Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ - MÔN SINH LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.98 KB, 19 trang )

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ NHIỄM
SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ - MÔN SINH LỚP 9
PHẦN I : BÀI TẬP VỀ NST
Dạng 1 : Số loại Kiểu gen của cơ thể, loài hay tế bào:
- Kiến thức liên quan:
+ các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau -- > chúng PLĐL.
+ các gen nằm trên cùng 1 cặp NST luôn di truyền cùng nhau--> liên kết gen. ·
- Nếu bài cho 1 số cặp gen dị hợp, yêu cầu viết KG có thể có thì cần chú ý những
gì để tránh viết nhầm, thiếu.
- Lưu ý 1: Nếu đề dùng từ “Xét a cặp gen alen” thì số KG tối đa của loài có thể
có được tính như sau:
+1 cặp alen có 3 kiểu: VD: AA, Aa, aa. Nếu có n cặp gen PLĐL thì có 3n KG.
+ Nếu có 2 cặp gen liên kết thì luôn có 10 kiểu.
+ Nếu 1cặp gen nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y thì có 5 kiểu .
VD1: Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu
A, a và B, b. Các gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các kiểu
gen có thể có của tế bào đó.
Giải: - Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) →
AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb
- Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB,
AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.
VD2: Xét 2 cặp gen alen: T, t và R, r. Hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể
có trong quần thể. Biết rằng cặp NST giới tính ở loài này là XX và XY. Biết
các gen này không nằm trên nhiễm sắc thể Y.
GIẢI
* Nếu cả hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau: Số kiểu gen: 3x 3
=9
* Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường: Số kiểu gen: 10
* Một cặp nằm trên NST thường, một cặp trên X không alen tương ứng trên Y.
Số kiểu gen: 3x 5 = 15
1




* Hai cặp đều nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y Số kiểu
gen: 14
Lưu ý 2: Nếu đề dùng từ “trong tế bào sinh dưỡng mang các gen A,a,B,b...” hay
nói cụ thể trên cặp NST chứa cặp gen nào đó--> KG của tế bào loài đó chỉ cần
viết dưới dạng chứa các gen đã cho chứ không viết các KG tối đa có thể có như
các VD ở lưu ý 1.
VD3: Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương
đồng, cặp thứ nhất (cặp nhiễm sắc thể giới tính) chứa 1 cặp gen đồng hợp
AA, cặp thứ hai chứa 2 cặp gen dị hợp (Bb và Dd), cặp thứ ba chứa 1 cặp
gen dị hợp (Ee). Viết các kiểu gen có thể có trong tế bào của loài này.
GIẢI
* Các kiểu gen có thể có: + XA XA (BD/bd)Ee
+ XA XA (Bd/bD)Ee
VD 4: Trong tế bào sinh dưỡng của một loài mang các gen A, a, B, b, D, d.
Hãy xác định kiểu gen có thể có của tế bào đó?
GIẢI:
- TBSD lưỡng bội bình thường:
+ Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau: AaBbDd
+ Hai cặp gen nằm trên một cặp NST:
Aa

AB
Ab
AD
Ad
BD
Dd ,
Dd ,

Bb ,
Bb , Aa
,
ab
aB
ad
aD
bd

Bd
bD

+ Cả ba cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST :

ABD ABd AbD aBD
,
,
,
abd abD aBd Abd

- Tế bào sinh dưỡng đột biến:
+ Đa bội thể: 0.25 điểm AAaaBBbbDDdd, ...
+ Thể dị bội AAaBbDd, ...
Dạng 2: Số loại giao tử của cơ thể, loài, thực tế và tối đa của 1 tế bào?
1. Số loại giao tử của cơ thể, loài:
* Kiến thức liên quan: Một loài( hay một cơ thể ) có n cặp NST khác nhau về cấu
trúc (giảm phân bình thường không có hiện tượng TĐC)

