Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ôn tập kinh tế lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.77 KB, 8 trang )

CHƯƠNG 1
1.
2.

3.

Thị trường lao động là đối tượng của Kinh tế lao động
Đúng. Vì kinh tế lđ nghiên cứu thị trường lđ hoạt động như thế nào
Nhà nước là một chủ thể trên thị trường lao động
Sai. Vì có 2 chủ thể chính trên thị trường lao động: các lao động, các doanh
nghiệp và chính phủ.
Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Lao động
Đúng. Cùng với các giả định đơn giản hóa, kinh tế lđ cũng sử dụng phương
pháp mô hình hóa. Thông qua đó, các mối quan hệ chủ yếu trên thị trường
lao động được thể hiện và những ảnh hưởng của chúng với nhau được
nghiên cứu.

CHƯƠNG 2
1.

2.

3.

4.

Mô hình lựa chọn 2 hàng hóa được sử dụng để nghiên cứu cung lao
Đúng. Vì các cá nhân tìm cách tối đa lợi ích của mình qua lựa chọn tiêu
dùng cả 2 hàng hóa và nghỉ ngơi
Nghiên cứu hành vi của người lao động là cách tiếp cận nghiên cứu cung
lao động


Sai. Vì cung lđ được xem xét dưới góc độ nhóm tuổi, giới tính, phân bố theo
thành thị nông thôn, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật.
Người lao động quyết định số giờ làm việc theo nguyên tắc tối đa hóa
thu nhập của mình
Độ dốc của đường đẳng ích khi kết hợp làm việc và nghỉ ngơi cho biết tỷ
lệ đánh đổi lợi ích giữa hai hàng hóa này
Đúng. Độ dốc đường bàng quan đo lường tỷ lệ đánh đổi khi một người vui
lòng từ bỏ một lượng thời gian nghỉ ngơi nào đó để nhận lại tiêu dùng thêm
một lượng hàng hóa, trong khi tổng lợi ích không thay đổi.

5.

6.

Giới hạn ngân sách của lao động xuất phát từ giới hạn về thời gian
trong một tuàn.
/.3Đúng.
Người lao động quyết định làm việc khi mức tiền lương thị trường bằng
với mức tiền tới hạn của họ
Sai. Vì người lđ quyết định làm việc khi mức tiền lương thị trường lớn hơn
mức tiền lương tới hạn


7.

8.

9.

Tiền lương tới hạn là mức tiền lương chung cho các lao động trên thị

trường
Đúng. Vì tiền lương tới hạn là tiền lương tạo cho người ta sự bàng quan giữa
làm việc và không làm việc. Tiền lương tới hạn cho biết mức tăng thêm tối
thiểu trong thu nhập để tạo sự bàng quan giữa ở lại tại điểm lười E và làm
việc giờ thứ nhất.
Người lao động nhận được lợi ích cao nhất khi quyết định số giờ làm
việc trong tuần khi lợi ích biên nhận được từ mỗi đồng nghỉ ngơi bằng
lợi ích biên nhận được từ mỗi đồng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ
Tác động động thay thế khi tiền lương tăng làm tăng số giờ làm việc
Đúng. Vì sự tác động thay thế miêu tả sự thay đổi của giỏ tiêu dùng tối ưu
do tăng lương, khi lợi ích không đổi. Bằng việc di chuyển dọc theo đường
đẳng ích, thu nhập thực tế của người lao động ko đổi. Tác động thay thế vì
vậy tách khỏi tác động tăng lên trong mức giá của thời gian nghỉ ngơi với
giờ làm việc khỏi ảnh hưởng của thu nhập. Tiền lương tăng người lao động
dành ít thời gian chi tiêu cho nghỉ ngơi, do vậy sự tăng lên của tiền lương
giảm cầu đối với nghỉ ngơi và tăng số giờ làm việc.

Tác động động thu nhập khi tiền lương tăng làm tăng số giờ làm việc
Sai. Vì sự tác động của thu nhập được tách biệt khỏi sự thay đổi trong giỏ
tiêu dùng đã được sinh ra từ thu nhập tăng thêm từ tiền lương. Và tác động
thu nhập vì thế tăng cầu nghỉ ngơi và cắt giảm số giờ làm việc.
11. Trợ cấp bằng tiền sẽ tăng thu nhập cho lao động và giảm cung lao động
10.

