về giá trị nội dung xã hội
Đoạn trƣờng tân thanh. Lần đầu tiên từ khi ra đời nội dung ý nghĩa xã hội
mới được khám phá và lí giải một cách đúng đắn.
Năm 1956, Trương Tửu viết Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du. Tác
giả cho rằng Truyện Kiều là một tác phẩm văn học cổ điển tiêu biểu cho văn
hóa Việt Nam vì bốn lí do: Thứ nhất, vì Truyện Kiều là một tác phẩm dân tộc.

3


Thứ hai vì Truyện Kiều có tính đại chúng. Thứ ba vì Truyện Kiều đạt đến
nghệ thuật tính cao độ. Thứ tư vì Truyện Kiều còn có tác dụng trong hiện tại.
Những lí do ông đề cập ông chú trọng đến việc trong Truyện Kiều cách
sáng tạo và kết cấu những nhân vật, cách xây dựng những hình ảnh, cách
miêu tả những cảnh vật vừa có tính cách tạo hình vừa súc tích, tình cảm, cách
vận dụng của âm thanh ngôn ngữ và nhịp điệu của lời nói, cách phô diễn
trong sáng, gọn gàng, điều độ và chính xác, cách Việt hóa những điển tích
mượn của nước ngoài... đều đã chứng tỏ Nguyễn Du am hiểu đến ngọn ngành
lối cảm nghĩ, phô diễn của nhân dân còn lưu lại trong kho tàng văn thơ truyền
thống. Thêm nữa vì Truyện Kiều còn có tác dụng trong hiện tại. Nên ngày

nay, Truyện Kiều vẫn là món ăn tinh thần bổ ích của đại chúng. Đọc Truyện
Kiều, chúng ta vẫn học tập lòng căm thù của Nguyễn Du đối với những chế
độ xã hội bóc lột và đè nén con người. Nhà thơ vẫn truyền được cho chúng ta
lòng khao khát, tự do, công bằng và nhân đạo [47, tr.210 - 212]. Theo tác giả,
với bốn yếu tố trên, Truyện Kiều thật xứng đáng được mệnh danh là tác phẩm
cổ điển tiêu biểu của văn học Việt Nam. Nó kết tinh được truyền thống văn học
tiến bộ của dân tộc đã được biểu hiện trong văn chương truyền khẩu của nhân
dân. Nó tập hợp một cách sáng tạo những nét tinh hoa của các tác phẩm văn
học cổ điển Việt Nam xuất hiện trước đó. [47, tr.213].
Trần Đình Sử trong cuốn Những thế giới nghệ thuật thơ, ông đã bàn về
mấy khía cạnh thi pháp Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du, ông khẳng
định: “Sáng tạo của Nguyễn Du bắt đầu từ chủ đề tư tưởng mới, cái nhìn nghệ
thuật mới về con người, đến các đặc trưng về không gian nghệ thuật, thời gian
nghệ thuật, chân dung tác giả và màu sắc nghệ thuật... Truyện Kiều mới và
độc đáo hoàn toàn không phải chỉ biết thêm vào các chi tiết này, lược bớt các
chi tiết kia, biết dùng những từ đắt, viết được những câu hay, tả tình khéo, tả
cảnh hệt... mà còn chủ yếu vì Nguyễn Du đã đặt vào đó một tư tưởng mới,
một quan niệm khác về con người và thế giới...” [39, tr.295 – 296].

4


Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều, ông đã định hướng: “Phải tìm những cống hiến nghệ thuật của riêng nhà
thơ Nguyễn Du mà trƣớc đó không ai làm đƣợc và sau đó cũng khó ai làm đƣợc”
[30, tr.8]. Đây là một cuốn sách đã để cho người đọc nhiều dư âm về cách
cảm, cách nghĩ mới về Truyện Kiều. Trong công trình này, Phan Ngọc đã cố
gắng làm rõ phong cách riêng hoàn toàn của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều.
Trong đó, có nhiều phần so sánh với nguyên tác rất kĩ. Ông cho rằng: “Nguyễn
Du đã đổi mới hoàn toàn bố cục của Kim Vân Kiều truyện. Truyện Kiều của