2



+ Số loại giao tử tạo ra là: 2n
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử : 1/2n
Bài tập 1: Ở một loài động vật có 4 nhóm gen liên kết. Mỗi NST đơn trong
từng cặp NST đều có cấu trúc khác nhau. Khi giảm phân bình thường cho
mấy loại giao tử khác nhau về nguồn gốc?
GIẢI:
- Số nhóm gen liên kết= 4= số lượng NST trong bộ đơn bội( n)---> 2n =8
- Số loại giao tử tạo ra là: 2n = 24 = 16 (giao tử)
Bài tập 2: Cá thể F1 có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên NST thường.
Hãy viết các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử khi F1 giảm phân bình
thường.
GIẢI
+ TH1 : Aa và Bb cùng nằm trên 1 căp NST:
- Nếu KG là AB/ ab cho 2 loại : AB = ab = ½
- Nêu KG là Ab/ aB cho 2 loại : Ab = aB = 1/2 ( Có thể mở rộng thêm TH xảy ra
TĐC) + TH2 : Aa và Bb nằm trên 2 căp NSTkhác nhau cho 4 loại : AB = Ab =
aB =ab = 1/4 2. Số loại giao tử thực tế của một tế bào Giảm phân:
* Kiến thức liên quan: * Số loại giao tử thực tế tạo ra khi 1 tế bào sinh giao tử
giảm phân tạo giao tử là:
+ Từ 1 tế bào sinh tinh cho 2 loại tinh trùng trong tổng số 2n loại tinh trùng.
+ Từ 1 tế bào sinh trứng cho 1 loại trứng trong tổng số 2n loại trứng.
+ Từ một tế bào sinh trứng tao ra 2 loại thể cực trong tổng số 2n loại của loài
Lưu ý : nếu có n cặp gen dị hợp nằm trên n cặp NST tương đồng khác nhau hoặc
có n cặp NST tương đồng khác nhau thì số cách sắp xếp hay trường hợp hay khả
năng xảy ra luôn được tính = 2n : 2, vì mỗi tế bào khi ở kì giữa của giảm phân
chỉ có 1 cách sắp xếp NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Với mỗi
cách sắp xếp à kết quả của GP I chỉ cho 2 kiểu NST kép ở 2 tế bào con à Kết
thúc GP II luôn được 4 giao tử với 2 loại, mỗi loại với số lượng : 2 giao tử.
VD1 : Một tế bào sinh tinh ở động vật có kiểu gen AaBb, qua giảm phân

thực tế cho ra những loại giao tử nào? (Biết quá trình giảm phân diễn ra
bình thường).
3


GIẢI:
- Về mặt thực tế sẽ tạo ra các loại giao tử sau:
- Trường hợp 1: AB và ab
- Trường hợp 2: Ab và aB.
VD 2: Một tế bào sinh dục có bộ NST kí hiệu :
a) Nếu đó là tế bào sinh tinh thì thực tế cho bao nhiêu loại tinh trùng( TT) ?
Viết tổ hợp NST của các loại TT đó? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu?
b) Nếu đó là tế bào sinh trứng thì thực tế cho bao nhiêu loại trứng? Bao
nhiêu loại thể định hướng? Viết tổ hợp NST của các loại trứng và thể định
hướng đó? Số lượng mỗi loại trứng và thể định hướng là bao nhiêu?
c) Nếu trong giảm phân, mỗi NST đều giữ nguyên cấu trúc thì số lượng loại
TT, số loại trứng đạt đến tối đa là bao nhiêu? Để đạt số lượng loại TT, số
loại trứng tối đa đó cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh tinh, bao nhiêu tế bào
sinh trứng?
GIẢI
a)* Số loại TT, tổ hợp NST trong mỗi loại TT: Một tế bào sinh tinh kí hiệu NST
là AaBbDd chỉ cho 2 loại TT vì ở kì giữa I các NST kép trong 1 tế bào chỉ có 1
cách sắp xếp theo 1 trong các cách sau:
- TH1:

AABBDD
; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: ABD và abd
aabbdd

- TH2:


AABBdd
; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: Abd và abD
aabbDD

- TH 3:

AAbbDD
; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: AbD và aBd
aaBBdd

- TH4:

aaBBDD
; thu được 2 loại TT với tổ hợp NST là: Abd và aBD
AAbbdd

* Số lượng mỗi loại TT là 2, vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân cho 4 TT
b) )* Số loại trứng ,thể định hướng, tổ hợp NST trong mỗi loại trứng, thể định
hướng: Một tế bào sinh trứng kí hiệu NST là AaBbDd chỉ cho 1loại trứng và 2
loại thể định hướng vì ở kì giữa I các NST kép trong 1 tế bào chỉ có 1 cách sắp
xếp theo 1 trong các cách sau:

4


- TH1:

AABBDD
; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là ABD hoặc abd, 2 loại

aabbdd

thể định hướng là ABD và abd
-TH 2:

AABBdd
; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là Abd hoặc abD, 2 loại
aabbDD

thể định hướng là Abd và abD
- TH 3:

AAbbDD
; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là AbD hoặc aBd, 2 loại
aaBBdd

thể định hướng là AbD và aBd
- TH4:

aaBBDD
; thu được 1 loại trứng với tổ hợp NST là Abd hoặc aBD, 2 loại
AAbbdd

thể định hướng là Abd và aBD
* Số lượng mỗi loại trứng là 1, 2 loại thể định hướng là 3 vì 1 tế bào sinh trứng
giảm phân cho 1 tế bào trứng và 3 thể định hướng
c) Số loại TT tối đa = Số loại trứng tối đa = 2n = 23 = 8 loại
+ Muốn đạt được số loại TT tối đa thì cần tối thiểu 4 tế bào sinh tinh
+ Muốn đạt được số loại trưng tối đa thì cần tối thiểu 8 tế bào sinh tinh
Bài tập 3: Khi một tế bào sinh tinh của động vật mang kiểu gen AaBbDd

giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là
những loại giao tử nào?
GIẢI
- Số loại giao tử có thể có: 2 loại.
- Các loại giao tử: * Khả năng 1: ABD và abd. * Khả năng 2: ABd và abD.
* Khả năng 3: AbD và aBd. * Khả năng 4: aBD và Abd
Bài tập 4: Xác định số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra trong các
trường hợp sau:
- Có 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường
tạo tinh trùng.
- Có 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành giảm phân bình thường
tạo trứng.
GIẢI
+ Số loại tinh trùng và trứng tối đa có thể tạo ra:
5


- 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể cho
tối đa 6 loại tinh trùng khác nhau.
- 15 noãn bào bậc 1 có kiểu gen AaBbDdEe khi giảm phân bình thường có thể
cho tối đa 15 loại trứng khác nhau.
Bài tập 4: Ở một loài động vật, một cá thể đực và một cá thể cái cùng có
kiểu gen AaBbddEeFf tiến hành giảm phân bình thường . Hãy biện luận,
xác định số loại giao tử tối đa có thể được tạo ra từ từ 5 tế bào sinh tinh và
10 tế bào sinh trứng của hai cá thể nêu trên ?
GIẢI
- Xét theo 4 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Ee, Ff) PLĐL thì mỗi cá thể (đực hoặc cái)
đều có thể tạo ra tối đa 24 = 16 loại giao tử.
- Mỗi tế bào sinh tinh chỉ có thể tạo ra 2 loại tinh trùng nên có 5 tế bào sinh tinh
chỉ có thể tạo ra tối đa: 2 x´5 = 10 loại tinh trùng .

- Mỗi tế bào sinh trứng chỉ có thể sinh ra 1 trứng, 20 tế bào sinh trứng có thể sinh
ra tối đa 20 trứng, nhưng chỉ xét theo 4 cặp gen dị hợp nên 20 trứng được sinh ra
tối đa chỉ có thể thuộc 24 = 16 loại khác nhau (vì 20 > 24 ).
Bài tập 5: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen:

AB M
X Y. Thực tế khi GP cho
ab

mấy loại tinh trùng, viết thành phần gen trong mỗi loại tinh trùng đó.
GIẢI
+ Số loại tinh trùng thực tế và thành phần gen: liên kết gen: 2 loại ABXM và abY
Hoặc ab XM và AB Y

PHẦN II : BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN NST
I. Bài tập về đột biến số lượng NST
1. Nếu NST bị rối loạn phân li trong Nguyên phân:
6


*Kiến thức liên quan: Diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân, kết quả
của Nguyên phân bình thường.
- Nếu NP xảy ra rối loạn phân li NST ở tất cả các cặp tạo ra tế bào tứ bội ( từ 1 tế
bào 2n tạo 1 tế bào 4n, tế bào 4n tiếp tục NP tạo ra thể tứ bội)
- Nếu NP xảy ra rối loạn phân li NST ở 1 cặp tạo ra các tế bào con như thế nào?
VD1: Tế bào sinh dục của ruồi giấm đực có bộ NST kí hiệu : AaBbDdXY
nguyên phân bị rối loạn ở cặp NST XY. Hãy viết kí hiệu NST của các tế bào con
được tao ra.
GIẢI
- TH 1: cả 2 NST kép đều không phân li:

+ cả 2 NST kép đều về 1 cực tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXYY ; AaBbDdO
+ Mỗi NST kép đi về 1 cực tạo 2 tế bào con: AaBbDdXX ; AaBbDdYY
- TH 2: 1 trong 2 NST kép không phân li:
+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con : AaBbDdXXY ; AaBbDdOY
+ NST kép XX không phân li tạo 2 tế bào con: AaBbDdXYY ; AaBbDdOX
2. Nếu NST bị rối loạn phân li trong Giảm phân:
a. Nếu tất cả các cặp NST không phân li trong GP sẽ tạo ra những loại giao tử
nào? -TH1 :+ nếu tất cả các cặp không phân li trong GPI, GP II bình thường :
Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử 2n và O
+ nếu tất cả các cặp không phân li trong GPII, GP I bình thường :
Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử đều là n( kép )
- TH2: :+ nếu tất cả các cặp không phân li trong cả GPI và GP II
Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử 2n và O
- TH3 + nếu tất cả các cặp không phân li trong GPII xảy ra ở 1 tế bào con, tế bào
còn lại bình thường , GP I bình thường :
Tế bào 2n------------------------> 2 loại giao tử đột biến là: n( kép) , O và 1 loại
giao tử bình thường: n
VD: Ở 1 cơ thể lưỡng bội kí hiệu Aa trong quá trình giảm phân tạo giao tử
thấy có 1 số tế bào không hình thành thoi phân bào ở lần phân bào I. Cơ thể
này cho những loại giao tử nào?
GIẢI
7


- Tế bào không hình thành thoi phân bào cho các loại giao tử 2n là Aa và O
- Tế bào GP bình thường cho loại giao tử n là A và a
-> Vậy nhóm tế bào đó cho các loại giao tử là: 2n ( Aa), O, n( A và a) b.
+ Nếu chỉ xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li mà không cần
quan tâm đến các cặp NST hay cặp gen khác thì cần xét sự rối loạn phân li 1 lần
xảy ra ở phân bào 1 hay phân bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân

bào .
* Aa------------> AAaa ------------------>AAaa và O---------------->Aa , O
Tự nhân đôi
GP I không phân li
GPII bình thường
* Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->AA, aa , O
Tự nhân đôi
GP I bình thường
GPII không phân li ở cả AA và
aa *Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->AA, a , O
Tự nhân đôi
GP I bình thường
GPII không phân li ở AA
aa
phân li bình
thường
*Aa------------> AAaa ---------------->AAvà aa---------------->A, aa , O
Tự nhân đôi
GP I bình thường
GPII không phân li ở aa AA phân
li bình
thư
ờng
*Aa------------> AAaa ------------------>AAaa và O---------------->AAaa , O
Tự nhân đôi
GP I không phân li
GPII không phân li
-> Như vậy : + 1 tế bào sinh giao tử(2n) ---------------> 2 loại giao tử: n+1 và n-1
GP I không phân li
+ 1 tế bào sinh giao tử (2n) ---------------> có 2 khả năng:

GP II không phân li: Khả năng 1 : 2 loại giao tử: n+1
và n-1
Khả năng 2: 3 loại giao tử: n, n+1
và n-1
VD 1: Một tế bào có 1 cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa giảm
A

a
8


phân phát sinh giao tử.
a. Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Aa không phân li sẽ tạo
ra những giao tử nào?
b. Nếu ở kì sau II, ở cả 2 tế bào con nhiễm sắc thể không phân li sẽ
tạo ra những giao tử nào?
c. Nếu ở cả 2 lần phân bào cặp NST Aa đều không phân li sẽ tạo ra những loại
giao tử nào?
d. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc
giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào
GIẢI
a) - Các giao tử được tạo ra: Aa và O
b) - Các giao tử được tạo ra: AA, aa và O
c) - Các giao tử được tạo ra: AAaa và O
d) - Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 2 khả năng: AA hoặc aa
- Các giao tử bình thường: a hoặc A A a 12
VD 2: Ở một loài động vật, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Giả
thiết trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh, cặp nhiễm sắc thể
giới tính XY không phân li một lần. Hãy xác định những loại tinh trùng có
thể được tạo ra từ tế bào nói trên?