CHƯƠNG 3
1.

2.

Trong toàn bộ cuộc sống của mình, lao động sẽ làm việc khi tiền lương

cao và nghỉ ngơi khi tiền lương thấp để tối đa hóa lợi ích của họ
Đúng. Vì quyết định tiêu dùng hàng hóa và nghỉ ngơi được đưa ra trong toàn
bộ cuộc đời con người, người lao động có thể sẽ đánh đổi một số thời gian
hôm nay để nhận lại tiêu dùng nhiều hơn ngày mai. Những lập luận cho thấy
nên tìm kiếm giải pháp tối ưu để làm việc nhiều khi tiền lương cao và chú
trọng nghỉ ngơi khi tiền lương thấp.
Nhà nước khuyến khích đào tạo lao động khi họ rơi vào thất nghiệp vì
lợi ích của đào tạo cao nhất


3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Thu nhập trong dài hạn sẽ tăng do trong dài hạn người lao động sẽ
nhận được tiền lương “tiến hóa” hay do tích lũy vốn con người nhiều
hơn
Đúng. Vì trong dài hạn, người lao động già đi theo mỗi năm nhưng kinh
nghiệm vì thế mà cũng tăng lên nên tiền lương sẽ cao hơn, người ta gọi đó là
tiền lương “tiến hóa”. Còn tùy vào thành tích mà sẽ tăng lương.

Người về hưu quyết định tiếp tục làm việc là để tới đa hóa thu nhập cả
đời
Đúng. Vì thu nhập cả đời khi làm việc lớn hơn khi về hưu.
Tăng trợ cấp hưu trí sẽ giảm cung lao động
Đúng. Vì sự tăng lên trong trợ cấp hưu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người
lao động, tăng cầu với nghỉ ngơi, giảm thời gian làm việc để nghỉ hưu sớm
nên sẽ giảm cung lao động
Tăng mức lương thị trường sẽ tăng cầu nghỉ ngơi của người về hưu
Đúng. Người lao động với mức tiền lương cao có cơ hội lựa chọn lớn và
chắc chắn sẽ tiêu dùng nghỉ ngơi nhiều hơn, vì vậy người lao động cần nghỉ
hưu sớm hơn
Tỷ lệ tăng dân số của quốc gia sẽ tăng khi thu nhập bình quân đầu
người GDP/người tăng
Đúng. Vì khi thu nhập tăng thì sẽ muốn đẻ nhiều (giả sử các yếu tố khác
không đổi). Con cái là hàng hóa đắt đỏ mà thu nhập tăng thì chi phí nuôi dạy
không thành vấn đề.
Chi phí nuôi dạy con cái (bao gồm cả chi phí cơ hội như thời gian người
mẹ nghỉ việc chăm con, chi phí thời gian dạy con…) tăng lên sẽ làm
giảm tỷ lệ tăng dân số
Đúng. Vì khi chi phí giáo dục càng cao thì số con giảm với hệ số co dãn
bằng -0,1524 nghĩa là khi chi phí giáo dục tăng thêm 10 ngàn đồng tháng thì
số con giảm đi 0.152 trong hộ gia đình. Sự tăng chi phí trực tiếp của con cái
sẽ làm giảm cầu con cái
Nếu nhà nước tăng học phí và phí khám chữa bệnh sẽ hạn chế tỷ lệ tăng
dân số

CHƯƠNG 4
1.

Doanh nghiệp có thể quyết định cầu lao động của mình một cách trực

tiếp
Sai. Vì cầu lao động quyết định dựa vào đơn đặt hàng hoặc cầu sản phẩm,
không thể trực tiếp


2.

3.

4.

5.
6.

Hàm sản xuấkt là cơ sở để doanh nghiệp quyết định số lao động muốn
thuê
Sai. Vì số lượng lao động phụ thuộc vào chi phí tiền lương, giá bán và sản
lượng
Sản phẩm biên của lao động và vốn theo hàm sản xuất Y = K0.5 L0.5 đều
dương
Đúng. Vì sản phẩm biên của vốn đạo hàm theo K, sản phẩm biên của lao
động đạo hàm theo L mà K và L đều dương
Trong ngắn hạn đường VMPElà đường cầu lao động
Đúng. Đường cầu ngắn hạn được xác định bằng đường giá trị sản phẩm biên
(VMPe) vì giá trị sản phẩm biên của lao động giảm do số lao động được
thuê nhiều hơn
Đường cầu lao động dài hạn là đường dốc xuống
Dộ dốc của đường đồng lượng của doanh nghiệp trong dài hạn cho biết
tỷ lệ thay thế biên giữa lao động và vốn sản xuất
Đúng. Độ dốc đường đồng lượng là tỉ lệ thay thế biên (denta K/ denta L) cho

biết tỉ lệ giữa lao động và vốn sản xuất (vốn và lao động có khuynh hướng
thay thế)