Nguyễn Du đƣợc nhà nghiên cứu coi nhƣ “một tiểu thuyết phân tâm lí” và “nó
đƣợc bố cục nhƣ một vở bi kịch lớn” [30, tr.183]. Phan Ngọc đã chứng minh
rằng Truyện Kiều không chỉ biểu cảm bằng cảm nhận truyền thống mà còn
được khai thác ở nhiều tầng bậc mới.
Trong cuốn Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa của Lê Nguyên
Cẩn. Tác giả cho rằng “Truyện Kiều” không chỉ đơn thuần là một câu chuyện
về một con người, một cuộc đời, một số phận mà nó trải rộng ra với một tấm
lòng, một cốt cách, một tinh thần Việt Nam. Truyện Kiều tạo ra cách nhìn dân
tộc, làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam, làm đắm say lòng
người độc giả mỗi thời đại [5,tr.3]. Tác giả đã “xác lập các mô hình thế giới
được tạo ra trong tác phẩm để từ đó làm nổi bật thân phận và diện mạo nhân
vật Thúy Kiều. Từ đó điểm lại những thăng trầm chìm nổi của nhân vật trong
bể trầm luân suốt mười lăm năm. Rồi từ đó đưa ra nhận xét về một tấm lòng
nhân hậu mang vẻ đẹp vị tha, thuần Việt xuyên suốt chiều dài tác phẩm”
[5,tr.4]. Tác giả cũng cho rằng Truyện Kiều là sự tổng hợp của bốn mạch truyện
gồm: Mạch thứ nhất là câu chuyện tình yêu đầy éo le, trắc trở giữa Thúy Kiều
và Kim Trọng. Mạch thứ hai là cuộc chiến giữa tài sắc và xã hội, giữa thế giới
các mĩ nhân và thế giới các tiện nhân. Kiều nổi lên trước hết là sắc đành đòi
một tài đành họa hai mà hại thay mang lấy sắc tài làm chi. Mạch thứ ba là
xung đột giữa tài và mệnh. Mạch thứ tư liên quan đến thân mệnh tương đố đi

5


liền với thân. Các mạch truyện này đan lồng vào nhau, tạo ra tính chất tầng
tầng lớp lớp, tạo ra tính chất phức tạp cho tác phẩm này [5,tr.258].
Thông qua những công trình này, chúng tôi phần nào nắm được thân
thế, sự nghiệp và thời đại Nguyễn Du sống. Đồng thời chúng tôi hiểu được
nội dung Đoạn trƣờng tân thanh cũng như những đánh giá khác nhau về tác
phẩm và xã hội phong kiến đương thời. Bên cạnh đó, còn nổi lên những

nghiên cứu về ngôn ngữ nhân vật có thể kể đến một số bài viết như:
Trong bài viết Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn
Lộc đăng trên Tạp chí Văn học (tháng 11/1965), tác giả đã đề cập đến hai vấn
đề chủ yếu của ngôn ngữ nhân vật đó là đặc điểm ngôn ngữ nhân vật và chức
năng biểu hiện tính cách của ngôn ngữ nhân vật trong Đoạn trƣờng tân thanh.
Về đặc điểm, ông đã chỉ ra: ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều một mặt có "yếu
tố hiện thực chủ nghĩa", mặt khác, "có khá nhiều yếu tố có tính ước lệ" [21,
tr.62] - một đặc điểm phổ biến của ngôn ngữ văn học thế kỷ XVIII và nửa đầu
thế kỷ XIX. Từ thực tiễn tác phẩm, tác giả rút ra nhận xét: nhân vật chính diện
thiên về tính chất lý tưởng hóa, thuộc phạm trù cao cả, nên thường sử dụng
ngôn ngữ ước lệ. Nhân vật phản diện khi ra vẻ chính diện cũng dùng nó. Đối
với thành phần ngôn ngữ có tính chất hiện thực chủ nghĩa, ông chủ yếu phân
tích về đặc điểm sử dụng: nó phần lớn được dùng cho nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện lúc rơi vào những mâu thuẫn gay gắt, những biến cố
phức tạp của cuộc đời, ngôn ngữ cũng tăng cường yếu tố này - khi mà những
phương tiện nghệ thuật mang tính ước lệ không đủ sức dung nạp, biểu hiện.
Tuy nhiên, tác giả chưa chú trọng đi sâu vào những nhân tố làm nên tính chất
hiện thực này.
Qua sự phân tích các đối tượng: Thuý Kiều, Tú Bà, Hoạn Thư, Thúc
Sinh... Nguyễn Lộc đã chứng minh: ngôn ngữ nhân vật là một phƣơng tiện vô
cùng quan trọng để bộc lộ tính cách, góp phần cá thể hóa nhân vật, thể hiện
đặc sắc hình tƣợng tác phẩm. Ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều vừa kế thừa và
6


phát huy truyền thống của thể loại truyện thơ Nôm, vừa là một bƣớc phát
triển cao so với truyện Nôm đƣơng thời [21, tr.67].
Đặng Thanh Lê trong cuốn Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, tác giả
đã nói đến ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Đặt ngôn ngữ đối thoại của
Truyện Kiều trong cái nền ngôn ngữ đối thoại của truyện Nôm nói chung, tác