GIẢI
- Khả năng 1: Cặp nhiễm sắc XY không phân li trong lần phân bào I, lần phân
bào II bình thường có thể tạo ra 2 loại tinh trùng, một loại có 2 NST giới tính X
và Y(XY ) và một loại không có NST giới tính (kí hiệu 0).
- Khả năng 2: Lần phân bào I bình thường trong, ở lần phân bào II các nhiễm sắc
thể kép X và Y không phân li, có thể tạo ra 3 loại tinh trùng : loại thứ 1: có hai
NST X (XX), loại thứ 2: có hai NST Y (YY) và loại thứ ba không có NST giới
tính (kí hiệu 0). VD 3: Ở một loài động vật, giả sử có 100 tế bào sinh giao tử
đực có kiểu gen Aa tiến hành giảm phân, trong số đó có 5 tế bào xảy ra rối
loạn lần phân bào 2 ở tế bào chứa gen a, giảm phân 1 bình thường, các tế
bào khác đều giảm phân bình thường. Hãy xác định:

9


a. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ loại giao tử bình thường chứa gen
A là bao nhiêu?
b. Trong tổng số giao tử hình thành, tỉ lệ giao tử không bình thường chứa
gen a là bao nhiêu?
GIẢI:
- 95 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường cho:
190 tinh trùng bình thường mang gen A
190 tinh trùng bình thường mang gen a
- 5 tế bào sinh tinh giảm phân rối loạn phân bào 2 ở tế bào chứa gen a cho:
+ 10 tinh trùng bình thường mang gen A
+ 5 tinh trùng không bình thường mang gen a
+ 5 tinh trùng không bình thường không mang gen A và a
- Tỉ lệ giao tử bình thường chứa gen A: (190 + 10)/400 = ½
- Tỉ lệ giao tử không bình thường mang gen a: 5/400= 1/80 13
*Nếu chỉ xét 1 cặp NST giới tính bị rối loạn phân li mà không cần quan tâm đến

các cặp NST thì cần xét sự rối loạn phân li 1 lần xảy ra ở phân bào 1 hay phân
bào 2, hoặc sự rối loạn phân li ở cả 2 lần phân bào ở bên giới XX hay XY thì cần
dựa vào loại giao tử đột biến hoặc loại hợp tử đột biến được tao ra
VD 4: Một loài động vật đơn tính có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới cái là
XX , ở giới đực là XY.Trongquá trình giảm phân tạo giao tử của một cá thể
(A) thuộc loài này đã có một số tế bào bị rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể
giới tính ở cùng một lần phân bào. Tất cả các giao tử đột biến về nhiễm sắc
thể giới tính của cá thể (A) đã thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra: 4
hợp tử XXX, 4 hợp tử XYY và 8 hợp tử XO; 25% số giao tử bình thường
của cá thể (A) thụ tinh với các giao tử bình thường tạo ra 23 hợp tử XX và
23 hợp tử XY.
a. Quá trình rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể giới tính của cá thể (A) xảy
ra ở giảm phân I hay giảm phân II?
b. Tính tỉ lệ % giao tử đột biến tạo ra trong quá trình giảm phân của cá thể
(A).
GIẢI
10


a. - Từ hợp tử XYY -> đã có giao tử đột biến YY thụ tinh với giao tử bình
thường X -> cá thể sinh ra các giao tử đột biến có cặp nhiễm sắc thể (NST) XY.
- Hợp tử XXX do thụ tinh của giao tử đột biến XX với giao tử bình thường X.
Hợp tử XO do thụ tinh của giao tử đột biến O với giao tử bình thường X -> cá
thể này đã sinh ra các loại giao tử đột biến là XX, YY, và O là do cặp NST XY
không phân li ở lần phân bào II của giảm phân.
b. - Số giao tử đột biến sinh ra: 4 + 4 + 8 = 16.
- Số giao tử bình thường sinh ra: 4.(23+23) = 184.
- Tỉ lệ % giao tử đột biến là: (16/200).100% = 8%.
Chú ý: + Nếu xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li trong
GP và trong mối quan hệ với 1 hoặc 1 số cặp NST hay cặp gen khác, thì cần

