Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 3. Tự trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.12 KB, 4 trang )

Bài 3 tiết 3
Tuần dạy: 3
Ngày dạy:……….

TỰ TRỌNG

1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tự trọng.
- Hiểu biểu hiện của lòng tự trọng.
- Hiểu ý nghĩa của tự trọng với việc nâng cao phẩm giá con người.
1.2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện tự trọng trong học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ khác.
- Biết phân biệt việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự
trọng.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng nhận thức.
+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
+ Kĩ năng so sánh.
+ Kĩ năng ra quyết định.
1.3.Thái độ:
Tự trọng; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng.
2. Nội dung học tập:
Thế nào là tự trọng, biểu hiện của lòng tự trọng.
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên:
Câu chuyện về tính tự trọng.Bảng phụ.
3.2. Học sinh:
Bảng nhóm. Ca dao, tục ngữ về tự trọng.
4. Tổ chức các hoạt động dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:1’


- Kiểm diện học sinh:
……….….........……………………………………………………………
……….……….……………………………………………………………
4.2 Kiểm tra miệng:4’
Câu 1. Trung thực là gì? Em cho biết một số biểu hiện của người thiếu
trung thực? (7 điểm)
HS: Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải;
sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Nêu một số biểu hiện của người thiếu trung thực.
Câu 2. Em hãy nêu một việc làm thể hiện tính tự trọng? GV kiểm tra
tập vở HS.(3đ)
HS nêu được việc làm thể hiện tự trọng.


GV: Nhận xét, cho điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Hoạt động 1: Vào bài 2’
GV: Câu ca dao: “Ăn có mời, làm có khiến”
GV: Em có suy nghĩ như thế nào về nội
dung câu ca dao trên?
HS: Lối xử sự của người biết tự trọng.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện đọc .10’
HS: Đọc truyện theo phân vai.
GV: Cho HS thảo luận nhóm (3 phút)
Nhóm 1: Nêu những hành động của Rô – be
qua câu chuyện trên?
Nhóm 2: Vì sao Rô – be lại nhờ em mình trả
lại tiền cho người mua diêm?

Nhóm 3: Các em có nhận xét gì về hành
động của Rô – be?
Nhóm 4: Hành động của Rô-be đã tác động
như thế nào đến tình cảm của tác giả? Vì
sao?
HS: Thảo luận, trình bày ý kiến, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Chuyển ý.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài
học.17’
GV: Thế nào là tự trọng?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
* Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là coi
trọng danh dự, giá trị con người của mình;
không làm điều xấu có hại đến danh dự của
bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm
cũng như lòng thương hại của người khác.
* Chuẩn mực XH: đề ra để mọi người cùng
thực hiện như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân
phẩm, danh dự…
GV: Chia lớp làm hai đội, chơi trò chơi tiếp
sức (2 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết quả.
Đội a: Tìm hành vi biểu hiện tính tự trọng
trong thực tế?
HS: Giữ lời hứa, không quay cóp…

Nội dung bài học

I. Truyện đọc:

Một tâm hồn cao thượng.

II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là tự trọng?
Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn
phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá
nhân cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.

2. Biểu hiện của lòng tự trọng:


Đội b: Tìm những hành vi không biểu hiện
lòng tự trọng
HS: Sai hẹn, buông thả…
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Biểu hiện của tự trọng?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chốt ý.

Cư xử đoàng hoàng, đúng mực, cử
chỉ, lời nói có văn hóa; nếp sống gọn
gàng, sạch sẽ; tôn trọng mọi người, biết
giữ lời hứa; luôn làm tròn nhiệm vụ,
không để ai nhắc nhở, chê trách.

3. Ý nghĩa của tự trọng đối với việc
GV: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
nâng cao phẩm giá con người:
HS: - Đối với gia đình: Hạnh phúc, bình - Giúp con người có nghị lực vượt qua
yên, không ảnh hưởng đến thanh danh.

khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. có ý
- Đối với cá nhân: Nghiêm khắc với chí vươn lên tự hoàn thiện mình.
bản thân, có ý chí tự hoàn thiện.
- Tránh được những việc làm xấu có hại
- Đối với XH:Cuộc sống tốt đẹp, có văn cho bản thân, gia đình và xã hội.
hoá, văn minh.
- Được mọi ngườiquý trọng.
GV: Nhận xét, chốt ý.
- Họat động 3 : Liên hệ thực tế. Bài tập.5’
GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn
em đã làm thể hiện tính tự trọng?
III.Bài tập
HS: Trả lời.
* Bài tập a SGK/11-12
GV: Nhận xét, chuyển ý.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a SGK/11- Đáp án: Hành vi thể hiện tính tự trọng là:
1,2
12
HS: Làm bài tập.
* Bài tập c SGK/11-12
GV: Nhận xét, cho điểm.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập c SGK/11- Cách rèn luyện tính tự trọng:
- Phải biết nhận khuyết điểm khi mình có
12
thiếu sót.
Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính
- Phải nghiêm khắc với bản thân; sống
tự trọng?
chuẩn mực.
HS: Trả lời.

- Phải tôn trọng lẽ phải, tôn trọng người
Cách rèn luyện tính tự trọng:
- Phải trung thực với mọi người và chính khác, tôn trọng bản thân.
- Phải trung thực với mọi người và chính
bản thân mình.
bản thân mình.
- Giữ lời hứa.
- Giữ lời hứa.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Phải xa lánh những thói xấu như khúm
- Phê phán hành vi thiếu tự trọng….
núm, sợ sệt, nịnh hót, nói xấu sau lưng
GV: Kết luận bài học.
người khác.
- Suy nghĩ thận trọng trước khi hành
động.


4.4. Tổng kết: 4’
GV: Em hãy đọc 1 số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự trọng.
HS: - Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Giấy rách phải giữ lấy lề….
GV: Nhận xét cho điểm
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học tập:2’
* Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 11,12.
+ Làm các bài tập sách giáo khoa trang 11,12.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị 4: “ Đạo đức và kỉ luật”( Bài đọc thêm)

+ Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/ 12, 13.
+ Xem nội dung bài học và bài tập SGK/13, 14
5/ Phụ lục



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×