giả khẳng định: nó đóng vai trò quan trọng trong "biểu hiện cảm nghĩ và
quyết định hành động của nhân vật đứng trước một tình huống, một mâu
thuẫn", và trong "trình bày bước phát triển của sự kiện, tình tiết" [18, tr.232].
Theo tác giả, ngôn ngữ đối thoại Truyện Kiều có hai đặc điểm lớn. Sự
thống nhất cao giữa nội dung tư duy cảm xúc với hình thức ngôn ngữ là đặc
điểm chi phối chủ thể sử dụng ngôn ngữ (nhân vật chính diện hay phản diện)
và tính chất ngôn ngữ hội thoại (ngôn ngữ quý tộc hay ngôn ngữ nhân dân,
ngôn ngữ công thức ước lệ hay ngôn ngữ có màu sắc hiện thực chủ nghĩa).
Đặc điểm thứ hai là tính nhân dân trong ngôn ngữ nhân vật. Tính chất này
được hình thành từ ngôn ngữ hàng ngày và ngôn ngữ văn học dân gian. Nó có
mặt trong lời nói của hầu hết các nhân vật Truyện Kiều.
Về ngôn ngữ độc thoại miêu tả nội tâm nhân vật, Đặng Thanh Lê xem
đây là một yếu tố quan trọng để xây dựng tính cách, là nguyên nhân sự phát
triển hành động của nhân vật, phát triển tình tiết diễn biến cốt truyện. Nó
thường được Nguyễn Du sử dụng "ở những chặng đường có ý nghĩa bước
ngoặt đối với vận mệnh nhân vật, ở những trường hợp kịch tính cao của tình
huống, của sự bộc lộ tính cách" [18, tr.251]. Có thể thấy, ngôn ngữ nhân vật
trong Đoạn trƣờng tân thanh là tâm trạng biểu lộ thái độ của nhân vật. Nó
xuất hiện như một kiểu lựa chọn, có cấu trúc nghệ thuật, lớp từ vựng và kiểu
cú pháp riêng, ngoài sự giao tiếp thực tiễn còn là phương tiện bộc lộ tính
cách. Như vậy, tìm hiểu cụ thể ngôn ngữ nhân vật Thúy Kiều chưa có một
công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu một cách kĩ lưỡng.

7


Từ những công trình nghiên cứu về Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn
Du thì cũng đã có những công trình nghiên cứu nhân sinh nhìn nhận dưới góc
nhìn Phật giáo.
Tác giả Huyễn Ý trong Truyện Kiều qua cách nhìn của ngƣời học Phật

cho rằng: “Nguyễn Du đã mƣợn những vần thơ để nói về những vấn đề của con
ngƣời trong cuộc sống, cùng cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn khổ đau để cõi
lòng đƣợc trong lặng, thong dong” [57, tr.6]. Với kinh nghiệm sống, tình
thương, sự thấu đạt Phật lí, Nguyễn Du đã chuyển Kim Vân Kiều truyện – một
tập truyện bình thường của Thanh Tâm Tài Nhân – thành một Đoạn trƣờng
tân thanh mang đậm tính dân tộc Việt Nam. Ngoài tính dân tộc ra, theo tác
giả, Đoạn trƣờng tân thanh còn có nghĩa thâm sâu của Phật pháp. Bên cạnh
đó, tác giả đưa ra lời nhận xét: “Thúy Kiều đƣợc Nguyễn Du xây dựng với hình
ảnh con ngƣời tài sắc tuyệt vời, hiện thân những tinh hoa con ngƣời - đó
chính là cách mà Nguyễn Du muốn ám chỉ đến cái tâm chân thật” [57, tr.32].
Tác giả cũng tập trung nhiều về những hình thức biểu hiện của sự khổ đau
cũng như những phương tiện để giải thoát những khổ đau ấy trong Đoạn
trƣờng tân thanh. Để rồi, tác giả đi đến kết luận: Truyện Kiều quả là một kiệt
tác, từ hình thức thi văn đến nội dung ý nghĩa... tác giả khéo léo mượn nhân
vật Thúy Kiều trong từng tình tiết để diễn đạt sự chuyển hóa tâm linh. Theo
đó, mọi sự hình thành đời sống đều nằm trong quy luật nhân quả, nghiệp báo
và luân hồi. Con người tự cột trói thì phải tự tháo cởi chứ không có thể làm
thay mình được. Tất cả hình thức, phương tiện và tri thức chỉ trợ duyên đánh
thức để nội tâm ta bừng tỉnh, là điều kiện thiết yếu gợi cho ta tỉnh giấc. Có
thức tỉnh rồi mới cảm thương những ai mê muội đắm chìm trong đêm tối –
đoạn trƣờng ai có qua cầu mới hay [57, tr.283 - 284].
Trong cuốn Thả một bè lau của tác giả Thích Nhất Hạnh nhận xét: “Khi
viết Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sống trong da thịt của nhân vật Thúy Kiều,
đã trở thành một với Kiều, cụ đã nói tâm sự của chính mình” [11, tr.5]. Tác giả