7.
Tình huống: Hãy sử dụng số liệu trên bảng 4.1 trang 126 giáo trình Kinh tế
lao động để chứng minh rằng quyết định thuê đơn vị lao động thứ 8 của
doanh nghiệp sẽ đem tới cho họ lợi nhuận “tối đa”
Trong ví dụ, sản phẩm biên của lao động thứ 3 được thuê là 20 đơn vị, nhưng sản
phẩm biên của lao động thứ 4 chỉ là 19 đơn vị và sản phẩm biên của lao động thứ 5
chỉ còn là 17 đơn vị. Những lao động được thuê đầu tiên làm tăng sản lượng thực
tế nhiều vì các lao động có được chuyên môn hóa trong công việc được xác định
rất chi tiết tỉ mỉ. Do rất nhiều lao động được tăng thêm với tổng số tư bản được cố
định nên kết quả đạt được từ chuyên môn hóa giảm xuống và sản phẩm biên của
lao động cũng giảm xuống. Giả định rằng giá của sản phẩm đầu ra là 2 ngàn đồng,
lao động thứ 8 được thuê khi đó có thể đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp
22 ngàn đồng. Giả định rằng tiền lương trên thị trường lao động là 22 ngàn đồng.
Như trên hình vẽ (4-2 sgk/133), doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận khi đó sẽ thuê
lao động thứ 8. Tại mức thuê mướn lao động này, giá trị sản phẩm biên của lao
động bằng với mức lương và đường giá trị sản phẩm biên đang đi xuống, hay:
VMPe = w và VMPe đang giảm. Nếu doanh nghiệp thuê lao động thứ 7 thì DN sẽ
nhận đc doanh thu biên nhiều hơn so với chi phí để thuê lđ đó (giá trị sp biên của


lđ thứ 7 là 26 ngàn và tiền lương chỉ là 22 ngàn), thuê nhiều hơn lđ thứ 8 giá trị sản
phẩm biên ít hơn chi phí thuê nó (giá trị sản phẩm biên của lđ thứ 10 chỉ 14 ngàn).
Từ điểm tối đa hóa lợi nhuận trên hình vẽ, DN ko có lợi gì khi thuê nhiều hơn 8 lao
động.

CHƯƠNG 5
1.


2.

3.

4.

Cân bằng thị trường lao động sẽ là trạng thái nguồn lực lao động của
nền kinh tế được phân bổ hiệu quả nhất
Sai. Vì cân bằng thị trường tạo ra sự phân bỏ hiệu quả các nguồn nhân lực.
Cân bằng giữa các thị trường lao động do dịch chuyển lao động sẽ giúp
cho phân bổ lao động hiệu quả hơn
Đúng. Lao động giữa 2 thị trường có sự chênh lệch tiền lương => doanh
nghiệp tận dụng được lao động với chi phí thấp => phân bổ lao động hiệu
quả.
Thị trường công việc cho bác sỹ sẽ cân bằng theo mô hình mạng nhện
với điều kiện cầu co dãn hơn cung, thị trường cần có thời gian để điều
chỉnh và không tính tới sự di chuyển của lao động từ nơi khác tới.
Sai. Vì cầu co dãn hơn thì sẽ không có mô hình mạng nhện
Tăng mức đóng BHXH sẽ tác động không tốt tới tình hình thị trường
lao động nếu không có những điều chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp từ nhà
nước.
Đúng. Vì BHXH là chi phí tiền lương mà thuê lao động thì ảnh hưởng đến
chi phí tiền lương => ảnh hưởng đến cầu lao động

Hãy bình luận về chính sách hạn chế lao động nhập cư của chính quyền thành
phố Đà nẵng

Chương 6
1.


2.

