Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài 15. Bảo vệ di sản văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.42 KB, 5 trang )

Tuần 27
---------Tiết 27
-----------

Ngày dạy:
Lớp dạy:

Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1 Kiến thức:
- Nêu được khái niệm di sản văn hóa.
- Kể được tên một số di sản văn hóa ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa biết đấu
tranh, ngăn chặn những hành vi hoặc báo cho những người có trách nhiệm
xử ly
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
- RKN: Kỹ năng phân tích, so sánh về sự giống nhau và khác nhau giữa di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể, giải quyết các vấn đề, tư duy sáng tạo và
kỹ năng hợp tác đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn
hóa.
3.Thái độ: Tôn trọng và tự hào các di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Tranh, tình huống, phiếu học tập
2. Học sinh: Học bài, soạn bài
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên?
Câu 2: Chỉ ra các hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên


nhiên.
a. Chặt phá cây rừng bừa bãi.
b. Dùng mìn để đánh bắt cá.
c. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ động vật quy hiếm.
d. Đổ nước thải công nghiệp ra sông.
e. Trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc.
f. Xả khói, bụi bẩn ra không khí.
3. Bài mới:
- Trong dịp 26/3 vừa qua trường em đã tổ chức tham quan ở đâu?
- HS trả lời


- GV dùng hình ảnh địa danh HS đã đi thamquan để dẫn vào bài mới
Họat động của giáo viên và học sinh
Họat động 1: Quan sát ảnh và phân loại di sản văn hóa
* Mục tiêu: Nhận xét ảnh. Rút ra nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát 3 hình ảnh trong SGK và hỏi:
Cho biết địa danh nào gắn liền với di tích lịch sử, địa
danh nào là danh lam thắng cảnh, địa danh nào mang
giá trị văn hóa?
- HS trả lời
+ Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh là cảnh đẹp
thiên nhiên của đất nước được xếp hạng là thắng cảnh
thế giới.
+ Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó gắn liền với sự
kiện trọng đại ngày 5/6/1911 Bác Hồ ra đi tìm đường
cứu nước.
+ Di sản văn hóa Mĩ Sơn là công trình kiến trúc của
người Chăm phản ánh tư tưởng, văn hóa, tôn giáo,

nghệ thuật, … của nhân dân ta thời phong kiến.
- GV nhận xét chuyển y sang phần II
Hoạt động 2: Tìm hiểu thế nào là di sản văn hóa
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thế nào là di sản văn
hóa.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
-Theo em, bức tranh nào phản ánh giá trị vật chất, bức
tranh nào phản ánh gí trị tinh thần?
- HS trả lời
- GV nhận xét, dẫn dắt HS tìm hiểu các loại di sản văn
hóa?
- Có mấy loại di sản văn hóa?
- Vì sao những sản phẩm này lại gọi là di sản văn hóa?
- HS trả lời, GV nhận xét chốt y.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi cặp đôi nhanh nhất:
+ GV: Chia lớp thành 2 đội A và B
+ Đội A tìm những di sản văn hóa vật thể.
+ Đội B tìm những di sản văn hóa phi vật thể.

Nội dung kiến thức
I. Quan sát ảnh:

II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là di sản văn hóa?

- Di sản văn hóa: bao gồm di sản
văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể
- Là sản phẩm tinh thần, vật chất

có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ
này qua thế hệ khác.


+ Mỗi đội chọn 2 bạn nhanh nhất tham gia trò chơi.
+ 1 bạn lựa chọn thông tin, bạn còn lại gắn thông tin
vào bảng. Thời gian cho mỗi đội là 3 phút.
+ Sau 3 phút, đội nào tìm được nhiều thông tin và hoàn
thành sớm nhất sẽ là đội thắng.
- GV nhận xét trò chơi, giúp HS rút ra kết luận về di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể qua
các hình ảnh minh họa.
+ Di sản văn hóa phi vật thể: bao gồm tiếng nói, chữ
viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn
hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, …
+ Di sản văn hóa vật thể: bao gồm di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, …
- GV gọi HS nhắc lại hai loại di sản văn hóa trên.
- GV hướng dẫn HS phân biệt giữa di sản văn hóa vật
thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Giống nhau: Đều là những sản phẩm được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học.
+ Khác nhau:
. Di sản văn hóa vật thể: Là những sản phẩm vật chất
(di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật)
. Di sản văn hóa phi vật thể: Là những sản phẩm tinh
thần (được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu

truyền bằng miệng)
- GV cho HS trao đổi cặp thực hiện phiếu học tập số 1.
- Các cặp hoán đổi phiếu học tập cho nhau và đối chiếu
kết quả.
- GV đưa ra tình huống
- HS đọc và trả lời tình huống, GV dẫn dắt HS đi vào
phần 2.
- Họat động 3: Nêu được một số di sản văn hóa ở
nước ta.
* Mục tiêu: Giúp HS kể được một số di sản văn hóa ở
nước ta.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm: Kể tên một số di sản văn
hóa ở địa phương và ở nước ta mà em biết?
- HS hoạt động nhóm.

- Di sản văn hóa phi vật thể: bao
gồm tiếng nói, chữ viết, lối
sống, lễ hội, bí quyết nghề
truyền thống, văn hóa ẩm thực,
trang phục truyền thống, …
- Di sản văn hóa vật thể: là sản
phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, bao gồm di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh…

2. Một số di sản văn hóa ở
nước ta:



- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét chung và giúp HS rút ra kết luận.
- GV dung hình ảnh giới thiệu một số di sản văn hóa ở
nước ta
Lễ hội đền Hùng, múa rối nước, trống đồng Đông Sơn,
Cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, Hoàng thành Thăng
Long, …
- GV gọi HS nhắc lại một số di sản văn hóa ở nước ta.
- GV giới thiệu một số di sản văn hóa ở địa phương
như: Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, di tích nhà trăm
cột, nghề dệt chiếu, khu di tích Vàm Nhựt Tảo, lễ hội
làm chay, …
-Tích hợp KNS: Em có suy nghĩ gì khi địa phương
em có nhiều di sản văn hóa?
- GV liên hệ giáo dục HS phải biết tự hào, giữ gìn và
phát huy những di sản văn hóa của địa phương.
- GV cho HS xem đoạn video về một số di sản văn hóa
phi vật thể được Unesco công nhận là di sản thế giới.

Áo dài, lễ hội đền Hùng, múa
rối nước, Cố đô Huế, đô thị cổ
Hội An, Hoàng thành Thăng
Long, Vịnh Hạ Long, trống
đồng Đông Sơn, …

- HS thảo luận thực hiện phiếu học tập số 2
Xác định những di sản văn hóa được Unesco công
nhận là di sản văn hóa thế giới.

- GV gọi HS đọc bài tập b
- HS làm bài tập b
-> Đồng tình với y kiến của bạn Dung vì: làm như vậy
sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, làm ô nhiêm môi
trường, có nguy cơ hủy hoại danh lam thắng cảnh Vịnh
Hạ Long.
- GV liên hệ thực tế giáo dục HS y thức bảo vệ môi
trường.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC Ở NHÀ:
1. Củng cố:
- GV tổ chức cho HS trò chơi bông hoa bí ẩn
- GV phổ biến cách chơi: HS có thể chọn bất kì bong hoa nào trên màn hình
và giải đáp những điều bí ẩn của bông hoa. Tuyên dương những HS giải đáp
đúng.


2. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với tiết học tiết này:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập c,d trong sgk
* Đối với tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài 15: “Bảo vệ di sản văn hóa” (TT).
- Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa.
- Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?




×