8


cũng đưa ý kiến về sự bàn luận Đoạn trƣờng tân thanh. “Trong quá khứ, đã
có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau về nội dung

của Truyện Kiều. Có nhà Nho đã liệt Truyện Kiều vào loại dâm thư, vì trong
truyện có tả đời sống của một cô gái bán dâm. Những nhà Nho ấy có thể đúng
về đạo đức của Nho giáo nhưng nếu dùng con mắt quán chiếu của một thiền
sư mà nhìn vào cuộc đời của Thúy Kiều, chúng ta có thể học từ một cuốn kinh.
Và Truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển, đọc Truyện Kiều với
con mắt quán chiếu tức là chúng ta đang tu tập” [11, tr.5 - 6].
Nhìn chung, những công trình này dưới góc nhìn của Phật giáo để tiếp
cận ở những góc độ chung: quan niệm về sự đau khổ, nguồn gốc của sự đau
khổ, giải thoát... nhưng chưa đưa ra quan niệm rõ nét về nhân vật cụ thể.
Có thể thấy, quan niệm nhân sinh trong Đoạn trƣờng tân thanh được
rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều phương diện, góc độ khác nhau.
Nhưng khai thác quan niệm nhân sinh trên phương diện lí thuyết diễn ngôn thì
chưa có một công trình nào đề cập đến.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu quan niệm
nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh nhìn từ lí
thuyết diễn ngôn hiện đại với mong muốn góp thêm một góc nhìn mới về kiệt
tác của dân tộc.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như:
Quan niệm nhân sinh, khái niệm diễn ngôn như một công cụ lí thuyết trong
nghiên cứu tác phẩm văn học, thân thế, thời đại của Nguyễn Du và nhân vật
Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh.
- Khảo sát thống kê những phát ngôn đối thoại và độc thoại về quan
niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh của
Nguyễn Du.

9



- Phân tích, luận giải quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều theo
lí thuyết diễn ngôn hiện đại. Từ đó chỉ ra tính chất mới mẻ trong ngòi bút
nhân đạo của Nguyễn Du.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu quan niệm nhân
sinh của nhân vật Thúy Kiều từ góc nhìn lí thuyết diễn ngôn hiện đại.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đoạn trƣờng tân thanh có nhiều văn bản ra đời, khi thực hiện đề tài này
chúng tôi dùng văn bản Nguyễn Du – Truyện Kiều, Nguyễn Thạch Giang
khảo đính và chú thích, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1973).
Bên cạnh đó, chúng tôi mở rộng phạm vi tìm hiểu tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để so sánh đối chiếu. Ngoài ra, chúng
tôi cũng tiến hành tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về diễn ngôn, về quan
niệm nhân sinh của các nhà nghiên cứu, phê bình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính sau:
6.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để cung cấp những số liệu
thống kê chính xác về diễn ngôn tạo cơ sở thực tế đáng tin cậy để từ đó đưa ra
những nghiên cứu tiếp theo. Sử dụng phương pháp nghiên cứu này chúng tôi
đưa ra những con số thống kê về độc thoại và đối thoại của nhân vật Thúy
Kiều trong Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du.
6.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm tìm hiểu các tài liệu có liên
quan đến đề tài. Phân tích các lời đối thoại nhân vật Thúy Kiều với các nhân
vật khác để thấy mối quan hệ giữa các nhân vật và nhận ra quan niệm nhân

10



sinh, tính cách của Kiều. Phân tích độc thoại nội tâm để thấy được đời sống
tinh thần phong phú, phức tạp của nhân vật.
6.3. Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành
Để làm rõ quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều chúng tôi đã sử
dụng phương pháp liên ngành. Kết hợp khai thác các tri thức văn học với các
tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác như: văn hóa, xã hội, Nho giáo,... trên cơ sở
kế thừa và khai thác thế mạnh của các ngành khoa học khác, tìm hiểu mối
quan hệ giữa các yếu tố đó và văn học.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham
khảo và Phụ lục, phần Nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chƣơng 2: Quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều qua các đối thoại
Chƣơng 3: Quan niệm nhân sinh của nhân vật Thúy Kiều qua độc
thoại nội tâm

11


NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Diễn ngôn và các mã cơ bản của diễn ngôn trong tiếp cận văn học
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn
“Diễn ngôn” là thuật ngữ mới của lý luận phương Tây, có tính liên
ngành, đa nghĩa và đang đóng vai trò nổi bật hiện nay trong ngôn ngữ học và
khoa học nhân văn. Thực chất, khái niệm diễn ngôn ra đời từ rất sớm. Sở dĩ
nó mới vì phải cho đến những năm gần đây giới nghiên cứu mới thực sự quan