xét riêng loại giao tử của cặp bị rối loạn rồi tổ hợp chung với các cặp còn lại.
VD1: 14 Một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu A,
a; B, b phân bào giảm phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp
nhiễm sắc thể B, b phân li không bình thường. Có mấy loại tinh trùng được
tạo ra với kí hiệu như thế nào? GIẢI :
- Trường hợp 1: 3 loại tinh trùng A, ABB, ab hoặc AB, a, abb
- Trường hợp 2: 3 loại tinh trùng A, Abb, aB hoặc Ab, a, aBB
VD 2: Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký
hiệu AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào
giảm phân bình thường còn 2 tinh bào giảm phân không bình thường (rối
loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp
Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ
100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?
GIẢI
* Tổng số tinh trùng tạo ra:
- 1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân
cho 400 tinh trùng
- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:
+ 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a

11


+ 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4
tinh trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này
là: 0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O
- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ:
0,5B: 0,5b.
- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245
VD3: Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là

A
a
AaBb giảm phân phát sinh giao tử. a. Nếu ở kì sau I,
b
cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ tạo ra những
giao tử nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với
giao tử bình thường cho ra những dạng thể dị bội nào?
b. Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết
thúc giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào
GIẢI
a) - Các giao tử được tạo ra:
+ Trường hợp 1: ABb và a.
+ Trường hợp 2: A và aBb.
- Các dạng thể dị bội: (2n + 1): Thể ba nhiễm; (2n – 1): Thể một nhiễm
b)- Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 4 khả năng: AABB hoặc
aabb hoặc AAbb hoặc aaBB.
- Các giao tử bình thường: ab hoặc AB hoặc Ab hoặc aB
VD 4. Quá trình phát sinh giao tử của một loài động vật lưỡng bội (2n): Ở
giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 không phân li
trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự
do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như
thế nào?
GIẢI
- Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n+1, n - 1), giới đực cho giao tử (n)
- Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1
VD5: Ở một cá thể bình thường, có một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1
lần trong giảm phân đã sinh ra giao tử đột biến. Khi giao tử đột biến nói
trên kết hợp với giao tử bình thường (n) đã sinh ra thể dị bội, trong các tế
12


B


bào sinh dưỡng có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, từ thể dị bội nói trên có
thể sinh ra bao nhiêu loại giao tử có số lượng nhiễm sắc thể không bình
thường ?
GIẢI
- Dạng thể đột biến: Một cặp nhiễm sắc thể không phân li 1 lần trong giảm phân
có thể tạo ra giao tử đột biến n + 1 hoặc n – 1 Þ thể dị bội 2n + 1 = 25 hoặc 2n –
1 = 25.
- Số loại giao tử có số lượng nhiễm sắc thể không bình thường từ thể đột biến:
+Trường hợp 1: 2n + 1 = 25 Þ n = 12 . Thể dị bội 2n + 1 có thể sinh ra 12 loại
giao tử có số lượng NST không bình thường .
+ Trường hợp 2 : 2n – 1 = 25 Þ n = 13 . Thể dị bội 2n – 1 có thể sinh ra 13 loại
giao tử có số lượng NST không bình thường .
3. Lưu ý cách viết các loại giao tử, số lượng giao tử của thể đa bội hay thể dị
bội
Lưu ý : khi chỉ xét 1 cặp NST hay 1 cặp gen alen thì thể dị bội 2n+2 với tứ bội
4n, còn 2n+ 1 với tam bội 3n kí hiệu, tỉ lệ các loại giao tử giống nhau.
TỈ LỆ CÁC LOẠI GIAO TỬ Ở CÁC KIỂU GEN DỊ HỢP HOẶC ĐA BỘI
THỂ THƯỜNG GẶP
Kiểu gen
4n
AAAA
Hoặc
Aaaa
2n + 2
AAAa
Aaaa
Aaaa

3n
AAA
Hoặc
Aaa
2n + 1
Aaa
A aa
Aaa

Loại giao tử
Tứ bội cho 1 loại : 2n
Dị bội cho 1 loại:n+1

Tam bội cho 2 loại 2n và n
Dị bội cho 2 loại n+1 và
n- 1

Tỉ lệ các loại giao tử
6/6 AA
6/6 aa
3/6AA , 3/6 Aa
1/6AA , 4/6 Aa , 1/6 aa
3/6 Aa , 3/6 aa
3/6 AA , 3/6 A
3/6 Aa , 3/6 a
1/6 AA , 2/6 A , 2/6 Aa , 1/6 a
1/6 A , 2/6 Aa , 2/6 a, 1/6 aa
3/6aa ; 3/6 a