Lợi ích biên của rủi ro công việc khác với lợi ích biên từ tiêu dùng hàng
hóa
Đúng. Vì lợi ích biên của rủi ro đem lại sợ hãi => giá trị âm, lợi ích biên của
hàng hóa đem lại sự sung sướng => giá trị dương
Người lao động lựa chọn cung lao động trên thị trường các công việc có
mức rủi ro vẫn theo nguyên tắc tiền lương thị trường cao hơn mức
lương tới hạn của họ


Mức giá tới hạn khác nhau trong công việc rui ro vì người lao động có
mức lo ngại khác nhau về độ rủi ro của công việc.
Đúng. Vì nếu thu nhập của người LĐ tăng lên đến mức ngàn nào đó vì LĐ
chuyển từ công việc an toàn sang công việc rủi ro, anh ta sẽ bàng quan với
cuộc sống khi được đặt vào sự rủi ro tăng thêm. Vì vậy Lđ ngại rủi ro thì giá
tới hạn sẽ rất cao, còn người LĐ không suy nghĩ tới sự tồn tại sự rủi ro thì
giá cả tới hạn nhỏ.
4. Người “thích” rui ro có đường bàng quan ít dốc so với người ngại rủi
ro.
Đúng. Vì đường bàng quan là đường mô tả tập hợp các lựa chọn của người
LĐ khi kết hợp giữa thu nhập và rủi ro, độ dốc của ĐBQ cho biết thông tin
mức độ ngại rủi ro nghề nghiệp của người LĐ, càng ngại rủi ro thì mức tiền
lương càng lớn. Vì vậy nếu LĐ rất ngại rủi ro thì đường bàng quan của anh
ta sẽ rất dốc.
5. Quyết định của doanh nghiệp về mức rủi ro của môi trường làm việc
vẫn theo quy tắc tối đa hóa lợi nhuận
Đúng. Vì sự lựa chọn của DN phụ thuộc vào lợi ích của việc cung cấp môi
trường công việc an toàn hay gánh nặng hơn về chi phí để thay đổi rủi ro từ

nơi làm việc.
- DN tối đa hóa lợi nhuận đưa ra môi trường làm việc rủi ro (1 > 0)
- DN tối đa hóa lợi nhuận đưa ra môi trường làm việc an toàn (1 < 0)
6. Hàm sản xuất vẫn được sử dụng để xác định cầu lao động với công việc
rủi ro vì cầu lao động là cầu gián tiếp.
7. Sản phẩm biên của rủi ro theo hàm sản xuất chỉ có 2 đầu vào số lao
động và rủi ro khác với hàm sản xuất với đầu vào là lao động và vốn.
8. Mô hình thị trường lao động với công việc rủi ro không khác gì mô hình
thị trường lao động
Đúng. Vì đều là thị trường với công việc rủi ro.
9. Nhà nước cần can thiệp vào thị trường lao động với công việc rủi ro
Đúng. Vì người LĐ không nhận thức được họ nhận được lợi ích nhiều hơn
khi tham gia vào môi trường làm việc rủi ro với mức rủi ro và xác suất rủi ro
cao. Vì vậy nhà nước cần tham gia để tăng lợi ích của người LĐ
10. Đường đồng lợi nhuận của doanh nghiệp đưa ra môi trường công việc
rủi ro dốc lên và có mức lợi nhuận khác nhau giữa các điểm
Đúng vì các Dn phải chi nhiều tiền để có môi trường làm việc an toàn ( cắt
giàm tiền lương trả cho LĐ)-> Đường ĐLN dốc lên. Tuy nhiên thì trên
đường ĐLN thì các điểm đều có cùng một mức lợi nhuận.`
11. Giá của mạng sống là chi phí cơ hội khi lao động làm công việc rui ro
3.


Đúng. Vì giá của một sinh mệnh là số tiền những người LĐ sẽ trả để giảm
thiểu khả năng một người trong số họ sẽ gặp phải tai nạn LĐ chết người
trong bất kì năm nào. Lựa chọn làm việc trong môi trường rủi ro để nhận
mức lương cao hơn thì người LĐ sẽ chấp nhận trả số tiền giảm thieur khả
năng nếu có người LĐ chết. (CPCH là lợi ích mất đi khi ta chọn một trong 2
lựa chọn).
12. Nhà nước tham gia vào thị trường lao động công việc rui ro sẽ làm cho

cầu lao động và mức lương giảm.