tâm tìm hiểu một cách thấu đáo. Đặc biệt, trong các ngành khoa học xã hội và
nhân văn “diễn ngôn” trở thành một trong những thuật ngữ mang tính chất
chìa khóa.
Nhìn nhận một cách tổng quát, diễn ngôn nhấn mạnh thực tiễn giao tiếp
xã hội để phân biệt với lời nói cá nhân. Hoạt động diễn ngôn xã hội thể hiện
một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội của diễn ngôn đó mà
các cá nhân đều phụ thuộc vào. Khái niệm “diễn ngôn”, theo cách hiểu của
chúng ta ngày nay, lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm của các nhà tư tưởng
Marxist Liên Xô (như Bakhtin, Voloshinov, Medvedev…) trước khi được
phát triển và hoàn thiện, dưới những tên gọi khác nhau, bởi các tác giả tiền
1968 và hậu 1968 như Barthes, Althusser, Foucault, Derrida… mà đa số là
những trí thức theo chủ nghĩa bình dân, một số thực sự là Marxist. Ba nhà tư
tưởng lớn của thế kỉ XX đó là F. De Saussure, M. Bakhtin và M. Foucault là
những người đặt nền cho những hàm nghĩa mới của “diễn ngôn”. Vấn đề này
đã được tổng thuật một cách chi tiết trong công trình “Ba cách tiếp cận khái
niệm diễn ngôn” [24].
Đầu tiên, theo hƣớng tiếp cận về mặt cấu trúc, các nhà cấu trúc chủ
nghĩa cho rằng, “diễn ngôn” chính là cấu trúc của ngôn ngữ, cụ thể nhìn nhận
trong từng phát ngôn của con người, tức lời nói. Cấu trúc ở đây được hiểu là

12


cần tuân theo những nguyên tắc nhất định về việc tổ chức, sắp xếp logic hệ thống
ngôn từ theo một hệ chuẩn những quy tắc nhất định khi sử dụng ngôn ngữ.
Nhìn nhận “diễn ngôn” theo hƣớng tiếp cận phong cách học, nhà
nghiên cứu M. Bakhtin cho rằng diễn ngôn luôn thấm đẫm tư tưởng, cảm xúc,
thái độ chủ quan của người nói, hay nói cách khác, luôn tồn tại dƣới dạng kép
lời nói- tƣ tƣởng hệ. Từ cách nhìn nhận này, có thể thấy “diễn ngôn” có bản
chất là đối thoại.

Theo hƣớng xã hội học, nhà tư tưởng M. Foucault đã chỉ ra diễn ngôn
có thể vừa là một công cụ, vừa là hệ quả của quyền lực; đồng thời, cũng là
một vật cản, một khối chướng ngại vật, một mũi kháng cự và một điểm bắt
đầu cho chiến lược đấu tranh. Diễn ngôn làm lan truyền và sản sinh quyền
lực, nó củng cố chính nó, nhưng cũng hủy hoại nó và phơi bày nó, làm cho nó
yếu đi và khiến nó có thể gây trở ngại cho chính nó. Foucault cho rằng tri
thức là sản phẩm được tạo ra bởi các diễn ngôn. Và bởi đằng sau diễn ngôn là
quyền lực, cho nên, tri thức mà chúng ta có là kết quả của các mâu thuẫn về
quyền lực. Toàn bộ tri thức mà chúng ta có, thực chất là kết quả của quá trình
chinh phục các đối tượng, dùng quyền lực để áp đặt thước đo chuẩn mực lên
đối tượng.
Từ ba tư tưởng này, người ta không chỉ thấy được sự phát triển và phân
nhánh phức tạp của khái niệm diễn ngôn, mà còn quan sát được những bước
chuyển lớn trong tư duy lý luận văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân
văn nói chung. Từ việc tóm lược những cách tiếp cận chính đối với diễn ngôn,
có thể thấy các cách tiếp cận khái niệm tuy có khác nhau, song vẫn có một số
những luận điểm chung như sau:
Diễn ngôn là một ngôn ngữ/ lời nói trong giao tiếp. Vì là ngôn ngữ/ lời
nói trong giao tiếp (theo Bakhtin, diễn ngôn là nơi diễn ra sự tranh biện của tư
tưởng, theo Foucault, diễn ngôn là nơi xảy ra cuộc xung đột giữa các quyền
lực), nên nó có vai trò thiết lập nên mối quan hệ giữa người nói và người
nghe, giữa thông tin và kí hiệu. Do đó, muốn quá trình giao tiếp được thông

13


suốt, người ta phải nắm được mã diễn ngôn, một hệ thống những đơn vị và
cấu trúc chi phối việc vận hành của diễn ngôn đó.
Muốn giải mã diễn ngôn, phải tìm ra những cấu trúc bề sâu bên trong
các diễn ngôn. Tuy nhiên, mỗi học giả lại có một cách lí giải khác nhau về cấu