13



VD1 Biết ở nhiều loài thực vật, khi những cây tứ bội 4n sinh ra các giao tử
2n thì chúng vẫn sinh sản hữu tính được.
a) Xác định tỉ lệ giữa các loại giao tử 2n của cây tứ bội (4n) mang kiểu gen
AAaa và Aaaa?
b) Hãy xác định: - Tỉ lệ số cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cho cây
4n có kiểu gen AAaa tự thụ phấn?
- Tỉ lệ giữa số cây có một gen trội so với số cây không có
gen trội nào ở thế hệ sau khi cho cây 4n có kiểu gen AAaa lai với cây 2n dị
hợp Aa?
GIẢI
a). Tỉ lệ số giữa các loại giao tử 2n của các cây mang KG AAaa và Aaaa :
- Cây AAaa cho 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa ;
- Cây Aaaa cho 1/2 Aa : 1/2 aa
b). Xác định:
– Tỉ lệ cây mang toàn gen trội ở thế hệ sau khi cây AAaa tự thụ phấn:
1/6 AA ´x 1/6 AA = 1/36 AA AA.
– Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội so với số cây không có gen trội khi lai AAaa x´
Aa :
+ Cây có một gen trội : (1/6 aa ´ 1/2 A ) + ( 4/6 Aa ´ 1/2 a ) = 5/12 Aaa.
+ Cây không có gen trội nào : 1/6 aa ´ 1/2 a = 1/12 aaa.
+ Tỉ lệ giữa số cây có 1 gen trội/số cây không có gen trội : 5/12 Aaa : 1/12 aaa =
5 :1.

II. Bài tập về đột biến cấu trúc NST (Không đi sâu)
Quan sát cấu trúc NST số 3 ở loài ruồi giấm, người ta phát hiện có sự sai khác
về trật tự phân bố các đoạn trên NST như sau:
- Nòi 1: A B C D E G H I K
- Nòi 2: A G E D C B H I K

- Nòi 3: A G E D I H B C K
Đây là dạng đột biến nào? Tìm mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi này?
GIẢI
* Đây là dạng đột biến cấu trúc NST: dạng đảo đoạn.
14


* Mối quan hệ phát sinh giữa 3 nòi:
- Nếu nòi 1 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:
+ Nòi 1: A B C D E G H I K đảo đoạn B C D E G thành nòi 2: A G E D C B H I
K.
+ Nòi 2: A G E D C B H I K đảo đoạn C B H I thành nòi 3: A G E D I H B C K
- Nếu nòi 3 là dạng gốc, trật tự phát sinh như sau:
+ Nòi 3: A G E D I H B C K đảo đoạn I H B C thành nòi 2: A G E D C B H I K
+ Nòi 2: A G E D C B H I K đảo đoạn B C D E G thành nòi 1: A B C D E G H I
K
VD 2 Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE · FGH Cho biết: A, B, C,
D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (·): tâm động. Do đột biến cấu trúc nên
các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE · FG
- Xác định dạng đột biến.
- Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
VD 3 Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập đợc từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật
tự các gen trên nhiễm sắc thể số 4 ngời ta thu được kết quả nh sau:
Dòng 1 : A B F E D C G H I K
Dòng 2 : A B C D E F G H I K
Dòng 3 : A B F E H G I D C K
Dòng 4 : A B F E H G C D I K
- Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và
trật tự phát sinh các dòng đó.
VD 4 a/ Ở ruồi giấm, xét một nhiễm sắc thể sau: A B C D E x F G H I J K (chữ x

là ký hiệu của tâm động, các chữ khác biểu thị các gen trên nhiễm sắc thể) Qua
quan sát nhiễm sắc thể khổng lồ ở tuyến nước bọt của ruồi giấm, người ta phát
hiện một số trường hợp đột biến sau
Trường hợp 1:A B C D E x F G H K J I
Trường hợp 2:A B C D F x E G H I J K
Trường hợp 3:A B E x F G H I J K
Trường hợp 4:A B C D E E x F G H I J K
Xác định dạng đột biến xảy ra ở mỗi trường hợp trên.
15


III . Bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST
- Lưu ý ở dạng này cần quan tâm xem Kg của cơ thể xuất phát và của thể đột
biến như thế nào. Từ đó cần xác định được thể đột biến do những giao tử nào
kết hợp với nhau.
VD 1 Cho giao phấn giữa hai giống cà chua lưỡng bội có kiểu gen là AA và aa ,
thế hệ F1 người ta thu được một cây tam bội có kiểu gen Aaa . Giải thích cơ chế
hình thành cây tam bội này. Giải thích tại sao quả của cây tam bội thường không
có hạt? Biết rằng không có đột biến gen mới.
Nhận xét: thể đột biến Aaa là kết quả giữa giao tử bình thường A và giao tử
không bình thường aa. Hoặc cũng có thể từ giao tử Aa và a. Vậy cần dựa vào KG
bố mẹ để khẳng định.
* Cơ chế: - Trong quá trình giảm phân tạo giao tử cây có kiểu gen AA giảm phân
bình thường tạo 1 loại giao tử A.
Cây aa giảm phân không bình thường do tác nhân đột biến làm thoi phân bào
không hình thành, nên đã tạo ra 2 loại giao tử, 1 giao tử chứa aa , 1 giao tử không
chứa gen nào.
- Trong thụ tinh : Giao tử chứa gen A kết hợp với giao tử chứa cặp gen aa tạo
nên hợp tử Aaa
Sơ đồ lai: P :

AA
x
aa
G:
A
aa , o
F:
Aaa
* Quả của cây tam bội thường không có hạt là do các tế bào sinh dục 3n bị rối
loạn phân li trong giảm phân, tạo các giao tử bất thường nên không có khả năng
thụ tinh.
VD 2 Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ thể
có kiểu gen Od.Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột
biến đó?
GIẢI
Nhận xét: thể đột biến Od là kết quả giữa giao tử bình thường d và giao tử không
bình thường O. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định do cơ chế đột biến
nào đã tạo ra giao tử O.
16


-> Đã có thể xảy ra loại đột biến:
+ Mất đoạn nhiễm sắc thể.
+ Dị bội.
- Cơ chế:
+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc
của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất
đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nên
cơ thể có kiểu gen Od.
+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li

trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường
mang gen d tạo nên thể dị bội Od.
VD 3: Cơ thể bình thường có KG Aa trong quá trình sinh sản ở đời con xuất
hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể
đột biến này.
GIẢI
Cơ chế:
+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu trúc
của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất
đoạn (không mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên
cơ thể có kiểu gen OA.
+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li
trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường
mang gen A tạo nên thể dị bội OA.
VD tương tự Lai một cá thể có kiểu gen AA với một cá thể có kiểu gen aa đã
sinh ra một thể đột biến chỉ có một gen a ( ký hiệu 0a ). Hãy trình bày cơ chế
phát sinh thể đột biến nói trên?
Trả lời:
- Khả năng 1: Thể đột biến có một nhiễm sắc thể bị mất đoạn mang A:
- Khả năng 2: Thể đột biến là thể dị bội 2n – 1 (thể một): 21

17


VD 4: Một loài thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA.
Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra
do loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?
GIẢI
Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc
NST dạng lặp đoạn.

- Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành
giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.
- Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6
trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường
A cho hợp tử AAA.
- Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hoá học cấu
trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp
đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ
thể có kiểu gen AAA
VD 5 Ở một loài thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một gen nằm
trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn
toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có
kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau: + 3 cặp
lai đầu đều cho 100% hạt vàng. + Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó
có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng. Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp
lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các
hợp tử có sức sống như nhau.
GIẢI
* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt
vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng
là aa.
* Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến
xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong
ba trường hợp sau:

18


- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây hạt
vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử

mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng
- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá trình phát
sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang
gen A => hình thành giao tử mang NST không chứa gen A (-), giao tử này kết
hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (-a) (hạt trắng).
- Trường hợp 3: Xảy ra đột biến dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cây
hạt vàng rối loạn sự phân li ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen quy định màu sắc hạt
(AA) => hình thành giao tử không có nhiễm sắc thể mang gen A (O), sự kết hợp
giao tử này (O) với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử Oa (hạt trắng)

19



×