Chương 7
Những người làm việc lâu năm trong một công việc sẽ tích lũy nhiều vốn
con người
2. Vốn con người của lao động là bất biến
3. Vốn con người cũng giống vốn vật chất bị hao mòn trong quá trình sử
dụng và cần có sự bù đắp.
4. Quyết định học cũng dựa trên sự mong muốn tối đa hóa lợi ích của
người lao động
5. Quyết định đi học nghề là quyết định đầu tư
6. Tỷ lệ chiết khấu trong công thức tính giá trị hiện tại dòng thu nhập
chính là chi phí của đầu tư vào vốn con người
Đúng. Vì Tỷ lệ chiết khấu là chi phí đầu tư vốn con người.
Khi đầu tư
lãi suất càng cao -> đầu tư càng cao
Chi phí là lãi suất đầu tư
7. Một người khí học đến năm thứ hai đại học có MRR = 7% trong khi lãi
vay ngân hàng để đi học là 8% thì người này vẫn cố gắng học cho xong đại
học
8. Đường tiền lương học vấn cho biết năng lực của một người
Đúng. Vì người năng lực khác nhau nằm trên đường tiền lương học vấn khác
nhau
9. Đường tiền lương học vấn cao cho biết mức lương cao hơn mỗi năm đi
học
10. Doanh nghiệp thuê lao động sẽ chỉ xem bằng tốt nghiệp của trường đại
học là cơ sở để tuyển dụng lao động
Đúng. Vì cơ sở là dấu hiệu để tuyển dụng LĐ ( chỉ là 1 trong các yếu tố
tuyển dụng)
11. Thời gian thử việc để kiểm chứng tín hiệu về năng suất lao động của lao

động
1.


Chủ doanh nghiệp là người bỏ ra chi phí đào tạo nghề cho lao động
Sai vì không chỉ riêng chủ Dn mà người LĐ cũng bỏ ra chi phí đào tạo nghề
cho LĐ
13. Doanh nghiệp bỏ tiền đào tạo nghề và trả trợ cấp khi học nghề cho lao
động là sự hào phóng của doanh nghiệp.
Sai vì khi Dn bỏ tiền đào tạo nghề và trả trợ cấp khi học nghề cho LĐ thì họ
sẽ trả tiền lương thấp hơn sau đào tạo.
14. Đi học lúc nào cũng tốt
Sai vì khi học sớm thì kiến thức nhiều nên sẽ tham gia thị trường LĐ sớm.
12.

Tình huống: các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới khuyên chính phủ các
nước đang phát triển nên áp dụng chính sách phổ cập giáo dục tiểu học như
cách thức giảm nghèo bền vững. (Khi thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học nhà
nước sẽ tài trợ học phí hoàn toàn)

Chương 8
1.

2.

3.

4.

Dịch chuyển lao động là sự bổ sung của cơ chế phân bổ lao động của thị

trường
Đúng. Cơ chế thị trường LĐ sử dụng để phân bổ LĐ cho các Dn gọi là di
chuyển lĐ. Đó là cách giải quyết chủ yếu về di chuyển trên thị trường LĐ
Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng di cư ở các nước đang phát triển là
do chính trị
Sai. Vì sự di chuyển LĐ chịu tác động của các nguyên tố cơ bản
- Người LĐ cần phải thực hiện tình hình kinh tế của mình ->
Nước ta
mưu sinh
Phát triển kinh tế
- Dn cần thuê LĐ có năng suất cao hơn
Người lao động di chuyển coi như đầu tư vào vốn con người
Đúng. VÌ khi đầu tư vào vốn con người, người LĐ sẽ đánh đổi chi phí cơ hội
để đến trường -> nâng cao trình độ -> mong muốn thu nhập cao hơn để bù
vào chi phí đã mất.
Áp dụng khung vốn con người vào di cư ta có thể thấy : Khi di cư, LĐ sẽ
tính toán -> chi phí di chuyển, đánh đổi mức lương hiện tại -> di cư -> mong
muốn thu nhập cao hơn bù vào chi phí di cư, nếu thất nghiệp sau di cư < chi
phí di cư -> k di cư
Người di cư cũng muốn tối đa hóa lợi ích của mình
Đúng. Vì di cư cũng như là một sự đầu tư vào vốn con người. Người LĐ đầu
tư vào vốn con người để tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập cả đời.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×