trúc này. Các nhà cấu trúc chủ nghĩa như G. Genette, R. Barthes, T. Todorov,
Greimas cho rằng, cấu trúc bề sâu của các diễn ngôn là một cấu trúc ngôn
ngữ trừu tượng, khái quát, có thể phân tích thành các yếu tố như ngôi, thời,
thể, thức, giọng (giống như các yếu tố ngôn ngữ trong một câu), và vì thế, họ
dùng bộ mã này để phân tích các diễn ngôn. Theo Bakhtin, đơn vị cấu trúc
nên các diễn ngôn (lời nói) là các phát ngôn. Các phát ngôn này lại được tập
hợp và tổ chức một cách chặt chẽ trong cái mà ông gọi là thể loại lời nói.
Theo M. Foucault, có những cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài chi phối
việc tạo lập và vận hành diễn ngôn. Cấu trúc bên trong gồm có: tri thức hệ,
nhân định, diễn ngôn/các diễn ngôn, thư khố, sự loại trừ bên trong diễn ngôn.
Các cấu trúc bên ngoài của diễn ngôn bao gồm: bình luận, những nghi thức,
tác giả.
Trên cơ sở sự tổng hợp các quan niệm khác nhau của các học giả trong
nghiên cứu diễn ngôn, dễ thấy có ít nhất hai mã chi phối việc tạo lập và vận
hành các diễn ngôn: mã hệ tƣ tƣởng, mã thể loại.
Vận dụng diễn ngôn - công cụ lý thuyết để nghiên cứu văn học, chúng
tôi coi diễn ngôn như một phương tiện văn học để phân tích quan niệm nhân
sinh của nhân vật Thúy Kiều. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi sử
dụng lí thuyết diễn ngôn để nghiên cứu các phát ngôn bao gồm có lời đối
thoại trực tiếp, lời độc thoại nội tâm của nhân vật Thúy Kiều dựa trên mã hệ
tư tưởng và mã thể loại.
1.1.2. Khái niệm về mã và mã hệ tƣ tƣởng, mã thể loại của lí thuyết diễn ngôn
1.1.2.1. Khái niệm về mã
“Mã” có thể được hiểu là sự ẩn chứa những bí mật chuyên dụng thuộc
một lĩnh vực nào đó mà nếu không có phương tiện, cách thức giải mã thì
chúng ta không thể nào tiếp nhận một cách thấu đáo về lĩnh vực ấy.

14



“Mã” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều trong lĩnh vực của
cuộc sống như: ngôn ngữ học, công nghệ thông tin, kí hiệu học, nghiên cứu
văn học... Theo nghĩa thông thường nhất, mã là nguyên tắc xây dựng mối
quan hệ giữa thông tin và kí hiệu.
Tìm hiểu sâu trong lĩnh vực ngôn ngữ học, người đầu tiên sử dụng khái
niệm mã là Saussure. Ông cho rằng lời nói là một phức hợp các phương tiện
mà chủ nói sử dụng mã của ngôn ngữ nhằm diễn tả suy nghĩ cá nhân. Tiếp đó,
tác giả R. Jacobson (gồm người phát, người nhận, thông điệp, tiếp xúc, mã,
ngữ cảnh), mã có vai trò rất quan trọng, giúp người tham gia giao tiếp có thể
hiểu được thông điệp và nhờ đó mà quá trình giao tiếp được thông suốt. Từ
những quan niệm được đưa ra về mã, có thể thấy những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, trong quá trình giao tiếp, người nhận muốn hiểu được thông
điệp của người gửi thì cần thông qua một sự quy ước ngầm hiểu của cả đôi
bên. Vì vậy có thể nói, “mã” có vai trò quan trọng trong việc hình thành mối
quan hệ giao tiếp. Tức là, nó là yếu tố xác lập nên mối quan hệ giữa ngƣời
phát tín hiệu và ngƣời nhận, giữa thông điệp và ý nghĩa thông điệp (nếu
không hiểu được mã văn hóa của một bộ tộc, chắc chắn khó có thể giao tiếp
với người dân của bộ tộc ấy, cũng như không hiểu được tiếng nước ngoài, ta
không thể giao tiếp với người ngoại quốc).
Thứ hai, trong lĩnh vực truyền tin, mã là một hệ thống ngôn ngữ đặc
biệt, bởi nó có những đơn vị và quy tắc tổ chức các đơn vị ấy thành một hệ
thống, giúp truyền đạt thông tin. Nó biến những tín hiệu ngôn ngữ từ định
dạng thông thường sang dạng thức mà chỉ một nhóm có cách “giải mã” mới
hiểu được.
Từ đó có thể suy ra, văn bản cũng có mã của nó. Đó là khi muốn tạo lập
văn bản cần có một hệ thống ngữ pháp tạo thành một chỉnh thể hợp lý về nội
dung và hình thức. Hệ thống ngữ pháp ấy chính là chìa khóa để giải mã thông
điệp giữa người gửi và người nhận trong giao tiếp. Tất nhiên, ngôn ngữ cũng

15



được coi là một mã. Bởi lẽ nó là nguyên tắc xác lập quan hệ giữa thông tin và
kí hiệu dạng lời nói hoặc chữ viết. Phải nắm được những qui tắc của ngôn
ngữ, người ta mới có thể giao tiếp. Văn hóa, văn học đều có một hệ thống mã,
mà dựa vào đó, người ta có thể tiếp cận được các tác phẩm và thích nghi với
một nền văn hóa. Văn hóa là yếu tố hệ thống, văn học là yếu tố bộ phận. Vì
thế muốn hiểu mã văn học cần nắm vững mã văn hóa.
1.1.2.2. Khái niệm mã hệ tƣ tƣởng
"Hệ tư tưởng" là khái niệm có nhiều cách lý giải khác nhau và chưa đi
đến thống nhất. Nhà tâm lý học người Mĩ McCLelland đã từng khẳng định
rằng: “Hệ tư tưởng” là khái niệm khó nắm bắt nhất trong toàn bộ khoa học xã
hội”. Hệ tư tưởng có nội hàm, đặc trưng và chức năng không giống nhau khi
nó được tiếp nhận, đánh giá từ lập trường, góc độ phân tích hay từ các quốc
gia khác nhau. Và để có thể định nghĩa và giải thích khái niệm “Hệ tư tưởng”
điều tất yếu chúng ta cần tìm hiểu về nguồn gốc xuất hiện và làm sáng tỏ nội
hàm của khái niệm.
Về mặt cấu tạo từ, trong tiếng Pháp, thuật ngữ “Hệ tư tưởng” (ideologie)
do hai bộ phận là ideo và hậu tố - logie hợp thành. Trong tiếng Hi Lạp ideo có
nghĩa là tư tưởng hoặc quan niệm, hậu tố - logie chính là lý luận, lý tính (hậu
tố đứng sau tiền tố có tác dụng chỉ một ngành khoa học, một học thuyết). Từ
sự phân tích cấu tạo từ vựng, có thể thấy nét nghĩa sơ khai của “Hệ tư tưởng”
chính là “quan điểm luận về tư tưởng”.
Trong “Tân từ điển xã hội học” do D.K. Mitchell chủ biên [25, tr.168],
ta thấy các kết quả nghiên cứu về “Hệ tư tưởng” đều cho rằng người sử dụng
khái niệm này sớm nhất chính là nhà triết học thời kỳ đại cách mạng Pháp
Antoine Destutt De Tracly (1754 – 1836). Vào những năm 1790, ông hình
thành lên thuật ngữ này để chỉ “khoa học về tư tưởng”, đối lập với siêu hình
học. Đến năm 1801, thuật ngữ này được ông chính thức sử dụng trong tiếng
phẩm gây tiếng vang “Những thành phần của hệ tƣ tƣởng” để nhằm biểu đạt


16


học thuyết về các nguyên tắc phổ biến và các quy luật phát sinh của tư tưởng,
được gọi là Ideology. Tuy nhiên, Napoleon, đã gọi Tracy là “nhà không tƣởng”
với quan niệm hư cấu sau khi nước Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh với
nước Nga (1812), khác hẳn với những gì ông từng ca ngợi Tracy trước đó. Từ
đó hàm nghĩa về “Hệ tư tưởng” đã có sự đổi khác từ nghĩa “lành mạnh” sang
“không lành mạnh”
Sau này thuật ngữ “Hệ tư tưởng” được sử dụng khá rộng rãi ở các nước
như Pháp, Đức, Anh, Italia. Nổi bật nó được nhắc đến, lí giải tập trung trong
hai tác phẩm “Hệ tƣ tƣởng Đức” và “Lời tựa góp phần phê phán khoa học kinh
tế chính trị” của K. Marx và F. Engels vào thập kỷ 1840. Qua hai tác phẩm
này, chúng ta hiểu “Hệ tư tưởng” được đề cập chính là lý thuyết những quan
điểm về hệ thống tư tưởng. Nó phản ánh đời sống của con người thông qua
những mối quan hệ của những nhóm trong xã hội phân theo từng tầng bậc,
với thế giới thượng tầng trong tổng hòa quan hệ xã hội. Tức là hệ tư tưởng
không thuộc về một cá nhân, một thành phần giai cấp nào cả mà nó cần được
nhìn nhận ở quy mô rộng lớn, bao gồm tất cả những vấn đề của toàn xã hội –
là sản phẩm chung của cả nhóm cộng đồng. Trên thế giới có thể kể đến những
hệ tư tưởng lớn như hệ tư tưởng mẫu hệ, hệ tư tưởng phong kiến…
Như vậy có thể thấy “Hệ tư tưởng” có xu hướng thể hiện ra bên ngoài
trong hình thái của một bức tranh thế giới mang tính chất khuôn mẫu, thể
hiện cách thức quan sát và miêu tả thế giới chung cho cộng đồng. Ví dụ như
hệ tư tưởng chủ nghĩa thực dân thể hiện trong bức tranh thế giới thuộc địa như
một xứ sở mông muội, tăm tối, lạc hậu cần được khai hóa, cần được cải tạo. Tư
tưởng nam quyền trong thời kì phong kiến Việt Nam lại thể hiện trong cách
miêu tả người phụ nữ như một đối tượng thụ động, yếu đuối, dễ sai khiến….
Bên cạnh đó, tư tưởng hệ có xu hướng loại bỏ những khám phá mang

tính chất cá nhân bằng cách tạo ra những khuôn mẫu của chủ thể, và khiến
cho những khuôn mẫu này được công nhận là hợp thức. Ví dụ: Hệ tư tưởng

17


nam quyền đã chi phối đến nền văn hóa trung đại Việt Nam, chỉ có những bậc
quân vương, danh thần... mới được phát ngôn. Cũng như vậy, hệ tư tưởng
thực dân khiến cho dân bản xứ bị tước mất tiếng nói, chỉ những kẻ đi khai
hóa, chinh phục mới được phát ngôn.
Tiếp theo là sự chi phối của tư tưởng hệ đã khiến cho trong mọi kí hiệu,
bao giờ cũng xuất hiện một lớp nghĩa bóng, nghĩa mở rộng, nghĩa phái sinhnhững lớp nghĩa dôi ra khỏi nghĩa đen, nghĩa chỉ vật, nghĩa nguyên sinh. Đó
có thể coi là lớp nghĩa văn hóa nằm chìm sâu trong các kí hiệu và thường
được kích hoạt trong những ngữ cảnh văn hóa nhất định.
Ngoài ra, bên trong tư tưởng hệ là những quyền lực có tham vọng trấn
áp và đồng hóa. Vì thế, sự đối lập giữa các hệ tư tưởng thực chất là cuộc xung
đột, va chạm giữa những quyền lực khác nhau trong một thiết chế xã hội.
Có thể thấy, văn học nghệ thuật tự bản thân nó là diễn ngôn hệ tư tưởng
vì văn học cũng là một diễn ngôn, mà mọi diễn ngôn, theo Bakhtin, đều tồn
tại dưới dạng kép: lời nói – hệ tƣ tƣởng. Nghiên cứu những phát ngôn/ lời nói
(đối thoại, độc thoại nội tâm) về nhân sinh của Thúy Kiều trong Đoạn trƣờng
tân thanh có thể nhận ra hệ tư tưởng chi phối tính cách nhân vật cũng như tư
tưởng của đại thi hào dân tộc.
1.1.2.3. Khái niệm mã thể loại
Nội dung của mỗi một tác phẩm văn học được bao chứa bởi một hình
thức nhất định mà quan trọng phải có sự kết dính về nội dung - hình thức. Từ
đó có thể suy ra việc vận dụng đúng thể loại chính là yếu tố quan trọng tạo
nên sự thành công của tác phẩm.
Có rất nhiều tài liệu đưa ra những khái niệm khác nhau về thể loại văn
học: Trong Từ điển thuật ngữ văn học, định nghĩa thể loại văn học là “dạng thức

của tác phẩm văn học, đƣợc hình thành và tồn tại tƣơng đối ổn định trong
quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách
thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tƣợng đời sống đƣợc

18


miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tƣợng
đời sống ấy” [10, tr.299].
Theo Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học - tập II, thể loại văn học
được định nghĩa như sau:“Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật
loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một
loại hình thức nhất định, tạo cho các tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh
thể” [42, tr.220].
Như vậy, nói đến thể loại văn học là nói đến phương thức tái hiện cuộc
sống và thể thức tái tạo tác phẩm hay thể loại là hình thức chỉnh thể của tác
phẩm văn học, trong đó có sự thống nhất và quy định lẫn nhau của các loại đề
tài, chủ đề, cảm hứng, hình thức nhân vật, kết cấu, lời văn.
Trong mỗi thể loại luôn có một cấu trúc tương đối ổn định và vững
chắc, làm thành bộ khung bất biến của thể loại, đóng vai trò chi phối việc tổ
chức các văn bản cụ thể. Cấu trúc ấy là sự khái quát hóa các thông tin thành
một hệ thống các đơn vị, qui tắc nhất định, gọi là mã thể loại. Ví dụ, mã thể
loại truyện truyền kì bao gồm yếu tố kỳ ảo từ không gian, thời gian cho tới
các nhân vật… Các đơn vị này được tổ chức để làm nổi bật yếu tố kì ảo và
yếu tố hiện thực. Mã thể loại của tiểu thuyết bao gồm hàng loạt các đơn vị
như sự kiện, nhân vật, cốt truyện, chi tiết… Tất cả các yếu tố ấy được tổ chức
để làm nổi bật một thế giới đang vận động, chưa hoàn kết.
Ngoài ra, mã thể loại còn gọi là ngôn ngữ thể loại, là yếu tố trung gian
trong cuộc giao tiếp nghệ thuật giữa ngƣời viết và ngƣời đọc, giúp cho cuộc
giao tiếp ấy được thuận lợi, thông suốt. Khi sáng tác một tác phẩm, bao giờ

nhà văn cũng phải lựa chọn và sử dụng một số mã thể loại nhất định, và khi
tiếp nhận, người đọc cũng cần dựa vào mã thể loại để lí giải tác phẩm. Như
vậy, để đọc – hiểu một tác phẩm văn học, trước hết chúng ta phải nắm vững
được đặc trưng thể loại của tác phẩm đó.
Đoạn trƣờng tân thanh của Nguyễn Du được viết theo thể truyện Nôm.
Tức là sử dụng thể loại tự sự nhưng không phải tự sự chính thống mà pha yếu

19


×